hắt hơi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 02 Dec 2018 04:46:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hắt hơi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hắt hơi nhiều, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-nhieu-benh-gi-17161/ Sun, 02 Dec 2018 04:46:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-nhieu-benh-gi-17161/ [...]]]>

Tôi 43 tuổi, cứ thay đổi thời tiết là bị hắt hơi (không kiểm soát được), hắt hơi liên tục làm phiền toái đến người xung quanh. Vậy xin hỏi quý báo tôi mắc bệnh gì? Có cách nào khắc phục không?

Nguyễn Thúy (Thái Nguyên)

Hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch… bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là những nghề thường xuyên phải giao tiếp trực tiếp như giáo viên, bán hàng,…

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như gặp thời tiết lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường (đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục); Các chất kích thích (bụi, nấm mốc, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Muốn điều trị, bạn cần tìm đúng nguyên nhân để cắt dấu hiệu hắt hơi. Nhưng trước hết để phòng bệnh, bạn cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, dùng khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố kích thích gây dị ứng.

Trong thư bạn nói không rõ hắt hơi có kèm theo các triệu chứng khác không, vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Sơn

]]>
5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

– Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

– Mất mùi, mất vị giác. 

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

– Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

– Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

– Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

– Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

– Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

]]>
Tầm quan trọng của việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-quan-trong-cua-viec-ve-sinh-duong-ho-hap-cho-tre-so-sinh-va-tre-nho-15783/ Tue, 04 Sep 2018 14:36:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-quan-trong-cua-viec-ve-sinh-duong-ho-hap-cho-tre-so-sinh-va-tre-nho-15783/ [...]]]>

Tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Đường hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, họng, xoang, thanh quản, đó là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên rất dễ bị ảnh hưởng trước các điều kiện bất lợi của môi trường, gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên.

Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp hoành hành. (Ảnh minh họa)

Hầu hết các bệnh đường hô hấp mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc đều có lây truyền thông qua đường hô hấp. Ban đầu có thể trẻ chỉ bị cảm lạnh, sau đó có thể dẫn tới viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…

Khí hậu nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển. Đặc biệt, những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp hoành hành.

Bên cạnh đó, các yếu tố khói, bụi…ô nhiễm môi trường xâm nhập vào các cơ quan hô hấp như mũi, họng…đều có thể gây ra bệnh đường hô hấp.

Bé nằm ở phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp cũng dễ gây khô mũi và gây kích ứng mũi họng.

Phòng bệnh chỉ từ hành động đơn giản

Để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ. Vệ sinh đường hô hấp trên là biện pháp bảo vệ đường hô hấp cho trẻ đơn giản nhưng vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ. Việc vệ sinh đường hô hấp sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường vào cơ thể.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý cơ thể trẻ còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy khi vệ sinh nên sử dụng các sản phẩm phù hợp với độ tuổi. Nên cẩn trọng và thực hiện đúng quy trình, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, họng.

Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ

Để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý là cách hữu hiệu ngăn ngừa và phòng các bệnh đường hô hấp nguy hiểm ( ảnh minh họa)

Với trẻ nhỏ, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày làm giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm ở cả người lớn và trẻ em.

Với trẻ bị mắc các chứng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm xoang, khói bụi khiến nhiều người khó chịu, việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Vệ sinh họng, lưỡi, khoang miệng

Với trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy.  Cần lưu ý, nước muối phải pha đúng tỉ lệ. Về mùa lạnh, nên súc miệng nước muối ấm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn (Ảnh minh họa)

Với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng tưa lưỡi nhúng vào nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn…

Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn, trớ….

Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn.  Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra cần chú ý, nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người: Chiếc khẩu trang giúp hạn chế khói bụi, những hạt nước bọt li ti từ người xung quanh, phần nào bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.

Cần tránh dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn dễ lây cho trẻ.

Không dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

Nước muối sinh lý Fysoline sản xuất bởi Gifrer (Pháp) – thương hiệu có hơn 100 kinh nghiệm. Sản phẩm chuyên biệt vệ sinh mắt, mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ điều trị các bệnh về tai mũi họng và viêm kết mạc. Thông tin truy cập tại website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866.

Số Giấy phép: 170000059/PCBA-HN

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

]]>
Hắt hơi thành tràng, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-thanh-trang-chua-the-nao-13686/ Sun, 05 Aug 2018 05:26:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-thanh-trang-chua-the-nao-13686/ [...]]]>

Sau khi hắt hơi, tình trạng của mũi có thể trở lại bình thường hoặc hắt hơi còn tiếp diễn sau đó có thể kèm theo sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Vậy hắt hơi báo hiệu điều gì và ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Hắt hơi do đâu?

Ngày nay, bên cạnh  sự  biến  đổi nhiều mặt của khí hậu, cuộc sống nơi công sở khi làm việc trong phòng kính kín, sử dụng điều hoà nhiệt độ đã làm tăng số lượng người bị hắt hơi lên đáng kể. Đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là đã bị hắt hơi liên tục. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường hay sự nở rộ của các loài hoa cũng khiến những người bị dị ứng mũi họng rất ngại, họ biết trước được rằng cứ đến mùa đó họ lại bị hắt hơi thường xuyên nên rất khó chịu mà không thể phòng tránh được, trừ khi họ thay đổi môi trường sống.

Người bệnh có thể hắt hơi từng cái một hoặc hắt hơi từng tràng, vài chục cái một lúc rất khó chịu. Hắt hơi hay xuất hiện vào sáng khi vừa thức giấc hoặc đang từ ngoài bước vào phòng điều hoà. Khai thác tính chất của hắt hơi, người bác sĩ có thể phân loại một cách tương đối nguyên nhân gây hắt hơi là do viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi dị ứng. Hiện tượng hắt hơi thường kèm thêm dấu hiệu chảy mũi và ngạt tắc mũi, đau nhức đầu theo các vị trí khác nhau.

Các bệnh về mũi xoang gây hắt hơi.

Các bệnh về mũi xoang gây hắt hơi.

Phòng bệnh và điều trị

Như trên đã nói, hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, hơn nữa bệnh lại có tính chất gia đình. Khi khám thấy niêm mạc mũi của những người này thường phù nề, nhợt nhạt hoặc có màu tím nhạt, có thể có những khối gọi là polip do sự thoái hoá của niêm mạc mũi trong tình trạng bị viêm lâu ngày gây nên. Cần tìm đúng nguyên nhân để cắt triệu chứng hắt hơi. Ở một số người bệnh, hắt hơi xuất hiện vào những mùa nhất định trong năm. Họ có thể phòng trước mùa bị bệnh khoảng 1 tháng bằng uống các thuốc kháng histamin H1(telfast, clarityne…) hoặc dùng các thuốc steroid dạng xịt tại mũi như rhinocort, budenase, nasonex…. Tránh những tác nhân mà khi tiếp xúc gây ngứa mũi và hắt hơi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Những người hay bị hắt hơi như vậy phải biết tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng, trước khi vào phòng điều hoà nên hít một hơi thật sâu sau đó thở ra khi bước chân vào phòng để không khí ấm hơn ngay khi hít hơi lần 2 rồi quen dần với không khí đó… Nếu dấu hiệu đi cùng là ngạt mũi ngày càng tăng, dịch mũi chảy ra màu vàng xanh thì phải điều trị kết hợp với kháng sinh, chống viêm sớm vì lúc này có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn của viêm xoang. Việc điều trị không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm thanh khí, phế quản làm cho thời gian uống thuốc kéo dài và người bệnh sẽ lâu phục hồi. Trường hợp cần thiết chỉ định phẫu thuật nội soi cũng được đặt ra để giải quyết tình trạng polip mũi…

Điều trị viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch cần giải thích rõ ràng với người bị bệnh vì phải có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân và thầy thuốc do quá trình điều trị thường kéo dài 3 – 6 tháng. Điểm lưu ý khi điều trị những bệnh nhân này là các thuốc kháng histamin rất dễ gây quen thuốc, do đó, việc điều trị duy trì dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc rất quan trọng đối với bệnh nhân.

 

PGS.TS. Phạm Bích Đào

]]>
Hạn chế hắt hơi không kiểm soát http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-hat-hoi-khong-kiem-soat-13416/ Fri, 03 Aug 2018 15:19:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-hat-hoi-khong-kiem-soat-13416/ [...]]]>

Hoàng An(Hà Nội)

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như gặp thời tiết lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường (đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục); Các chất kích thích (bụi, nấm mốc, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Muốn điều trị, bạn cần tìm đúng nguyên nhân để cắt dấu hiệu hắt hơi. Nhưng trước hết để phòng bệnh, bạn cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, dùng khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố kích thích gây dị ứng.

Vì trong thư bạn nói không rõ hắt hơi có kèm theo các triệu chứng khác không, vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Sơn

]]>
Hắt hơi không kiểm soát – Bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-khong-kiem-soat-benh-gi-13188/ Sun, 29 Jul 2018 15:05:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-khong-kiem-soat-benh-gi-13188/ [...]]]>

Nguyễn Thúy (Thái Nguyên)

Hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch… bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của những người bệnh, nhất là những nghề thường xuyên phải giao tiếp trực tiếp như giáo viên, bán hàng,…

Hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như gặp thời tiết lạnh, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường (đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục); Các chất kích thích (bụi, nấm mốc, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải…). Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Muốn điều trị, bạn cần tìm đúng nguyên nhân để cắt dấu hiệu hắt hơi. Nhưng trước hết để phòng bệnh, bạn cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, dùng khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố kích thích gây dị ứng.

Vì trong thư bạn nói không rõ hắt hơi có kèm theo các triệu chứng khác không, vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Sơn

]]>
Vì sao hay hắt hơi liên tục? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-hat-hoi-lien-tuc-11453/ Wed, 25 Jul 2018 09:58:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-hat-hoi-lien-tuc-11453/ [...]]]>

Sức khỏe em tốt, không bị ốm nhưng gần đây, mỗi sáng thức dậy em hay bị hắt hơi liên tục rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân do đâu?

Lê Hà (Đồng Nai)

Vì sao hay hắt hơi liên tục? 1

Ảnh nguồn google.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hắt hơi liên tục, trong đó thông thường hắt hơi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh (hay xuất hiện vào buổi sáng khi vừa thức giấc hoặc đang từ ngoài bước vào phòng điều hòa). Hoặc do người bệnh hít phải các chất kích thích như: bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải,… Người bệnh có thể hắt hơi từng cái một hoặc hắt hơi từng tràng, vài chục cái một lúc rất khó chịu. Đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là những người này đã hắt hơi liên tục. Sau khi hắt hơi, có thể người đó lại trở lại hoàn toàn bình thường, hoặc hắt hơi cứ tiếp diễn.

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời cũng có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng hắt hơi. Đây là những người bị mắc hội chứng hắt hơi (sneeze syndrome) và hội chứng này có tính di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Vì vậy, theo thư bạn kể nếu không mắc các bệnh viêm họng, viêm mũi, cảm cúm thì có thể do nguyên nhân thay đổi môi trường lạnh đột ngột hoặc do dị ứng với một chất kích thích nào đó.

Để loại trừ nguyên nhân, bạn cần vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng… Nếu hắt hơi kéo dài và kèm theo các triệu chứng ngạt mũi hoặc bất thường bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hiền

]]>
Hắt hơi liên tục buổi sáng, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-lien-tuc-buoi-sang-benh-gi-10922/ Wed, 25 Jul 2018 08:24:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-lien-tuc-buoi-sang-benh-gi-10922/ [...]]]>

Tôi 38 tuổi, gần đây tôi liên tục bị hắt hơi vào buổi sáng sớm, có hôm còn bị chảy nước mũi, sau đó thì mũi đỏ lên rất khó chịu. Xin bác sĩ cho biết tôi mắc bệnh gì và chữa trị bằng cách nào?

Phạm Văn Ba (Tiền Giang)

Với những biểu hiện như anh miêu tả trong thư, có thể anh bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với một số tác nhân như bụi, phấn hoa, lông động vật, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… Bệnh không nguy hiểm, nhưng có thể kéo dài, dẫn đến mạn tính, làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

Trường hợp anh bị hắt hơi liên tục vào buổi sáng có thể là do nhiệt độ thấp, độ ẩm cao khiến mũi nhạy cảm hơn. Còn biểu hiện hắt hơi khi hít phải bụi hoặc các tác nhân tương tự là dấu hiệu dễ thấy của viêm mũi dị ứng. Ngoài tình trạng hắt hơi liên tục và chảy nước mũi, bệnh viêm mũi dị ứng còn có các biểu hiện khác như đau đầu, ù tai, đau họng, có đờm, ho khan, khứu giác và vị giác kém…

Để điều trị bệnh cần tránh các tác nhân gây kích thích, kiểm soát môi trường sống; dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ; thay đổi miễn dịch (miễn dịch liệu pháp); phẫu thuật mũi: Trong một số trường hợp như bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức, gây nghẹt mũi nhiều hoặc các biện pháp khác không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật.

Đối với trường hợp của anh nên đến bệnh viện khám và chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cũng nên tránh hết mức các yếu tố gây hại, đặc biệt là giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.

Bác sĩ Minh Hằng

]]>