giãn phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Dec 2018 15:25:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giãn phế quản – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa lạnh, bệnh giãn phế quản dễ tăng nặng http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-benh-gian-phe-quan-de-tang-nang-17212/ Wed, 05 Dec 2018 15:25:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-benh-gian-phe-quan-de-tang-nang-17212/ [...]]]>

Một số nguyên nhân thường gặp

Giãn phế quản có thể do mắc phải hoặc do bẩm sinh. Hầu hết các trường hợp giãn phế quản là do mắc phải (90%) bởi đã mắc một bệnh nào đó về  đường hô hấp (mũi họng, phế quản, thanh quản, xoang). Căn nguyên gây viêm hô hấp là do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, vi nấm), đặc biệt là vi khuẩn lao. Chúng gây viêm nhiễm, xuất tiết, ứ đọng các chất dịch, đồng thời kích thích gây ho làm tăng áp lực trong lòng phế quản, càng ho nhiều và ho kéo dài (ho mạn tính) càng làm cho phế quản bị giãn, khó hồi phục.

Một số nguyên nhân khác gây giãn phế quản là do chít hẹp phế quản kéo dài như polyp phế quản hoặc hạch lao gây chèn ép phế quản lâu ngày sẽ làm tăng áp lực phế quản gây giãn. Ngoài ra, nhiễm độc hóa chất do hít phải bởi nghề nghiệp (công nhân ở các nhà máy hóa chất, người làm công tác trong phòng thí nghiệm… mà bảo hộ lao động kém), người thường xuyên hít phải khói, bụi hoặc nghiện thuốc lá, thuốc lào là các điều kiện thuận lợi làm giãn phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%), gặp chủ yếu ở tuổi còn trẻ, có hiện tượng “phổi đa nang” và có thể có các dị tật bẩm sinh khác kèm theo.

 

Hình ảnh phế quản bình thường và phế quản bị giãn.

Hình ảnh phế quản bình thường và phế quản bị giãn.

Triệu chứng của giãn phế quản

Có thể bị sốt cao trên 38oC trong giai đoạn có nhiều chất nhày và mủ ứ đọng trong phế quản. Kèm theo sốt là ho, khạc nhiều đờm, mủ. Ho thành từng cơn vào lúc nửa đêm, sáng sớm vừa ngủ dậy. Thời tiết chuyển lạnh người bệnh ho càng nhiều. Càng ho nhiều càng khạc ra nhiều đờm, mủ, chất dịch nhày. Khi khạc mủ ra bô, chậu sẽ thấy dịch lẫn với đờm, có 3 lớp khá rõ: lớp trên là bọt, lớp giữa là chất nhầy và lớp dưới cùng là mủ đặc quánh. Đặc biệt là mùi của dịch đờm, mủ rất hôi. Một số trường hợp đờm, mủ có lẫn ít máu, do các mao mạch ở thành phế quản chịu áp lực mạnh khi người bệnh ho, khạc làm cho niêm mạc của phế quản bị tổn thương. Mệt mỏi, chán ăn, nhất là người có tuổi cao, sức yếu. Bệnh càng nặng, đờm và mủ càng nhiều. Bên cạnh đó thường có tức ngực, khó thở (tức ngực nhiều hơn khó thở).

Để chẩn đoán giãn phế quản có thể chụp Xquang phổi, chụp phế quản có cản quang, nội soi phế quản hoặc đo khí máu, do chức năng hô hấp, siêu âm màng phổi…

Nguyên tắc điều trị

Khi bị viêm đường hô hấp trên cần được điều trị dứt điểm không để bệnh kéo dài hoặc mạn tính có thể dẫn đến viêm đường hô hấp dưới và gây giãn phế quản. Khi đã được chẩn đoán giãn phế quản cần tích cực điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ để bệnh chóng khỏi, tránh để bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc chữa trị nếu không phải là bác sĩ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Phòng bệnh giãn phế quản cần vệ sinh đường hô hấp trên (họng, hầu, răng, họng, miệng…) hàng ngày để đề phòng viêm amidan, viêm họng, mũi, xoang, viêm chân răng, viêm lợi bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước, sau khi ngủ dậy và súc họng bằng nước muối nhạt.

Cần nâng cao thể trạng, đặc biệt là trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cần tập thể dục đều đặn, đúng bài bản, nên tập thể dục buổi sáng (nếu trời rét đậm thì tập ở trong nhà), tập hít thở sâu.

Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, vùng cổ, nhất là khi ra khỏi nhà bằng cách mặc ấm, có khăn quàng cổ, đội mũ len, đeo khẩu trang. Nên tắm, rửa bằng nước ấm ở trong buồng tắm kín gió. Tắm xong lau khô người và mặc quần áo ngay tránh cảm lạnh, nhất là trẻ em và người cao tuổi.

 

Biến chứng của bệnh giãn phế quản

Khi bệnh kéo dài, lồng ngực có thể biến dạng, móng tay hình mặt đồng hồ (hình vòm) hoặc phía cuối của đốt cuối ngón tay có hiện tượng to ra (ngón tay dùi trống) là do giãn phế quản gây nên thiếu dưỡng khí kéo dài. Bệnh giãn phế quản có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phế quản – phổi, gây mủ phế quản, áp xe phổi, mủ màng phổi, xơ hóa phổi, khí phế thũng, gây suy hô hấp trầm trọng. Nếu không được chữa trị bệnh càng ngày càng nặng và suy hô hấp, tử vong. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim và nguy hiểm hơn là gây nên suy tim từ đó gây nên suy hô hấp, suy tim.

 

BS. Việt Anh

]]>