Kẽm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 09:01:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Kẽm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khắc Phục Chứng Kém Hấp Thu và Biếng Ăn – bố mẹ bé không nên bỏ qua http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kem-hap-thu-va-bieng-an-bo-me-be-khong-nen-bo-qua-11143/ Wed, 25 Jul 2018 09:01:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kem-hap-thu-va-bieng-an-bo-me-be-khong-nen-bo-qua-11143/ [...]]]>

Những biểu hiện nhận biết trẻ kém hấp thu

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

– Biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

– Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

– Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

– Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

– Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng ( ảnh minh hoạ)

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn, do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó, hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích.  Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

– Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

– Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.

– Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

– Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột, cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose. Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease: là enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả, rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu  và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.

 

Các ba mẹ trẻ đang rất đau đầu để giải quyết tình trạng biếng ăn cho con mình. Có rất nhiều phương pháp đã được áp dụng tuy nhiên con vẫn biếng ăn khiến việc cho bé ăn luôn là cuộc chiến và đôi khi còn gây căng thẳng trong gia đình, sau đây là các lý do và giải pháp mà chúng tôi đưa ra để giúp giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn và kém hấp thu của con bạn!

9 Lý do giúp nên dùng UNI KIDDICARE cho con bạn!

1, Giúp con ăn ngon miệng một cách tự nhiên (hoạt động theo cơ chế enzyme).

2, Giúp con hấp thu dưỡng chất tối đa (Tăng cân và cải thiện thể trạng rất rõ).

3, Khi dừng dùng sản phẩm bé vẫn duy trì ăn ngon miệng (Không phụ thuộc vào thuốc).

4, Cải thiện hệ thông tiêu hóa cho bé (Cân bằng emzyme không nhữn để tiêu hóa các chất kho tiêu mà còn tạo môi trường  nuôi dưỡng các hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển).

5, Giúp bé dung nạp được đường lactose trong sữa, và tiêu hóa được protein, lipid có trong thịt cá (Giúp giảm đầy bụng, không bị tiêu chảy, sống phân hoặc nôn trớ sau khi uống sữa).

6, Bổ sung chất xơ chống táo bón cho trẻ.

7, Bổ sung các acid amin và các khoáng chất giúp bé luôn khỏe mạnh, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

8, Bổ sung DHA giúp cho bé phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn.

9, Sản phẩm an toàn nên dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

]]>
Trẻ nghe kém, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-nghe-kem-vi-sao-10882/ Wed, 25 Jul 2018 08:20:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-nghe-kem-vi-sao-10882/ [...]]]>

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2013, ước tính có ít nhất 12,5% trẻ em và thanh thiếu niên từ 6-19 tuổi đã bị thiệt hại vĩnh viễn thính giác do phơi nhiễm tiếng ồn quá mức.

Nguyên nhân gây mất thính giác ở trẻ em

Mất thính giác bẩm sinh

Mất thính giác bẩm sinh có nghĩa là nó xuất hiện ở trẻ nhỏ khi sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau của mất thính giác bẩm sinh, mặc dù chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận diện được, trong đó bao gồm cả yếu tố di truyền và không di truyền.

Các yếu tố không di truyền

Các biến chứng khi sinh: Do có sự xuất hiện của virut Herpes, rubella cytomegalovirus, Toxoplasmosis hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khác, thiếu ôxy hoặc yêu cầu truyền máu vì một số lý do.

Sinh non: Trẻ sinh non là trẻ ra đời trước 37 tuần. Những trẻ sinh non này thường có vấn đề về hô hấp, thính giác, thị giác…

Do ảnh hưởng của hệ thần kinh hoặc rối loạn não: Trẻ sinh ra đã mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn não ảnh hưởng đến các cấu trúc thính giác khác của bào thai. Đây là nguyên nhân do người mẹ sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm…) trong thời kỳ mang thai.

Trẻ sinh ra sẽ bị mắc các bệnh virut Herpes, Rubela (sởi Đức) hoặc tiểu đường… là do người mẹ sử dụng ma túy, lạm dụng rượu hoặc hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai.Cấy ghép ốc tai điện tử giúp kích thích dây thần kinh thính giác.

Cấy ghép ốc tai điện tử giúp kích thích dây thần kinh thính giác.

Các yếu tố di truyền

Nghe kém gene lặn: Đây là dạng mất thính giác di truyền phổ biến nhất. Điều này có nghĩa là cả cha lẫn mẹ đều mang di truyền gene lặn và di truyền cho em bé.

Các hội chứng di truyền: Bao gồm hội chứng Usher, hội chứng Treacher Collins, hội chứng Waardenburg, hội chứng Down, hội chứng Crouzon và hội chứng Alport.

Mất thính giác thoáng qua

Mất thính giác thoáng qua hoặc biến động ở trẻ em cũng gây bất lợi cho sự phát triển ngôn ngữ và lời nói. Thính giác thoáng qua do nhiễm trùng tai có thể xảy ra khi chất lỏng ức chế sự rung động của xương tai giữa nhỏ, làm cho việc truyền âm thanh trở nên khó khăn.

Thính giác thoáng qua có thể do viêm tai giữa, thường được gọi là nhiễm trùng tai giữa. Loại nhiễm trùng này rất phổ biến ở trẻ em vì vị trí của ống Eustachian trong thời thơ ấu. Theo thống kê có ít nhất 75% trẻ em có một lần bị viêm tai giữa lúc 3 tuổi.

Cách phát hiện trẻ gặp bất thường về thính lực

Trẻ mới sinh ra đã có thể đáp ứng lại những âm thanh xung quanh mình. Có một cách thử phản xạ tai rất đơn giản với trẻ sơ sinh, đó là 24 giờ sau sinh, khi con đang khóc trên tay, mẹ có thể đưa con lại gần, kề miệng vào tai con và phát ra những âm thanh nhẹ. Nếu con lập tức im lặng, mở mắt nhìn mẹ thì điều này cho thấy em bé có thể nghe được âm thanh.

Từ 3-4 ngày sau khi sinh trẻ có thể dần dần học được cách phân biệt nhiều âm thanh khác nhau. Mẹ có thể kiểm tra khả năng này bằng cách quan sát, bật âm thanh đơn ở một bên tai trái của bé và chờ con quay sang trái nhiều lần mỗi khi nghe thấy âm thanh. Sau đó bật một âm thanh khác ở bên phải và theo dõi xem trẻ có quay lại bên phải không. Cuối cùng, khi bật lần lượt hai âm thanh khác nhau, trẻ sẽ biết tự quay về phía âm thanh thu hút bé nhất.

Một số cha mẹ còn cho rằng trẻ sơ sinh sợ âm thanh, do vậy họ cố giữ cho phòng em bé thật yên tĩnh. Thực ra điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cải thiện chức năng thính giác của trẻ. Trong ngày, trẻ sơ sinh nên được có cơ hội lắng nghe nhiều âm thanh khác nhau, có thể là nghe nhạc, tiếng người nói chuyện, tiếng động, va chạm của nhiều đồ vật khác nhau.

Các phương pháp chữa trị

Dùng máy trợ thính: Thiết bị trợ thính là một loại thiết bị có thể giúp trẻ nghe kém hiểu rõ hơn. Có nhiều loại thiết bị để lựa chọn, bao gồm cả máy trợ thính đeo tai hoặc những thiết bị gần như để hoàn toàn trong ống tai và rất kín đáo.

Cấy ghép ốc tai điện tử: Cấy ghép ốc tai là thiết bị sau khi cấy ghép sẽ có tác dụng kích thích dây thần kinh thính giác ở tai trong với kích thích điện. Cấy ghép ốc tai  cũng có một thiết bị ngoại vi và nhiều công ty sản xuất thiết bị thân thiện với trẻ em có thể được giữ với một dây buộc mềm.

Liệu pháp lời nói: Đối với những trẻ có thính giác ảnh hưởng đến lời nói, khi đó các chuyên gia sẽ giúp trẻ một liệu pháp tập luyện ngôn ngữ sau khi nghe máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử việc này sẽ giúp bé dần dần theo kịp với tiếng nói.

BS. Phạm Thanh Bình

]]>
Kẽm nâng cao tầm vóc và sức khỏe http://tapchisuckhoedoisong.com/kem-nang-cao-tam-voc-va-suc-khoe-5035/ Thu, 19 Jul 2018 13:21:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kem-nang-cao-tam-voc-va-suc-khoe-5035/ [...]]]>

Nguyên nhân cơ thể thiếu kẽm do chế độ ăn không cân đối, do quá trình chế biến làm mất kẽm, do bệnh lý đường ruột và đôi khi do dùng thuốc cản trở sự hấp thu kẽm.

Kẽm tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:  Kẽm có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và hình thành sẹo; Điều tiết sự chuyển hóa các hormon như insulin, gustin, chất phát triển thần kinh; Điều hòa các tế bào máu; Điều hòa hoạt động của tuyến tiền liệt, nên khi thiếu kẽm, trẻ em bị thiểu năng sinh dục, người lớn bị vô sinh. Kẽm giúp cho mắt nhìn tinh hơn, nên khi thiếu kẽm, mắt nhìn kém đi. Kẽm tác động đến thần kinh trung ương, người hôn mê thường bị thiếu kẽm. Kẽm có tác động quan trọng lên hormon tăng trưởng, hormon sinh dục… Trẻ em thiếu kẽm xương không phát triển, không cao bằng các bạn cùng trang lứa, giới tính phát triển chậm, dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương. Kẽm can thiệp lên sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Kẽm có vai trò khôi phục và tăng cường chức năng  tiêu hóa, chức năng miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn… Kẽm trong cơ thể, huy động cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại stress, thích nghi với môi trường, hoàn cảnh.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm.

Nhận biết cơ thể thiếu kẽm

Cơ thể thiếu kẽm có biểu hiện gia tăng tính tổn thương với nhiễm khuẩn hay bị các bệnh như viêm tai mũi họng, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, móng tay dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng, da khô. Đại tiện táo kết. Trẻ em thiếu kẽm biếng ăn, lùn, chậm dậy thì, chậm phát triển tâm thần vận động. Đàn ông thiếu kẽm giảm khả năng sinh sản. Phụ nữ có thai thiếu kẽm chán ăn, buồn nôn và nôn, mất ngủ; gia tăng biến chứng như giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần, khả năng rối loạn về tâm thần kinh ở trẻ là rất cao. Người cao tuổi thiếu kẽm góp tăng khả năng loãng xương và teo cơ. Nhìn chung cơ thể thiếu kẽm là ăn không ngon miệng, giảm vị giác, tiêu hóa kém, rụng tóc, rối loạn thị giác, viêm xương khớp, hệ miễn dịch suy giảm…

Bổ sung kẽm theo tuổi và trạng thái sinh lý

Từ 1-9 tuổi cần 10mg/ngày; Từ 10-12 tuổi là 10-15mg/ ngày; Trẻ lớn và người trưởng thành là 15mg/ ngày; Phụ nữ mang thai là 20mg/ ngày; Bà mẹ cho con bú là 25mg/ ngày.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Nước ta có khoảng 30-40% trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm. Để khắc phục thiếu kẽm, cần bổ sung kẽm cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ biếng ăn chậm lớn. Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm. Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (đặc biệt với trẻ em) do cơ thể hấp thụ kẽm khó khăn hơn. Người nghiện rượu, một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều hoặc vì kẽm bị tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu. Đàn ông ở tuổi trưởng thành cũng là đối tượng rất cần cung cấp kẽm, bởi lẽ kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần xuất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp khó được hấp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và socola, các loại hạt (nhất là hạt điều), nấm, đậu, hạnh nhân, táo, lá chè xanh… Có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, tiện dụng nhất là sữa. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm hãy thường xuyên bổ sung vitamin C.

Kẽm là yếu tố rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên bổ sung kẽm cho cơ thể thừa kẽm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự thừa kẽm có thể thấy ở một số biểu hiện như: có vị đắng, vị kim loại trong miệng, đau đầu, buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng. Nồng độ kẽm cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác. Do vậy, không nên tự ý mua kẽm về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu có những biểu hiện của sự thiếu kẽm, bạn nên đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị thích hợp.

 

Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã xếp hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm được tính là: Sò: 13,40mg; Củ cải: 11,00mg; Cùi dừa già: 5mg; Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; Đậu tương: 3,8mg; Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; Thịt cừu: 2,9mg; Bột mì: 2.5mg; Thịt lợn nạc: 2,5mg; Ổi: 2,4mg; Gạo nếp giã: 2,3mg; Thịt bò: 2,2mg; Khoai lang: 2mg; Gạo tẻ giã: 1,9mg; Lạc hạt: 1,9mg; Thịt gà ta: 1,5mg; Rau ngổ: 1,48mg.

Một số nguồn thực phẩm tối ưu bao gồm: Hàu sống 6 con to vừa = 76,7mg kẽm, cua bể nấu chín 84g = 6,5mg kẽm, thịt bò thăn 112g = 6,33mg kẽm, tôm hấp/luộc 112g = 1,77mg kẽm.

 

TS. Bùi Thị Nhung

]]>
70% trẻ Việt thiếu kẽm – một trong những nguyên nhân biếng ăn, thấp còi http://tapchisuckhoedoisong.com/70-tre-viet-thieu-kem-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-bieng-an-thap-coi-4709/ Thu, 19 Jul 2018 12:37:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/70-tre-viet-thieu-kem-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-bieng-an-thap-coi-4709/ [...]]]>

Video: Ths.BS Trần Khánh Vân – Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói về cách bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Bữa ăn hằng ngày của người Việt thiếu thực phẩm giàu kẽm

Ths.BS Trần Khánh Vân – Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Lý giải nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ em Việt còn cao, Ths.BS Trần Khánh Vân cho rằng bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng của bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng đối với trẻ thường hay biếng ăn, hơn nữa, khẩu phần ăn của trẻ không phong phú, hơn nữa, do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Noài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm…


Theo ThS. BS Khánh Vân cho biết: Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Thiếu kẽm là nguyên nhân biếng ăn, thấp còi, suy dinh dưỡng

Theo ThS. BS Khánh Vân, kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nó làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Mâm cơm của người Việt Nam vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng. Kẽm là vi chất quan trọng nhưng lại rất dễ bị thiếu hụt bởi các bà mẹ thường ít lưu ý đến vi chất này. Hình: minh họa

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, kẽm là một vi chất đang bị thiếu nhiều nhưng chưa trở thành chương trình can thiệp cộng đồng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.

“Với tăng trưởng trẻ em, kẽm tham gia rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể bởi kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau. Dù đây là vi chất quan trọng nhưng lại rất dễ bị thiếu hụt bởi các bà mẹ thường ít lưu ý đến vi chất này.

Ngoài ra, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ, ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh”, PGS Lâm cho hay.

Dấu hiệu khi thiếu kẽm

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu điển hình của việc thiếu kẽm như: Trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm. Thiếu kẽm còn gây tổn thương các biểu hiện rụng tóc, thương tổn vùng da và mắt, chậm phát triển.

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.

Tôm đồng – một trong những thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm đúng cách

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để bổ sung kẽm đúng, với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Thanh Loan

]]>