hấp dẫn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 26 Jul 2018 11:44:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hấp dẫn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Một số phương pháp đánh giá béo phì http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-phuong-phap-danh-gia-beo-phi-11976/ Thu, 26 Jul 2018 11:44:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-phuong-phap-danh-gia-beo-phi-11976/ [...]]]>

Phương pháp đo nhân trắc

Trên lâm sàng, béo phì được biểu hiện bởi sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc lâm sàng, gồm:

-Chỉ số khối cơ thể (BMI): Dưới chuẩn khi BMI < 18.5; Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25; Thừa cân: BMI từ 25-30 ; Béo phì: BMI trên/hoặc bằng 30.
– Công thức Lorenz (Trọng lượng thực/trọng lượng lý tưởng) x 100%. Nếu > 120-130%: tăng cân. Nếu> 130 %: béo phì.
– Độ dày của nếp gấp da (phản ánh lớp mỡ dưới da): Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ. Chỉ số cánh tay đùi: 0,58 đối với nam và 0,52 đối với nữ. Chỉ số vòng bụng vòng mông: < 0,9 đối với nam, <0,85 đối với nữ.
Siêu âm

Phương pháp này dùng đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng… Theo đó, độ dày của mô mỡ nông có thể được đo trực tiếp chính xác bằng cách đặt đầu dò thẳng góc với mặt da, không ép, ở tại điểm muốn xác định. Kỹ thuật có thể phân biệt rõ ràng giới hạn phần mỡ, cơ và xương.

beo phiSiêu âm xác định độ dày mô mỡ.

Chụp cắt lớp tỉ trọng

Dùng xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng. Phương pháp này mới được áp dụng gần đây để đánh giá sự phân bố mỡ. Nó có thể định lượng mỡ phân bố ở dưới da và quanh tạng.Từ phần cắt ngang của scanner, có thể tính được bề mặt choán chỗ của mô mỡ. Lợi điểm của phương pháp này có thể xác định bề mặt mô mỡ sâu quanh tạng. Phần cắt ngang qua L4-L5 sẽ cho phép phân biệt chính xác sự khác nhau về phân bố mỡ giữa  hai giới. Sự đánh giá bằng phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy, chính xác, tuy nhiên giá kỹ thuật đắt, dụng cụ nặng nề khó thực hiện ở các tuyến thông thường.

Ngoài ra, có thể đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa.

BS. Lê Xuân Bách

]]>
Cách dùng sả vừa tốt cho sức khỏe vừa khiến món ăn trở nên hấp dẫn http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-sa-vua-tot-cho-suc-khoe-vua-khien-mon-an-tro-nen-hap-dan-5696/ Thu, 19 Jul 2018 14:53:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-dung-sa-vua-tot-cho-suc-khoe-vua-khien-mon-an-tro-nen-hap-dan-5696/ [...]]]>

 

Theo Đông y, sả vị cay tính ấm; vào kinh phế và vị, có tác dụng tiêu thực, lợi thủy, chỉ khái. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm. Liều dùng, cách dùng: 8 – 20g dưới dạng tươi, nấu, hãm, ướp.

Cách dùng sả làm thuốc

Nồi nước xông cảm cúm, sốt, nhức đầu: lá sả 50g, lá tre 50g, cúc tần 50g, lá bưởi 50g, hương nhu 50g… Nấu nước xông.

Nước gội đầu: lá sả 50g, mần trầu 50g, bồ kết 10 quả. Nấu nước gội đầu, làm trơn tóc sạch gàu, phòng tránh bệnh về tóc và da đầu.

Rễ sả, củ gấu, vỏ rụt, vỏ quýt, hậu phác mỗi vị 6 – 12g. Sắc uống trong ngày trị tiêu chảy

Rễ sả 30 – 50g, giã nát xát lên vết chàm trẻ em.

Tinh dầu sả 3 – 6 giọt.  Nhỏ vào cốc nước cho uống, chữa đầy bụng, đau bụng.


	Ếch ướp sả xào lăn dùng cho các trường hợp phù nề, suy nhược cơ thể, sốt nóng.

Ếch ướp sả xào lăn dùng cho các trường hợp phù nề, suy nhược cơ thể, sốt nóng.

Món ăn có sả

Ốc xào sả ngó sen: ốc hương (hoặc ốc nhồi) 2kg, ngó sen 200g, củ sả 2 – 3 củ. Ốc ngâm, rửa sạch, luộc chín, đập khêu lấy ốc thịt, bỏ vỏ xác; ngó sen ngâm chua thái lát để sẵn; sả đập thái vụn; thêm ít gừng, ớt xanh và các gia vị khác, đem ướp trộn đều với ốc, để trong 10 – 15 phút. Chuẩn bị thêm nước sốt có gừng tỏi, chanh, tiêu, ớt và ngó sen ngâm chua. Đem ốc đã ướp gia vị sả gừng ớt xào lại trên chảo cho ngấm mắm muối, đổ ra bát, đổ nước sốt lên mặt bát ốc vừa xào là được. Là món ăn đặc sản và dùng cho các trường hợp viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, ho viêm họng.


	Bò nướng quấn sả dùng cho trường hợp ăn kém chậm tiêu, viêm gan vàng da, viêm khí phế quản.

Bò nướng quấn sả dùng cho trường hợp ăn kém chậm tiêu, viêm gan vàng da, viêm khí phế quản.

Bò nướng ướp sả: thịt bò 1kg, sả 3 – 5 củ (cả lá non), hành tây 1 củ, lá lốt và xương sông vừa đủ. Thịt bò lau khô thái mảnh dài 8cm, ngang 4cm để sẵn; sả băm nát vụn, cùng bột tiêu, tỏi củ giã nát, dầu vừng, bột cari, xì dầu, liều lượng thích hợp, trộn đều với thịt bò, ướp trong 30 phút đến 1 giờ. Hành tây thái lát nhỏ, lá lốt, xương sông rửa sạch. Đặt từng miếng thịt bò đã ướp trên thớt hoặc khay, cho hành tây, lá lốt xương sông vào giữa và cuộn lại đem nướng trên lửa than. Ăn thêm cùng với nước chấm gừng tỏi, dưa leo, khế chua và các loại rau salad. Dùng làm món ăn đặc sản và cho trường hợp ăn kém chậm tiêu, viêm gan vàng da, viêm khí phế quản.

Cá nấu sả: cá lóc 1 – 1,5kg, sả 3 – 5 củ, khoai lang, khoai tây, cà chua, mỗi thứ 1 – 3 quả, gừng tươi 1 củ. Cá làm sạch cắt khúc, ướp với nửa gói cari và sả đập giập băm nhỏ, ít muối mắm, đường, hành, tỏi; khoai lang, khoai tây gọt vỏ thái lát to (2 x 4cm), cà chua bổ đôi, gừng đập giập. Cho cá lóc đã ướp sả và bột cari vào, rán qua, cho khoai và cà chua vào xào lại. Sau đó thêm nước gia vị thích hợp, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp phù nề, vàng da, ho sốt…

Ếch ướp sả xào lăn: ếch 1kg, sả 2 – 3 củ. Ếch làm sạch, chặt làm 3 để khô nước, ướp thịt ếch với sả đã băm nhỏ, thêm bột cari, muối, tiêu, dầu vừng và gia vị thích hợp, trộn đều, để khoảng 15 – 30 phút. Chuẩn bị thêm mùi tàu, ớt, gừng, tỏi tươi, lạc rang giã vụn, mắm và các gia vị thích hợp. Để chảo nóng, đun sôi dầu rán, cho ếch vào xào nhanh với to lửa cho chín, cho mùi tàu, cari, ớt, gừng, tỏi gia vị, cho ít nước, đun cho chín nhừ, nước sánh lại. Dùng cho các trường hợp phù nề, suy nhược cơ thể, sốt nóng.

Các món ăn nấu từ thịt chó, thịt dê…; các món cá mắm cũng thường được chế biến với sả để khử mùi vị khó chịu, làm ngon miệng, dễ tiêu.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>
Những món hấp dẫn, bổ dưỡng từ mồng tơi http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-hap-dan-bo-duong-tu-mong-toi-5605/ Thu, 19 Jul 2018 14:36:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-hap-dan-bo-duong-tu-mong-toi-5605/ [...]]]>

Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Do có đặc tính phân bố sinh thái ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm nên ta có thể bắt gặp nó ở một số nơi như: Ấn Độ, châu Phi, Philippines và các nước Đông Nam Á khác. Bộ phận lá và đọt thân còn non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.

Cây rau mồng tơi

Những công dụng

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.

Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Hến nầu mồng tơi

Ta cũng nên biết rằng, ở những đối tượng kể trên đều cần có những chế độ ăn uống phù hợp, nếu biết tiết chế và ăn uống hợp lý thì thực phẩm sẽ vừa là một món ăn ngon đồng thời cũng vừa là một bài thuốc hữu hiệu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cũng như chặn đứng quá trình diễn tiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Khi sử dụng rau mồng tơi ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là nó chứa rất nhiều chất nhầy. Đây là một tính chất đặc biệt khiến cho loại rau này có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.

Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kích thích các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.

Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Tác dụng nhuận trường nói trên không những được các nhà y học hiện đại nhắc đến và nghiên cứu, mà kể cả những người làm y học cổ truyền xưa và nay cũng đều đề cập đến công dụng này và ứng dụng nó một cách hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

Cua nấu mồng tơi

Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng vú, nứt vú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng. Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, vì đặc tính gây hàn của mồng tơi mà ở một số đối tượng không nên sử dụng hoặc cẩn thận khi dùng như người đang bị đau bụng do lạnh, ăn uống kém tiêu, đi cầu phân lỏng hay tiêu chảy và kể cả những người đang bị cảm lạnh cũng nên hạn chế sử dụng.

Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi

Canh rau mồng tơi nấu với tôm: chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản.

Mồng tơi xào tỏi: chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa.

Ngoài ra, còn có một số cách chế biến món ăn khác với mồng tơi có phần kỳ công hơn như: canh rau đay mồng tơi nấu với cá rô đồng hay cháo ếch rau mồng tơi cũng khá ngon và nhiều dinh dưỡng không kém.

BS. NGUYỄN KỲ XUÂN NHỊ

]]>
Cách tự tay làm 4 món mứt Tết đơn giản, hấp dẫn cho gia đình http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tu-tay-lam-4-mon-mut-tet-don-gian-hap-dan-cho-gia-dinh-4989/ Thu, 19 Jul 2018 13:13:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tu-tay-lam-4-mon-mut-tet-don-gian-hap-dan-cho-gia-dinh-4989/ [...]]]>

1. Mứt dừa

Mứt dừa vốn là món được nhiều người yêu thích nhất và cũng dễ thực hiện nhất. Món mứt này cũng dễ tạo màu, tạo mùi để có hương vị riêng, màu sắc bắt mắt theo  sở thích cá nhân của mỗi người.

Nguyên liệu:

– Dừa tươi bánh tẻ không quá non hay quá già.

– Đường kính

– Cách loại gia vị tùy theo sở thích như: Chanh leo, cam, cà phê, cacao hay trà xanh.

 

Cách làm:

Nạo dừa theo chiều ngang vòng quanh miệng quả để tạo thành các sợi dài, mỏng. Sau đó, ngâm vào nước lạnh và rửa nhiều lần để loại bỏ hết phần dầu dừa. Có thể ngâm dừa vào nước ấm để tiết kiệm thời gian.

 

Tiếp tục cho đường vào và ngâm tới khi đường tan hết. Nếu muốn có món mứt dừa đặc biệt với hương vị độc đáo, bạn có thể cho thêm các gia vị như cà phê, cacao để tạo màu nâu đen, nước cam hay nước chanh leo để tạo màu vàng nhạt, bột trà xanh cho màu xanh độc đáo hay nước gấc màu đỏ và nước atiso để tạo thành màu tím…

Sau khi đường tan hết, mang sên mứt dừa trên lửa nhỏ. Chú ý đảo đều tay cho đến khi nước đường khô gần hết. Tắt bếp và tiếp tục đảo cho đến khi dừa khô. Để nguội và bảo quản trong túi nilon hay hộp kín.

2. Mứt khoai

Mứt khoai là món khá lạ miệng, thú vị chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu:

– 1kg khoai lang hoặc khoai sọ, khoai môn.

– 1kg đường

– Gừng

– Gia vị (nếu thích)

– Nước vôi trong hoặc phèn chua

Cách làm:

Khoai chọn củ to để có thể dễ tạo hình. Gọt sạch vỏ, thái lát vuông dài hoặc thái thành các lát mỏng. Rửa sạch nhựa và ngâm với nước vôi trong hoặc phèn chua khoảng 5 tiếng để giúp khoai giòn, ngon hơn, không bị nát khi sên.

Sau đó, rửa thật sạch, đập nhỏ gừng và cho vào ngâm cùng đường để tạo vị thơm. Nếu muốn có món mứt khoai độc đáo hơn, có thể thêm vani hoặc trà xanh hay các gia vị tự nhiên khác vào ngâm cùng.

Khi đường đã hoàn toàn tan hết và ngấm vào khoai có thể sên trên lửa nhỏ để nước đường cạn dần. Chú ý đảo đều tay cho đến khi cạn nước. Cuối cùng đổ mứt khoai đã sên ra mâm hoặc chảo lớn hơn để đường khô dần và bảo quản kỹ tránh để ẩm khiến mứt chảy nước.

3. Mứt gừng

Trong ngày đông lạnh món mứt gừng cay thơm lạ miệng được nhiều người yêu thích. Không những thế mứt gừng còn có tác dụng giảm ho, phòng cảm cúm và kích thích tiêu hóa rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

– Gừng tươi 500g

– Đường kính 500g

– Vani

– Nước cốt chanh

Cách làm:

Gừng chọn củ bánh tẻ không quá non hay quá già. Rửa sạch bẩn, cạo vỏ và thái miếng mỏng. Luộc sơ qua trong khoảng 2 đến 3 phút để bỏ bớt vị cay. Vắt thêm nước cốt chanh để miếng gừng trong hơn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể bỏ qua bước này hay lặp lại nhiều lần để điều chỉnh độ cay của gừng.

Uớp gừng với đường cho đến khi đường tan hết và đem sên. Đảo đều tay cho đến khi nước đường khô hẳn, để nguội và đem bảo quản kín.

4. Mứt cà rốt

Mứt cà rốt có màu sắc đẹp và vị ngon thường được dùng nhiều trong dịp Tết với mong muốn đem lại may mắn.

Nguyên liệu:

– Cà rốt 1kg

– Đường kính 1kg

– Nước vôi trong hoặc phèn chua

– Vani

Cách làm:

Cà rốt rửa sạch thái lát vừa ăn hoặc thái con chì vuông. Rửa sạch và ngâm vào nước vôi trong hoặc phèn chua trong vòng 3 giờ. Sau đó rửa sạch, chần qua nước sôi. Ứớp cà rốt với đường và vani cho đến khi đường tan hết.

Đem sên cà rốt trên lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi nước đường khô lại. Tắt bếp và tiếp tục đảo đều cho đến khi khô hẳn. Để nguội và bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín.

Minh Anh

]]>
Những món tráng miệng hấp dẫn, tốt cho sức khỏe sau khi ăn cỗ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-trang-mieng-hap-dan-tot-cho-suc-khoe-sau-khi-an-co-4929/ Thu, 19 Jul 2018 13:08:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-trang-mieng-hap-dan-tot-cho-suc-khoe-sau-khi-an-co-4929/ [...]]]>

Ăn đồ nướng, tráng miệng 1 quả lê

Các nhà khoa học Hàn Quốc khám phá rằng, sau khi ăn đồ nướng hoặc thức ăn nhanh (fast food) tráng miệng 1 quả lê, là một phương thức tốt cho sức khỏe. Thức ăn trải qua quay nướng sẽ sản sinh nhiều chất gây ung thư, chẳng hạn như benzen. Quả lê nhất là nước vắt lê có chứa nhiều chất chống ung thư, giúp loại bỏ chất gây ung thư, bảo vệ đường ruột tránh được tác hại của ung thư ở một mức độ nhất định.

Theo Đông y, quả lê tính hơi mát, vị ngọt, giúp sinh tân giải khát, nhuận táo hóa đàm, nhuận trường thông tiện, lê vốn được mệnh danh “tổ tiên của trăm quả”. Khuyến cáo dùng quả lê phối hợp với phổi heo, củ mài, xuyên bối, hạnh nhân, chẳng hạn như: canh phổi heo nấu lê; quả lê nấu củ mài và hạnh nhân, dùng tráng miệng sau bữa ăn, việc bảo vệ sức khỏe sẽ “hiệu quả nâng cao”.

Ăn đồ béo ngậy, tráng miệng 1 quả hồ đào

Trên bàn ăn của bạn thức ăn béo ngậy hơi nhiều, sau bữa ăn tráng miệng 1 quả hồ đào giúp ích rất nhiều, dựa vào acid amino đặc thù trong hồ đào, giảm tác hại của mỡ máu cao đối với động mạch, đảm bảo tính mềm mại và sức sống của động mạch, phòng ngừa xơ cứng. Đây là kết luận nghiên cứu từ các nhà khoa học người Đức thu được từ nhóm đối tượng hơn 20 thành viên.

Người ta sau bữa ăn béo ngậy, trong thành động mạch lập tức xuất hiện quá trình oxy hóa có hại, nếu như quá trình này tồn tại lâu dài sẽ thúc đẩy động mạch xơ cứng, theo đó tăng nguy cơ xảy ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Tương tự dầu ô liu, hồ đào giúp giảm quá trình oxy hóa này một cách có hiệu quả, ngăn ngừa mạch máu xơ cứng.

Điều đáng nói là hồ đào hơn dầu ô liu, bất kể bạn có cholesterol mức cao như thế nào, hồ quả đều đảm bảo được tính mềm mại và đàn hồi của động mạch. Do vậy, sau khi bạn dùng nhiều thức ăn giàu mỡ như: xúc xích, bơ, dùng một quả hồ đào sẽ rất có ý nghĩa.

 

Ăn lẩu, tráng miệng chút sữa chua

Thưởng thức món lẩu, thời gian thường kéo dài, nhiệt độ cao của nồi lẩu, đặc biệt là lẩu chua cay, kích thích nhiều đối với đường ruột, dễ gây tổn thương niêm mạc đường ruột mà tạo ra nguy cơ tiềm ẩn.

Phương pháp hóa giải là sau ăn lẩu tráng miệng chút sữa chua. Sữa chua không chỉ dinh dưỡng phong phú mà còn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột. Trong sữa chua có chứa acidophilus, làm toan hóa lòng ruột, ức chế vi khuẩn gây hại sinh trưởng, giảm tác dụng của các độc tố trong đường ruột, từ đó phòng ngừa xảy ra chứng đau bụng, tiêu chảy.

Ăn cua, tráng miệng nước gừng đường tán

Thịt cua dinh dưỡng phong phú, hàm lượng đạm rất cao, là một trong những món ngon được nhiều người yêu chuộng. Tuy nhiên, Đông y cho rằng thịt cua tính mát, không tốt đối với người tỳ vị hư hàn, nhất là người bệnh viêm dạ dày mạn tính, có thể gây ra triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, nôn ói…

Hai phương pháp thích hợp: một là chuẩn bị một ít gừng tươi giã nhuyễn; gừng tươi thái sợi trộn trong đĩa dấm, dùng thịt cua chấm ăn. Bởi vì gừng tươi tính ấm nóng, tăng cường và tăng tốc tuần hoàn máu, kích thích bài tiết dịch vị, bổ trợ ngay tính mát của thịt cua. Hai là sau khi ăn thịt cua tráng miệng một ly nước gừng đường tán. Đường tán tương tự như gừng tươi có tác dụng ấm dạ dày, khu hàn, hai thứ phối hợp hiệu quả làm ấm dạ dày càng cao.

Chế biến nước gừng đường tán: trước tiên rửa sạch gừng tươi, thái sợi cực nhỏ, cho vào nồi nước nhỏ, sau khi đun sôi bằng lửa mạnh thêm vào đường tán, chuyển lửa nhỏ hầm vài phút, chờ nước gừng tan trong đường tán thì hoàn tất.

Ăn lương thô, tráng miệng thêm nước

Lương thô chủ yếu bao gồm: mễ cốc (như: bắp, hạt kê, gạo, nếp, đại mạch, yến mạch, kiều mạch), đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tằm, đậu hòa lan), rễ củ (khoai lang, khoai tây, củ mài)… vì chưa tinh chế nên thành phần dinh dưỡng được bảo tồn hoàn chỉnh hơn.

Bên cạnh đó, lương khô chứa hàm lượng chất xơ cao, sau khi dùng dễ phát sinh cảm giác no, theo đó hấp thu ít calo, phát huy tác dụng làm ốm. Một người trưởng thành hằng ngày nên hấp thu mễ cốc 300 – 400g, trong đó chứa lương thô 50 – 100g, chủng loại lương thô nên đa dạng.

Lưu ý: sau khi ăn lương thô cần uống nhiều nước, bởi vì chất xơ trong lương thô cần bổ sung nhiều nước làm “hậu thuẫn”, mới đảm bảo đường ruột hoạt động bình thường, nếu bạn ăn gấp 1 lần chất xơ, thì nên uống thêm một phần nước, với nước đun để nguội là tốt nhất.

Dùng mì ăn liền, tráng miệng trái cây

Không ít công chức, viên chức bận rộn suốt ngày, khổ nỗi không có thời giờ chuẩn bị 3 bữa ăn thịnh soạn, bởi thế món mì ăn liền được chọn thay thế. Mì ăn liền tuy thuận tiện, nhưng thành phần dinh dưỡng hơi “đơn điệu” và “thiếu thốn”, “làm bạn” trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe. Mấu chốt để có lợi và giảm tác hại là cải tiến cách dùng, từ chế nước sôi sang nấu, đồng thời thêm 1 quả trứng gà và rau cải vừa đủ. Khuyến cáo đưa ra cách nấu là để mì ăn liền hấp thu phần nước càng tốt hơn, giúp ích cho đường ruột tiêu hóa.

Ngoài ra, sau khi dùng mì ăn liền, ăn thêm một ít trái cây như: táo tây, dâu tây, cam, kiwi… để bổ sung vitamin và khoáng tố còn thiếu trong mì ăn liền.

Người bệnh ho, tráng miệng quả hồng

Quả hồng không chỉ dinh dưỡng phong phú, có chứa nhiều glucid, vitamin và nguyên tố vi lượng, hơn nữa còn có công hiệu thanh nhiệt nhuận táo, hóa đàm chữa ho, là một trong những loại trái cây bảo vệ sức khỏe lý tưởng hơn cho người bệnh ho. Sau bữa ăn tráng miệng bằng quả hồng, có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt hơn đối với ho khạc.

Lưu ý, không ăn quả hồng trước bữa ăn. Bởi vì trước bữa ăn cơ thể trong trạng thái đói, dịch vị bài tiết nhiều, nồng độ hơi cao, quả hồng chứa nhiều tannin, chất keo và chất co se hòa tan, một khi kết hợp dịch vị nồng độ cao, dễ hình thành các dạng sỏi.

Người rối loạn tiêu hóa, tráng miệng khóm, đu đủ

Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa, sau bữa ăn có thể ăn ít khóm (thơm/dứa). Khóm có chứa enzyme đặc thù, phân giải protein trong dạ dày, bổ sung men tiêu hóa bị thiếu trong cơ thể, giúp chức năng tiêu hóa hồi phục bình thường.

Ngoài ra, khóm còn chứa chất xơ, có hiệu quả nhất định đối với táo bón. Sách “Bản thảo cương mục” sớm đã khẳng định, khóm giúp kiện tỳ vị, cố nguyên khí. Tuy nhiên, một số người có thể dị ứng đối với khóm, trước tiên cần ngâm trong nước muối 10 phút, chờ đến khi kết cấu của enzyme gây dị ứng bị phá hỏng thì dùng sẽ an toàn.

Ngoài ra, đu đủ cũng đáng phổ biến, có ích do giàu chất papain, trợ giúp tiêu hóa và hấp thu đạm động vật.

Dược sĩ. BÀNG CẨM

]]>