giảm stress – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:56:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giảm stress – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì để giảm stress? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-giam-stress-13124/ Sun, 29 Jul 2018 14:56:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-giam-stress-13124/ [...]]]>

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đều ít nhiều gặp phải stress là những áp lực công việc, vấn đề an ninh, những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế, chính trị… khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu bạn không kiểm soát được những căng thẳng này, chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Vậy phải làm gì để giảm stress?

 

 

lam-gi-de-giam-stress

Massage vừa giúp thư giãn vừa giảm căng thẳng cơ bắp.

 

Stress có thể gây ra những bệnh nguy hiểm

Nghiên cứu của Trường đại học Tel Aviv (Israel) cho thấy: những người làm việc có mức độ căng thẳng cao, có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường typ 2. Còn nghiên cứu từ Đại học California (Hoa Kỳ) cũng cho thấy: các yếu tố gây ra sự căng  thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm. Trong khi nghiên cứu của Trường đại học Y khoa Rochester kết luận: những người bị căng thẳng trong công việc thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với nhân viên ở các vị trí ít căng thẳng. Như vậy, stress cũng gây khá nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm stress? Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện các biện pháp giảm stress như sau:

Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC – Hoa Kỳ) cho hay: ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Nếu ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Sự căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ, và thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Nghiên cứu của Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mạn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp so với người bình thường cùng độ tuổi.

Trò chuyện

Nhiều liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như một biện pháp kiểm soát stress nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu, trong đó trò chuyện là một biện pháp tốt. Khi trò chuyện, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.

Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp: liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp nhóm, nhưng đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thể thao có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Chất này  là một hormon được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể  gây tổn thương nhiều cơ quan.

Theo Debbie Mandel thì tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên giải phóng endorphins – chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress. Cơ quan CDC khuyên: tăng cường vận động cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp. Đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần, nghĩa là chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần/ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, là có hiệu quả tốt.

Tập thiền

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: lợi ích của thiền định là giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm. Nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy: thiền giúp ta nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở, có thể điều trị các rối loạn thiếu tập trung và hiếu động.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc nằm cũng thiền được.

Cười nhiều

Nghiên cứu của Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng:  những người xem một đoạn video hài hước sẽ giảm hormon stress là cortisol và giảm epinephrin. Những người này cũng có sự gia tăng chất endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm. Tiếng cười vừa giúp chúng ta giảm sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần, vừa giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Anh phát hiện ra rằng: tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Còn nhân dân ta thì nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Lợi ích của cười rất lớn, chúng ta hãy tạo ra nhiều niềm vui và tiếng cười cho cuộc sống thêm vui.

Massage

Massage vừa giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, vừa ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hormon trong cơ thể. Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Hoa Kỳ) cho thấy: sau khi được massage 45 phút, giảm mức độ “hormon stress” là cortisol và giảm vasopressin – một loại hormon đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.

ThS. Nguyễn Hoàng Lan

]]>
7 cách hay giúp giảm stress, hạ huyết áp http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-hay-giup-giam-stress-ha-huyet-ap-12056/ Thu, 26 Jul 2018 11:52:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-hay-giup-giam-stress-ha-huyet-ap-12056/ [...]]]>

Giảm stress giúp hạ huyết áp

Khi nói đến việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp, một trong những chiến lược thường bị bỏ qua là kiểm soát stress. Nhiều nghiên cứu đã kết luận giảm stress tốt sẽ góp phần vào việc ổn định huyết áp.

7 cách giúp giảm stress

Nếu bạn thường xuyên thấy mình căng thẳng, hãy thử những áp dụng các chiến lược sau để giảm stress, giúp bình ổn huyết áp:

1. Ngủ đủ: Thiếu hoặc kém chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn, giảm tỉnh táo tinh thần, giảm mức năng lượng và suy giảm sức khỏe thể chất.

2. Tìm hiểu kỹ thuật thư giãn: Thiền, thư giãn cơ bắp, các bài tập hít thở sâu và yoga cho thấy giảm stress hữu hiệu, nhờ đó điều hòa huyết áp.

 

7-cach-giup-giam-stress-ha-huyet-ap

Cách cách hay để giảm stress, bình ổn huyết áp gồm có luôn giữ bình tĩnh, suy nghĩ tích cực, tận hưởng cuộc sống, vui vẻ, hít thở sâu, thư giãn, thường xuyên đi chơi với bạn bè và ngồi thiền

 

3. Tăng cường mạng lưới xã hội và tương tác của bạn: Kết nối với những người khác bằng cách tham gia một lớp học, tham gia một tổ chức, hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ.

4. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của bạn: Sắp xếp nhu cầu công việc và gia đình càng hiệu quả hơn, càng giảm stress của bạn hơn.

5. Cố gắng giải quyết những tình huống stress: Đừng để tình huống stress ảnh hưởng nặng nề. Họp gia đình để giải quyết vấn đề mâu thuẫn và sử dụng các kỹ năng thương lượng tại nhà và tại nơi làm việc.

6. Hãy nuôi dưỡng mình: Làm nhẹ cơ thể với mát-xa. Thật sự thưởng thức theo ý thích: ví dụ, ăn chậm và thực sự tập trung vào các hương vị và cảm giác của mỗi lần nhai. Hãy đi bộ hoặc đắm chìm vào một giấc ngủ ngắn, hoặc nghe nhạc yêu thích.

7. Yêu cầu giúp đỡ: Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người bạn đời, bạn bè và hàng xóm. Nếu stress và lo lắng kéo dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Thêm vào một lối sống lành mạnh bằng cách duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, một chế độ ăn uống bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc và chất béo lành mạnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy với lối sống này cũng góp phần làm hạ huyết áp.

Tóm lại, khi bạn đang stress và ảnh hưởng huyết áp, ngoài những chiến lược nêu trên, tốt nhất hãy thả lỏng cơ thể bạn, cố làm theo nhu cầu cơ thể bạn đang mong muốn như muốn ngủ, giữ im lặng, thích ăn nhẹ, thích đi dạo một mình, muốn nghỉ phép để rời khỏi công việc… ít nhất là tránh qua “đợt bão stress” rồi bạn có thể điều chỉnh lại lối sống theo các hướng dẫn khoa học.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

]]>
5 cách mà dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bạn giảm stress http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-ma-dinh-duong-va-loi-song-co-the-giup-ban-giam-stress-6583/ Sat, 21 Jul 2018 06:44:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-ma-dinh-duong-va-loi-song-co-the-giup-ban-giam-stress-6583/ [...]]]>

Trong một khảo sát mới đây của Hiệp hội Tâm Lý Mỹ (American Psychological Association), stress sẽ dẫn đến những hành vi không tốt cho sức khỏe, từ mất ngủ cho tới ăn quá nhiều hay ăn những thức ăn không lành mạnh.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott

Tình trạng stress trong thời gian dài có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì lí do đó, chúng ta cần nhận ra những dấu hiệu của stress và giải quyết chúng bằng giấc ngủ, các bài tập thể dục và bằng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Hầu hết mọi người không nhận ra điều này, nhưng một chế độ dinh dưỡng tốt cũng hiệu quả như tắm trong bọt xà phòng để giải tỏa stress, thậm chí còn hiệu quả hơn.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott cho biết “Ăn uống theo một chế độ giàu thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh đậm và thịt nạc giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho cơ thể cũng như giảm viêm nhiễm và quá trình oxy hóa. Kết hợp các chất có trong những loại thực phẩm nhất định với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để chống lại tác dụng phụ của stress trên cơ thể.”

Cụ thể, các loại thực phẩm lành mạnh làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Dù viêm nhiễm không phải là xấu vì đó là phản ứng của cơ thể với các chấn thương, stress hay thậm chí là tập thể dục nhưng nếu quá nhiều hoặc quá lâu cũng có thể gây ra căng thẳng oxy hóa. Ở mức độ cân bằng, căng thẳng oxy hóa giúp chữa lành cơ thể nhưng căng thẳng oxy hóa mãn tính hay không kiểm soát lại gây hại đến nội tạng.

Với cuộc sống 24/7 ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là hãy dành thời gian chăm sóc bản thân. Stress có thể gây tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Nếu bạn thấy căng thẳng, hãy nhớ kĩ 5 lời khuyên dưới đây.

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn những thực phẩm giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid (chocolate đen, rau xanh đậm, ớt chuông màu sáng và rượu). Những thực phẩm này đều nằm trong chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải và đều tốt cho việc giảm viêm.

2. Ăn tại nhà

Ăn tại nhà thường đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh hơn vì bạn có thể kiểm soát được thành phần trong bữa ăn. Một cách để việc ăn uống lành mạnh dễ dàng hơn là giữ thức ăn tươi ngon bổ dưỡng trong tầm tay. Một vài loại thực phẩm cũng có thể trữ đông lạnh hoặc để khô (các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nhiều chất xơ).

3. Tập luyện thể dục

Dù khi bị stress, bạn thường cảm thấy không muốn vận động, nhưng việc tập thể dục khi bị stress lại rất quan trọng. Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphins và giảm lượng adrenaline và cortisol giúp giảm căng thẳng thần kinh. Endorphin là hợp chất hóa học trong não bộ giúp kích thích các tế bào gây cảm giác hưng phấn và giúp cơ thể được thư giãn.

4. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu đăng trên tờ Tạp chí về sinh học con người Mỹ cho thấy ngủ không đủ giấc làm thay đổi sự tiết hormone gây đói, khiến bạn đói và ăn nhiều hơn. Đây là lí do chúng ta có thể ăn quá nhiều khi căng thẳng hay buồn ngủ. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm.

5. Uống nhiều nước và bớt cà phê

Bạn đã bao giờ cảm thấy bồn chồn vì uống quá nhiều caffeine? Nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể khiến các phản ứng khi stress trở nên tồi tệ hơn vì vậy dù cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, hãy uống nước vào buổi chiều.

“Cuối cùng, đừng nản lòng khi bị stress. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh là điều không hề dễ dàng và những thói quen mới bao giờ cũng cần thời gian” Kuchan nói.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

]]>
8 loại thực phẩm giúp bạn đẩy lùi stress http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loai-thuc-pham-giup-ban-day-lui-stress-6040/ Sat, 21 Jul 2018 02:58:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loai-thuc-pham-giup-ban-day-lui-stress-6040/ [...]]]>

Trong cuộc chiến chống stress, ngoài các biện pháp thư giãn tâm lý, việc lựa chọn các loại thực phẩm có tác dụng giảm stress là một cách hỗ trợ hiệu quả. Dưới đây là các thực phẩm hỗ trợ giảm stress, bạn có thể lựa chọn bổ sung cho cơ thể của mình và người thân trong gia đình những lúc mệt mỏi, căng thẳng.

1. Rau xanh

Những loại rau có lá màu xanh như rau bina chứa flolate, một loại chất sản xuất dopamine giúp bạn bình tĩnh và minh mẫn. Heather Mangieri, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và chế độ ăn Mỹ (Academy of Nutrition and Dietetics) cho biết. Nghiên cứu trên 2.800 người trung niên và cao tuổi cho thấy, người bổ sung nhiều chất flolate có nguy cơ giảm các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn so với nhóm còn lại. Một nghiên cứu khác năm 2013 của trường Đại học Otago cũng cho thấy sinh viên có xu hướng cảm thấy bình tĩnh, hạnh phúc và mạnh mẽ hơn trong những ngày họ ăn nhiều rau và trái cây.

[Caption]

Rau bina rất có lợi cho sức khỏe, giúp bạn đẩy lùi stress. Ảnh: freewtc

2. Sữa chua

Việc có quá nhiều vi khuẩn trong đường ruột của bạn cũng góp phần gây nên triệu chứng căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan chặt chẽ giữa não bộ và ruột non. Ngoài các lệnh chuyển từ não đến ruột, một số trường hợp ruột cũng truyền thông tin ngược lại đến bộ não. Trong sữa chua có đầy đủ canxi và protein, việc tiêu thụ các men vi sinh trong sữa chua làm giảm hoạt động của não ở khu vực xử lý cảm xúc bao gồm sự căng thẳng, mệt mỏi.

3. Cá hồi

Khi bạn bị stress, những hooc môn lo âu như cortisol có chiều hướng tăng lên. Các axit béo omega-3 trong cá hồi có đặc tính kháng viêm có thể giúp chống lại các tác động tiêu cực của hooc môn căng thẳng này.

4. Hạt dẻ cười

Những suy nghĩ tiêu cực quanh quẩn trong đầu bạn cả ngày. Hãy tự tìm một công việc giúp giải tỏa những ý nghĩ đó ra khỏi đầu bằng cách dùng tay tách vỏ hạt dẻ cười hoặc hạt đậu phộng. Động tác bóc tách các vỏ cứng để lấy hạt từ bên trong là cách thư giãn hiệu quả. Loại hạt chứa chất dinh dưỡng thực vật này có thể làm giảm stress bằng cách hạ thấp huyết áp và nhịp tim.

[Caption]

Hạt dẻ được nhiều người yêu thích nhờ sự thơm giòn, béo ngậy. Loại quả ngày giúp giảm stress rất tốt. Ảnh: Calendars

5. Chocolate đen

Sử dụng chocolate đen liều lượng hợp lý là một thói quen lành mạnh. Theo Health, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chocolate có sức mạnh có thể điều chỉnh mức độ căng thẳng trong bạn, bao gồm cả điều chỉnh hooc môn lo âu như cortisol. Các chất chống oxy hóa có trong cacao kích hoạt mạch máu thư giãn, giảm huyết áp và cải thiện lưu thông. Chocolate đen cũng chứa các chất tự nhiên độc đáo tạo cảm giác hưng phấn giống như cảm giác được yêu.

6. Sữa

Sữa là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều vitamin D, chất dinh dưỡng có thể làm tăng sự hạnh phúc. Một nghiên cứu tại Anh kéo dài suốt 50 năm tìm thấy mối liên hệ của việc giảm vitamin D và tăng nguy cơ khủng hoảng, trầm cảm của 5.966 người. Những người có nồng độ vitamin D đủ cho cơ thể có khả năng giảm rối loạn do hoảng sợ hơn những người có nồng độ thấp hơn. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này nhờ các loại thực phẩm khác như cá hồi, ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng, lòng đỏ trứng…

7. Hạt điều

Trong một ounce (28.35gram) hạt điều chứa 11% lượng kẽm cần thiết bổ sung cho cơ thể trong ngày. Kẽm là loại khoáng chất cần thiết giúp cơ thể giảm lo âu. Nếu cơ thể bạn hấp thu đủ lượng kẽm, có thể giúp cho tâm trạng của bạn cải thiện đáng kể. Một số loại thực phẩm khác giàu kẽm như hàu, thịt bò, thịt gà và sữa chua. Ngoài ra, hạt điều cũng rất giàu omega-3 và protein. Vì vậy, chọn hạt điều làm bữa ăn phụ là sự lựa chọn thông minh cho cơ thể, cải thiện triệu chứng stress của bạn.

8. Bơ

Một nghiên cứu năm 2014 của trường Đại học Loma Linda cho những người thử nghiệm dùng nửa quả bơ vào bữa trưa. Cách làm này giúp giảm 40% ham muốn ăn thêm bữa phụ. Nhờ vậy bạn giảm khuynh hướng nạp thêm các loại thức ăn nhẹ kém lành mạnh gây gia tăng căng thẳng trong cơ thể.

Hồng Diễm (Theo Health)

]]>