hen suyễn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 17 Sep 2018 14:24:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hen suyễn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chuyển mùa, bệnh hen suyễn dễ xuất hiện http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-hen-suyen-de-xuat-hien-16003/ Mon, 17 Sep 2018 14:24:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-mua-benh-hen-suyen-de-xuat-hien-16003/ [...]]]>

Tại sao bị bệnh hen?

Ở trẻ em, bệnh hen được gọi là viêm phế quản co thắt hay hen phế quản. Người trưởng thành, bệnh hen được gọi là hen suyễn hoặc hen. Bệnh hen có thể bị mắc từ lúc còn rất nhỏ – “hen sữa”. Có nhiều trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh không dứt điểm bao giờ và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen suyễn nhưng về già lại mắc chứng bệnh này. Yếu tố cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen. Lý do là khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng, sẽ gây nên phản ứng dị ứng, tức là bị lên cơn hen, trong đó có liên quan đến thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc, áp thấp nhiệt đới.  Vì vậy, ở người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, bệnh chàm, bệnh exzema) thường mắc bệnh hen.

Một số vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) cũng có thể là dị ứng nguyên kích thích cơ thể gây hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hen còn có thể do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại) hoặc lông chó, mèo… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (aspirin, diclofenac, piroxicam…) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…). Hen có thể do di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (25 – 30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50 – 60% nguy cơ con mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh đột ngột, ẩm ướt. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn ban đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho thường ho là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với NCT, ho thường là dấu hiệu đầu tiên của cơn hen bắt đầu xuất hiện. Thông thường bệnh nhân hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên (viêm mũi dị ứng, viêm họng), cho nên ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác. Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè do co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là mưa nhiều, lạnh, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tràn về. Khi thấy cơn hen xuất hiện cần cảnh giác với cơn hen ác tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng

Tăng xuất tiết cũng thường gặp ở người hen cho nên có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp bị bội nhiễm đường hô hấp, có thể có sốt, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là NCT sức yếu.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Mùa lạnh đang đến, người bị hen cần hết sức cảnh giác đề phòng cơn hen ác  tính xảy ra. Vì vậy, cần dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, đặc biệt là thuốc xịt họng cắt cơn hen và phòng cơn hen. Với NCT bị hen, các loại thuốc này thường xuyên phải có ở ngay bên mình (ngay đầu giường nằm hoặc trong túi xách, cặp khi ra khỏi nhà). Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ, khoảng từ 1 – 3 tháng/1 lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần đi bệnh viện ngay.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Người mắc bệnh hen có nên chạy bộ? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-hen-co-nen-chay-bo-13184/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-hen-co-nen-chay-bo-13184/ [...]]]>

Mai Hồng Thăng (Hà Nội)

Tập thể dục giúp tăng cường thể chất, có tác dụng ngăn ngừa các cơn hen và người mắc bệnh hen suyễn có thể lựa chọn cách tập là chạy bộ nếu thích. Tuy nhiên, đây không phải là môn thể dục thật sự thuận lợi và dễ tập với người bệnh hen. Nếu khi tập, bệnh nhân thường xuyên lên cơn khó thở thì nên đổi cách tập khác. Trước khi tập, người bệnh hen nên chú ý địa điểm tập, thời tiết.

Do người bệnh hen dễ kích ứng với môi trường nên nơi tập rất quan trọng. Tốt nhất vẫn là tập trong nhà với máy tập chạy. Khi chạy bộ, người tập thường hay thở gấp bằng miệng, điều này dẫn tới đường dẫn khí dễ bị khô, viêm nhiễm. Nên khi chạy cố gắng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Nếu thời tiết ấm, ẩm là phù hợp.

Thời tiết khô, lạnh là bất lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Có thể lựa chọn tập trong nhà, hay chọn một loại hình thể dục khác phù hợp hơn như đi bộ, khí công dưỡng sinh, tập với cường độ nhẹ hơn khi thời tiết bất lợi. Trước khi chạy bộ, cần làm ấm người, khởi động với việc đi bộ.

Việc tập luyện phải vừa sức. Sau khi chạy cũng không nên đứng ngay lại mà nên tiếp tục đi bộ một lúc. Người bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc hỗ trợ việc thở như thuốc giãn phế quản (ngắn hạn và dài hạn) khi tập thể dục. Chạy bộ tuy không phải là lựa chọn tập luyện tốt nhất nhưng không có nghĩa là người hen suyễn không thể chạy.

BS. Thùy Dương

]]>
Phòng cơn hen suyễn ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-con-hen-suyen-o-tre-11628/ Wed, 25 Jul 2018 11:57:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-con-hen-suyen-o-tre-11628/ [...]]]>

Hỏi: Con tôi năm nay 5 tuổi, lúc 2 tuổi đã lên cơn suyễn, hiện tại vẫn thường xuyên lên cơn suyễn, được bác sĩ điều trị chỉ cắt cơn thôi. Vậy tôi xin hỏi có cách nào phòng cơn suyễn được không?

(Lê Thúy Hà – Tây Ninh)

Trả lời: Hen suyễn là bệnh mãn tính đường hô hấp, để lại nhiều di chứng cho trẻ em.

Nguyên nhân hen suyễn chủ yếu là tiếp xúc dị nguyên tức là yếu tố gây nên hen suyễn, cho nên chúng ta có thể chủ động dự phòng, tránh xuất hiện cơn hen suyễn cho trẻ em. Muốn vậy, trước hết ta cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: không để cho trẻ tiếp xúc với các loại hoa kiểng trang trí trong nhà, tránh khói bụi do nấu nướng ngày tết, tránh bụi từ việc sử dụng bếp than, bếp củi hay hút thuốc lá trong nhà, đốt nhang khói trong thờ cúng ông bà. Không nuôi chó mèo hoặc các loại vật nuôi có lông khác vì trẻ dễ hít phải các loại lông thú cũng phát sinh cơn hen. Không cắm hoa trong phòng ngủ của trẻ bị hen, không để trẻ chơi ở những nơi có nhiều hoa như công viên. Không để những chất nặng mùi trong nhà, tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Duy trì không khí sạch và trong lành, mở rộng cửa sổ khi trời nóng ngột ngạt, khi có khói bếp hoặc trong phòng có mùi khó chịu, đóng cửa sổ nếu không khí bên ngoài nhiều khói xe, khói nhà máy, bụi phấn hoa. Chỗ ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, cần phơi nắng chăn, gối, nệm thường xuyên, để đảm bảo không bị ẩm ướt để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Không cho thú vật lên giường hoặc vào nơi trẻ ngủ.

Vấn đề ăn uống, bé bị hen suyễn không nên ăn nhiều bánh kẹo, nhất là những loại có các chất hóa học để tăng mùi thơm cũng như các đồ uống, nước ngọt có đường hóa học, chất bảo quản, tránh các loại thức ăn mà trẻ dễ bị dị ứng như: tôm cua bò gà, bột ngọt, đồ hộp, lòng trắng trứng. Cần tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là táo, rau tươi vì có nhiều chất Antioxidants như vitamin C sẽ có lợi về nhiều mặt trong đó có phòng và chữa hen. Cần bổ sung chế độ ăn nhiều cá, dùng dầu cá có nhiều axít béo omega 3 và không no có tác dụng làm giảm bớt các phản ứng viêm và có tác dụng tích cực trong việc phòng và chữa hen phế quản.

Với trẻ bị hen suyễn thì thuộc cơ địa dị ứng nên rất dễ dị ứng thuốc nhất là kháng sinh, nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ. Điều hết sức lưu ý là khi bé khám bệnh cần khai báo với bác sĩ là trẻ bị hen suyễn để bác sĩ cân nhắc khi sử dụng thuốc cho trẻ, chọn thuốc thuộc nhóm ít gây dị ứng nhất cho bé. Một nghiên cứu gần đây các nhà khoa học Mỹ ghi nhận việc dùng bừa bãi hoặc quá liều các vitamin tổng hợp, nhất là vitamin nhóm B đã làm tăng dị ứng hóa và khả năng mắc hen suyễn ở trẻ em. Tắm cho bé cần tắm nơi không có gió lùa, tắm nước ấm, tắm nhanh, lau khô ngay vì để lạnh đột ngột cũng là nguy cơ xuất hiện cơn hen.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Bạch quả trị hen suyễn http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-tri-hen-suyen-5706/ Fri, 20 Jul 2018 01:20:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-tri-hen-suyen-5706/ [...]]]>

Bạch quả còn có tên bạch quả nhân, ngân hạnh nhân…, là hạt chín già của cây bạch quả (Ginkgo biloba L.), thuộc họ bạch quả (Ginkgoaceae). Bạch quả có carbohydrate, lipid, protein, acid, ginkgenic… Lá cây bạch quả có flavonoid, tritecpenid…; dùng cho người rối loạn trí nhớ, làm tăng tuần hoàn não, tăng độ bền thành mạch… Chất chiết từ lá cây bạch quả được bào chế thành thuốc được nhiều người tin dùng.

Theo Đông y, bạch quả vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có ít độc; vào phế. Có tác dụng liễm phế khí, chỉ suyễn khái, thu súc tiểu tiện, chỉ bạch đái lâm trọc. Dùng cho người hen suyễn, lao phổi, di tinh di niệu, khí hư bạch đái. Bạch quả thuộc nhóm chữa ho, cắt cơn hen suyễn. Ngày dùng 4 – 12g bằng cách ăn sống, nướng rang, sắc hãm, nấu hầm.

 

Thịt lợn hầm bạch quả, sa sâm tốt cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

Thịt lợn hầm bạch quả, sa sâm tốt cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

 

Bổ phổi, dịu hen: Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho nhiều đờm. Dùng bài thuốc cắt cơn hen suyễn: bạch quả (đập vỡ) 16g, khoản đông hoa 12g, bán hạ chế 12g, ma hoàng 8g, hoàng cầm 8g, vỏ rễ dâu 12g, tô tử 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.

Chữa khí hư, bạch đới: Chữa bạch đới lâu ngày không dứt, đái dắt luôn luôn, di tinh… do khí hư (sức lực suy yếu). Bài thuốc: đậu ván trắng 63g, bạch quả 12g, lõi thân và cành hướng dương 16g. Sắc lấy nước, thêm ít đường đỏ vào để uống.

Món ăn thuốc có bạch quả:

Chữa bạch đới: bạch quả 1 hạt đã nghiền vụn, lấy 1 quả trứng gà dùi một lỗ nhỏ, nhồi thuốc vào, đem hấp cơm cho chín rồi ăn.

Chữa mộng tinh: bạch quả 3 hạt, đồ chín bằng hơi rượu rồi ăn. Ngày làm 1 lần, ăn liền 4 – 7 ngày.

Chữa lao phổi: bạch quả thu hoạch vào mùa thu, ngâm vào trong dầu thảo mộc 100 ngày. Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1 quả, ăn liên tục 1 – 3 tháng..Cây bạch quả và vị thuốc bạch quả (hạt chín già của cây bạch quả).

Cây bạch quả và vị thuốc bạch quả (hạt chín già của cây bạch quả).

Cháo bạch quả liên nhục: bạch quả 6g, liên nhục 15g, gạo tẻ 50g, gà giò 1 con (làm sạch bỏ ruột). Đem bạch quả, liên nhục tán bột cho trong bụng gà khâu lại, đặt trong nồi, cho gạo và nước, hầm nhỏ lửa cho chín, thêm mắm muối gia vị. Chia ăn trong ngày, tuần 1 – 2 lần. Dùng cho phụ nữ sa tử cung, khí hư bạch đới.

Gà hầm bạch quả ý dĩ nhân: gà sống 1 con (khoảng 1.000g),  bạch quả 12g, ý dĩ nhân 20g, bạch biển đậu 20g. Gà làm sạch, cho dược liệu vào bụng gà buộc lại, thêm bột tiêu gia vị và nước. Hầm chín nhừ. Ăn làm 2 lần trong ngày, liên tục 4 – 5 ngày. Dùng cho phụ nữ bị khí hư bạch đới.

Gà hầm hạt sen bạch quả: thịt gà 100g, rượu trắng 30ml, hạt sen (bỏ tâm) 10g, bạch quả nhân 10g, thêm nước, hầm nhỏ lửa, thêm gia vị mắm muối. Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày. Dùng cho phụ nữ cơ thể suy nhược, khí hư bạch đới.

Si-rô bạch quả ý dĩ nhân: bạch quả 6g, ý dĩ nhân 30g, đường phèn 15g. Bạch quả, ý dĩ nấu chín nhừ, cho đường phèn vào khuấy cho tan đều. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp, sốt, tiểu rắt, buốt, nước tiểu đục.

Thịt lợn hầm bạch quả sa sâm: bạch quả (bỏ mầm hạt) 15g, ngọc trúc 15g, mạch môn đông 9g, bắc sa sâm 15g, hạnh nhân 15g, thịt lợn nạc 60g, gia vị liều lượng thích hợp. Ngọc trúc, mạch đông, sa sâm sắc lấy nước, bỏ bã; nước nấu với hạnh nhân, bạch quả và thịt lợn; 2 – 3 ngày ăn một lần. Dùng cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

Si-rô bạch quả mật ong: bạch quả 10 hạt bóc bỏ vỏ cứng, thêm nước nấu chín, thêm mật ong khuấy đều. Ăn mỗi tối 1 lần. Dùng cho người hen phế quản, lao phổi có ho suyễn.

Kiêng kỵ: Không nên dùng nhiều 1 lần đề phòng ngộ độc; đặc biệt là trẻ em. Người bị ngộ độc bạch quả có thể thấy các triệu chứng: nhức đầu, phát sốt, co rút gân, bứt rứt khó chịu, nôn mửa, khó thở…, phải lấy ngay 125g cam thảo hoặc 63g vỏ quả bạch quả sắc uống để giải độc.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Bạch quả trị hen suyễn http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-tri-hen-suyen-5705/ Fri, 20 Jul 2018 01:20:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-qua-tri-hen-suyen-5705/ [...]]]>

Bạch quả còn có tên bạch quả nhân, ngân hạnh nhân…, là hạt chín già của cây bạch quả (Ginkgo biloba L.), thuộc họ bạch quả (Ginkgoaceae). Bạch quả có carbohydrate, lipid, protein, acid, ginkgenic… Lá cây bạch quả có flavonoid, tritecpenid…; dùng cho người rối loạn trí nhớ, làm tăng tuần hoàn não, tăng độ bền thành mạch… Chất chiết từ lá cây bạch quả được bào chế thành thuốc được nhiều người tin dùng.

Theo Đông y, bạch quả vị ngọt, đắng, sáp, tính bình, có ít độc; vào phế. Có tác dụng liễm phế khí, chỉ suyễn khái, thu súc tiểu tiện, chỉ bạch đái lâm trọc. Dùng cho người hen suyễn, lao phổi, di tinh di niệu, khí hư bạch đái. Bạch quả thuộc nhóm chữa ho, cắt cơn hen suyễn. Ngày dùng 4 – 12g bằng cách ăn sống, nướng rang, sắc hãm, nấu hầm.

 

Thịt lợn hầm bạch quả, sa sâm tốt cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

Thịt lợn hầm bạch quả, sa sâm tốt cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

 

Bổ phổi, dịu hen: Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho nhiều đờm. Dùng bài thuốc cắt cơn hen suyễn: bạch quả (đập vỡ) 16g, khoản đông hoa 12g, bán hạ chế 12g, ma hoàng 8g, hoàng cầm 8g, vỏ rễ dâu 12g, tô tử 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.

Chữa khí hư, bạch đới: Chữa bạch đới lâu ngày không dứt, đái dắt luôn luôn, di tinh… do khí hư (sức lực suy yếu). Bài thuốc: đậu ván trắng 63g, bạch quả 12g, lõi thân và cành hướng dương 16g. Sắc lấy nước, thêm ít đường đỏ vào để uống.

Món ăn thuốc có bạch quả:

Chữa bạch đới: bạch quả 1 hạt đã nghiền vụn, lấy 1 quả trứng gà dùi một lỗ nhỏ, nhồi thuốc vào, đem hấp cơm cho chín rồi ăn.

Chữa mộng tinh: bạch quả 3 hạt, đồ chín bằng hơi rượu rồi ăn. Ngày làm 1 lần, ăn liền 4 – 7 ngày.

Chữa lao phổi: bạch quả thu hoạch vào mùa thu, ngâm vào trong dầu thảo mộc 100 ngày. Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1 quả, ăn liên tục 1 – 3 tháng..Cây bạch quả và vị thuốc bạch quả (hạt chín già của cây bạch quả).

Cây bạch quả và vị thuốc bạch quả (hạt chín già của cây bạch quả).

Cháo bạch quả liên nhục: bạch quả 6g, liên nhục 15g, gạo tẻ 50g, gà giò 1 con (làm sạch bỏ ruột). Đem bạch quả, liên nhục tán bột cho trong bụng gà khâu lại, đặt trong nồi, cho gạo và nước, hầm nhỏ lửa cho chín, thêm mắm muối gia vị. Chia ăn trong ngày, tuần 1 – 2 lần. Dùng cho phụ nữ sa tử cung, khí hư bạch đới.

Gà hầm bạch quả ý dĩ nhân: gà sống 1 con (khoảng 1.000g),  bạch quả 12g, ý dĩ nhân 20g, bạch biển đậu 20g. Gà làm sạch, cho dược liệu vào bụng gà buộc lại, thêm bột tiêu gia vị và nước. Hầm chín nhừ. Ăn làm 2 lần trong ngày, liên tục 4 – 5 ngày. Dùng cho phụ nữ bị khí hư bạch đới.

Gà hầm hạt sen bạch quả: thịt gà 100g, rượu trắng 30ml, hạt sen (bỏ tâm) 10g, bạch quả nhân 10g, thêm nước, hầm nhỏ lửa, thêm gia vị mắm muối. Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày. Dùng cho phụ nữ cơ thể suy nhược, khí hư bạch đới.

Si-rô bạch quả ý dĩ nhân: bạch quả 6g, ý dĩ nhân 30g, đường phèn 15g. Bạch quả, ý dĩ nấu chín nhừ, cho đường phèn vào khuấy cho tan đều. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp, sốt, tiểu rắt, buốt, nước tiểu đục.

Thịt lợn hầm bạch quả sa sâm: bạch quả (bỏ mầm hạt) 15g, ngọc trúc 15g, mạch môn đông 9g, bắc sa sâm 15g, hạnh nhân 15g, thịt lợn nạc 60g, gia vị liều lượng thích hợp. Ngọc trúc, mạch đông, sa sâm sắc lấy nước, bỏ bã; nước nấu với hạnh nhân, bạch quả và thịt lợn; 2 – 3 ngày ăn một lần. Dùng cho người viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng.

Si-rô bạch quả mật ong: bạch quả 10 hạt bóc bỏ vỏ cứng, thêm nước nấu chín, thêm mật ong khuấy đều. Ăn mỗi tối 1 lần. Dùng cho người hen phế quản, lao phổi có ho suyễn.

Kiêng kỵ: Không nên dùng nhiều 1 lần đề phòng ngộ độc; đặc biệt là trẻ em. Người bị ngộ độc bạch quả có thể thấy các triệu chứng: nhức đầu, phát sốt, co rút gân, bứt rứt khó chịu, nôn mửa, khó thở…, phải lấy ngay 125g cam thảo hoặc 63g vỏ quả bạch quả sắc uống để giải độc.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Những biến chứng thường gặp do hen suyễn ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-thuong-gap-do-hen-suyen-o-tre-em-2619/ Thu, 19 Jul 2018 01:17:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-thuong-gap-do-hen-suyen-o-tre-em-2619/ [...]]]>

Trẻ hen suyễn nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Benhhen.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thị Kim Huyên, Bệnh viện Nhi Đồng 2, hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn thường khiến số trẻ nhập viện vì bệnh này tăng đột biến.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn khi có các dấu hiệu: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại, đặc biệt vào ban đêm. Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít, khò khè khi bé thở ra. Nguyên nhân làm khởi phát cơn hen có thể do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (bụi, lông thú nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi thời tiết, xúc cảm quá mạnh, gắng sức… Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Khi hen ổn định, tình trạng này sẽ khỏi.

2. Nhiễm khuẩn phế quản: Khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, khiến triệu chứng bệnh hen nặng hơn.

3. Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen sẽ giảm dần theo thời gian dẫn đến thể tích khí thở ra ít, khí cặn tăng. Tình trạng này còn gọi là bệnh khí phế thũng.

4. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ dẫn đến tràn màng phổi, tràn khí trung thất.

5. Tâm phế mạn tính: Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn. Thời gian dẫn đến tâm phế mạn tính của từng bệnh nhân hen suyễn khác nhau, có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.

6. Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu ôxy não.

7. Suy hô hấp: Thường gặp ở bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong.

Theo bác sĩ Huyên, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra cho trẻ, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng.

Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về bệnh này, bác sĩ Kim Huyên sẽ có buổi tư vấn, giải đáp những thắc mắc về bệnh lý hen suyễn ở trẻ em và những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối ưu. Chương trình diễn ra vào sáng 24/5 tại Giảng đường A (lầu 4), Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, số 215 Hồng Bàng, quận 5. Bác sĩ sẽ ưu tiên khám, tư vấn bệnh hoặc đo chức năng hô hấp miễn phí cho 10 trường hợp đăng ký sớm nhất qua điện thoại: 08 3952 5356 – 3952 5189 – 3952 5190.

Thi Trân

]]>
Hành động đơn giản cứu sống người hen suyễn trong mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-dong-don-gian-cuu-song-nguoi-hen-suyen-trong-mua-dong-2575/ Thu, 19 Jul 2018 01:16:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hanh-dong-don-gian-cuu-song-nguoi-hen-suyen-trong-mua-dong-2575/ [...]]]>

“Một chiếc khăn có thể cứu một mạng sống”, Hiệp hội Hen suyễn Anh đưa ra thông điệp. Mới đây, để giúp đỡ cộng đồng bảo vệ sức khỏe, tổ chức này đã kêu gọi mọi bệnh nhân hen suyễn quấn khăn che kín mũi và miệng mỗi khi ra đường.

hanh-dong-don-gian-cuu-song-nguoi-hen-suyen-trong-mua-dong

Ảnh: Home.

Theo Independent, tuy vô cùng đơn giản, hành động quàng khăn che kín mũi, miệng lại rất hữu ích bởi nó làm ấm không khí trước khi vào cơ thể.

Debbi Wood, một bệnh nhân hen suyễn 58 tuổi cho biết bà nhập viện vô số lần. “Tôi bị hen gần 30 năm và những cơn hen lúc nào cũng đáng sợ, cảm giác như phải hít thở bằng chiếc ống hút tí hon”, người phụ nữ chia sẻ. 

Nhờ quàng khăn che mũi và miệng, giờ đây tình trạng của Debbi đã ổn định hơn. Bà không còn lên cơn hen khi đi bộ từ nhà ra ôtô, cũng không liên tục cần đến sự can thiệp y tế như trước. “Quàng khăn quanh mũi miệng là hành động đơn giản nhưng mang đến sự khác biệt to lớn trong mùa đông”, bà nói. 

Trên thực tế, ba phần tư bệnh nhân hen suyễn Anh tương đương bốn triệu người, thừa nhận hít thở không khí lạnh khiến các triệu chứng trở nặng và tăng nguy cơ lên cơn hen. Mỗi ngày, xứ sở sương mù có ba trường hợp tử vong vì hen suyễn. 

Ngoài việc kêu gọi cộng đồng quàng khăn, Hiệp hội Hen suyễn Anh còn khuyến khích các bệnh nhân chụp ảnh rồi chia sẻ lên mạng xã hội nhằm truyền đi thông điệp. 

Minh Nguyên

]]>
Tắc kè chữa hen suyễn lâu ngày http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-ke-chua-hen-suyen-lau-ngay-1800/ Wed, 18 Jul 2018 03:46:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tac-ke-chua-hen-suyen-lau-ngay-1800/ [...]]]>

Tắc kè thuộc loài bò sát, tên thuốc là cáp giới, nhìn giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn. Bộ phận dùng cả con đã chế biến bằng cách nhúng nước sôi hoặc dùng rượu làm sạch lông, vẩy, loại bỏ phủ tạng, đầu (chặt từ sau hai u mắt) và bàn chân. Có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng để dùng.

Thành phần hóa học trong tắc kè có chứa chất béo, các acid amin tối cần thiết cho cơ thể, một số nguyên tố vi lượng, tỷ lệ hoạt chất ở đuôi cao hơn ở thân tắc kè nên khi chế biến phải bảo tồn đuôi mới tốt.

Theo Đông y, tắc kè vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh phế, thận.

Tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận dương dùng trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, hư lao, ho ra máu, các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, sinh lý kém, liệt dương, di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, lao động trí óc căng thẳng, toàn thân suy nhược. Liều dùng 3 – 5g bột.

Bài thuốc có tắc kè

Trường hợp suyễn cấp ở người cao tuổi thể trạng hư yếu thường hình thành chứng trên thực dưới hư, suyễn gấp đoản hơi, so vai để thở, đàm khò khè, lưng lạnh, sợ rét nặng hoặc sau khi đàm suyễn đã dịu cần phải ôn thận, nạp khí, hóa đàm, lợi phế, bình suyễn, chỉ khái:

Bài thuốc Cáp giới tứ tử phương: cáp giới 1 đôi, câu kỳ tử 12g, sa uyển tử 12g, tiền hồ 9g, trầm hương 2g, nữ trinh tử 12g, thỏ ty tử 12g, hạnh nhân 12g, tử uyển 9g. Tán bột hòa nước ấm uống mỗi lần 8g, ngày 2 – 3 lần.

Nếu kiêm chứng chân tay lạnh, thể trạng hàn quá nặng:

Bài thuốc Hạ thị suyễn chứng phương để ôn thận, nạp khí, hóa đàm, bình suyễn: cáp giới 1 đôi, trầm hương 6g, nhân sâm 15g, cam thảo 6g, trần bì 6g, phục linh 10g, tang bạch bì 10. Tán thành bột hòa nước chín uống, mỗi lần 8g.

Người cao tuổi mắc chứng suyễn khái nếu kiêm chứng lưỡi tối tía, môi tái thuộc dương hư huyết trệ, bệnh câu kết:

Bài thuốc Trần thị phù chính cố bản phương để phù chính, khử ứ, loại trừ gốc rễ của bệnh: nhân sâm, tam thất, xuyên bối, cáp giới, đông trùng hạ thảo lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2g.

Rượu cáp giới nhân sâm dùng trong bữa cơm có tác dụng trợ dương, ích khí, hành ứ, thông mạch, bồi bổ cơ thể: cáp giới một đôi, nhân sâm 60g, rượu trắng 500ml ngâm 30 ngày trở lên, mỗi lần uống 10 – 15ml, ngày 2 lần.

Chữa tà khí ở vùng phế, trong ngực tích huyết gây đau, mất tiếng, ho lâu ngày mất tiếng.

Bài thuốc: tắc kè 1 đôi, sinh địa hoàng 80g, a giao 40g, kha tử 60g, mạch môn đông 80g, tế tân 30g, cam thảo 40g, hoàn viên bằng quả táo mỗi lần uống 1 viên, ngâm cho tan ra trước bữa ăn.

Chữa chứng khái suyễn lâu ngày, đờm đặc vàng, ho ra mủ lẫn máu, ngực bồn chồn, nóng, người gầy yếu, mạch phù hư hoặc lâu ngày thành phế nuy, phải bổ khí thanh phế, chỉ khái, bình suyễn:

Bài thuốc Nhân sâm cáp giới tán: cáp giới 1 đôi, hạnh nhân 5 lạng, cam thảo 5 lạng, nhân sâm 2 lạng, phục linh, bối mẫu, tang bì, tri mẫu đều 2 lạng, sao giòn, tán mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 15g với nước chín.

Trường hợp suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, ngũ canh tả do thận dương hư, dùng: tắc kè 1 đôi, nhân sâm, ngũ vị tử 60g, hồ đào nhục 80g hoặc ba kích 60g, phục linh 40g, bạch truật 60g làm bột uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

DSCKI. Phạm Hinh

]]>