Khắc phục – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 09 Nov 2018 15:17:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Khắc phục – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khắc phục chứng khó chịu dạ dày vào buổi sáng http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kho-chiu-da-day-vao-buoi-sang-16804/ Fri, 09 Nov 2018 15:17:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kho-chiu-da-day-vao-buoi-sang-16804/ [...]]]>

Vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu và xử trí thế nào?

Khó chịu dạ dày vào buổi sáng – Vì sao?

Đối với phụ nữ ở giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nhưng những khó chịu dạ dày thường xảy ra lần đầu tiên vào buổi sáng. Khó chịu dạ dày vào buổi sáng thường không gây nguy cơ cho thai kỳ mặc dù buồn nôn là khó chịu và không thoải mái cho phụ nữ mang thai. Nhưng sau 3 tháng đầu thai kỳ, các triệu chứng thường giảm đi nhanh chóng.

Hội chứng ruột kích thích: là một chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính làm thức ăn di chuyển quá nhanh qua đường tiêu hóa. Thông thường, nó không tạo ra bất kỳ thương tổn kéo dài nào trong đại tràng; tuy nhiên, có thể gây ra các khó chịu dạ dày vào đầu buổi sáng và có thể gây ra tiêu chảy. Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống sinh hoạt hoặc căng thẳng có thể làm các triệu chứng ruột kích thích xuất hiện thường xuyên hơn. Mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này vào buổi sáng. Khuyến cáo chế độ ăn nhiều chất xơ và dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa những rắc rối này.

Thực phẩm giàu tinh bột giúp làm dịu dạ dày.

Thực phẩm giàu tinh bột giúp làm dịu dạ dày.

Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc trong dạ dày bị kích thích và viêm. Các triệu chứng gồm khó tiêu, ợ nóng, đau bụng và nôn. Rượu có thể gây ra viêm dạ dày vào buổi sáng sớm; những người tiêu thụ một lượng lớn cà phê trong ngày hoặc những người hút thuốc lá trước khi đi ngủ cũng có những vấn đề liên quan với viêm dạ dày. Khả năng xảy ra viêm dạ dày cũng tăng ở người bị bệnh tự miễn dịch hoặc dùng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra một cơn đau dạ dày mỗi buổi sáng và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi bạn nằm xuống. Trong GERD, dịch trong dạ dày có thể đi ngược trở lại vào thực quản và gây ra các triệu chứng liên quan dạ dày thực quản. Đau dạ dày và ợ nóng trong bệnh GERD có thể đánh thức bạn dậy khi đang ngủ tạo thêm căng thẳng, mệt mỏi do thiếu ngủ. Những cảm giác đau rát vùng thượng vị do trào ngược axit cũng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như loét thực quản hay loét dạ dày. Thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và nâng đầu khi ngủ có thể làm giảm các triệu chứng của GERD vào buổi sáng.

Viêm túi mật đôi khi khiến bạn thức dậy với một cơn đau dạ dày buổi sáng. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan, làm nhiệm vụ lưu trữ mật, mật có tác dụng tham gia tiêu hóa chất béo trong ruột non. Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng viêm và gây sưng túi mật, gây ra đau bụng nặng nề và có thể lan tỏa ra sau lưng.

3 cách xử trí đơn giản có thể tự thực hiện

Sử dụng thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như gạo, khoai tây và yến mạch có thể giúp làm dịu dạ dày của bạn. Hãy thử ăn 1 bát cháo yến mạch, 1 bát cháo gạo hoặc bột sắn. Điều này có thể giúp làm dịu dạ dày và hy vọng làm cho đau dạ dày biến mất. Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn có thể thử bánh quy mặn, chúng giúp hấp thụ acid dạ dày và làm giảm đau. Bạn có thể thử một loại sữa chua chứa nhiều vi khuẩn sống để giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột, điều này sẽ giúp giảm bớt đau dạ dày. Chuối cũng được sử dụng để làm dịu dạ dày.

Một lý do mà bạn có thể thức dậy với đau dạ dày là bạn đang khát. Mất nước có thể gây đau dạ dày. Nên dùng 1 ly nước và uống nó từ từ, không nên uống quá nhanh và gây sốc cho dạ dày rỗng. Có thể sử dụng nước trái cây hoặc đồ uống thể thao để bổ sung thêm chất dinh dưỡng hoặc chất điện giải mà bạn có thể bị thiếu.

Nếu muốn nôn, nên làm để dễ nôn những thực phẩm không hợp đang chứa trong dạ dày, nôn được sẽ làm dịu dạ dày nhanh chóng. Có thể chườm nóng vùng dạ dày cũng có tác dụng làm dịu dạ dày. Tập thể dục cổ, đầu cũng làm dịu cơn đau dạ dày buổi sáng bằng cách gập đầu về phía trước và chạm cằm lên hõm cổ rồi ngửa ra sau, mỗi lần giữ trong 10-15 giây. Tiếp theo, nghiêng đầu sang hai bên và giữ tai áp sát tới vai bạn, cố định hai vai, chỉ chuyển động đầu và cổ, mỗi bên giữ trong 10-15 giây.

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>
Khắc phục chứng biếng ăn cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-bieng-an-cho-tre-15772/ Tue, 04 Sep 2018 07:08:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-bieng-an-cho-tre-15772/ [...]]]>

Giai đoạn biếng ăn thường gặp nhất

Biếng ăn hay gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi và khoảng 40% trẻ trong độ tuổi này có dấu hiệu biếng ăn trước 3 tuổi. Nguy cơ biếng ăn diễn ra cao nhất và có thể kéo dài hoặc trầm trọng hơn ở 3 giai đoạn: 4-6 tháng (trẻ bắt đầu ăn dặm), 12-24 tháng (trẻ chuyển từ chế độ ăn loãng sang ăn đặc) và 24-26 tháng (trẻ chuyển từ chế độ được đút sang thời kỳ tự ăn bằng muỗng).

Tô màu bát bột.

Tô màu bát bột.

Nguyên nhân và cách xử trí

Biếng ăn là một triệu chứng liên quan đến việc không thèm ăn ở trẻ và do nhiều nguyên nhân, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Tuy nhiên, biếng ăn ở trẻ cũng thường tiềm ẩn nguyên nhân tâm lý cần được bố mẹ lưu ý.

Biếng ăn có các nguyên nhân chính:

Có nguồn gốc tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, thường xảy ra khi thay đổi chế độ ăn ở trẻ nhỏ và hay gặp ở bé gái tuổi vị thành niên.

Ở trẻ nhỏ: Đa số các trường hợp biếng ăn ở trẻ em là thuộc loại này. Trẻ mất đi sự thèm ăn là do trẻ có cảm giác bị ép buộc , bị bỏ rơi hay bị đánh lừa. Do đó, để xử trí loại biếng ăn này, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu lý do trẻ không chịu ăn, cần tránh những hành vi ép buộc trẻ, cố gắng thay đổi hành vi thái độ, dành nhiều thời gian chơi với trẻ, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi trẻ ăn, cho trẻ tự do chọn thức ăn.

Nên cho trẻ ăn thử nhiều loại thức ăn theo cấu trúc thức ăn:

5-6 tháng: Đồ ăn nghiền hay giã nhuyễn (cháo nhuyễn).

7-8 tháng: Đồ ăn mềm có thể ép nát bằng lưỡi (cháo).

12-18 tháng: Đồ ăn cứng hơn có thể căn bằng rang (cơm nát).

Trên 18 tháng: Ăn cơm hạt như người lớn.

Có đôi lúc trẻ chỉ chấp nhận 2-3 loại thức ăn. Bố mẹ cần thử lại loại thức ăn trẻ chưa chấp nhận nhiều lần ở nhiều điều kiện khác nhau (không gian, màu sắc, kiểu dáng bát, thìa…).

Nên nhớ, đừng bao giờ lén pha thuốc vào thức ăn của trẻ.

Ở trẻ thiếu niên: Cách điều trị hiện nay chủ yếu là tâm lý liệu pháp, các kỹ thuật thay đổi thái độ. Bên cạnh đó, cần phục hồi dinh dưỡng để trẻ không bị suy dinh dưỡng.  Trong trường hợp này việc kết hợp các thuốc chống trầm cảm rất có ích để điều trị biếng ăn do tâm lý.

Biếng ăn do bệnh lý: Xảy ra trong hầu hết mọi bệnh nhiễm trùng, nhiễm giun đũa cũng là một nguyên nhân biếng ăn phổ biến ở trẻ em nước ta. Bên cạnh đó, biếng ăn còn do trẻ mắc một số bệnh răng miệng hay trong các bệnh mạn tính nặng như suy tim, hen vừa và nặng.

Để xử trí các trường hợp này cần chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn); bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu (các vitamin nhóm B, các acid amin, đặc biệt là lysine và kẽm…); tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt; điều trị sớm các bệnh lý ở răng miệng bằng các biện pháp thích hợp, cho giảm đau trong trường hợp có đau nhiều (viêm miệng, viêm họng, mọc răng); bổ sung các vi khuẩn lactobacillus có ích cho đường ruột.

Biếng ăn sinh lý: Trẻ thường biếng ăn khi trẻ biết lật, biết ngồi, biết đi. Xử trí bằng cách cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, làm các món ăn lạ và hấp dẫn. Giai đoạn này sẽ qua một cách tự nhiên.

Biếng ăn do sai lầm trong chế độ ăn và cách chế biến thức ăn: Chế dộ ăn đơn điệu không phù hợp lứa tuổi của trẻ hoặc nghèo nàn về dinh dưỡng (thiếu đạm, các vitamin như B1) dần dần sẽ làm trẻ chán ăn. Các bậc cha mẹ cần tránh những sai lầm sau:

Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt không ăn phần xác, lâu ngày gây thiếu dưỡng chất làm cho trẻ chán ăn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa.

Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.

Chất là lượng thực phẩm trong bát cháo hoặc bột không đủ.

Thức ăn đơn điệu làm cho trẻ chán ăn.

Bữa ăn quá nghèo nàn (chỉ có bột và thịt hoặc cá) làm trẻ bị thiếu một số acid amin tối cần thiết và các vitamin. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn.

Biếng ăn bẩm sinh: Hiếm gặp chiếm khoảng 5% trẻ không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Biếng ăn có nhiều nguyên nhân, tùy từng nguyên nhân mà có cần thiết bổ sung vitamin nhóm B, probiotic (thường được gọi là men visinh), lysine, kẽm… hay không. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa trong mỗi trường hợp cụ thể.

 

Nên làm gì tránh việc trẻ biếng ăn?

Để tránh việc trẻ biếng ăn, các bậc cha mẹ nên lưu ý:

Không ép con ăn khi con không thích ăn, có thể rời thời gian ăn lại và thay vào đó là cho trẻ chơi đi dạo hoặc cho bé ngủ một giấc ngủ ngắn; chế biến từng loại thức ăn riêng giúp trẻ cảm nhận hương vị và độ thô của thức ăn; dùng nước rau, củ quả luộc trong chế biến thức ăn; thử nhiều món ăn với nhiều màu sắc hình dạng khác nhau; luôn cổ vũ con khi ăn làm trẻ luôn hứng thú và vui vẻ; luôn cố gắng hoàn thành bữa ăn trong 20-30 phút; không cho bé ăn rong; cho trẻ tự cầm thìa xúc ăn…

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

]]>
Khắc phục vôi hóa tuyến nước bọt http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-voi-hoa-tuyen-nuoc-bot-15452/ Tue, 21 Aug 2018 04:53:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-voi-hoa-tuyen-nuoc-bot-15452/ [...]]]>

Tôi nên làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Luân ([email protected])

Theo thư bạn mô tả thì đó là những dấu hiệu bị vôi hóa tuyến nước bọt hay còn gọi là sỏi tuyến nước bọt. Vôi hóa tuyến nước bọt thường là do canxi có trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm lâu dần tạo thành sỏi. Viên sỏi này nằm chắn ngay tuyến nước bọt và khi người bị bệnh ăn, nhai làm tuyến nước bọt bị kích thích, sưng phồng. Nước bọt không thoát ra được nên chèn ép gây đau. Sau khi ăn xong, nước bọt tiết ra miệng từ từ, vì vậy tuyến nước bọt sẽ xẹp xuống. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh đã tự hết hoặc không nguy hiểm. Cho đến khi viên sỏi quá lớn, bít cả tuyến nước bọt, gây sưng phồng và đau nhiều họ mới chịu đi khám. Khi sỏi tắc nghẽn lâu, nó có thể gây viêm tấy, áp-xe tại vùng tuyến như sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng góc hàm và dưới hàm, bệnh nhân có thể sốt cao, thậm chí rét run. Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp-xe, gây tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động của các cơ mặt, gây liệt mặt.

Điều trị vôi hóa tuyến nước bọt bằng cách phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nếu sỏi to bác sĩ phải cắt luôn cả tuyến nước bọt, để lại sẹo ở phía ngoài khuôn mặt. Bên cạnh đó, chức năng tiết nước bọt bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến quá trình nhai và tiêu hóa. Chụp Xquang sẽ giúp chẩn bệnh rõ ràng. Vì vậy người bệnh nên đi khám sớm khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời.

BS. Trần Trung

]]>
Khắc phục chứng ra mồ hôi nhiều http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-ra-mo-hoi-nhieu-14395/ Wed, 08 Aug 2018 04:46:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-ra-mo-hoi-nhieu-14395/ [...]]]>

Nguyễn Thanh Vân (Hà Nội)

Ra mồ hôi có chức năng chủ yếu là điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Chính vì vậy, trong thời tiết nóng bức hay trong lúc các cơ bắp sinh nhiệt quá nhiều do vận động cường độ cao, cơ thể sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều… hoặc do khí hậu oi nóng, lao động hay tập thể thao nặng, bất thường về hormon như cường giáp, tiểu đường, mãn kinh…  Bạn nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường (pha 1 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê đường vào 1 lít nước sôi để nguội). Nếu bị tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng tốt.

Khi  đã áp dụng tất cả các phương pháp mà không mang lại kết quả, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực hoặc tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao.

 

BS. Anh Tuấn

]]>
Khắc phục trứng cá tuổi vị thành niên http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-trung-ca-tuoi-vi-thanh-nien-13413/ Fri, 03 Aug 2018 15:19:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-trung-ca-tuoi-vi-thanh-nien-13413/ [...]]]>

Nguyễn Thị Thủy (Q.9, TP.HCM)

Mụn của cháu là mụn trứng cá vị thành niên do cháu bắt đầu có những biến đổi sinh lý, từ đứa bé gái dần dần trở thành thiếu nữ, nên da mặt trở nên nhờn và sinh ra mụn. Không cần thiết phải điều trị nếu mụn nổi ít và không viêm nhiễm. Nếu nổi nhiều, viêm nhiễm, mưng mủ, chị cần đưa cháu đến Bệnh viện Da liễu để điều trị.

Người bị mụn trứng cá cần lưu ý: không nặn mụn. Việc lấy nhân mụn hay tiểu phẫu rạch mụn thoát mủ phải được thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ điều trị; Tránh dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi trị mụn có chất corticoid; các loại kem trộn tự pha chế vì có thể làm mụn phát triển nhiều thêm sau giai đoạn tạm lui bệnh lúc đầu; Khi đang bị mụn không dùng các loại sữa rửa mặt, mỹ phẩm… vì có thể làm da mặt bị kích thích tăng sinh mụn. Không đắp các loại hoa quả lên da mặt để tránh gây viêm nhiễm thêm; Kiêng các thức ăn ngọt, béo, nhiều gia vị. Nên uống đủ nước, dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, tránh táo bón. Hạn chế dùng các loại sữa nguồn gốc động vật vì bệnh có liên quan đến yếu tố nội tiết. Không thức khuya.

Tóm lại, chị cần hiểu rõ về bệnh lý này để hướng dẫn, chăm sóc cho cháu đúng phương pháp, tránh làm hỏng da mặt, gây ức chế tâm lý cho cháu về sau.

BS. Nguyễn Hưng

]]>
Khắc phục bất lợi của thuốc trị rối loạn lưỡng cực http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-bat-loi-cua-thuoc-tri-roi-loan-luong-cuc-13369/ Thu, 02 Aug 2018 15:09:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-bat-loi-cua-thuoc-tri-roi-loan-luong-cuc-13369/ [...]]]>

Vậy có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Tôi mong được tư vấn cụ thể.

Nguyễn Văn Nam (Hà Nội)

Risperidone là thuốc thuộc nhóm chống loạn thần không điển hình, giúp khôi phục lại sự cân bằng của các chất tự nhiên trong não, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần/tâm trạng (như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, khó chịu liên quan đến rối loạn tự kỷ). Đây là thuốc kê đơn, dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, đồng thời người sử dụng có thể gặp những tác dụng phụ khá rõ nét. Những triệu chứng đau đầu, bứt rứt, lo âu, mệt mỏi, khó ngủ, kém tập trung như bạn mô tả là tác dụng không mong muốn khá phổ biến khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, vì lợi ích của thuốc lớn hơn các tác dụng phụ do thuốc gây ra nên bác sĩ vẫn kê đơn cho người bệnh. Thuốc thường phải dùng trong thời gian tương đối dài, do vậy những tác dụng phụ của thuốc dễ khiến người bệnh khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này có thể bổ sung thêm omega-3. Đây là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng tốt cho các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh trung ương nên có thể giảm bớt các triệu chứng mà bạn đang gặp phải; giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực…

Tốt nhất, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng đang gặp phải. Việc có bổ sung omega-3 hay không cần do bác sĩ chỉ định. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc, vì cho dù là thuốc bổ thì omega-3 cũng có những chống chỉ định cho một số trường hợp. Không phải ai cũng sử dụng được omega-3.

DS. Nguyễn Thanh Hoài

]]>
Cách khắc phục tình trạng ngứa do thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-tinh-trang-ngua-do-thuoc-13338/ Thu, 02 Aug 2018 14:58:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-tinh-trang-ngua-do-thuoc-13338/ [...]]]>

Cứ tình hình này không biết tôi có theo được hết liệu trình điều trị không? Tôi phải làm thế nào?

Trần Thị Ngọc Mai (Bắc Ninh)

Khi bị bệnh bạn cẩn thận đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ như vậy là rất đáng mừng. Tuy nhiên khi dùng thuốc, ngoài tác dụng trị bệnh thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Với thuốc carbimazol bạn đang dùng thì dị ứng da, ban da, ngứa là một trong những tình trạng rất hay gặp. Các tai biến này thường phụ thuộc vào liều dùng và thường xảy ra trong 6-8 tuần đầu tiên điều trị. Bạn nên báo cho bác sĩ biết về bất lợi mà mình gặp phải. Với tình trạng này có thể khắc phục bằng cách uống kháng histamin (chống dị ứng) như chlopheniramin, loratadin… mà không cần ngừng thuốc. Nếu nặng bác sĩ có thể thay thế thuốc khác thích hợp hơn.

Tuy nhiên, khi dùng carbimazol, người bệnh cũng cần theo dõi các bất thường khác của thuốc có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn; đau khớp, đau cơ (triệu chứng người bệnh rất dễ nhận biết); giảm bạch cầu mức độ vừa và nhẹ. Do thuốc gây giảm bạch cầu, nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân để theo dõi việc dùng thuốc trong suốt quá trình điều trị. Cần theo dõi số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu trước khi bắt đầu điều trị và hàng tuần trong 6 tháng đầu điều trị vì có thể xảy ra suy tủy, giảm bạch cầu nặng… nhất là người bệnh cao tuổi hoặc dùng liều cao trong điều trị. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc thấy đau họng, nhiễm khuẩn, sốt, ớn lạnh… phải đến thầy thuốc kiểm tra huyết học ngay. Nếu thấy mất bạch cầu hạt, suy tủy phải ngừng điều trị, chăm sóc, điều trị triệu chứng và có thể phải truyền máu. Khi có độc tính với tai, cũng phải ngừng dùng thuốc.

DS. Nguyễn Thu Giang

]]>
Khắc phục thiếu máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-thieu-mau-nao-13280/ Tue, 31 Jul 2018 15:03:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-thieu-mau-nao-13280/ [...]]]>

Nguyễn Thị Tuyết ([email protected])

Có rất nhiều bệnh có biểu hiện chóng mặt, trong đó các bệnh liên quan tới hệ tim mạch phải kể đến là: thiểu năng oxy não, thiếu máu não do tổn thương hệ tuần hoàn đốt sống thân nền, hạ huyết áp, tăng huyết áp, xơ hoá mạch máu, các bệnh về tim mạch, hẹp quai động mạch chủ, rối loạn thần kinh tim, phồng động mạch cảnh… cũng gây nên chóng mặt. Về điều trị: Điều cơ bản là điều trị theo nguyên nhân thì chóng mặt mới khỏi được. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Để phòng ngừa bệnh lý thiếu máu não, cần chú ý chế độ ăn giàu chất đạm, sắt: các axit amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành… Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và chất khoáng vi lượng trong gan gà, gan lợn, bò, vịt, thận, tim, tiết gà, vịt, lợn, thịt nạo của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng, hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu; Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi; Dùng viên sắt bổ sung; Tập luyện thể thao thường xuyên: những phương pháp luyện tập như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân. Nếu chóng mặt tăng, cần khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Cách nào khắc phục khi thuốc nhỏ mắt chảy vào miệng? http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-khac-phuc-khi-thuoc-nho-mat-chay-vao-mieng-13271/ Tue, 31 Jul 2018 14:55:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-khac-phuc-khi-thuoc-nho-mat-chay-vao-mieng-13271/ [...]]]>

Trần Thanh Hậu (Hưng Yên)

Thuốc chuyên khoa về mắt bao gồm nhiều chủng loại khác nhau: thuốc kháng khuẩn, kháng nấm (clorocid, tetracyclin, gentamycin…), thuốc chống viêm, chống dị ứng (prednisolon, fluorocortison…). Có thuốc chỉ có một hoạt chất, nhưng lại có biệt dược kết hợp hai, ba hoạt chất. Phổ biến nhất là phối hợp thuốc chống dị ứng, chống viêm và thuốc kháng nấm, kháng sinh, sát khuẩn.

Thuốc nhỏ mắt là để dùng tại chỗ nhằm chữa các bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường diễn ra tại đó như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm tuyến lệ… nhưng nếu uống hay để hầu hết thuốc chảy vào họng như uống (thuốc sẽ bị hấp thu toàn thân) thì không có lợi. Nguy hiểm hơn khi dùng các hoạt chất chứa corticoid, dùng dài ngày…

Để hạn chế thuốc xuống miệng, cần nhỏ thuốc đúng liều lượng, (về số giọt), đúng số lần trong ngày và thời gian (cả đợt điều trị) dùng thuốc. Thông thường 1-2 giọt/lần nhỏ. Ngày 2-4 lần (tùy theo bệnh). Nếu không thận trọng nhỏ quá liều (thường người bệnh hay nhỏ một lúc 3 – 4 giọt cho chắc chắn hoặc cứ bóp thuốc xuống ồ ạt) và không có thao tác đúng làm cho thuốc chảy vào miệng, như vậy sẽ không làm cho thuốc có tác dụng tại chỗ cần, không chữa được bệnh tốt tại mắt mà lại có hại cho toàn thân.

Tư thế nhỏ mắt tốt nhất là khi nằm cho đầu ngửa ra, mở mắt hoặc tốt nhất là nhờ người khác vành mắt ra, dùng 2 ngón tay bóp khẽ cho thuốc rơi gọn vào mắt đúng 1 hoặc 2 giọt tùy theo hướng dẫn, không dùng cả bàn tay bóp mạnh làm cho thuốc ra quá nhiều chảy thành dòng gây quá liều. Để thuốc không xuống miệng, khi nhỏ mắt cần ấn vào cánh mũi gần góc trong của mắt từ 1 đến 2 phút… nằm yên một lát rồi mới ngồi dậy.

DS. Hữu Nam

]]>
Cách khắc phục chứng thống kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-chung-thong-kinh-13270/ Tue, 31 Jul 2018 14:54:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-khac-phuc-chung-thong-kinh-13270/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết cách gì để khắc phục tình trạng này?

Lê Thị Quỳnh (Lâm Đồng)

Hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi và có khi đau khắp bụng, đôi lúc bị đau đầu, cương vú… ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày được gọi thống kinh. Phần lớn khi mắc chứng bệnh này nhiều chị em, nhất là tuổi mới lớn thường ngại ngùng nên chịu đựng mà ít đi khám bệnh hoặc không dùng thuốc giảm đau. Thống kinh xảy ra sau tuổi dậy thì, ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn, nguyên nhân thường là cơ năng, không có tổn thương thực thể, thường giảm bớt sau khi hoạt động sinh dục ổn định và sau khi có thai, sinh đẻ, nên bạn không quá lo lắng. Một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu trên.

Mỗi khi đến kỳ kinh, bạn cần tắm rửa hàng ngày bằng nước nóng vì nước nóng làm tử cung giảm co thắt nên giảm đau. Tương tự, chườm nóng vùng bụng dưới giúp giảm đau. Xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, châm cứu, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, kéo nắn cột sống… đều có tác dụng giảm đau. Ăn uống đầy đủ, ít thịt và chất béo, đặc biệt bổ sung các chất như manhê, kẽm, acid béo omega-3, vitamin B, vitamin B6, vitamin E… theo chỉ định của bác sĩ rất hiệu quả giảm được chứng khó chịu khi kinh kỳ. Ngoài ra, không uống cà phê, không uống rượu vì rượu làm đau kéo dài, không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.

Tuy nhiên, nếu áp dụng các phương pháp trên không giảm và kèm theo các biểu hiện khác thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Vũ Thu

]]>