giải nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 21 Jul 2018 02:39:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giải nhiệt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tự làm sữa đậu nành mè đen giải nhiệt cơ thể ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-lam-sua-dau-nanh-me-den-giai-nhiet-co-the-ngay-he-5874/ Sat, 21 Jul 2018 02:39:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tu-lam-sua-dau-nanh-me-den-giai-nhiet-co-the-ngay-he-5874/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt hướng dẫn làm món tráng miệng từ sữa đậu nành và mè đen như sau:

Nguyên liệu:

– Đậu nành (đậu tương) 200 g.
– Mè đen 30 g.
– Nước 2 lít.
– Lá nếp hoặc lá dứa: 5-6 chiếc (nếu có).
– Đường.

tu-lam-sua-dau-nanh-me-den-giai-nhiet-co-the-ngay-he

Sữa đậu nành mè đen. 

Cách làm:

– Đậu nành ngâm qua đêm để hạt đậu nở ra và tróc hết vỏ ngoài. Khi dùng, chỉ cần chà xát qua, vỏ sẽ bong sạch.

– Mè đen rang chín thơm. Lưu ý: Chỉnh nhỏ lửa khi rang.

– Cho mè đen, đậu nành và nước ấm vào máy sinh tố xay thật nhuyễn tạo thành hỗn hợp sền sệt.

– Dùng túi vải lọc lấy hỗn hợp nước đậu và mè đen, bỏ bã.

– Cho nước đậu nành mè đen vào nồi, thêm lá nếp vào (nếu có) rồi đặt lên bếp đun. Khi nước đậu sôi bùng thì chỉnh lửa nhỏ, vớt bọt, tiếp tục đun cho sôi lăn tăn rồi tắt bếp.

– Nêm đường tùy theo khẩu vị.

– Cho vào tủ lạnh nếu bạn thích dùng lạnh.

Món này dùng nóng hoặc lạnh đều ngon, thích hợp làm món tráng miệng hoặc sinh tố để giải nhiệt cơ thể ngày hè.

]]>
5 món canh ngon giải nhiệt ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/5-mon-canh-ngon-giai-nhiet-ngay-he-4551/ Thu, 19 Jul 2018 12:10:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-mon-canh-ngon-giai-nhiet-ngay-he-4551/ [...]]]>

Các món canh sau đây, nấu một nồi canh cho gia đình từ 4 – 6 người ăn.

1. Canh cua rau đay, rau mồng tơi, rau muống

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng có công dụng giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa

Rau mồng tơi: có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Có tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ.

Rau muống: Theo Đông y, có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị nhiễm các chất độc của nấm, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…

Rau muống còn có tác dụng cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do tăng huyết áp, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu, lở ngứa, rôm sảy, ong đốt…

Rau mồng tơi nấu cua

Nguyên liệu:

Mua 3 – 5 lạng cua đồng, rửa sạch, xé bỏ mai yếm, giã nhuyễn lọc lấy nước (khoảng 2 – 3 lít); ngoáy lấy gạch cua để riêng ra một bát con. Rau đay, (rau mồng tơi, hay rau muống) rửa sạch thái nhỏ. Mướp một quả gọt vỏ, bổ dọc, thái miếng chéo. Rau rút một bó nhỏ, rửa sạch ngắt đoạn ngắn 2-3cm.  Mắm tôm 1 thìa canh, một chút muối và dầu ăn.

Cách nấu:

Tra mắm tôm, một chút muối vào nước lọc cua rồi cho lên bếp đun sôi nước canh, bỏ rau và mướp vào tiếp tục đun sôi chừng 5- 7 phút. Cho rau rút vào, sôi đều là bắc nồi canh ra. Dùng dầu ăn xào chín gạch cua đổ vào nồi canh. Nêm thêm nước mắm hoặc muối cho vừa ăn.

2. Canh hến nấu bầu:

Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn. Món canh này, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát.

Nguyên liệu:

Hến sông 1 – 2 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 quả non, mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ.

Hến nấu bầu

Cách nấu:

Hến ngâm trong nước sạch 3  giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt để riêng.

Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào.

Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh trên.

3. Hoa Thiên lý nấu cua

Vị ngọt của cua kết hợp với vị thanh mát của hoa thiên lý giúp bạn cảm thấy món canh ngọt, mát. Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non

Hoa Thiên lý nấu cua

Nguyên liệu:

300 g cua đồng, 200 g hoa thiên lý, 600 ml nước, gia vị gồm muối, bột canh, mì chính.

Cách nấu:

Bắc nồi nước cua lên bếp, để lửa to. Dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi, cho đến khi nước cua chuyển sang màu đục.

4. Canh bí đao nấu thịt lợn hoặc ngao

Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Bí đao là loại rau xanh thường dùng trong các bữa ăn của nhân dân ta. Có thể dùng bí đao ăn luộc hoặc nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn. Ăn bí đao thông tiểu, tiêu phù, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, bớt mụn nhọt.

Nguyên liệu: thịt lợn hay xương ống và xương sườn lợn hoặc ngao, bí đao, hành lá, dầu ăn, mắm muối. Thịt lợn thái nhỏ, xương lợn chặt miếng nhỏ. Ngao rửa sạch, luộc chín lấy ruột và gạn lấy nước luộc ngao trong, bỏ vỏ. Bí đao gọt vỏ, bổ dọc làm 3 hay 4 tùy quả to nhỏ, cắt miếng chéo.

Bí nấu thịt nạc

Cách nấu:

Thịt lợn xào chín với dầu, nêm mắm muối; xương lợn hầm nhừ; tra đủ 2 – 3 lít nước nấu sôi, cho bí vào nấu tới khi chín mềm, nêm gia vị và hành lá bắc ra.

Nấu canh ngao: nấu sôi nước luộc ngao, bỏ bí vào nấu chín mềm. Cho ruột ngao vào, nấu sôi lại là được.

Thịt ngao theo Đông y có tính hàn, vị ngọt mặn, không độc, có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, trị được chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết, trĩ.

5. Canh rau dền nấu tôm

Theo Đông y, rau dền cơm vị ngọt tính hàn. Rau dền tía vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Tôm chứa nhiều protein, chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ hemoglobin trong tôm có tác dụng bổ sắt hiệu quả. Món canh này có tác dụng mát bổ, kích thích tiêu hóa.

Nghiên cứu mới đây cho biết, rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.

Canh rau dền nấu tôm

Nguyên liệu:

1 bó rau dền; 150 g tôm sú, hạt nêm, đường, muối, hành.

Cách chế biến:

Rau dền nhặt bỏ lá sâu, cọng già, rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước. Tôm lột bỏ vỏ, rửa sạch, giã hơi dập với đầu hành.

Phi thơm dầu, cho tôm vào xào sơ với ít hạt nêm, muối, đường. Cho nước vào đun sôi, cuối cùng cho rau dền vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý khi cho rau vào thì không đậy nắp để rau không bị thâm đen.

]]>
Trai, hến – món ăn giàu dinh dưỡng, giải nhiệt hè http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-hen-mon-an-giau-dinh-duong-giai-nhiet-he-4501/ Thu, 19 Jul 2018 12:03:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/trai-hen-mon-an-giau-dinh-duong-giai-nhiet-he-4501/ [...]]]>

Đông y cho rằng, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch.

Cũng theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường, cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Theo thống kê của Học viện đo lường quốc gia, Đại học Flunder, Úc, vào năm 2010, 100g thịt trai cung cấp khoảng 172 calo, 16 – 22g protein, 2,3g chất béo (1,2g chất béo không bão hòa đa, 0,3g chất béo không bão hòa đơn), 5 – 6g cacbohydrates, 314 – 353mg natri, 3,0mg sắt, 270mcg iốt, 96mcg selen, 1150mg axít béo Omega-3, 2,27mg kẽm, 20,4mg B12.

Trai, hến - món ăn giàu dinh dưỡng, giải nhiệt hèCơm hến

Ngoài ra, còn có mangan, phốt pho, kẽm và một lượng nhỏ canxi cùng vitamin C.

Sắt: cứ 100g thịt trai cung cấp khoảng 37% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nam giới và 16,6% lượng sắt cần thiết cho cơ thể nữ giới mỗi ngày. Sắt cùng với vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và điều chỉnh quá trình tái tạo tế bào hồng cầu mới cho cơ thể. Bên cạnh đó, B12 giúp cho hệ thần kinh hoạt động một cách bình thường, giữ vai trò nhất định trong sự tổng hợp nên DNA và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Kẽm: 100g thịt trai có chứa 2,27mg kẽm, đáp ứng 20% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 28% đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Kẽm còn có tác động tới khả năng về vị khác và khứu giác của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc môn sinh dục ở nam giới. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ kém giúp cho nam giới duy trì “phong độ phòng the” của mình.

Trai, hến Cháo trai sông

Axít béo omega-3: loại axít béo không chỉ có khả năng làm giảm lượng triglyceride (mỡ trong máu) mà còn có khả năng làm chậm lại sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ, giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Selen, magiê và canxi: cùng với kẽm, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên các hợp chất chống oxy hóa chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở con người. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Magiê và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương. Bên cạnh đó, Magiê còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào.

DHA và EPA: DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) 2 loại axit béo này giúp cải thiện năng lực của não bộ và giảm  thiểu nguy cơ viêm  nhiễm ví dụ như là chứng viêm khớp.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

]]>
Các món canh, cháo bổ dưỡng trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-mon-canh-chao-bo-duong-trong-mua-he-4285/ Thu, 19 Jul 2018 11:29:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-mon-canh-chao-bo-duong-trong-mua-he-4285/ [...]]]>

Khí hậu mùa hè nóng bức làm cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước và chất điện giải, giảm dung lượng máu, tăng độ quánh của máu, ảnh hưởng chức năng vận hành của tim mạch. Do ra nhiều mồ hôi làm âm huyết, tân dịch hư suy thể hiện: miệng lưỡi khô ráo, đại tiện táo, tiểu tiện ít và đỏ, hoa mắt chóng mặt… Huyết hư dẫn đến khí hư; mặt khác khí hậu nóng bức làm mạch máu giãn nở, lỗ chân lông giãn, ra nhiều mồ hôi dẫn đến dương khí ngoại tiết; nên có các triệu chứng: chân tay mất sức, tinh thần uể oải, tức ngực khó thở, hễ cử động là vã mồ hôi, bối rối tâm phiền, ngủ không yên giấc, choáng váng… Mùa hè cũng làm chức năng tiêu hóa suy giảm do thử nhiệt kèm theo thấp khí ảnh hưởng đến khí cơ, xuất hiện các chứng tiêu chảy hay táo bón, nôn ói hay đầy bụng…

Chè trứng gà hạt sen rất tốt cho người cơ thể suy nhược, suy nhược thần kinh.

Ẩm thực liệu pháp là phương pháp đơn giản, cơ bản nhằm điều hòa và nâng cao sức khỏe, góp phần ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật. Vào mùa hè, người ta rất ngại uống thuốc sắc hay các dạng thuốc khác mà ưa dùng phép ẩm thực liệu pháp trong bồi bổ và chữa bệnh. Các món bổ dưỡng trong mùa hè thường coi trọng chua ngọt hóa âm, dưỡng âm sinh tân – thanh bổ, kiện tỳ thẩm thấp. Xin giới thiệu một số món cánh cháo bồi dưỡng trong mùa hè sau:

Cháo củ mài: củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Ăn phụ sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho người tỳ vị hư, tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.

Cháo kỷ tử: kỷ tử 30g, gạo tẻ 60 -80g. Nấu cháo, ăn nhiều ngày. Tác dụng kéo dài tuổi thọ, bổ thận dưỡng huyết, dưỡng âm sáng mắt.

Cháo sắn dây gạo tẻ: bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50-80g. Gạo ngâm nước 1 đêm, đem nấu cháo cùng với bột sắn, thêm chút muối hoặc đường để ăn. Dùng giải nhiệt giải khát khi nắng nóng mùa hè, tốt cho người tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường týp II, tiêu chảy mạn tính do tỳ hư.

Cháo vừng: vừng đen (hắc chi ma) 30g, gạo tẻ 60-80g. Vừng rang chín tán mịn, gạo tẻ thêm nước nấu cháo; cháo chín cho vừng đen khuấy đều vừa sôi là được, cho ăn một vài lần trong ngày. Dùng cho người suy nhược, tóc râu bạc sớm, đau đầu hoa mắt chóng mặt, táo bón, thiếu máu.

Cháo lòng: dạ dày lợn nửa cái (hoặc ruột lợn 100-150g), gạo tẻ 60-80g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái lát; gạo nấu cháo với nước luộc lòng. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, hầm nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Thích hợp cho người mệt mỏi suy kiệt do làm việc quá sức, đặc biệt là sau thời gian bị các bệnh dài ngày.

Cháo hà diệp đậu xanh: hà diệp 1-2 lá, đậu xanh 50g, gạo tẻ 60g. Lá sen sắc kỹ lấy nước; đậu xanh xay vỡ. Gạo và đậu nấu cháo với nước lá sen. Giải nhiệt, giải khát, phòng chống say nắng, thích hợp với người tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì.

Cháo nếp dừa: cùi dừa non nửa trái, thái chỉ; gạo nếp 50-80g. Đem nấu cháo. Mỗi ngày cho ăn hai lần. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, mất sức dài ngày, ăn kém, táo bón.

Canh trứng gà cà chua: cà chua 250g, trứng gà 2 quả, nấu dạng canh hoặc xào nước. Dùng cho người suy nhược cơ thể, mất sức dài ngày, ăn uống kém.

Chè bột trứng gà hạt sen: hạt sen 30g, trứng gà 1-2 quả, đường 30-50g. Hạt sen nấu chín nhừ, khuấy với đường cho tan, đập trứng vào, khuấy vừa chín, cho ăn trước khi đi ngủ. Dùng cho người cơ thể suy nhược, suy nhược thần kinh.

Lương y Thảo nguyên

]]>
Món ăn thuốc từ bí đao, giải nhiệt ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-bi-dao-giai-nhiet-ngay-he-2548/ Thu, 19 Jul 2018 01:14:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-thuoc-tu-bi-dao-giai-nhiet-ngay-he-2548/ [...]]]>

Bí đao có protein, chất đường bột, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, PP, C… Theo Đông y, bí đao vị ngọt tính mát, không độc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, ích khí trừ phiền chỉ khát lợi tiểu tiêu thũng. Sau đây là một số món ăn thuốc từ bí đao.

Canh bí đao uất kim: bí đao 30g, uất kim 20g, hành 20g, muối 3g, gừng 15g, dầu vừng. Gọt vỏ bí đao, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành miếng 2x4cm, ngâm nước cho mềm. Uất kim thái miếng mỏng. Xắt khúc hành, đập gừng, cho uất kim, bí đao vào nồi, đổ nước vào, cho rượu vang, gừng, hành vào đun sôi bùng lên, sau nhỏ lửa đun 40 phút. Cho muối, dầu vừng vào là được. Ngày ăn 1 lần vào bữa cơm. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu phù, khô miệng khát nước, béo phì. Lưu ý: người bị tiêu chảy kiêng ăn.

Canh bí đao nấm hương: bí đao 100g, nấm hương 150g, gừng 5g, hành 8g, dầu vừng 25g, muối 2g, hồ tiêu bột 3g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng dài 4cm – dày 2cm; nấm rửa sạch, bỏ chân, cắt miếng chừng 4cm, thái gừng, thái hành. Đặt nồi lên bếp, cho lượng nước vừa phải, thả gừng, hành vào đun sôi, cho nấm hương, bí đao vào đun chín, nêm muối, tiêu bột, dầu vừng vào khuấy đều là được. Ăn vã hoặc ăn kèm với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, hóa đàm. Thích hợp cho người viêm dạ dày mạn, viêm thận, tiểu tiện không thông, cảm nắng, sốt cao.

Canh bí đao đậu đỏ: bí đao 300g, đậu đỏ 50g, muối 5g, gừng 15g, hành 20g, rượu 20g. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ. Đậu đỏ nhặt sạch, vo sạch. Xắt hành nhuyễn, đập dập gừng cho đậu đỏ vào nồi, cho gừng, hành, rượu, nước vừa đủ. Đặt nồi lên bếp đun sôi, hầm nhỏ lửa 50 phút rồi bỏ bí đao vào đun chín, nêm muối vừa ăn. Ngày ăn 1 lần với cơm. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu thũng. Dùng cho người bị tỳ hư, phù nề ở phụ nữ có thai. Lưu ý: người bị tiêu chảy không nên ăn.

Canh bí đao rong biển: bí đao 100g, rong biển 50g, đậu phụ 100g, muối tinh 3g, gừng 3g, hành 3g, hạt tiêu bột 2g, dầu vừng 15g. Gọt vỏ bí, bỏ ruột, rửa sạch, cắt thành từng miếng  2x4cm. Rửa sạch rong biển, thái nhỏ, đậu phụ thái miếng nhỏ. Cho rong biển, bí đao, cho nước, gừng nấu khoảng 30 phút. Sau đó cho đậu phụ, hành, muối, dầu vừng, đun tiếp nhỏ lửa 10 phút nữa là được. Ăn với cơm. Tác dụng: tiêu đờm, chống tắc nghẽn, lợi thủy, nhuận tràng, thông tiện. Thích hợp với người bị u nhọt, tiểu tiện không thông, táo bón. Lưu ý: người đái tháo đường kiêng ăn.

Cháo bí đao – lươn: bí đao lượng thích hợp, lươn 1 con (khoảng 500g). Lươn rửa sạch, cùng bí đao nấu cháo, ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: kiện tỳ, lợi thủy. Trị phù thũng do suy dinh dưỡng.

Cháo bí đao ý dĩ: ruột bí đao 20 – 30g, ý dĩ 15-20g, gạo 100g. Đem 3 vị trên rửa sạch, ruột bí đao nấu lấy nước, bỏ bã, cùng hai vị kia nấu cháo, ngày ăn 2-3 lần. Tác dụng: kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm, trị ho có đờm.

BS. Phó Đức Thuần

]]>
Nước uống giải nhiệt từ thảo dược http://tapchisuckhoedoisong.com/nuoc-uong-giai-nhiet-tu-thao-duoc-1938/ Wed, 18 Jul 2018 03:53:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nuoc-uong-giai-nhiet-tu-thao-duoc-1938/ [...]]]>

Thời tiết nắng nóng, nhu cầu về nước uống là rất cần thiết. Tuy nhiên, uống loại nước gì để vừa chống được nóng, vừa giải  được khát, vừa bảo vệ được sức khoẻ? Sau đây là 3 bài nước uống được phối ngũ từ các loại thảo dược thông thường, dễ chế biến nhưng rất hiệu quả, sử dụng được cho mọi đối tượng, giá thành lại rẻ.

Nước cam thảo hoa hoè

Nguyên liệu: cam thảo, hoa hoè, rau má, nhân trần mỗi vị 200g, hạ liên châu 60g, đậu đen 100g. (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm.

Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 40-50g, hãm với nước sôi vào bình hoặc vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được, uống dần trong ngày.

Công dụng: Giải khát chống nóng, nhuận gan mật, an thần nhẹ. Loại nước này thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là những người chức năng gan kém, tiền sử bị viêm gan virut, can khí uất kết, các bệnh về túi mật, có vàng da vàng mắt…

Nước kim ngân cam thảo rau má

Nguyên liệu: kim ngân tươi 15g, rau má khô 20g, cam thảo 12g, lá mít tươi 20g, cỏ mực tươi 15g.

Cách chế: Các vị rửa sạch cho vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống trong ngày.

Công dụng: Giải khát, chống nóng, chống ngứa, chống mụn nhọt. Rau má, cỏ mực mát gan, nhuận huyết. Lá mít tươi tăng tân dịch, chống khát, chống ngứa. Cam thảo vị ngọt, tác dụng bổ tỳ và điều hoà các dược liệu. Bài này phù hợp cho những người huyết nhiệt, cơ địa dị ứng hay bị ngứa, viêm da, mụn nhọt…

Nước rau má đinh lăng khoai khô

Nguyên liệu: rau má khô 25g, lá đinh lăng phơi khô 20g, lá đắng phơi khô 20g, cam thảo bắc 20g, khoai lang thái lát phơi khô sao vàng 30g.

Cách chế: Cho các vị vào ấm, đổ nước nấu sôi làm nước uống cho cả gia đình.

Công dụng: Thanh nhiệt, chống khát. Lá đinh lăng, lá đắng bổ tỳ, tăng tiết, cải thiện tiêu hoá. Rau má mát bổ, nhuận gan, thanh nhiệt lợi phế. Khoai lang khô vị ngọt thơm, bổ ngũ tạng, lợi phế thận, nhuận tràng, là vị có tác dụng chống khát rất tốt. Cam thảo bắc: vị ngọt bổ tỳ vị và điều hoà trung châu, điều hoà các vị trong bài. Bài này phù hợp cho mọi đối tượng, thời tiết hè oi nóng nên dùng.

Lương y Thái Hòe

]]>
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-chao-giai-nhiet-trong-ngay-he-1822/ Wed, 18 Jul 2018 03:47:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-mon-chao-giai-nhiet-trong-ngay-he-1822/ [...]]]>

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể dễ mất nước qua đường mồ hôi để thải nhiệt. Mặt khác, thử và nhiệt dễ tích lại trong cơ thể làm phát sinh các chứng bệnh như mụn nhọt, đinh độc, rôm sẩy, lở ngứa, say nắng, say nóng, viêm đường tiết niệu, trĩ hạ… Trong khi đó, công năng hấp thu và bài tiết của đường tiêu hóa lại rất dễ bị suy giảm do chúng ta uống nhiều nước và dễ lạm dụng đồ sống lạnh. Bởi vậy, việc lựa chọn, chế biến và sử dụng những đồ ăn thức uống vừa dễ ăn, dễ tiêu, cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng lại vừa có tác dụng thanh nhiệt giải thử, thải độc tiêu viêm là hết sức cần thiết.

Trong dinh dưỡng học cổ truyền, có một loại đồ ăn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đó là cháo thanh nhiệt giải thử. Thành phần cơ bản của loại cháo này là gạo và các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lương huyết hoặc thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, chúng ta đã từng biết những loại cháo như cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ, cháo trai, cháo hến… nhưng còn rất nhiều loại khác mà nhiều người chưa biết đến. Dưới đây, xin được giới thiệu một vài ví dụ điển hình.

Cháo rau muống: Rau muống 150g, thịt lợn nạc 50g, mã thầy 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Rau muống rửa sạch, thái vụn; thịt lợn xay hoặc băm nhỏ; mã thầy bỏ vỏ rửa sạch. Đem gạo vo sạch rồi cho vào nồi đun với 1.000ml nước, khi hạt gạo nở tung ra như hoa thì cho rau muống, thịt lợn và mã thầy vào ninh thật nhừ thành cháo. Khi được cho thêm dầu ăn và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, mát huyết.

Cháo mướp đắng: Mướp đắng 100g, đường phèn 50g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, khi được cho thêm đường phèn và chừng 3g muối tinh, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, tiêu độc và làm sáng mắt, dùng thích hợp cho chứng phiền khát, đái tháo đường, cảm nắng phát sốt, kiết lỵ, đau mắt đỏ, mụn nhọt, rôm sẩy…

 

Cháo đậu xanh.

Cháo đậu xanh hà diệp: Đậu xanh 30g, hà diệp tươi (lá sen) 1/4 cái, gạo tẻ 100g. Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu nước. Khi chín, cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe, phòng chống béo phì, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, trong ngực chộn rộn khó chịu…

Cháo lê ý dĩ: Lê 500g, ý dĩ 100g, đường phèn 100g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt thành quân cờ; ý dĩ đãi sạch, ngâm nước trong 30 phút, vớt ra để ráo nước. Cho cả 3 thứ vào ninh với 1.000ml nước thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, thanh tâm nhuận phổi, giải khát trừ đàm, bồi bổ sức khỏe, dùng đặc biệt tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính trong những ngày hè nóng bức.

Cháo nước mía: Gạo tẻ 100g, nước mía 200g. Gạo đãi sạch, cho vào nồi ninh thành cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài ba lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt trừ phiền, giải khát nhuận táo, bồi bổ cơ thể, dùng rất tốt cho những người mắc các chứng bệnh hô hấp mạn tính, táo bón, viêm lưỡi miệng, mụn nhọt, phiền nhiệt môi khô miệng khát…

Cháo la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Quả la hán cắt thành miếng mỏng, gạo tẻ đãi sạch, thịt lợn băm nhỏ, tất cả cho vào nồi ninh với 1.000ml nước thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, giải khát tiêu đờm, lợi hầu nhuận tràng.

Cháo đạm trúc diệp đậu đỏ: Đạm trúc diệp 100g, đậu đỏ 50g, gạo nếp 100g. Đạm trúc diệp rửa sạch, cắt nhỏ, đậu đỏ và gạo nếp đãi sạch, ngâm trương trong vài giờ, sau đó cho vào nồi nấu với 1.000ml nước, khi hạt gạo sắp nở cho đạm trúc diệp vào nấu nhừ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy giải độc, lương huyết, dùng rất tốt cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, kiết lỵ ra máu, viêm gan, tăng huyết áp, đái ra máu, mụn nhọt, lở ngứa, phù thũng do thận, do suy dinh dưỡng, xơ gan… trong những ngày hè nóng bức.

Cháo cúc hoa: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa thu hoạch vào mùa thu sương giáng, bỏ cuống, sấy hoặc phơi khô, tán thành bột; gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu với 1.000ml nước thành cháo loãng, khi được cho bột cúc hoa vào đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tán phong thanh nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, làm nhẹ đầu, sáng mắt, dùng đặc biệt tốt cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bị bệnh lý mạch vành, viêm gan, đau mắt đỏ, hay đau đầu chóng mặt, hoa mắt… trong những ngày thời tiết nóng bức.

Cháo dưa hấu: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Dưa hấu bỏ hạt, thái miếng nhỏ; cát cánh cắt thành miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ đãi sạch, ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo loãng, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, giải khát trừ phiền, lợi tiểu, dùng làm đồ giải khát, chữa chứng phát sốt, phiền muộn, bức bối, tiểu tiện vàng, lở ngứa, rôm sẩy… do thời tiết quá nóng bức.

Cháo đậu xanh ngân hoa: Đậu xanh 50g, kim ngân hoa 50g, cam thảo 10g, gạo tẻ 100g. Đậu xanh ngâm nước nửa ngày, kim ngân hoa và cam thảo sắc kỹ rồi bỏ bã lấy nước ninh với gạo và đậu xanh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giải thử, dùng thích hợp cho những người hay bị mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… trong những ngày hè nóng bức.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

 

]]>