HIV – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 19 Sep 2018 14:25:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png HIV – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách phòng tránh lây nhiễm HIV http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-tranh-lay-nhiem-hiv-16030/ Wed, 19 Sep 2018 14:25:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-tranh-lay-nhiem-hiv-16030/ [...]]]>

Làm gì để không bị nhiễm HIV?

HIV chưa có thuốc chữa. Đây là lý do vì sao phòng tránh lây nhiễm HIV lại trở nên cực kỳ quan trọng. Vậy cần làm gì để không lây nhiễm HIV:

Không quan hệ tình dục (giao hợp âm đạo, đường miệng, hậu môn). Đây là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Nhưng đối với nhiều người đây không phải là giải pháp khả thi vì quan hệ tình dục là một phần trong cuộc sống và chúng ta muốn được hưởng thụ.

Nếu bạn có đời sống tình dục, cần:

Chung thủy từ cả hai phía (khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV). Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn bảo vệ sức khỏe của chính  mình. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy.

Dùng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục: Bao cao su có thể coi là thần hộ vệ nếu dùng đúng cách. Nó giúp ta tránh được HIV và nhiều rắc rối khác, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Lý do đơn giản nhất cần phải dùng bao cao su là ta không thể biết người khác có nhiễm HIV hay không, thậm chí người nhiễm HIV rất có thể cũng không biết mình bị nhiễm. Vì thế, nếu có quan hệ tình dục thì hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bạn có thể đảm bảo không lây nhiễm HIV bằng cách luôn luôn dùng bao cao su.

Nếu là người nghiện chích ma túy: Không dùng chung kim tiêm hay xi lanh.

Những hành vi không làm lây nhiễm HIV

Hôn và ôm: Những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập cơ thể của người kia được.

Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia – chúng hút máu và “tiêu hóa” máu. Chữ “H-human” trong HIV có nghĩa là “người”. Như vậy virut chỉ có thể sống được trong cơ thể người mà thôi.

Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV: Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể  người không nhiễm qua bồn tắm được.

Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV: Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác trong gia đình ngay thì mới sống được – điều này không thể xảy ra  nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm.

Các tiếp xúc thông thường khác: Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.

Xuân Thủy

]]>
Ðiều trị dự phòng phơi nhiễm HIV http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-du-phong-phoi-nhiem-hiv-14427/ Wed, 08 Aug 2018 15:23:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-du-phong-phoi-nhiem-hiv-14427/ [...]]]>

Trong bối cảnh hiện chưa có vắc-xin để phòng ngừa thì phương pháp phòng ngừa bằng thuốc ARV (PrEP)  được coi là giải pháp bổ sung dự phòng lây nhiễm HIV.

PrEP là một phương pháp  dự phòng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Vì vậy, WHO khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.

Ðiều trị dự phòng phơi nhiễm HIVPrEP là một biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

PrEP là gì?

PrEP là từ viết tắt của Pre- exposure prophylaxis (Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm), là một lựa chọn phòng ngừa lây nhiễm HIV cho những người có hành vi  nguy cơ cao. PrEp được sử dụng liên tục dưới dạng thuốc viên, uống mỗi ngày phối hợp cùng với các biện pháp phòng ngừa khác như bao cao su…

Thuốc PrEP có thể tương tự một số thành phần của thuốc kháng virus (ARV). PrEp giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể chúng ta bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virut mới. Như vậy, mục tiêu của PrEP là để ngăn ngừa bị lây nhiễm HIV trong trường hợp bạn có nguy cơ phơi nhiễm với virut bằng việc uống thuốc mỗi ngày.

Tại sao phải dùng PrEP?

Bao cao su cho nam giiới và phụ nữ khi sử dụng thường xuyên và đúng cách có hiệu quả rất cao trong việc dự phòng HIV. Mặc dù bao cao su rất hiệu quả đối với nhiều người, nhưng việc xem bao cao su là một biện pháp ngăn chặn HIV duy nhất, được mọi người chấp nhận là không thực tế. Chính vì vậy, PrEP  là một biện pháp lựa chọn bổ sung cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao (không phải tất cả mọi người) trong gói dịch vụ dự phòng kết hợp như bao cao su và chất bôi trơn, sàng lọc và điều trị  các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, can thiệp giảm hại, xét nghiệm HIV và tiếp cận điều trị ARV. Các cá nhân có thể cần các phương án dự phòng HIV khác nhau trong các giai đoạn khác nhau trong đời sống của mình vì hoàn cảnh của họ cũng có thể thay đổi.

Điều trị PrEP như thế nào thì hiệu quả?

WHO khuyến cao dùng PrEP có chứa tenofovir-TDF hoặc viên kết hợp tenofovir/TDF 300mg+ emtricitabine/FTC 200mg) bằng đường uống với liều dùng hàng ngày (1 viên/ngày).

Sau khi uống liên tục 7 ngày thì thuốc có hiệu lực tối đa dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường hậu môn và sau khi uống liên tục 21 ngày thì thuốc mới có hiệu lực tối đa dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc đường máu.

Việc tuân thủ uống thuốc hàng ngày là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả dự phòng HIV tối đa (giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới >90%). Tuy nhiên, nếu dùng thuốc đủ 4 ngày thì cũng đã có hiệu lực bảo vệ đối với dự phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đường hậu môn. Kết quả nghiên cứu ban đầu cũng cho biết, nếu dùng đủ 7 ngày thì cũng có hiệu lực bảo vệ đối với dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường âm đạo.

 

PrEP được khuyến cáo dùng cho những người chưa nhiễm HIV, nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao, như nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ (TGW), bạn tình HIV âm tính của các cặp bạn tình dị nhiễm (một người nhiễm HIV và một người chưa nhiễm HIV), người tiêm chích ma tuý.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, PrEP không phải là thần dược, nó chỉ là một biện pháp tình thế rất quan trọng và có hiệu lực khi chưa phát minh được vắc-xin chống HIV và bổ sung vào như là một can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

 

 

Nguyễn Hải

]]>
Thông điệp”K=K”: “Không phát hiện = Không lây truyền” virút HIV http://tapchisuckhoedoisong.com/thong-diepkk-khong-phat-hien-khong-lay-truyen-virut-hiv-13574/ Sun, 05 Aug 2018 05:14:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thong-diepkk-khong-phat-hien-khong-lay-truyen-virut-hiv-13574/

Ức chế virút được định nghĩa là số lượng virút <200 bản sao/ml hoặckhông thể phát hiện được virút HIV trong mẫu máu xét nghiệm tải lượng virút, và có hiệu quả phòng ngừa lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Điều này có nghĩa rằng nếu người sống chung với HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế, đạt được và duy trì tải lượng virút không phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền virút HIV sang bạn tình âm tính.

Làm thế nào để chúng ta biết rằng “Không phát hiện = Không lây truyền”?

Ba nghiên cứu quan trọng- HPTN 052, PARTNER và Opposites Attract – đã theo dõi hàng ngàn cặp bạn tìnhở nhiều quốc gia. Trong những nghiên cứu này đối tượng tham gia nghiên cứu là cặp bạn tình dị nhiễm: một người có HIV dương tính và người kia HIV âm tính. Nghiên cứu đã báo cáo về nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình khi người bạn tình có HIV dương tính đang điều trị ARV và đạt được ức chế virút.

Thông điệp”K=K”

Nghiên cứu PARTNER và Opposites Attract đã ghi nhận gần 70.000 hành vi quan hệ tình dục giữa nam với nam và nam với nữ của hàng ngàn cặp trong nhiều quốc gia. Mặc dù những cặp này không sử dụng bao cao su hay các biện pháp can thiệp khác, nhưng tỉ lệ lây truyền HIV từ bạn tình dương tính sang bạn tình âm tính bằng KHÔNG nếu bạn tình dương tính đạt được ức chế virút ổn định. Hơn nữa, kể từ khi điều trị phối hợp thuốc ARV cho người sống chung với HIV, không có bất kỳ báo cáo nào ghi nhận được bệnh nhân đạt được ức chế virút có thể lây truyền HIV qua quan hệ tình dục.

Bằng chứng khoa học đã rõ ràng: người sống chung với HIV điều trị ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế nếu đạt được và duy trì tải lượng virút không phát hiện sẽ không có nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục cho bạn tình âm tính.

Tải lượng virút “không thể phát hiện” và “ức chế virút” là gì?

Tải lượng virút là số lượng virút trong mẫu máu xét nghiệm của người sống chung với HIV. Nhìn chung, tải lượng virút càng cao, khả năng lây truyền HIV càng cao.

Thông điệp”K=K”

Không thể phát hiện: thuốc ARV có thể làm giảm tải lượng virút của người nhiễm xuống thấp đến mức không thể đếm được khi xét nghiệm (thường dưới 40 bản sao/mL tùy thuộc vào máy xét nghiệm).

Ức chế virút: khi virút bị ức chế <200 bản sao/mL được gọi là “ức chế virút”.

Đối với mục tiêu cho chiến dịch K=K, thuật ngữ “không thể phát hiện” đồng nghĩa với thuật ngữ “ức chế virút”.

Nếu tôi nhiễm HIV, làm thế nào tôi có thể đạt được tải lượng virút không thể phát hiện?

Nếu bạn bị nhiễm HIV, đăng ký vào chương trình và bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng tốt.  Dùng thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định của cơ sở y tế. Sau khi bạn dùng thuốc, cơ sở điều trị cho bạn sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm tải lượng virút,đếm số lượng HIV trong máu của bạn. Có thể mất từ một đến sáu tháng tuân thủ điều trị ARV tốt trước khi đạt được tải lượng virút ức chế hay không thể phát hiện được (<200 copies/ml). Một khi tải lượng virút được ức chế trong sáu tháng, thì bạn không thể lây truyền HIV cho bạn tình. Tuân thủ điều trị hàng ngày rất quan trọng để giữ cho tải lượng virút được ức chế và nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục cho người khác bằng KHÔNG.

Thông điệp K=K có ý nghĩa gì với tôi nếu tôi chưa nhiễm HIV?

Bạn không nên lo sợ quan hệ tình dục với một người nào đó vì tình trạng nhiễm HIV của họ. Có quan hệ tình dục với một người biết đã nhiễm HIV nhưng đang điều trị ARV và có tải lượng virút không phát hiện thì an toàn hơn nhiều so với quan hệ tình dục với người sống chung với HIV mà họ không hề biết tình trạng nhiễm của mình, hoặc người biết mình bị nhiễm HIV nhưng không điều trị ARV.

Một người sống chung với HIV giữ được tải lượng virút không thể phát hiện ít nhất sáu tháng thì không thể lây truyền HIV cho bạn tình ngay cả khi họ quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

Có bằng chứng nào cho thấy tải lượng virút không phát hiện thì làm giảm sự lây truyền cho con trong thai kỳ hoặc trong thời gian cho con bú sữa mẹ? Việc loại trừ lây nhiễm HIV ở người tiêm chích ma túy thì sao?

Rất quan trọng để nhớ rằng thông điệp K=K chỉ tập trung vào lây truyền qua quan hệ tình dục.

Các nghiên cứu chứng minh rằng tuân thủ điều trị ARV và đạt được ức chế virút làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Vì thế rất quan trọng là phụ nữ có thai cần xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt và bắt đầu điều trị ARV và tuân thủ điều trị nếu xét nghiệm dương tính.

Vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về nguy cơ lây truyền HIV ở những người dùng chung bơm kim tiêm, vì thế những người tiêm chích ma túy và bạn chích của họ cần thực hành tiêm chích an toàn và các biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV khác.

Ngoài những hiểu biết về tải lượng virút không phát hiện, tôi có thể làm gì khác để phòng ngừa lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Hãy xét nghiệm HIV để biết tình trạng nhiễm của mình. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì đây là cơ hội để điều trị HIV, giữ sức khỏe tốt và ngăn ngừa lây truyền HIV. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì đây là cơ hội để thảo luận về những cách để không bị lây nhiễm, như sử dụng bao cao su, uống thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hàng ngày hoặc dùng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm khẩn cấp.

Hãy sử dụng bao cao su – khi tải lượng virút không phát hiện thì chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không phòng ngừa lây nhiễm các bệnh qua lây lan đường tình dục khác như giang mai, lậu, và chlamydia. Còn bao cao su ngoài việc dự phòng lây nhiễm HIV, còn dự phòng được cho cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs) và có thai ngoài ý muốn.

Thông điệp”K=K”

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) áp dụng cho người HIV âm tính khi có nguy cơ lây nhiễm HIV. Về mặt y tế, dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) không cần thiết cho người có HIV âm tính khi người bạn tình dương tính không phát hiện virút trong hơn sáu tháng và vẫn tuân thủ điều trị tốt. Tuy nhiên, người có HIV âm tính có thể cân nhắc dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) nếu:

Người bạn tình dương tính với HIV có thể có những khó khăn về tuân thủ điều trị.

Người bạn tình âm tính có quan hệ tình dục với bạn tình khác và.

Người bạn tình âm tính cảm thấy an toàn hơn trong cuộc sống tình dục khi có thêm sự bảo vệ của PrEP.

Hãy kiểm tra thường xuyên các bệnh lây truyền qua đường tình dục(LTQĐTD) khác. Các bệnh LTQĐTD có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng có thể làm tăng tải lượng virút của người sống chung với HIV, hoặc làm cho virút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người có HIV âm tính

Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là dùng thuốc cho người có HIV âm tính sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao. Phải dùng thuốc càng sớm càng tốt ngay sau khi phơi nhiễm và trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm.

Làm thế nào tôi có thể hỗ trợ thông điệp K=K trong cộng đồng của mình?

– Thông điệp “K = K” và các chứng cứ khoa học ủng hộ thông điệp này đang thay đổi cuộc sống của người có HIV, bạn tình và gia đình họ.

– Thông điệp K=K mang hy vọng cho người sống chung với HIV. Thông điệp giúp nhiều người sống chung HIV – cùng với bạn tình và gia đình họ – hiểu rằng điều trị ARV sớm, hiệu quả và liên tục cho phép người sống chung với HIV sống lâu, khỏe mạnh, có con, và không bao giờ phải lo lắng về việc lây truyền HIV cho bạn tình của họ miễn là virut được ức chế. Bạn có thể giúp giáo dục cộng đồng của mình về thông điệp quan trọng này.

– Mỗi người đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm sự kỳ thị về HIV – đây là một trong những rào cản lớn nhất để chấm dứt dịch HIV.

BS. NGUYỄN THANH SƠN

(Cố vấn Y khoa Cao cấp Chương trình HIV/Lao – CDC Việt Nam)

]]>