hen phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 19 Sep 2018 14:25:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hen phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hen do nghề nghiệp: Chứng bệnh của ngày đầu tuần http://tapchisuckhoedoisong.com/hen-do-nghe-nghiep-chung-benh-cua-ngay-dau-tuan-16031/ Wed, 19 Sep 2018 14:25:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hen-do-nghe-nghiep-chung-benh-cua-ngay-dau-tuan-16031/ [...]]]>

Trong số các tác nhân gây khởi phát cơn hen, các yếu tố có liên quan đến môi trường làm việc đóng góp một tỷ lệ không nhỏ và trong trường hợp này, người ta gọi là hen do nghề nghiệp (Occupational asthma). Những cơn hen thường xuất hiện vào đầu tuần làm việc và giảm đi vào cuối tuần hoặc những ngày nghỉ nên còn được gọi là “bệnh của đầu tuần”.

Hen do nghề nghiệp, tại sao?

Theo thống kê, tại các công xưởng, nhà máy xí nghiệp, nông trại… có tới gần 400 yếu tố có liên quan đến việc gây khởi phát cơn hen phế quản cấp. Hàng đầu là các chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp tẩy rửa, làm trắng (công nghiệp dệt may), các chất kết dính, sơn tạo màu, chất dẻo, cũng như vô vàn các chất tổng hợp khác trong mọi loại ngành công nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, khói, bụi cũng như mức độ ô nhiễm tại các nhà máy xí nghiệp nếu vượt chuẩn cho phép cũng là một yếu tố nguy cơ đối với những người có bệnh hen nói chung và hen do nghề nghiệp nói riêng. Hen do nghề nghiệp cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề thủ công như thợ mộc (tiếp xúc với chất đánh bóng, tẩy rửa, sơn gỗ), thợ vàng bạc, thợ giày…  Những người làm việc tại các trang trại cũng có nguy cơ hen do các yếu tố gây dị ứng cao như phấn hoa, các bụi hữu cơ từ hạt ngũ cốc, thân cây lúa mì, ngô, lúa mạch và cũng phải kể đến các chất trừ sâu, diệt cỏ, chất bảo quản hoa quả, chất kích thích sinh trưởng. Ngoài ra, tại các cơ sở y tế, các xí nghiệp, công ty dược phẩm cũng luôn có nhiều loại thuốc, hóa chất, chất phụ gia có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen ở những người nhạy cảm hoặc có tiền sử hen phế quản.

Biểu hiện của cơn hen do nghề nghiệp

Khi đến nơi làm việc, tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, cơn hen sẽ xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Cá biệt cũng có trường hợp bệnh nhân lên cơn co thắt dữ dội, suy hô hấp cấp và tử vong. Bệnh nhân khó thở thì thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè. Bệnh nhân thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở. Bệnh nhân cũng thường có ho nhiều với đờm trắng, dính hoặc đặc quánh  kèm theo hoặc  sốt cao và ho khạc đờm vàng nếu có nhiễm khuẩn (bội nhiễm). Nghe phổi bệnh nhân thấy đầy tiếng rale co thắt (rale rít hoặc rale ngáy). Nếu không được xử trí, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch với các dấu hiệu như mạch chậm rời rạc, tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, nghe phổi “im lặng”. Có các dấu hiệu này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sắp tử vong.

Những việc cần làm

Khi đã xác định bị hen có liên quan đến môi trường làm việc, đương nhiên, cách dự phòng tốt nhất là cho bệnh nhân chuyển đổi sang một môi trường làm việc mới để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ. Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở người đã từng bị hen do nghề nghiệp và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, luyện tập thể lực nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen. Và ở những người có nguy cơ cao hơn, nên sử dụng phác đồ thuốc dự phòng bao gồm thuốc giãn phế quản, corticoid dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thày thuốc để dự phòng cơn hen. Và cuối cùng, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, tránh cho người lao động tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên liên tục với các chất độc hại là một biện pháp hữu ích, hàng đầu trong việc phòng tránh hen cũng như các bệnh lý có liên quan đến nghề nghiệp khác.

Hen do nghề nghiệp: Chứng bệnh của ngày đầu tuầnLàm việc tại các công xưởng, nhà máy luôn có những yếu tố nguy cơ đối với những người có bệnh hen nói chung và hen do nghề nghiệp nói riêng.

Xấp xỉ 21% số bệnh nhân hen phế quản có biểu hiện nặng nên ở nơi làm việc và các triệu chứng thuyên giảm khi ra khỏi nơi đó. Tại Mỹ, hen phế quản có liên quan đến nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh lý phổi có liên quan đến nghề nghiệp. Hen phế quản có liên quan đến nghề nghiệp chiếm 15% ở Canada và hiện nay, đã tăng lên gấp bốn lần tại các nước đã phát triển trong vòng 20 năm gần đây.

PGS. TS. Vũ Đức Định

]]>
Biến chứng của bệnh hen phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-hen-phe-quan-13550/ Sun, 05 Aug 2018 05:12:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-hen-phe-quan-13550/ [...]]]>

Có thể nói bệnh hen phế quản là hiện tượng thở đứt hơi, thở mạnh, thở khó và được dùng để chỉ các hiện tượng khó thở. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hen phế quản là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây nên do các yếu tố khác nhau, do vận động kèm theo các yếu tố lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một phần và có thể phục hồi được giữa các cơn. Tình trạng tắc nghẽn là do tăng đột ngột những cản trở đường hô hấp có liên quan đến cơ chế miễn dịch hay không. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hại cần phòng ngừa.

Các biến chứng tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản

Theo các nhà khoa học, các biến chứng tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản được chia làm 4 nhóm chính gồm: suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản và các ổ tổn thương nhu mô phổi.

Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn hen phế quản ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đòi hỏi phải có xử trí cấp cứu rất khẩn trương theo đúng phương pháp điều trị.

Biến chứng của bệnh hen phế quản

Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn hen phế quản có một số phế nang bị căng đầy không khí vở ra, khí thoát vào màng phổi. Đột nhiên bệnh nhân đau ngực dữ dội với các triệu chứng lâm sàng rất nguy kịch biểu hiện dấu hiệu phổi gõ quá trong, rung thanh giảm và mất hẳn tiếng rì rào phế nang. Tuy nhiên nhiều khi các dấu hiệu trên không rõ rệt, khó phát hiện vì bị các triệu chứng của cơn hen phế quản lấn át mà phải chiếu X-quang phổi mới thấy rõ. Thực tế cũng có khi gặp cả hiện tượng tràn khí dưới da và tràn khí trung thất. Biến chứng tràn khí màng phổi thường gặp ở cả người trẻ tuổi và trẻ em, thường xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều.

Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng, có cơn hen phế quản kéo dài. Tình trạng nhiễm khuẩn làm phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và tác dụng điều trị nhất thời kém hiệu quả. Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn phế quản có tính chất dai dẳng, cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn làm mủ mạn tính ở tai mũi họng hoặc sự suy giảm miễn dịch thể dịch toàn bộ.

Các nguyên nhân có thể gặp là hen phế quản do dị ứng, hen phế quản do nhiễm khuẩn, hen phế quản do rối loạn nội tiết…

 

Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp X-quang, biến chứng này có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virút, cũng có thể là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axít trong máu.

Các biến chứng lâu dài của bệnh hen phế quản

Các biến chứng lâu dài của hen phế quản hay xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh và thường là hen phế quản nặng, có nhiều cơn hen trong năm và không được điều trị đúng cách. Biến chứng biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước. Biến chứng do điều trị thường vì người bệnh quá lạm dụng một số loại thuốc, do dùng nhiều loại thuốc corticoide gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần – thần kinh; nếu dùng quá nhiều các loại thuốc như adrenalin có thể bị tử vong đột ngột hoặc mắc hội chứng phổi bị ức chế.  Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to… và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen phế quản lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo.

Khắc phục những biến chứng

Để những biến chứng do bệnh hen phế quản không xảy ra, việc điều trị bệnh phải được thực hiện với 3 nội dung khác nhau là điều trị tận gốc làm cho bệnh khỏi hoàn toàn và vĩnh viễn, điều trị kéo dài để đối phó với các triệu chứng của bệnh hen và điều trị cấp cứu cơn hen phế quản.

Điều trị tận gốc là một việc rất khó, bệnh có thể tạm khỏi sau một thời gian dài nhưng sau đó có thể tái phát. Thực tế nếu phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì có thể điều trị tận gốc nhưng hen phế quản thường do nhiều nguyên nhân phối hợp, rất ít khi chỉ do độc nhất một nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể gặp là hen phế quản do dị ứng, hen phế quản do nhiễm khuẩn, hen phế quản do rối loạn nội tiết… Hen phế quản do dị ứng điều trị tận gốc chủ yếu bằng phương pháp giải mẫn cảm, trong thời gian dài có thể cho người bệnh dùng chất làm cho bệnh nhân lên cơn hen với liều lượng tăng dần để làm quen với dị nguyên gây hen phế quản nhưng rất khó thực hiện vì bệnh nhân phải tiêm dị nguyên lặp lại nhiều năm nên thường bỏ trị; cũng có thể cho bệnh nhân sống tách biệt với những dị nguyên đã gây hen, nếu dị ứng do nghề nghiệp thì có thể khuyến cáo người bệnh chuyển nghề để tránh tiếp xúc với các chất gây hen của nghề cũ. Hen phế quản do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ít nhiều khi bị nhiễm khuẩn nhất là ở trẻ em và người cao tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân nhưng cũng có thể là hậu quả của hen phế quản; dù là nguyên nhân hay hậu quả thì việc điều trị khỏi tình trạng nhiễm trùng là điều rất cần thiết với các kháng sinh có phổ rộng, nên phối hợp kháng sinh với một loại corticoide để tăng hiệu lực điều trị, có thể dùng vắcxin chống nhiễm khuẩn; lưu ý vùng tai mũi họng vì vùng này rất dễ bị nhiễm khuẩn gây hen phế quản. Hen phế quản do rối loạn nội tiết cần được ghi nhận ở bệnh nhân nữ trong giai đoạn hoạt động tình dục, cơn hen có thể xuất hiện hoặc tăng lên rõ rệt trong thời gian sắp có kinh nguyệt và điều trị bằng nội tiết tố progesterone hay một số phức hợp gamma globulin; ngoài ra cũng cần quan tâm đến trạng thái tâm căn của người bệnh, cần giải thích và hướng dẫn tập luyện, đặc biệt là tập thở với sự tiếp cận điều trị thật khéo léo, điều này có thể làm cho người bị hen phế quản khỏi bệnh.

Biến chứng của bệnh hen phế quảnĐiều trị cấp cứu cơn hen phế quản

Điều trị kéo dài để đối phó với các triệu chứng của bệnh hen bằng các loại thuốc làm giãn phế quản có thể giúp bệnh nhân qua các cơn hen phế quản cấp tính trong lúc đang điều trị nguyên nhân nhưng nhiều khi cũng được dùng để điều trị liên tục, kéo dài; ngoài các loại thuốc thường sử dụng, hiện nay trên thị trường có những loại thuốc từ dẫn chất tổng hợp ít bị hấp thụ khi làm khí dung và có tác dụng tại chỗ trên các thụ thể của phế quản nên có thể dùng để điều trị hen phế quản; tác dụng giãn phế quản mạnh nhất khoảng sau 60 – 90 phút làm khí dung và kéo dài được 8 giờ. Đồng thời có thể dùng phối hợp các thuốc tác động trên sự viêm nhiễm và bài tiết cũng như những phương pháp điều trị khác của y học cổ truyền như châm cứu, dùng một số cây cỏ, ăn trứng chim cút, tắm suối nước nóng, sống trên vùng núi cao… Thực tế khó có một loại thuốc hay một phương pháp nào hữu hiệu để điều trị bệnh hen phế quản và cũng rất khó đánh giá kết quả; vì vậy đối với từng bệnh nhân cần phân tích cụ thể các nguyên nhân có thể có những yếu tố tâm sinh lý, hoàn cảnh xã hội của từng người để xử trí đúng đắn, làm cho người bệnh hiểu được sự cần thiết phải điều trị kéo dài và thực hiện đúng những đòi hỏi, yêu cầu của chuyên môn.

Khó có một loại thuốc hay một phương pháp nào hữu hiệu để điều trị bệnh hen phế quản

 

Điều trị cấp cứu cơn hen phế quản khi người bệnh đang lên cơn hen được xử trí tùy theo từng trường hợp gồm: cơn hen không nặng, cơ hen nặng hơn, cơn hen cấp phát hay cơn hen kéo dài và các trường hợp đặc biệt như hen phế quản do gắng sức, hen phế quản ở phụ nữ mang thai, hen phế quản ở phụ nữ đang cho con bú… theo những quy định cần thiết.

Lưu ý trong những trường hợp bệnh nhân hen phế quản có kèm theo các biến chứng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang, tim phổi mạn tính… thì bên cạnh việc điều trị hen phế quản, phải sử dụng thêm kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu… để điều trị các biến chứng đã nêu ở trên.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Vì hen phế quản là một bệnh thường có yếu tố thể tạng nên việc phòng bệnh rất khó khăn. Các nhà khoa học khuyến cáo nếu nam nữ đều bị hen phế quản dị ứng do yếu tố bẩm sinh thì không nên kết hôn với nhau; cần chữa trị sớm các bệnh lý về mũi họng, đường hô hấp; để phòng ngừa các loại hen phế quản do nguyên nhân khác thì ngoài biện pháp luyện tập thể dục, cần giữ môi trường sống trong sạch, ít bụi bặm và thoáng mát… Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh hen phế quản, bệnh nhân cần được xử trí điều trị tận gốc làm cho bệnh khỏi hoàn toàn và vĩnh viễn, điều trị kéo dài để đối phó với các triệu chứng của bệnh hen phế quản và điều trị cấp cứu cơn hen phế quản đúng theo yêu cầu quy định.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Bơi lội và hen phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ Thu, 02 Aug 2018 14:54:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ [...]]]>

(Lữ Trung Tín – Cà Mau)

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, tăng phản ứng phế quản với các tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt, thường bị về đêm và sáng sớm. Hen phế quản được đặc trưng bởi các cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản. Triệu chứng điển hình là các tiền triệu như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ho khan thành cơn, tức ngực và sau đó là khó thở cơn chậm, rít hay xảy ra ban đêm. Chủ yếu bệnh nhân khó thở thì thở ra, phải ngồi dậy, sử dụng nhiều cơ hô hấp phụ, tiếng thở khò khè, nghe phổi thấy ran rít lan toả khắp 2 phổi, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

Bơi lội được xem là môn thể thao thân thiện nhất đối với người bị hen phế quản, các môn khác bao gồm: chạy xe đạp, bơi thuyền, câu cá, đi bộ, bơi nước rút (ngắn). Một số môn thể thao chơi theo nhóm (đội) đòi hỏi đốt năng lượng nhanh cũng tốt cho người hen phế quản (theo Hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ): bóng chày, bóng bầu dục, golf, thể dục dụng cụ. Một số môn chơi thể thao có hoạt động liên tục hoặc trong thời tiết lạnh có thể làm khởi phát cơn hen: đá banh, bóng chuyền, khúc côn cầu, chạy đường dài. Riêng với môn lặn có bình khí thì trước đây cầm tuyệt đối với người bị hen nhưng gần đây thì người ta cho phép với điều kiện bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc lặn dưới nước được xem là nguy cơ rất lớn đối với người bị hen do sự vận động và môi trường lạnh.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Phòng bệnh mùa đông – xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-mua-dong-xuan-10808/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-mua-dong-xuan-10808/ [...]]]>

Chú ý phòng bệnh ở cơ quan hô hấp

Các bệnh phổi dễ trở nặng về mùa lạnh thường gặp là:

Hen phế quản: những người có cơ địa dị ứng rất dễ bị hen do phế quản của họ rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như phấn hoa, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, hóa chất, bụi vô cơ… hay những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể do ảnh hưởng của lạnh, ẩm. Hen phế quản có các thể bệnh gây nguy hiểm như: thể khó thở kịch phát hay gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ khi khởi bệnh, gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen mạn tính; thể hen có tràn khí màng phổi dễ xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo.

 

Mặc ấm để phòng bệnh mùa lạnh.

Mặc ấm để phòng bệnh mùa lạnh.

 

Để phòng bệnh hen chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh bụi bặm, vi sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… bằng cách dùng khẩu trang che mũi, miệng khi đi ra ngoài. Nếu bị hen cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản mùa đông – xuân thường là virut cúm influenza A và B, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp, virut hạch, virut đường mũi và các loại khác. Phòng bệnh chủ yếu là giữ ấm cơ thể cả lúc thức cũng như khi ngủ, người cao tuổi và trẻ em nên tránh ra ngoài trời lạnh và gió rét; ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi… gây ra. Diễn biến hay gặp là bệnh tim đột ngột trở nặng khi gặp thời tiết giá lạnh. Bệnh nhân khó thở nhiều, sau vài đợt cấp dễ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc phòng tránh đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn, người bệnh phải được biết rõ và tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm, ăn uống đầy đủ, tránh ăn thức ăn lạnh, không tắm nước lạnh, kiêng ra gió và tránh bị mưa ướt… Đặc biệt phải chuẩn bị thuốc dự phòng để sử dụng khi bệnh trở nặng theo chỉ định của bác sĩ.

Giãn phế quản ướt: (giãn phế quản xuất tiết): có tỷ lệ bệnh cao nhất, bệnh nhân ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn. Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết nhiều niêm dịch, do niêm dịch ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng bệnh này cần chú ý chống lạnh, chống nhiễm khuẩn, ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng.

Áp – xe phổi: nếu các bệnh viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm mùa lạnh không được điều trị tích cực sẽ biến chứng thành áp xe phổi. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: S. pneumoniae, H.influenzae. Ở trẻ em, áp – xe phổi thường do tụ cầu. Với biến chứng áp – xe phổi, điều trị nội khoa tích cực mà không kết quả, cần kết hợp giải quyết bằng phẫu thuật. Phòng bệnh nên mặc ấm, giữ kín cổ; nhà ở phải kín cửa, có thể xông hơi bằng hương liệu hoặc đốt quả bồ kết, vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp; khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang tránh không khí lạnh vào mũi, miệng.

Lao phổi: thường nặng lên trong mùa lạnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Tổn thương lao thường lan rộng, phá hủy nhu mô phổi nhiều, lao làm cho thể tạng bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt. Ngoài bệnh lao sẵn có, mùa lạnh bệnh nhân còn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn S.pneumoniae, H.influenzae. Mùa đông – xuân thường có tỷ lệ tràn dịch màng phổi cao, chủ yếu do bị lao. Trường hợp tràn dịch nhiều có biểu hiện ép phổi và các tạng trong lồng ngực, bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện, khẩn trương chọc tháo dịch để tránh tai biến ép tạng, suy hô hấp, dày dính màng phổi, đóng vôi màng phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực điều trị lao theo phác đồ đang sử dụng đối với từng bệnh nhân, ăn uống đầy đủ, mặc ấm, tránh bị nhiễm lạnh.

Bệnh cúm gia tăng về mùa lạnh

Mùa đông – xuân lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm hoành hành. Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong điều kiện tập trung đông người như hội họp, trường học, chợ, siêu thị. Tiêm vaccin có tác dụng phòng một số bệnh cúm; góp phần phòng chống cúm H5N1 ở người. Một người đã tiêm phòng bệnh cúm thông thường, nếu mắc thêm cúm H5N1 sẽ không quá lo ngại bởi có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.

ThS. Phạm Thanh Tùng

(ThS. Phạm Thanh Tùng)

]]>