giấc ngủ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:38:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giấc ngủ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Rối loạn hành vi giấc ngủ REM http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-hanh-vi-giac-ngu-rem-14506/ Wed, 08 Aug 2018 15:38:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-hanh-vi-giac-ngu-rem-14506/ [...]]]>

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Người mắc chứng bệnh này thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ REM. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em.

RLHV giấc ngủ REM là gì?

Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ làm 2 giai đoạn gồm NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement – Cử động mắt nhanh). Khi giấc ngủ đạt tới trạng thái REM, mắt của ta di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ. Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ. Ở những người có RLHV giấc ngủ REM (RBD), những tê liệt này không đầy đủ hoặc có thể vắng mặt hoàn toàn, vì vậy, người đó thực hiện những giấc mơ của họ, đôi khi bằng những cách đầy kịch tính hoặc bạo lực.

Việc thiếu tạm thời sự tê liệt cơ khiến cho người mắc RBD trở nên bị kích động về thể chất – người đó có thể nói chuyện, hét lên, vung mạnh tay chân đánh, đánh nhau trong lúc ngủ.

Trong một số trường hợp, người mắc RBD có thể làm bị thương bản thân hoặc người cùng chung giường. Hành vi bạo lực thể chất gia tăng khả năng hơn nếu người đó đang có một giấc mơ bạo lực hoặc ác mộng.

Người mắc hội chứng REM có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của người khác.

Người mắc hội chứng REM có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của người khác.

Nguyên nhân RLHV giấc ngủ REM

Nguyên nhân trực tiếp gây RBD chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn những người mắc RBD sau đó có thể có tiến triển nghiêm trọng hơn các vấn đề nhận thức và thần kinh.

Các nhà thần kinh học đã phát hiện ra rằng RBD phổ biến ở những bệnh nhân có các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, teo đa hệ thống (MSA), bệnh thể Lewy lan tỏa… Những người bị chứng ngủ rũ cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi RBD.

RBD có thể là tiền thân của một số bệnh thoái hoá cơ tim. Một nghiên cứu cho thấy 38% bệnh nhân bị RBD phát triển các triệu chứng của bệnh Parkinson khoảng 12 – 13 năm sau đó.

RBD có liên quan đến sự thờ ơ, điểm số chú ý thấp, có các vấn đề nhận thức, các vấn đề về chức năng điều hành và lo lắng.

Nó cũng có thể là một phản ứng bất lợi đối với một số loại thuốc và nó có thể xảy ra trong quá trình cai nghiện nghiêm ngặt. Những người nghiện rượu đột ngột thiếu rượu có thể gặp RBD.

Các nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm kích hoạt rối loạn hành vi giấc ngủ REM trong khoảng 6% người dùng. Bằng chứng khoa học cũng chỉ ra có mối liên kết RBD với rối loạn stress sau chấn thương và có thể xuất hiện ở những người gần đây đã trải qua chấn thương.

RBD có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác như buồn ngủ ban ngày, ngưng thở khi ngủ, rối loạn vận chuyển chân tay định kỳ và chứng ngủ rũ.

Làm thế nào để chẩn đoán?

Một số rối loạn giấc ngủ khác có thể bị nhầm lẫn với RBD. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được quan sát suốt đêm. Hoạt động của não và cơ sẽ được theo dõi trong suốt các chu kỳ ngủ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Vì RBD có thể là tiền thân của các rối loạn thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như chứng sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson, nên hỏi chuyên gia về thần kinh nếu một người các triệu chứng của RBD. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson có thể không xuất hiện trong hơn 10 năm sau khi bắt đầu điều trị RBD, bệnh nhân nên đi khám thường xuyên.

Theo thời gian, các hành vi, hoạt động liên quan đến RBD có thể trở nên nặng nề hơn, bạo lực hơn, vì vậy, điều quan trọng phải đi khám bệnh và được điều trị sớm.

 

Vài cách bệnh nhân và người ngủ cùng giường an toàn:

Sử dụng nệm trên sàn nhà hoặc đặt các nệm quanh giường.

Xem xét việc lắp ráp giường không nên cao quá.

Nếu ngủ giường tầng, nên ngủ ở tầng trệt.

Loại bỏ đồ đạc và vật sắc nhọn ra khỏi giường.

Loại bỏ các vật thể nguy hiểm tiềm ẩn khỏi phòng ngủ.

BS. Trịnh Thanh Hoài

]]>
7 thói quen để có một giấc ngủ tốt http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thoi-quen-de-co-mot-giac-ngu-tot-13789/ Sun, 05 Aug 2018 05:39:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-thoi-quen-de-co-mot-giac-ngu-tot-13789/ [...]]]>

Thế nhưng ngủ tốt cũng là một phần quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh.  Những thói quen sau sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và tốt hơn…

Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một giấc ngủ chất lượng là sự thống nhất của lịch trình giấc ngủ. Thời gian chính xác mà bạn thức dậy không quan trọng bằng việc giữ nó thường xuyên và tạo thành một thói quen. Thức dậy vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày khiến cho đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn được lập trình một cách hoàn hảo. Điều này cần phải thực hiện hàng ngày. Ngay cả với những ngày được nghỉ hay những ngày cuối tuần cũng không được ngủ nướng vì nếu không thói quen này vô tình phá vỡ lịch trình thức dậy đúng giờ của bạn.

Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ vào giờ nhất định và ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ đồng hồ/đêm và dậy đúng giờ.

7 thói quen để có một giấc ngủ tốtGiấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Sau khi thức dậy, ngoài việc tập thể dục, một trong những điều mà bạn nên làm là đi ra ngoài và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Việc này sẽ giúp nhịp sinh học của cơ thể hoạt động đúng hướng và làm tăng nồng độ serotonin, từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tận hưởng một giấc ngủ sâu hơn và thức dậy tươi tỉnh hơn. Khoảng thời gian lúc sáng sớm là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời mát dịu và chứa nhiều vitamin D rất tốt cho cơ thể.

Nếu chúng ta có thói quen uống cà phê thì nên uống vào buổi sáng. Bởi chất caffein trong cà phê có thể phải mất từ 4-6 giờ mới thải trừ ra khỏi cơ thể bạn. Nếu sử dụng caffein quá muộn vào buổi chiều hoặc buổi tối chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

7 thói quen để có một giấc ngủ tốtKhông nên uống cà phê buổi tối dễ gây mất ngủ.

Không nên tập thể dục quá muộn

Hoạt động thể chất thường xuyên rất tốt cho giấc ngủ. Đối với những người bận rộn không có thời gian tập thể dục vào buổi sáng có thể tập luyện vào buổi chiều tối nhưng không nên tập thể dục quá muộn. Hãy kết thúc việc tập này ít nhất 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.Vì một trong những điều tự nhiên xảy ra khi chúng ta rơi vào giấc ngủ là nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống.  Việc tập thể dục có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Quá trình để cơ thể hạ nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến thời gian mà chúng ta đi vào giấc ngủ…

Nên ăn một bữa ăn tối nhỏ và không ăn quá muộn

Ăn các bữa ăn lớn quá gần giờ đi ngủ làm cho cơ thể bạn có quá ít thời gian để tiêu hóa trước khi bạn nằm xuống giường đi ngủ. Thói quen này không chỉ phá vỡ giấc ngủ của bạn mà còn gây hậu quả lâu dài. Ví dụ gây đường cao trong máu làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường.

Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động theo chu kỳ giống như các hormon, áp lực máu, nhiệt độ cơ thể… Nếu bạn ăn quá muộn vào ban đêm, cơ thể bạn sẽ không phản ứng theo cách thông thường, sẽ gây ra các rối loạn, trong đó có giấc ngủ.

Tắt các thiết bị gây âm thanh trước khi đi ngủ

Một giờ trước khi ngủ, hãy tắt tivi, máy tính và chuông điện thoại để cơ thể được thoải mái và thư giãn. Nếu nói chuyện điện thoại hay xem tivi… làm cơ thể phóng thích hormon, nó có tác động tương tự lên cơ thể khi bạn bị căng thẳng. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng ánh sáng màu xanh phát ra điện thoại của bạn sẽ ức chế melatonin – một hormon có liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Vì vậy, cần phải tắt các thiết bị âm thanh, điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ và không bao giờ sử dụng các thiết bị này khi bạn còn đang ở trên giường.

Nên đi ngủ trước 11 giờ đêm

Hãy cố gắng kết thúc công việc trước 11 giờ đêm để lên giường tận hưởng giấc ngủ ngon lành, chắc chắn bạn sẽ thấy khỏe mạnh và hạnh phúc, yêu đời hơn rất nhiều. Ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp bạn làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày hiệu quả hơn. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Bạn sẽ dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… và dễ rơi vào tình trạng mất ngủ.

 

Nguyễn Thanh Phúc

((Theo time))

]]>
7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/7-hoi-chung-giac-ngu-nguy-hiem-13756/ Sun, 05 Aug 2018 05:34:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-hoi-chung-giac-ngu-nguy-hiem-13756/ [...]]]>

Hội chứng không ngủ

Hội chứng mất ngủ trong gia đình (tên tiếng anh Fatal Famillial Insomnia – FFI) là căn bệnh phát sinh do một rối loạn gene hiếm gặp và được chẩn đoán phát hiện trong khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới. FFI là căn bệnh có diễn biến bí ẩn với những triệu chứng mất ngủ triền miên có thể kéo dài đến vài tháng không rõ nguyên nhân. Người mắc chứng bệnh này thường rơi vào trạng thái trằn trọc không thể ngủ, đầu óc lơ mơ. FFI là căn bệnh khó chẩn đoán bởi các triệu chứng của nó cũng giống như bệnh mất trí nhớ, nghiện rượu và viêm não. Hội chứng này thường xảy ra ở người từ 32 – 62 tuổi và có thể dẫn đến tử vong trong vòng từ 12 – 18 tháng.

Đột tử về đêm

Đột tử về đêm hay còn gọi là hội chứng Brugada là hội chứng rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng có thể có tính di truyền. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ gia tăng nhịp thất. Nhiều người mắc hội chứng Brugada không có bất cứ triệu chứng nào, do đó không biết gì về tình trạng của mình. Căn bệnh này xuất hiện vào những năm 1980, có tần suất cao ở các nước Đông Nam Á. Người ta phát hiện những người đàn ông trẻ di cư từ các nước Đông Nam Á sang Mỹ bị chết đột ngột trong lúc ngủ nhưng trước đó hoàn toàn khỏe mạnh và không có bệnh tim. Sau đó, ở đầu thập niên 1990, bệnh này được mô tả ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản. Năm 1998, các nhà khoa học thấy rằng đột tử về đêm xảy ra ở khắp nơi trên thế giới có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng giống nhau, không giới hạn vùng địa lý nào.

7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểm7 hội chứng giấc ngủ nguy hiểmTắc nghẽn đường thở – Một trong những rối loạn giấc ngủ nguy hiểm.

 

Hiện tượng “giật cơ lúc ngủ”

Hay còn gọi là hypnic jerk, xảy ra khi các cơ bắp, đặc biệt là ở chân vô tình co bóp đột ngột. Hiện tượng này gây tranh cãi trong giới khoa học và nhiều giả thuyết được đưa ra. Nhiều người cho rằng sự thức tỉnh bất ngờ cho phép chúng ta kiểm tra môi trường lần cuối – đảm bảo xung quanh thực sự an toàn để chìm vào giấc ngủ – bằng cách tạo ra phản ứng giống như giật mình. Một giả thuyết khác cho rằng hiện tượng này cho phép chủ thể kiểm tra sự ổn định vị trí cơ thể trước khi ngủ, đặc biệt nếu nằm ở nơi không bằng phẳng. Lý thuyết khác cho rằng hiện tượng hypnic jerk chỉ đơn thuần là một triệu chứng nhượng bộ của hệ thống sinh lý giai đoạn đầu của giấc ngủ khi chuyển đổi từ cơ chế thức sang cơ chế ngủ của cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ

Đây là một rối loạn giấc ngủ thường gặp, xảy ra khi đường hô hấp liên tục bị tắc nghẽn, hạn chế lượng không khí đến phổi. Những người bị rối loạn này thường ngáy to, đôi khi kèm theo tiếng khịt mũi hoặc tiếng thở như bị nghẹt. Lượng không khí trong phổi ít đi khiến cho não bộ và cơ thể không được cung cấp đủ oxy khiến người bệnh tỉnh dậy trong đêm. Ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung vào ngày hôm sau và dẫn đến một số hậu quả tiêu cực với sức khỏe bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tiền đái tháo đường, đái tháo đường và trầm cảm.

Hội chứng người đẹp ngủ

Hội chứng Kleine – Levin (KLS) hay còn gọi là hội chứng người đẹp ngủ là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, người bệnh thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy để ăn uống và vệ sinh. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm. Người bệnh thường không có khả năng chăm sóc mình, họ nằm lì trên giường, tỏ ra kín đáo và mệt mỏi kể cả lúc tỉnh táo. Theo các chuyên gia, hội chứng này thường phát bệnh trong thời thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể do khuynh hướng di truyền hoặc là kết quả của một rối loạn tự miễn dịch dẫn đến chứng bệnh này.  Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhưng căn bệnh này sẽ tự khỏi sau 8 – 12 năm.

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ

Rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nhà nghiên cứu chia giấc ngủ thành 2 giai đoạn NREM (non rapid eye movement) và REM (rapid eye movement). Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái liệt cơ, ở những người mắc rối loạn hành vi giấc ngủ REM, những tê liệt này không đầy đủ hoặc không có, vì vậy người đó thực hiện những giấc mơ của họ bằng các hành động bạo lực, kịch tính. Người mắc bệnh này thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ REM. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, rất hiếm thấy ở phụ nữ và trẻ em.

Hội chứng nghiến răng lúc ngủ

Hội chứng nghiến răng lúc ngủ có tên tiếng Anh là bruxism là bệnh nhai hay nghiến răng vào ban đêm lúc ngủ hay ban ngày. Phụ nữ thường bị chứng bruxism nhiều hơn vào ban ngày. Hàm răng của những người mắc chứng bruxism thường bị mòn hoặc có vết nứt, gãy ở chân. Người bệnh nặng có thể bị nhức đầu, đau tai, đau các cơ bắp, hàm vì các cơ này phụ trách cử động xuống hàm dưới phải hoạt động quá nhiều, một phần do khớp hàm – thái dương bị tổn thương. Nghiến răng lúc ngủ được xem là một rối loạn cử động liên hệ tới gấc ngủ. Bruxism thường đi kèm với các rối loạn khác của giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Minh Huệ

((Theo listverse ))

]]>
Đau vẫn hoàn đau http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ [...]]]>

Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.

Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng lại cứ tái đi, tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội vì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”. Hôm qua uống một viên, hôm nay uống 2 viên để có tác động gấp đôi? Nghe như có vẻ rất là logic phải không?

Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau “vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị. Bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.

Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol ( tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng và sẵn sàng lòi mặt… độc khi bạn dùng không đúng cách. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc. Khoảng 44% số người đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.

Đau vẫn hoàn đauNếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề

Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.

Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy nếu dùng những lại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một thí dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu… thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.

Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là… ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga… Những liệu pháp này đã được con người áp dụng hàng bao thế kỷ nay và đã “giải thoát” cho hàng triệu triệu người cho nên bạn cũng không là ngoại lệ. Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây… “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)

]]>
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ: Chớ chủ quan… http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-o-tre-nho-cho-chu-quan-11215/ Wed, 25 Jul 2018 09:10:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/roi-loan-giac-ngu-o-tre-nho-cho-chu-quan-11215/ [...]]]>

Nếu để tình trạng này kéo dài  có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày khác nhau.

Trẻ sơ sinh: Những tuần đầu mới sinh, em bé có thể ngủ từ 18h- 20h/ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo qui luật, thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ gần đủ thời lượng thì khả năng bé thức khuya cao.

Trẻ <6 tháng: Ngủ theo nhu cầu. Độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức-ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài  khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng. Giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc. Tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.

Trẻ từ 18 tháng: Trẻ ít có nhu cầu ngủ ban ngày.

Trẻ từ 2,5 tuổi – 5 tuổi: Trẻ rất ít ngủ ngày vì đây là độ tuổi trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và tiếp nhận nhiều kích thích từ môi trường bên ngoài, phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm.

 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Trẻ sẽ quấy khóc khi bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây RLGN của trẻ

Nguyên nhân sinh lý: Có 2 dạng giấc ngủ REM – NREM (giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ), nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn… Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá…

Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ… cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Cho trẻ ngủ sai cách:

• Ngủ quá nhiều vào ban ngày (ngủ quá 5 giờ chiều).

• Giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài quá nhiều: Võng, nôi điện, thậm chí vào bố mẹ, nếu không có những yếu tố trên bé nhất định không ngủ.

• Chỗ ngủ của trẻ cần ấm cúng, ít gió, yên tĩnh. Nếu trẻ ngủ trong môi trường quá ồn ào, quá nhiều ánh sáng hoặc phải thay đổi chỗ ngủ thường xuyên sẽ tạo cảm giác không an toàn, khó ngủ.

Khắc phục RLGN ở trẻ dưới 3 tuổi

Nên làm

• Tập thói quen tốt trước ngủ bằng các hoạt động cá nhân như rửa mặt, rửa tay chân, tắm, massage, thay quần áo thoáng mát cho trẻ… Nên làm hàng ngày, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo cho trẻ phản xạ có điều kiện.

• Tạo cảm giác an toàn  trước khi ngủ bằng cách cho bé mang theo những vật mà bé yêu thích lên giường như gấu bông, búp bê, gối ôm, vỗ về bé khi cần thiết….

• Duy trì thời gian ngủ và thức hằng định ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần so với ngày trong tuần.

• Sử dụng thảo dược: Tía tô đất, hoa lạc tiên… nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng phù hợp theo quy định có thể giúp trẻ an dịu thần kinh nhẹ nhàng, an toàn và dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng quấy khóc ban đêm.

Không nên làm

• Ăn khi ngủ: Dễ sặc, sâu răng, dễ rối loạn tiêu hóa.

• Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Bé sẽ không ngủ suốt đêm nếu như bé không biết phân biệt giữa ngày và đêm, không biết sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối. Nên giữ phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và hạn chế ánh sáng lọt vào khi trời tối.

• Vận động quá nhiều, xem tivi, chơi game trước khi ngủ.

• Sử dụng nhiều loại thuốc trước khi ngủ: Một số loại vitamin, thuốc bổ kích thích hệ thần kinh khiến trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị thức dậy trong đêm.

DS. Trịnh Thu Hồng

]]>
Ngủ đúng cách ở trẻ em có thể ngăn ngừa ung thư sau này http://tapchisuckhoedoisong.com/ngu-dung-cach-o-tre-em-co-the-ngan-ngua-ung-thu-sau-nay-10764/ Wed, 25 Jul 2018 08:07:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngu-dung-cach-o-tre-em-co-the-ngan-ngua-ung-thu-sau-nay-10764/ [...]]]>

Theo GS Bernard Fuemmeler, ĐH Virginia Commonwealth cho biết: “Béo phì ở trẻ thường dẫn tới béo phì sau này. Trẻ có nguy cơ cao hơn bị ung thư liên quan tới béo phì khi trưởng thành”.

Nghiên cứu được tiến hành trên 120 trẻ ở độ tuổi trung bình là 8 tuổi.

Để theo dõi chu kỳ ngủ – thức, trẻ đã đeo máy gia tốc liên tục trong 24 giờ mỗi ngày trong thời gian ít nhất 5 ngày.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng thời gian ngủ ngắn hơn có liên quan với điểm z chỉ số khối cơ thể cao hơn (chỉ số khối cơ thể được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính).

Nhịp nghỉ ngơi-hoạt động gián đoạn hơn và tính đa dạng trong ngày- một phương pháp đo tần xuất và mức độ chuyển tiếp giữa giấc ngủ và hoạt động- tăng cũng được thấy là có liên quan với chu vi vòng bụng lớn hơn

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù thời gian ngủ là quan trọng, việc kiểm tra các chỉ dấu chất lượng giấc ngủ có thể giúp ích cho việc đưa ra các chiến lược ngăn ngừa béo phì ở trẻ.

Fuemmeler cho biết: “Ngày nay, nhiều trẻ em không ngủ đủ có thể do nhiều yếu tố làm gián đoạn giấc ngủ như các thiết bị màn hình trong phòng ngủ. Theo thời gian đây có thể là một yếu tố nguy cơ của béo phì”.

“Do mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và nhiều loại ung thư, phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là phòng ngừa ung thư.”

 

BS Thu Vân

(Theo THS)

]]>
Cách ổn định giấc ngủ cho học sinh mùa thi http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-on-dinh-giac-ngu-cho-hoc-sinh-mua-thi-10482/ Wed, 25 Jul 2018 07:08:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-on-dinh-giac-ngu-cho-hoc-sinh-mua-thi-10482/ [...]]]>

Ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người vì mỗi người cần 1/3 cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng giấc ngủ rất cần thiết cho con người. Nhu cầu ngủ của con người không giống nhau, trung bình cần  6-9 giờ mỗi ngày. Các chức năng của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu.

Vai trò của giấc ngủ ban đêm đối với cơ thể là vô cùng quan trọng

Nhờ giấc ngủ mà cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên giấc ngủ đêm là rất cần thiết, thời lượng ngủ ngày cho dù nhiều như đêm cũng không thể thay thế được giấc ngủ đêm. Vì vậy không những cần ngủ đủ giờ  mà còn không nên “ngủ ngày cày đêm”. Những trường hợp mất ngủ hoặc thiếu ngủ sẽ dẫn đến các bệnh tâm thần, ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.

 

Trong mùa thi, áp lực học tập khiến học sinh dễ bị mệt mỏi, căng thẳng.

Trong mùa thi, áp lực học tập khiến học sinh dễ bị mệt mỏi, căng thẳng.

Đối với học sinh mùa thi

Vì cần nhiều thời gian để học bài, ôn bài nên thời gian ngủ không đầy đủ. Nhiều học sinh tranh thủ học, học trưa, học tối, thâu đêm suốt sáng. Như vậy cơ thể cũng như thần kinh không được nghỉ ngơi, không có điều kiện để phục hồi là hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, mùa thi là mùa hè nóng bức, độ ẩm cao, ăn uống không hợp lý, thiếu chất, thiếu vitamin, thiếu nước uống làm cho cơ thể thêm mệt mỏi. Áp lực thi cử nặng nề, có người tự đặt cho mình mục tiêu quá cao hoặc cao hơn khả năng của mình, cộng thêm áp lực do gia đình, nhà trường tạo ra làm cho học sinh càng thêm căng thẳng về tinh thần. Mệt mỏi về cơ thể, căng thẳng về tinh thần làm cho học sinh khi ngủ sẽ khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay mộng mị. Điều này làm cho học sinh thiếu về thời gian và giảm chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này làm cho người học khó tiếp thu bài, tập trung chú ý kém, trí nhớ sẽ giảm, như vậy chất lượng học tập sẽ giảm và kết quả thi chắc chắn không được như ý.

Một số trường hợp, để chống lại cơn buồn ngủ, học sinh sử dụng cà phê, chè,… Tuy nhiên nếu uống vào buổi tối sẽ gây khó ngủ khi đi ngủ. Một số bệnh lý tâm thần hay gặp ở lứa tuổi học sinh như rối loạn stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể tăng lên vào mùa thi khi mà học sinh bị căng thẳng, bị áp lực, thiếu ngủ, ăn uống không đảm bảo, nghỉ ngơi không hợp lý… Tất nhiên khi đó kết quả thi sẽ không tốt, thậm chí rất không tốt. Kết quả thi không tốt sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc có trường hợp chưa bị bệnh có thể làm bệnh khởi phát.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giữ gìn sức khỏe, đạt được kết quả thi tốt nhất có thể, học sinh cần có kế hoạch học tập tốt, có chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước. Kết hợp tập thể dục, vui chơi giải trí, không tạo áp lực quá lớn, đặc biệt cần ngủ đủ thời gian và có giấc ngủ tốt. Để ngủ tốt, phòng ngủ cần thoáng mát về mùa hè, không bị ồn ào. Trước khi ngủ không nên dùng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, bia, thuốc lá. Khi đi ngủ cần để đầu óc được nghỉ ngơi, không nên tiếp tục suy nghĩ, lo lắng,… có thể sử dụng một số thuốc vào buổi sáng như vitamin B1, B6, B12, nootropin, tanakan để bồi dưỡng sức khỏe, tăng trí nhớ và cũng giúp giấc ngủ tốt hơn.

PGS.BS. Minh Đức

]]>
Trẻ cao nhờ ngủ đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ Wed, 25 Jul 2018 04:57:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ [...]]]>

Con trai tôi 2 tuổi, cháu ăn tốt nhưng mới cao 80cm, thấp hơn so với chuẩn dinh dưỡng (87cm). Xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để thúc đẩy chiều cao cho bé?

Lê Thị Hương (Hải Dương)

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say. Vì vậy hãy quan tâm đến vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ vì giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của con bạn. Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực

Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai:13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi), ở giai đoạn này, trẻ có thể tăng 10 -15cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như: Chạy, bơi lội, tập xà… thì có thể cải thiện được chiều cao tốt hơn nữa. Vì vậy chị không nên quá lo lắng.

Bác sĩ Kim Mai

 

 

]]>
Bài thuốc chữa chứng mất ngủ http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-chung-mat-ngu-2169/ Wed, 18 Jul 2018 04:46:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-chung-mat-ngu-2169/ [...]]]>

Sở dĩ thần không yên là do tà khí bên ngoài xâm nhập tâm hoặc do ăn uống quá mức sinh ra đờm hỏa đọng lại trong tâm quấy nhiễu, hay do dinh khí không đủ để nuôi dưỡng âm huyết. Những nguyên nhân ấy sinh ra chứng mất ngủ”.

Có 5 nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ:

Tâm và tỳ hư yếu: Lao động mệt nhọc hoặc suy nghĩ quá nhiều làm tổn thương đến tâm và tỳ, huyết dịch của tâm hao tổn, tâm thần không ổn định nên sinh ra mất ngủ kinh niên.

Triệu chứng: Sắc mặt không tươi, người mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn uống không ngon miệng, hay quên, tim hồi hộp, đêm ngủ lơ mơ hoặc thức trắng đêm không ngủ được, mạch tế hoặc sác.

Điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ.

Bài thuốc “Dưỡng tâm thang”: hoàng kỳ 16g; phục linh, phục thần, bá tử nhân, nhân sâm, đương quy (quy thân) mỗi vị 12g; chích thảo 4g, bán hạ (chế) 10g; viễn chí (bỏ lõi), xuyên khung, ngũ vị tử mỗi vị 8g, nhục quế 6g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Do âm suy hỏa vượng: bắt nguồn từ thận thủy yếu, chân âm suy không sinh ra được nhiều huyết đưa lên tâm (tim), tâm thiếu huyết hỏa của tâm cang thịnh, tâm phải làm việc nên mất ngủ hoặc trằn trọc không ngủ được. Mặt khác, bản thân tạng thận cũng có thủy hỏa (âm dương) khi âm suy thì dương của thận càng vượng, hỏa bốc lên cũng sinh ra chứng mất ngủ.

Triệu chứng: Đầu nặng, hay choáng váng, tai ù, tâm phiền, tân dịch ít nên hay khô miệng, đối với tuổi trung niên thường hay mộng tinh, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủÂm suy hỏa vượng sinh chứng mất ngủ: bắt nguồn từ thận yếu.

Điều trị: Tư âm thanh hỏa.

Bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan”: sinh địa (tẩy rượu) 16g, đan sâm16g, hắc táo nhân 20g; nhân sâm, đương qui (thân), bá tử nhân, huyền sâm, phục linh, cát cánh mỗi vị 12g; viễn chí, thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 8g: Gia thêm thạch xương bồ 10g, phục thần 12g. Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, lấy chu sa đã thủy phi giảm độc lượng vừa đủ làm áo.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần trước khi ăn trưa và trước khi đi ngủ 15 phút, uống với nước sắc đăng tâm. Tùy theo chứng trạng và thể trạng của bệnh nhân có thể dùng bài “Hoàng liên a giao thang” hoặc bài “Chu sa an thần hoàn” để điều trị.

Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư sinh chứng mất ngủ: Một yếu tố làm cho người ta ngủ tốt là khí của tâm và đởm tốt, làm cho con người điềm tĩnh, ban ngày làm việc tốt, ban đêm ngủ đẫy giấc. Khi khí của tâm và đởm hư suy làm cho con người yếu đuối, hay sợ hãi, đêm ngủ không yên “khi tâm và đởm yếu nên gặp việc khó hay sợ hãi, đêm nằm chiêm bao thường thấy những điều sợ hãi, khi tỉnh dậy thấy khó chịu và không ngủ lại được, có khi mất ngủ cả đêm”, cũng có trường hợp gặp sự việc bất thường làm hoảng sợ dẫn đến đởm khiếp, tâm khí tổn hao mà sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng: do đởm khiếp, tâm hoang mang nên gặp việc hay sợ hãi, nằm ngủ hay thấy chiêm bao sợ hãi, khi tỉnh dậy vẫn sợ hãi, mạch huyền tế. Điều trị: Bổ tâm khí để định chí.

Bài thuốc: “An thần định chí hoàn”: phục linh, thạch xương bồ, long xỉ, phục thần mỗi vị 12g; nhân sâm 8g, viễn chí 8g, tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể phối hợp với bài “toan táo nhân thang” để điều trị:

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ.

Do tỳ vị không điều hòa: Vị (dạ dày) không điều hòa làm thức ăn và đờm hỏa tích lại trong bụng, gây ra chứng mất ngủ.

Triệu chứng: đờm nhiều hay khạc ra đờm, miệng đắng, mắt mờ, buồn bực, trong vùng ngực khó chịu, đại tiện không thư sướng, vùng thượng vị đầy tức do thức ăn lưu lại, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị: Điều hòa tỳ vị, tiêu thực, hóa đờm.

Bài thuốc: “Ôn đởm thang”: trúc nhự 8g, chỉ thực 8g; bán hạ (chế), quất hồng bì, phục linh mỗi vị 12g, cam thảo 6g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Nếu thực tích quá nặng, dùng bài “ Bảo hòa hoàn”: bán hạ (chế)10g, sơn tra 8g; thần khúc, phục linh, trần bì, la bặc tử, liên kiều, mạch nha mỗi vị 12g.

Cách dùng: ngày 1 thang sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn. Bài thuốc dùng cho cả trẻ em và người lớn.

Do suy nhược cơ thể sinh chứng mất ngủ: sau khi ốm đã điều trị bệnh khỏi, hoặc phụ nữ sau khi sinh, hoặc người cao tuổi khí huyết hư yếu, tạng tâm và tỳ hư suy, tâm thần không yên sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng: Cơ thể gầy còm, sắc mặt trắng bợt, ăn uống kém hay có cơn mệt bất thường, giấc ngủ không sâu, nửa đêm tỉnh dậy rồi không ngủ lại được, lưỡi  nhạt, mạch tế sác.

Điều trị: bổ khí dưỡng huyết, bổ tâm an thần.

Bài thuốc: “Qui tỳ thang”: hắc táo nhân 20g, chích hoàng kỳ 16g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, chích cam thảo 4g; nhân sâm, đương qui, long nhãn nhục, bạch truật, sinh khương, phục thần, đại táo mỗi vị 12g. Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>