hệ tim mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 18 Jul 2018 00:43:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hệ tim mạch – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hệ tim mạch – Những thông tin cần biết http://tapchisuckhoedoisong.com/he-tim-mach-nhung-thong-tin-can-biet-165/ Mon, 16 Jul 2018 04:41:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/?p=165 [...]]]> Cơ thể con người gồm nhiều hệ cơ quan, trong đó mỗi cơ quan lại đảm nhiệm một vị trí khác nhau. Hệ tim mạch là một trong số đó, góp phần quan trọng vào sự sinh tồn và phát triển của chúng ta. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vị trí, chức năng nhiệm vụ và những vấn đề cần lưu ý về hệ cơ quan tim mạch qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo và Vị trí của hệ tim mạch

Hệ tim mạch, hay còn được gọi là hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ thống phong phú các mạch máu, giúp duy trì và đảm bảo sự lưu thông của máu huyết, quyết định sự sống con người.

Tim nằm ở vị trí trước thực quản, gần giữa hai phổi, hơi lệch sang lồng ngực phía bên trái, thuộc khu vực trung thất giữa. Trục của tim hơi chếch sang trái, xuống dưới, chạy từ phía sau ra trước. Tim gồm 5 thành phần chính:

  • Các tâm thất (tâm thất trái, tâm thất phải)
  • Các tâm nhĩ (tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải)
  • Ngoại tâm mạc
  • Nội tâm mạc
  • Van tim

Bên cạnh tim, hệ tim mạch bao gồm các mạch máu. Trong cơ thể gồm các loại mạch chính như sau:

  • Động mạch. Làm nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến các cơ quan, thường chứa nhiều khí oxy, trừ động mạch rốn và động mạch phổi.
  • Tĩnh mạch. Ngược với động mạch, tĩnh mạch dẫn máu về tim, cũng vì vậy mà tĩnh mạch thường giàu khí cacbonat, trong khi đó hàm lượng oxy rất thấp. Cũng giống như động mạch, hai trường hợp ngoại lệ có các đặc điểm khác bao gồm tĩnh mạch ở rốn và tĩnh mạch phổi.
  • Mao mạch. Giống như tên gọi của nó, mao mạch là thuật ngữ để chỉ những mạch máu và mạch bạch huyết có kích thước nhỏ trong hệ tuần hoàn, giữ vai trò trao đổi khí, chất dinh dưỡng giữa các mô và máu.

Chức năng- Nhiệm vụ của hệ tim mạch

Hệ tim mạch đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ thiết yếu trong hoạt động sống của cơ thể người.

Chức năng nuôi dưỡng. Hệ tim mạch giúp trao đổi khí, cung cấp dưỡng chất và khí oxy cho các mô, tổ chức. Bên cạnh đó, các chất cần đào thải ra khỏi cơ thể cũng theo mạng lưới phân phối của hệ cơ quan này để đi ra ngoài.

Chức năng vận chuyển. Nhờ có hệ thống thể dịch rộng khắp, Hệ tim mạch giúp liên lạc giữa các phần trong cơ thể thông qua việc vận chuyển các enzym, các hoc môn, truyền tín hiệu thông báo giữa những nơi cần kết nối, từ đó giúp các hoạt động được trơn tru theo nhịp sinh học.

Chức năng điều hòa. Điều hòa thân nhiệt cũng là một trong các nhiệm vụ chủ yếu và cực kỳ cần thiết nà cơ thể giao cho hệ tim mạch đảm nhiệm. Hệ thống mạch máu giúp truyền nhiệt đồng thời giúp thải nhiệt cho các cơ quan một cách kịp thời, góp phần duy trì nhiệt độ trong cơ thể luôn ở mức ổn định (thông thường là 37 độ C với người trưởng thành).

Mặc dù được biết đến với rất nhiều chức năng nhưng chức năng cung cấp năng lượng (bao gồm oxy, glucose) cho cơ thể luôn được đánh giá là chức năng quan trọng nhất, quyết định tính sống còn.  Bởi các tất cả các bộ phân, các mô, các cơ quan đều không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình nếu không có năng lượng. Theo như thống kê, nếu thiếu năng lượng trong vài giây thì tế bào não đã có thể ngừng hoạt động, nếu thời gian thiếu năng lượng kéo dài trên năm phút thì thậm chí những tổn thương tại não sẽ rất khó để hồi phục lại trạng thái ban đầu (tức là nguy cơ cao bị tổn thương vĩnh viễn).

2 vòng tuần hoàn trong hệ tim mạch

Tuần hoàn là một vòng tuần hoàn kín mà ở đó diễn ra sự lưu thông máu trong cơ thể, máu theo các động mạch bắt nguồn từ tim để đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể, và máu từ tĩnh mạch ngoại vi chảy về tim.

Trong đó, Tim được coi như một chiếc bơm, đóng vai trò then chốt trong hệ tuần hoàn, là động lực của mọi hoạt động trong hệ.

Cơ thể người gồm 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn hoặc vòng tuần hoàn nhỏ. Chúng có những đặc điểm khác nhau, phù hợp với chức năng riêng:

  • Vòng tuần hoàn nhỏ: xuất phát từ tâm thất phải đi đến phổi theo động mạch phổi, giúp nhận oxy và thải CO2. Ban đầu là máu đỏ thẫm, sau khi trao đổi khí trở thành đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: Trái ngược với vòng tuần hoàn nhỏ, vòng tuần hoàn lớn bắt đầu từ tâm thất trái đi đến các cơ quan theo động mạch chủ. Chúng cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho cơ quan và nhận lấy chất thải, khí CO2, sau đó theo đường tĩnh mạch chủ dưới quay ngược lại tâm nhĩ bên phải của tim. Do đó máu lúc đầu là đỏ tươi, sau đó chuyển thành đỏ thẫm khi trở về.

Nhìn chung cả 2 vòng tuần hoàn đều giúp trao đổi khí và chất dinh dưỡng giữa tim và các cơ quan ngoại vi, đảm bảo hoạt động sống của cơ thể.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp nhưng thông tin chung nhất về hệ tuần hoàn – hệ tim mạch. Hi vọng những kiến thức đó có thể giúp bạn hiểu rõ thêm về cấu tạo, cơ chế và sinh lý của hệ này trong cơ thể người.

]]>