hiệu quả | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 31 Aug 2018 04:49:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hiệu quả | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sử dụng kem chống nắng hiệu quả http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-kem-chong-nang-hieu-qua-15725/ Fri, 31 Aug 2018 04:49:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-kem-chong-nang-hieu-qua-15725/ Nguyễn Thị Văn (Hải Phòng) Để giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời, nhiều người  đã  có thói quen đi mua kem chống [...]

The post Sử dụng kem chống nắng hiệu quả first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Nguyễn Thị Văn (Hải Phòng)

Để giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời, nhiều người  đã  có thói quen đi mua kem chống nắng để dùng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng: dùng vào lúc nào và loại nào thực sự phù hợp với làn da của mình. Theo nguyên tắc thì chỉ số SPF 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số 60 thì lọc được 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn, mà không biết rằng da đang bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số. Kem chống nắng lý tưởng là loại có chỉ số SPF 20-30 cho làn da sáng và SPF 10-20 cho da sạm. Các chỉ số SPF cao 60-100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt để có sự bảo vệ tối ưu cho làn da đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng.

Khả năng chống nắng tự nhiên của da khoảng từ 10-15 phút và mỗi độ SPF của kem chống nắng tương thích với khả năng chống nắng tự nhiên của da, tức là khoảng 10-15 phút. Như vậy, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 thì thời gian khả năng da được bảo vệ là khoảng 300 phút. Để phát huy hết khả năng chống nắng, người dùng nên thoa kem trước khi ra đường 30 phút hoặc có thể sử dụng kem chống nắng dạng kem nền khi trang điểm, lượng kem chống nắng có thể duy trì, thẩm thấu vào da và có khả năng chống nắng tối đa nhất.

Nhưng khi bạn thường xuyên phải đi dưới nắng hoặc tắm biển thì các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lại kem 2 giờ/lần nhưng không nhất thiết phải thoa quá nhiều mà chỉ cần thoa một lớp kem mỏng. Nếu thoa quá dày, lớp kem thừa không kịp thẩm thấu vào da sẽ là nguyên nhân gây nên dị ứng da. Riêng da mặt và cổ là những nơi nhạy cảm dễ bị tổn thương nên cần sử dụng loại kem chống nắng dùng riêng cho vùng da này.

BS. Lan Anh

The post Sử dụng kem chống nắng hiệu quả first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-xu-ly-nhu-the-nao-la-dung-cach-va-hieu-qua-nhat-4276/ Thu, 19 Jul 2018 11:29:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngo-doc-thuc-pham-xu-ly-nhu-the-nao-la-dung-cach-va-hieu-qua-nhat-4276/   Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột [...]

The post Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

 

Nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng (sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày): buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC. Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường nặng.

Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP – một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

 

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.

Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).

Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. Trường hợp đến muộn, cần gửi bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu để xử trí. Có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Trung ương để hỏi thông tin khi cần thiết.

BS. Vũ Ngọc Anh

The post Ngộ độc thực phẩm xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>