hội chứng tiền kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 03 Jan 2019 12:47:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hội chứng tiền kinh nguyệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hội chứng tiền kinh nguyệt và những điều cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-tien-kinh-nguyet-va-nhung-dieu-can-biet-17645/ Thu, 03 Jan 2019 12:47:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-tien-kinh-nguyet-va-nhung-dieu-can-biet-17645/ [...]]]>

Hội chứng này gây ra nhiều khó chịu về thể chất, tinh thần và cảm xúc, có thể xảy ra từ mức độ rất nhẹ đến rất nặng, gây ức chế và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập cũng như sinh hoạt.

Ai dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt?

Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn: Trong độ tuổi từ 20 – 40. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên. Những phụ nữ đã mang thai ít nhất 1 lần dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt. Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm: di truyền, có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này. Có vấn đề về tâm thần như lo lắng, trầm cảm. Không tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Bạn bị quá nhiều stress. Chế độ ăn thiếu vitamin B6, canxi và magiê. Sử dụng quá nhiều chất có chứa caffein…

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng có liên quan tới sự sụt giảm của nồng độ estrogen và progesteron trong tuần trước kỳ kinh, gây nên các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Những thay đổi về hóa chất trong não hoặc sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất nhất định cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn tới hội chứng tiền kinh nguyệt. Ăn mặn, uống rượu, bia hoặc đồ uống có chứa caffein sẽ khiến cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

 

Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cảm giác khó chịu tiền kinh nguyệt.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cảm giác khó chịu tiền kinh nguyệt.

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Khoảng 85% phụ nữ có các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt ở từng mức độ khác nhau. Một số ít trường hợp có thể có các triệu chứng nghiêm trọng tới mức gây gián đoạn sinh hoạt hàng ngày.

Thèm ăn: Nhiều phụ nữ có cảm giác thèm ăn một món cụ thể nào đó khi hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện, thường là đồ ngọt hoặc mặn. Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có tình trạng ngược lại là chán ăn và rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi và táo bón.

Nổi mụn trứng cá: Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt. Thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến trong da sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Chất nhờn này có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, tạo nên mụn trứng cá.

Đau nhức cơ thể: Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể kích hoạt hàng loạt cơn đau nhức, cụ thể: đau lưng, đau đầu, căng vú và đau khớp…

Thay đổi tâm trạng: Đối với nhiều phụ nữ, ảnh hưởng xấu nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt là tác động khó lường của nó vào tâm trạng. Khó chịu, tức giận, trầm cảm và lo lắng là những cảm xúc có thể xuất hiện trong những ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Một số người còn bị mất tập trung và giảm sút trí nhớ trong giai đoạn này.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra sự thay đổi tâm trạng nặng nề tới mức có suy nghĩ làm hại bản thân, hãy gọi cấp cứu hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, chị em cũng nên đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng xấu tới công việc, các sinh hoạt hàng ngày. Đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nặng hơn hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt.

Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt?

Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và chống mệt mỏi. Để có được những lợi ích này, chị em lưu ý cần phải tập thể dục thường xuyên – không phải chỉ khi có triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Mục tiêu là ít nhất 30 phút luyện tập với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần.

Thực phẩm giàu vitamin B có thể chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa nhiều dạng của vitamin B giúp chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt.

Các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, có chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định tâm trạng và cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, chị em cần tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm sau: Muối làm tăng triệu chứng đầy hơi. Caffein gây khó chịu. Đường khiến cảm giác thèm ăn tồi tệ hơn. Rượu có thể ảnh hưởng xấu tới tâm trạng…

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây căng thẳng, lo lắng, dễ bị kích thích, vì vậy, chị em có thể áp dụng một số biện pháp để đối phó với tình trạng này. Tập yoga, thiền, massage, viết nhật ký hoặc chỉ đơn giản là thư giãn với bạn bè là những cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng, khiến tinh thần trở nên thư thái hơn. Đặc biệt cần ngủ đủ giấc.

BS. Song Nhi

]]>