hội chứng ống cổ tay – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 15:01:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hội chứng ống cổ tay – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-hoi-chung-ong-co-tay-13163/ Sun, 29 Jul 2018 15:01:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguyen-nhan-gay-hoi-chung-ong-co-tay-13163/ [...]]]>

Mọi người nói tôi bị hội chứng ống cổ tay. Xin hỏi nguyên nhân gì gây hội chứng này? Cách chữa?

Nguyễn Văn Khải ([email protected])

Ống cổ tay là một đường hầm hẹp nằm trên cổ tay, về phía gan tay và được tạo bởi các xương và dây chằng. Khi tăng áp lực

khoang hoặc thần kinh giữa bị chèn ép sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay với biểu hiện tay tê, dị cảm, yếu liệt hay đau tay. Đầu tiên, là các triệu chứng tê tê buồn buồn, bàn tay vào ban đêm hoặc khi buổi sáng thức dậy. Vào ban ngày, bạn có thể nhận thấy đau hoặc ngứa ran khi cầm thứ gì đó hoặc khi lái xe. Khi hội chứng ống cổ tay tiến triển, có thể bắt đầu nhận thấy yếu liệt ngón cái và hai ngón tay đầu tiên, và có thể khó nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật. Thường không tìm thấy một nguyên nhân rõ ràng nào gây ra hội chứng ống cổ tay. Do ống cổ tay có cấu trúc hẹp và không linh động, cho nên bất cứ lúc nào có sưng nề hoặc viêm, dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép và gây đau. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tay (triệu chứng thường xuất hiện ở tay thuận trước tiên). Lúc đầu, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay xuất hiện và tự nhiên biến mất, nhưng khi tình trạng xấu hơn, các triệu chứng sẽ không thuyên giảm. Đau có thể lan lên cánh tay rồi lan lên vai. Để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định thăm dò dẫn truyền thần kinh hoặc điện cơ đồ để đo hoạt động điện và đánh giá tổn thương của dây thần kinh giữa. Về điều trị có thể bác sĩ chỉ định dùng các thuốc giảm đau chống viêm và đeo nẹp để hạn chế cử động cùng với chườm lạnh và bổ sung vitamin B6 có thể giúp làm giảm đau.

Nếu điều trị nội khoa không thuyên giảm có thể cần can thiệp ngoại khoa.

BS. Đinh Thị Thanh

]]>