hỏng mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:03:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hỏng mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách đơn giản ngăn ngừa chóng mặt http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-ngan-ngua-chong-mat-13467/ Sun, 05 Aug 2018 05:03:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-ngan-ngua-chong-mat-13467/ [...]]]>

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà với chứng chóng mặt.

Chóng mặt có thể bao gồm một hay nhiều các triệu chứng như buồn ngủ, mất thăng bằng, cảm thấy yếu người, lo lắng và buồn nôn. Các biện pháp có thể ngăn chặn chứng chóng mặt:

Giảm stress: Stress có thể gây hại cho sức khoẻ cũng như gây ra nhiều loại bệnh tật khác nhau. Stress có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormon, hô hấp, nhịp tim và thậm chí nó có thể gây buồn nôn. Stress có thể gây ra các cuộc tấn công làm hoảng loạn, cảm giác bị choáng ngợp, ám ảnh và thường đi kèm với chóng mặt. Lý tưởng nhất là tìm ra nguyên nhân gây ra stress và loại bỏ sự kích hoạt do stress gây ra. Cần điều chỉnh ngay công việc tránh quá tải, điều chỉnh lối sống lành mạnh. Hãy thử các kỹ thuật giảm stress tự nhiên như yoga, thở sâu, thiền định để… giúp giảm lo lắng.Có thể ngăn ngừa chóng mặt bằng các biện pháp đơn giản.

Có thể ngăn ngừa chóng mặt bằng các biện pháp đơn giản.

Bù đủ nước: Không uống đủ nước và bị mất nước có thể dẫn tới cơn chóng mặt. Tình trạng bị mất nước khi bị tiêu chảy hoặc nôn, mất mồ hôi quá nhiều trong một ngày nóng bức cũng có thể là nguyên nhân của chóng mặt. Khi cơ thể mất nước, có thể bị tăng thân nhiệt hoặc hạ thấp mức ôxy trong máu. Để ngăn ngừa chóng mặt do thiếu nước, hãy uống tối thiểu 8 ly nước và chất lỏng mỗi ngày. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang tập thể dục hoặc đang ở trong một môi trường nóng nực. Đồ uống chứa cafeine như trà, sôcôla và cà phê có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Vì vậy, tốt nhất là tránh xa những thứ này nếu bạn đang mất nước vì chúng sẽ chỉ làm cho tình trạng mất nước tồi tệ hơn.

Ngủ đủ giấc: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngủ không đủ giấc có thể gây hại cho sức khoẻ. Nó có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng mức stress, bệnh tim, trầm cảm, lo lắng và đái tháo đường. Ngủ không đủ giấc có thể gây ra chóng mặt và buồn nôn, cũng như ức chế khả năng tập trung. Nó cũng có thể gây ngáy khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ. Vì thế, lời khuyên là đảm bảo tối thiểu có được 6-8 giờ ngủ mỗi ngày. Tránh sử dụng máy tính, truyền hình và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ. Không uống thức uống có chứa caffein như soda hoặc cà phê vào buổi chiều sẽ làm khó ngủ.

Thở sâu: Hít thở sâu có thể đảm bảo lượng ôxy cần thiết cho cơ thể và có thể ngăn ngừa chóng mặt. Khi não có đủ ôxy, thần kinh thư giãn và đạt được một cảm giác thoải mái tốt hơn.

Có những bài tập thở đơn giản có thể giúp ích. Sau đây là hướng dẫn về cách thực hiện thở sâu một cách khá đơn giản: Nằm xuống hoặc ngồi ở một vị trí thoải mái; Đặt một trong hai ngón tay cái của bạn lên một mũi, đặt tay còn lại trên bụng của bạn và giữ miệng khép cho đến thời gian để thở ra; Hít vào từ từ qua lỗ mũi đang mở cho đến khi bụng bạn đầy không khí; Giữ hơi thở trong 3 giây, giữ cả hai lỗ mũi đóng lại; Thở ra từ từ, đẩy không khí từ bụng lên và tống ra hết bằng đường miệng. Lặp lại các bước tổng cộng 10 lần. Khi thực hiện, ngồi trong 5 phút và thở với tốc độ bình thường.

Ăn một bữa ăn nhẹ: Khi đói, lượng đường trong máu thấp và gây ra chóng mặt. Cách để khắc phục là ăn một bữa ăn nhẹ như trái cây có hàm lượng nước cao, một quả chuối; Sữa chua pha trộn với trái cây…

Nhai gừng: Gừng đã được sử dụng từ xa xưa như là một phương thuốc để ngăn ngừa chóng mặt. Trong gừng có chất tự nhiên làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, bao gồm cả não. Điều này có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng liên quan đến chóng mặt. Có một số cách để tiêu hóa gừng: Uống trà gừng vài lần một ngày; Ăn bánh kẹo gừng; Nhai miếng gừng nhỏ.Ăn chút gừng tươi hoặc uống trà gừng có thể giảm chóng mặt.

Ăn chút gừng tươi hoặc uống trà gừng có thể giảm chóng mặt.

Ăn chanh: Chanh giàu vitamin giúp làm tăng miễn dịch tự nhiên chống lại bệnh tật. Ngoài ra, chanh còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và làm hạn chế chóng mặt.

Tập thể dục: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp kích thích hệ thống thần kinh, giúp tỉnh táo và minh mẫn hơn. Điều này có thể làm giảm nhẹ chóng mặt và các triệu chứng liên quan khác. Bắt đầu bằng cách đứng thẳng. Từ từ di chuyển cổ từ trái sang phải và ngược lại và cố gắng thực hiện một chuyển động tròn của cổ. Hoặc dễ dàng thực hiện bằng cách đứng thẳng lên, nhìn chằm chằm vào một vật duy nhất và giữ mắt ở đó một vài giây và sau đó chỉ cần nhấp nháy mắt của bạn.

Massage: Áp dụng massage có thể hiệu quả trong việc giúp ngăn chóng mặt. Massage cho phép máu và ôxy di chuyển khắp cơ thể của bạn, có thể chữa bệnh chóng mặt.

Chườm đá lạnh: Nếu chóng mặt vì bị nóng bức trong thời gian quá lâu, nên cân nhắc sử dụng một gói nước đá chườm trên trán, nhưng không nên chườm đá quá 10 phút.

Dung dịch nước muối sinh lý để làm thông mũi xoang: Dị ứng và cảm lạnh là những nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn xoang mũi. Một phương thuốc tự nhiên để làm sạch các xoang mũi là phun dung dịch muối sinh lý vào mũi. Điều này giúp làm giảm chất nhầy mũi và giảm chóng mặt.

Các biện pháp trên đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả nhất định ngăn chặn cơn chóng mặt. Tuy nhiên, nên tìm sự chăm sóc y tế nếu chóng mặt không biến mất sau khi áp dụng các biện pháp đơn giản hoặc đi kèm với các triệu chứng đáng lo ngại khác.

BS. Thanh Hoài

]]>
Chóng mặt kinh niên, do đâu? http://tapchisuckhoedoisong.com/chong-mat-kinh-nien-do-dau-11251/ Wed, 25 Jul 2018 09:15:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chong-mat-kinh-nien-do-dau-11251/ [...]]]>

Tôi đã đi khám nhiều nơi và uống rất nhiều loại thuốc nhưng không hết. Xin hỏi bác sĩ vì sao như vậy, điều trị thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Vũ Hồng Thắng ([email protected])

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải dễ. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, ở não nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý. Chẳng hạn hiện tượng chóng mặt nhiều gây choáng váng, ù tai, nôn ói có thể do một nguyên nhân nào đó ở tai trong hoặc có khối u ở não; chứng viêm dây thần kinh thính giác có thể phát hiện được bằng phương pháp chụp scanner và có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật. Đôi khi, nguyên nhân có thể do hẹp động mạch cảnh cổ, di chứng vết thương ở cột sống, chứng loạn nhịp tim, hoặc hiện tượng hẹp động mạch chủ, bị rối loạn thần kinh, bị xơ cứng mạch máu,… Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt còn có thể do hạ đường huyết, hạ huyết áp tư thế, bị nhiễm độc bởi tiền đình ốc tai do một số thuốc (thuốc sốt rét quinine hoặc một số thuốc kháng sinh khác). Chỉ khi xác định được nguyên nhân thì việc điều trị mới hiệu quả. Trong thư bác nói đã bị bệnh 6 năm nhưng không nói rõ đã khám và điều trị ở đâu, bằng những thuốc gì, có bị tăng huyết áp hay thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình không… Điều cần nhắc với người bệnh chóng mặt, cần chú ý trong sinh hoạt để tránh bị té ngã, đặc biệt khi ra đường cần chú ý để tránh tai nạn giao thông. Trường hợp của bác nên khám chuyên khoa thần kinh để tìm nguyên nhân và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Chúc bác nhanh khỏi bệnh.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Ngày đèn đỏ, chị em nên ăn gì để không bị hoa mắt, chóng mặt http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-den-do-chi-em-nen-an-gi-de-khong-bi-hoa-mat-chong-mat-5127/ Thu, 19 Jul 2018 13:31:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngay-den-do-chi-em-nen-an-gi-de-khong-bi-hoa-mat-chong-mat-5127/ [...]]]>

Dưới đây là những loại thực phẩm nên đưa vào bữa ăn trong những ngày đến tháng của các chị em.

1. Thịt bò

Trong 85mg thịt bò cung cấp 2,1mg sắt. Vì vậy, có thể nói thịt bò cũng là nguồn cung cấp chất sắt phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Hemoglobin là một thành phần quan trọng trong máu. Hemoglobin được tổng hợp trong máu nhờ chất sắt.

Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin cũng giảm và kéo theo đó là một loạt các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi và đau đầu…

2. Hải sản

Hải sản vốn dồi dào chất sắt nên thường được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, hàu có thể cung cấp 30 phần trăm chất sắt cơ thể cần chỉ trong 85g. Bên cạnh đó, thịt hàu còn rất giàu axit amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, người tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn quá nhiều, không ăn hàu sống. Tốt nhất là nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Cà rốt

Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời, beta-carotene không chỉ có tác dụng bổ mắt mà còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.

Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh… có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.

4. Các loại rau

Sắt dạng không heme có nhiều trong rau. Có thể kể ra đây những loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống…;

Đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ “ưu tiên” hàng đầu có tác dụng bổ máu;

Rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp dễ được cơ thể hấp thụ, do đó ăn thường xuyên có thể phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

5. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu chất béo tự nhiên và có chứa sắt. Các loại như đậu, lạc, vừng,.. đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt.

BS. Ngô Hà

]]>