hạ sốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 14:25:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png hạ sốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sai lầm chườm lạnh cho trẻ khi sốt cao khiến con bệnh nặng thêm http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-chuom-lanh-cho-tre-khi-sot-cao-khien-con-benh-nang-them-17404/ Tue, 18 Dec 2018 14:25:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sai-lam-chuom-lanh-cho-tre-khi-sot-cao-khien-con-benh-nang-them-17404/ [...]]]>

Thạc sĩ, Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hằng – Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi trẻ bị sốt cần để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh. Cha mẹ nên nới bớt quần áo cho trẻ.

Chườm ấm hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng 5 khăn nhỏ có khả năng thấm nước tốt. Chú ý pha chậu nước ấm, cho nước lạnh vào trong chậu, sau đó cho nước nóng vào với lượng khoảng ½ nước lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước cảm giác ấm giống như nước tắm em bé là được.

Thực hiện hạ sốt cho trẻ lần lượt như sau:

Vệ sinh tay. Để trẻ nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ bớt, nới rộng quần áo của trẻ.

Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.

“Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn”- ThS. Hằng nhấn mạnh.

Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ.

Trẻ lên cơn sốt cao khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Ảnh minh họa.

 

Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37,5°C.

Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ

Cha mẹ cần lưu ý, khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà xát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ.

Sử dụng thuốc hạ sốt

ThS. Hằng tư vấn, có thể sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 38°C, tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 – 6h theo chỉ định của bác sĩ.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.

Dự phòng sốt cao, co giật ở trẻ bằng cách theo dõi tình trạng sốt, chườm ấm hạ sốt kịp thời và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì cần sử dụng các thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sĩ đã hướng dẫn.

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi khám để tìm nguyên nhân sốt và điều trị bệnh.

 

Theo các bác sĩ, sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường (≥ 37.5°C). Sốt cao đến rất cao là từ trên 39 độ C trở lên.

Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt là do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virut tại các cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu. Nhiễm kí sinh trùng. Các bệnh lý tự miễn. Các bệnh lý ác tính.

Để xác định trẻ có bị sốt hay không, cha mẹ có thể dùng dụng cụ đo như: Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử. Đo nhiệt độ cho trẻ tại các vị trí: tai, trán, miệng, nách, hậu môn.

Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí: Nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ ở miệng và hậu môn khoảng 0,3 à 0,5 độ C. Vì vậy, khi nhiệt độ ở nách > 37,2oC thì coi đó là sốt.

Lê Nguyên

]]>
Hạ sốt cho trẻ thế nào là phù hợp? http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-sot-cho-tre-the-nao-la-phu-hop-11933/ Thu, 26 Jul 2018 11:40:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-sot-cho-tre-the-nao-la-phu-hop-11933/ [...]]]>

Bản thân sốt có nguy hiểm?

Rất dễ để nhận thấy sốt là mối bận tâm thường gặp của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Sốt là một trong ba vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo sợ nhiều nhất trong các đợt bệnh cấp tính của trẻ. Nhiều phụ huynh tin rằng sốt sẽ gây tổn thương não, hôn mê và tử vong.

Đúng là thân nhiệt tăng quá cao sẽ phá vỡ chuyển hóa bên trong tế bào và gây tổn thương các cơ quan. Nhiệt độ cao trên 41,5oC có ghi nhận trong một số ca tăng thân nhiệt, và mức nhiệt độ cao như thế có thể gây hại đáng kể cho cơ thể bao gồm cả tổn thương não. Tuy nhiên, tăng thân nhiệt là hậu quả của việc tăng không được kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Sốt, ngược lại, là một tình trạng gia tăng có kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Nói cách khác, sốt là tình trạng cài đặt lại ngưỡng nhiệt cho cơ thể có kiểm soát, và do đó, rất hiếm khi đưa đến tình trạng tăng thân nhiệt ở mức nguy hiểm. Hầu như không có chứng cớ nào cho thấy bản thân sốt là nguy hiểm.

Thực tế, việc xử  trí sốt ở trẻ thường thực hiện khá rập khuôn.

Trẻ sốt cao có báo hiệu một bệnh lý nặng tiềm ẩn hay không?

Một nhóm tác giả đã tiến hành một tổng quan hệ thống phân tích mối liên hệ giữa mức độ trầm trọng của sốt và tỷ lệ bệnh nặng. Bài tổng quan kết quả chứng tỏ giá trị tiên đoán của sốt cao còn rất ít, và ngược lại, nhiều trẻ mắc bệnh lý nặng cũng không kèm sốt cao nhiều. Tuy nhiên, khi phân tích ở những độ tuổi khác nhau, dường như sốt trên 39oC có giá trị tiên đoán bệnh nặng tốt hơn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và thậm chí tốt hơn nữa với trẻ dưới ba tháng tuổi.

Việc cố gắng hạ sốt cho trẻ mang đến những lợi ích gì?

Nếu sốt không gây hại, vậy thì tại sao chúng ta lại muốn hạ sốt? Một lý do thường được viện dẫn là điều trị sốt để làm giảm những triệu chứng kèm theo sốt hơn là bản thân sốt. Trẻ thường khó chịu hoặc mệt mỏi trong lúc sốt, đưa đến ăn kém, rối loạn giấc ngủ. Đau và phù nề cũng là những hậu quả đã được biết của tình trạng viêm, vốn thường hiện diện trong bệnh cảnh nhiễm trùng ở trẻ. Mặt khác, thuốc hạ sốt ở trẻ cũng có tác dụng giảm đau và một thuốc khác cũng có tác dụng giảm viêm. Có thể những lợi điểm chính khi dùng thuốc hạ sốt xuất phát từ những tác dụng đi kèm này.

Một lý do khác thường được đưa ra để điều trị sốt là ngăn ngừa co giật, đặc biệt ở những trẻ đã có tiền căn sốt co giật trước đó. Về vấn đề này, đã có một số bài tổng quan và phân tích tổng hợp với chất lượng tốt được thực hiện. Kết luận từ những bài này đều cho thấy không có chứng cứ nào cho thấy thuốc hạ sốt có thể ngăn ngừa co giật. Gần đây hơn, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng tỏ không có khác biệt về tỷ lệ tái phát sốt co giật dù trẻ có được điều trị thuốc hạ sốt để ngăn ngừa hay không. Nghiên cứu này cũng cho thấy phần lớn sốt co giật xảy ra ở thời điểm khởi phát sốt, giúp giải thích tại sao thuốc ngăn ngừa không có hiệu quả.

Vậy tại sao chúng ta lại cố gắng hạ sốt cho trẻ?

Sốt là một phần trong đáp ứng tự nhiên của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi giả định rằng có tồn tại những lợi điểm trong sốt. Về phương diện tiến hóa, đáp ứng viêm của cơ thể sẽ không được duy trì qua các thế hệ nếu nó không giúp làm tăng khả năng sống sót cho cơ thể. Thêm nữa, về mặt sinh học, có chứng cứ cho thấy vi sinh vật bị ảnh hưởng bất lợi bởi nhiệt độ trên 37oC và một số cơ chế đáp ứng của cơ thể có hiệu quả tốt hơn ở thân  nhiệt cao.

Nếu nhìn theo một hướng khác, nếu sốt có lợi, liệu có chứng cứ nào cho thấy nỗ lực hạ sốt sẽ gây hậu quả tệ hơn? Ngoài một số kết quả từ vài nghiên cứu mô tả, hiện có rất ít bằng chứng có chất lượng giúp trả lời câu hỏi trên. Một nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thường xuyên paracetamol ở trẻ thủy đậu sẽ trì hoãn sự lành các mụn nước. Trong một nghiên cứu khác, kết quả cho thấy việc điều trị phòng ngừa bằng paracetamol làm giảm nồng độ kháng thể chống lại các vắc-xin tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác còn cho thấy việc điều trị thuốc hạ sốt không liên quan với sự kéo dài thời gian bệnh.

Chứng cứ về lợi điểm của sốt vẫn còn rất hạn chế, nhưng chúng ta có thể đồng ý rằng, khi xem xét về mặt lý thuyết, có một lý do chính đáng cho phép sốt diễn ra. Chúng ta không nên điều trị sốt một cách thường quy ở trẻ không có biểu hiện mệt mỏi.

TS.BS. Nguyễn An Nghĩa (Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCM)

]]>
Vừa cho uống và đặt thuốc hạ sốt cho trẻ: Sai lầm nghiêm trọng http://tapchisuckhoedoisong.com/vua-cho-uong-va-dat-thuoc-ha-sot-cho-tre-sai-lam-nghiem-trong-11646/ Wed, 25 Jul 2018 11:59:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vua-cho-uong-va-dat-thuoc-ha-sot-cho-tre-sai-lam-nghiem-trong-11646/ [...]]]>

Lê Thị Mơ (Hà Nam)

Hai loại thuốc mà bạn đã cho con uống và đặt đồng thời đó đều có chứa chung hoạt chất paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen). Đây là loại thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng và có nhiều tên thương mại khác nhau. Việc cho con dùng thuốc chỉ căn cứ vào tên thuốc mà không biết hoạt chất của thuốc rất dễ bị quá liều. Khuyến cáo không nên cho trẻ dùng cả thuốc uống và đặt để hạ sốt thực chất là sự lo ngại về tình trạng cho trẻ dùng thuốc quá liều quy định. Paracetamol khá an toàn ở liều dùng thông thường, nhưng với liều cao gây độc, thuốc sẽ gây những tác hại đáng kể, nhất là với gan (gây hại gan).

Khi trẻ sốt cao, cần đi khám và điều trị, không tự ý dùng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể ở đây, con bạn nặng 12kg mà bạn cho con dùng tổng cộng cả liều uống và đặt là 400mg/lần là quá nhiều so với quy định. Ở trẻ em, liều paracetamol là 10mg/kg trọng lượng cơ thể và có thể lặp lại liều như trên sau mỗi 4-6 giờ. Không được dùng quá liều 60mg/kg cân nặng trong một ngày và kéo dài quá 5 ngày. Thuốc uống hay thuốc đặt hậu môn có tác dụng như nhau và liều lượng dùng như nhau. Việc lạm dụng và cho con dùng thuốc quá liều như bạn không phải là hiếm và không ít trẻ gặp nguy vì các tác dụng phụ ở liều cao do paracetamol gây ra như: sau khi trẻ uống paracetamol quá liều khoảng vài giờ, thường là dưới 24 giờ, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn. Nếu tiếp tục cho trẻ dùng liều cao vài lần, các biểu hiện ngộ độc của trẻ đã tăng lên nhiều và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Từ 24 giờ – 48 giờ, các triệu chứng về gan ở trẻ nặng lên. Nếu sờ bên mạng sườn phải thấy gan sưng to, sờ vào đó thấy gan đau. Thêm vào đó, trẻ bị ngộ độc paracetamol đến giai đoạn này có thể xuất hiện triệu chứng của vàng da… có thể bài niệu ít. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị suy thận, bệnh cơ tim với suy tim và rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.

Trong thư không thấy bạn  đề cập đến các phản ứng phụ của con sau hai liều dùng thuốc đồng thời cả uống và đặt, đó là điều may mắn cho bạn. Tuy nhiên bạn không được lặp lại sai lầm này nữa. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cần cho trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và dùng thuốc, không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt cho con. Trường hợp uống thuốc hạ sốt mà thấy nhiệt độ hạ chậm thì cần lau người cho trẻ bằng nước mát để trẻ hạ sốt. Ngay cả khi trẻ sốt cao giữa đêm mà uống thuốc không hạ nhiệt, cần đưa trẻ tới viện ngay để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm do sốt cao.

DS. Thanh Hoài

]]>
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-nho-11274/ Wed, 25 Jul 2018 09:17:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/luu-y-khi-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-nho-11274/ [...]]]>

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ

 

Trẻ bị sốt cao thường sẽ khó chịu, chán ăn và mất nước dẫn đến sụt cân và khiến cha mẹ lo lắng. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng sốt không phải là điều tồi tệ vì đó là phản ứng của cơ thể trẻ khi bị nhiễm trùng và khuyên các phụ huynh phải bình tĩnh. Trên thực tế, sốt giúp gây dựng hệ miễn dịch ở trẻ. Tuy nhiên, khi thân nhiệt của trẻ tăng cao, các bác sĩ nhi khoa cho rằng bạn nên cho con sử dụng paracetamol để hạ nhiệt. Và bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi trẻ bị sốt.

Làm thế nào điều trị sốt tại nhà

Điều đầu tiên bạn nên làm khi trẻ bị sốt là cho bé vào một bồn nước ấm hoặc chườm khăn lạnh. Nếu thân nhiệt của trẻ vẫn ấm, bạn nên cho trẻ uống paracetamol dạng nhỏ giọt hoặc si rô. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn qui định liều lượng để sử dụng đúng liều cho trẻ. Liều lượng thuốc có thể được quy định ở 02 mức: 120mg/5mL và 250mg/5mL tương đương với 2mL và 5mL. Bạn có thể cho trẻ uống đúng liều lượng paracetamol 4 lần/ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ:

1. Bạn hãy lưu ý rằng paracetamol không phải là thần dược. Trẻ bị sốt là do nhiễm vi rút và có thể bị sốt lại sau 3 – 5 ngày cho đến khi trẻ phục hồi và gây dựng được miễn dịch với vi rút. Tránh tăng liều paracetamol khi sốt quay trở lại vì điều này không làm trẻ hết sốt, thay vào đó quá liều sẽ gây hại cho bé.

2. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống hạ sốt, kể cả paracetamol nếu là trẻ sơ sinh. Không nên cho trẻ dưới ba tháng tuổi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.

3. Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ uống thuốc.

4. Bạn hãy kiểm tra hàm lượng paracetamol có trong các loại thuốc khác mà trẻ đang sử dụng để tránh quá liều.

5. Các liều thuốc paracetamol phải dựa trên trọng lượng của trẻ và hàm lượng thuốc. Bạn nên xin chỉ định bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng paracetamol nếu trọng lượng của trẻ dưới 5kg.

6. Không nên sử dụng paracetamol cho trẻ sau khi tiêm phòng nếu trẻ bị sốt vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.

7. Lưu ý rằng, paracetamol không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giảm đau. Do vậy, bạn không nên lạm dụng paracetamol trừ khi bé mệt mỏi và khó chịu do bị sốt.

8. Bạn nên cho bé đến khám bác sĩ nếu sau 03 ngày sử dụng paracetamol, mà bé không giảm sốt và bị mệt mỏi.

BS. Tuyết Mai

(theo Univadis/the Health Site)

]]>