giảm đau họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 11:59:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giảm đau họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 6 cách giảm đau họng không cần thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/6-cach-giam-dau-hong-khong-can-thuoc-11649/ Wed, 25 Jul 2018 11:59:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-cach-giam-dau-hong-khong-can-thuoc-11649/ [...]]]>

Đau, ngứa họng gây khó chịu, nhưng chưa đến mức phải đi gặp bác sĩ, bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề này? Dưới đây là những cách tự nhiên giúp bạn hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau mà không cần dùng đến thuốc.

Khi bạn bị đau họng thông thường mà vội vàng đi gặp bác sĩ hoặc dùng kháng sinh ngay là việc làm không cần thiết. Bởi vì chỉ có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bị đau họng là do nhiễm khuẩn, còn lại là do dị ứng thời tiết, khí hậu khô hoặc ẩm bất thường do các virut thông thường như virut cúm hoặc cảm lạnh. Do đó, khi bị đau họng, bạn có thể tự làm giảm cơn đau bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà và chỉ nên đi bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm. Dưới đây là những cách làm giảm đau họng bạn có thể áp dụng:

Súc miệng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn. Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm khuẩn.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Nếu bị ngứa hoặc đau họng, bạn có thể pha muối với nước ấm, nhạt như nước canh và súc miệng trong 30 giây mỗi lần thì các triệu chứng đau, ngứa họng sẽ giảm. Khi bạn thực hiện việc làm này trong 2-3 ngày mà tình trạng không thay đổi, lúc này hãy đi gặp bác sĩ.

Một tách trà, mật ong, chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau họng.

Uống hỗn hợp mật ong – chanh

Trong mật ong chứa đa dạng các loại vitamin có lợi cho sức khỏe đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn sirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.

Để giảm đau họng, bạn hãy pha một tách trà nóng và thêm vào đó một thìa cà phê mật ong, vắt thêm nửa quả chanh. Vậy là bạn đã có một thức uống vừa ngon vừa có lợi cho họng của bạn. Trong quả chanh có chất làm se niêm mạc, có tác dụng giúp màng nhầy co lại, do đó khi thêm chanh vào hỗn hợp trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.

Phở gà

Phở gà là một món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Nó không chỉ khiến người ăn cảm thấy ngon miệng mà hàm lượng dinh dưỡng trong một tô phở cũng rất cao. Đặc biệt, trong một nghiên cứu của Nhật Bản gần đây còn phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế Đại học Nebraska, Mỹ cũng chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virut bằng cách hoạt động như một chất chống viêm. Theo tác giả nghiên cứu – TS. Stephen Rennard, sự kết hợp của các loại rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.

Ngậm tỏi

Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn. Theo TS. Marcia Degelman, tỏi cũng được coi là chất tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với virut. Khi bạn bị đau ngứa họng, bạn có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút.

Súc miệng nước rễ cam thảo

Trong Đông y, rễ cam thảo đã được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virut trong nhiều thế kỷ qua. Nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng.

Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ uống nước.

Bạn có thể sử dụng rễ cam thảo đã được sấy khô rồi hãm lấy nước, hoặc rễ cam thảo đã được bào chế ở dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước ấm và súc miệng.

Kẽm

Ion kẽm là tác nhân kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm khuẩn. Một nghiên cứu gần đây của Phần Lan cũng cho thấy, viên ngậm kẽm giúp người cảm lạnh mau khỏi bệnh. Khi dùng kẽm cùng với vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn chống lại các loại bệnh tật.

(Theo MSN, 2016)

DS. Dương Tuyết

]]>
10 cách giảm đau họng cấp tốc http://tapchisuckhoedoisong.com/10-cach-giam-dau-hong-cap-toc-1270/ Wed, 18 Jul 2018 03:16:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-cach-giam-dau-hong-cap-toc-1270/ [...]]]>

Cổ họng đau rát có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Đó có thể là hệ quả của tình trạng căng dây thanh quản, hoặc một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm họng.

Jeffrey Linder, bác sĩ nội khoa của Bệnh viện Brigham và Bệnh viện Phụ nữ ở Boston, cho biết bất kể nguyên nhân là gì, mối quan tâm trước mắt khi bạn gặp phải những cơn đau rát cổ họng là làm thế nào để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể tới bác sĩ, nhưng một trong những cách điều trị tức thời tốt nhất là chữa ngay tại nhà mà không cần phải có đơn thuốc.

Dưới đây là 10 phương pháp bác sĩ Linder giới thiệu trên trang Health giúp khắc phục tình trạng ngứa rát, khàn cổ, đau họng:

1. Thuốc kháng viêm

Một trong những cách điều trị đau họng hiệu quả nhất là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve.

Tiến sĩ Linder cho biết: “Những loại thuốc này là thuốc giảm đau kết hợp với khả năng chống viêm, do đó sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn và cũng giúp giảm các triệu chứng sưng tấy khi đau họng. Loại thuốc này đồng thời có tác dụng hạ sốt”.

tra-4186-1424578483.jpg

Trà thảo mộc giúp làm dịu cơn đau họng. Ảnh: Tổ Ấm Việt.

2. Súc miệng bằng nước muối

Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng vài lần trong ngày bằng nước muối ấm có tác dụng làm giảm sưng cổ họng và kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất gây kích ứng hay vi khuẩn.

Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước. Nhưng nếu vị mặn làm bạn thấy khó chịu, hãy thử pha thêm một lượng nhỏ mật ong để hỗn hợp có vị dịu hơn. Cần nhớ phải nhổ đi sau khi súc miệng.

3. Viên ngậm chữa đau họng và thuốc xịt

Ngậm thuốc ho kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng. Tuy nhiên, bác sĩ Linder cho biết nhiều loại thuốc ho không có hiệu quả bằng viên ngậm cứng. Để bổ sung thêm tác dụng phụ tích cực, hãy chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát hoặc làm tê, như tinh dầu bạc hà.

Các loại thuốc xịt không cần kê đơn như Chloraseptic cũng có tác dụng tương tự như viên ngậm. Chúng không chữa được bệnh viêm họng hay giúp bạn chống lại cơn cảm cúm đang tiềm ẩn, nhưng có thể giúp giảm đau tạm thời. Bác sĩ Linder cho biết Phenol, thành phần hoạt tính có trong Chloraseptic, là một chất khử trùng và đồng thời có tính kháng khuẩn.

4. Siro ho

Ngay cả khi bạn không bị ho (hay chưa bị), siro ho giúp giảm sự đau rát. Giống như thuốc nhỏ và thuốc xịt, siro chảy qua cổ họng giúp giảm đau tạm thời.

Nếu đang phải làm việc, hãy chắc rằng bạn chọn loại siro không gây buồn ngủ. Nếu bạn bị khó ngủ do đau họng, một loại siro cho ban đêm như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và thuốc trị dị ứng) hoặc Robitussin AC (có chứa guaifenesin giúp long đờm và codeine giúp giảm đau) sẽ làm giảm đau và giúp bạn ngủ ngon hơn.

5. Nước uống

Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong. Việc này giúp giữ ẩm cho các màng nhầy để tăng cường khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích như chất gây dị ứng, giúp cơ thể chiến đấu chống lại các triệu chứng cảm lạnh khác

Bác sĩ Linder cho biết thêm, bạn uống gì tùy thuộc vào bạn, nước luôn đem lại hiệu quả tốt (đá cũng vậy). Nhưng bạn cũng có thể thay thế bằng những loại nước uống có vị ngọt, như nước ép trái cây, hoặc nước uống có vị mặn như nước luộc gà.

6. Trà

Bạn mệt mỏi với việc uống nước? Một tách trà thảo dược ấm có thể lập tức làm dịu cơn đau họng. Hơn nữa, các loại trà khác với lá màu đen, xanh hoặc trắng, dù không phải là thảo dược cũng chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng.

Để tăng cường hiệu quả, hãy thêm vào một thìa cà phê mật ong. Bạn sẽ dễ uống hơn và đồng thời tính chất kháng khuẩn của mật ong giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.

7. Súp gà

Là một liệu pháp truyền thống để trị cảm lạnh, súp gà cũng giúp làm dịu chứng đau họng. Bác sĩ Linder cho biết: “Natri trong nước súp có đặc tính kháng viêm, và mang lại cảm giác dễ chịu khi đi vào cổ họng”. Do đó, hãy nhấm nháp một chút nước súp đầy dưỡng để đảm bảo bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết giúp chống nhiễm trùng.

8. Kẹo dẻo

Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng, song theo kinh nghiệm, nhựa của cây marshmallow đã được sử dụng hàng trăm năm nay, thường là ở trong trà để chữa ho, cảm lạnh và viêm họng. Cả kẹo dẻo marshmallow và loại kẹo dẻo được nướng trên lửa đều có đặc tính chống đau họng.

Theo dân gian, kẹo dẻo ngày nay có thể giúp làm giảm đau họng nhờ các lớp gelatin phủ lên làm dịu cơn đau. Bác sĩ Linder nói: “Đó không phải là điều kỳ lạ nhất trên thế giới. Nếu cổ họng của bạn thực sự bị sưng và đau khi nuốt bất cứ thứ gì, có thể hình dung được một loại đồ ăn mềm và ngọt ngào như kẹo dẻo sẽ xoa dịu cơn đau họng hiệu quả”.

9. Nghỉ ngơi

Bác sĩ Linder nhận định, nghỉ ngơi có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng có lẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm để chống lại sự nhiễm trùng gây ra đau họng. Ông cho biết: “Phần lớn các chứng viêm họng là do virus cảm lạnh gây nên, và chúng ta biết là không thể làm gì nhiều trong việc chữa trị cảm lạnh. Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, ít nhất việc đó sẽ giúp cơ thể chống lại virus để bạn sớm phục hồi”.

10. Thuốc kháng sinh

Khoảng 10% ở người lớn bị đau họng là do nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Streptococcus pyogenes. Chỉ khi bạn bị chứng đau họng cấp tính hoặc các trường hợp nhiễm trùng khác, bác sĩ mới nên kê toa thuốc kháng sinh. Hãy tuân thủ liều lượng uống thuốc đầy đủ, ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn sau một vài ngày.

Thanh Hiền

]]>