giác mạc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 06:02:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giác mạc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đục rìa giác mạc – Cẩn thận bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/duc-ria-giac-mac-can-than-benh-tim-mach-13991/ Sun, 05 Aug 2018 06:02:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duc-ria-giac-mac-can-than-benh-tim-mach-13991/ [...]]]>

Nếu ranh giới này không còn sắc nét mà xuất hiện một vòng cung mờ có thể một phần hoặc cả chu vi của lòng đen, đó là dấu hiệu “đục rìa giác mạc”.

Dấu hiệu của đục rìa giác mạc

Đục rìa giác mạc hay arcus senilis xuất hiện dưới dạng một vòng tròn hay vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh quanh giác mạc mắt. Vòng tròn hoặc vòng cung sẽ có đường viền ngoài sắc nét nhưng đường viền bên trong mờ. Dấu hiệu này không thực rõ ràng nên nhiều người không để ý.

Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi nhưng có thể ở mọi lứa tuổi, hiếm khi gặp ở trẻ sơ sinh. Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới.

Bởi đục rìa giác mạc không làm cho tầm nhìn hay tình trạng thị lực xấu đi, vì thế không được coi là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, lúc này rất nên đến bác sĩ khám để đảm bảo rằng không có nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không được điều trị.

Đặc biệt, nếu dấu hiệu này xuất hiện ở người trẻ dưới 45 tuổi càng cần một cuộc kiểm tra sức khỏe. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn mỡ máu, cholesterol tăng cao, xơ vữa động mạch. Đây là một gợi ý sớm để quan tâm tới sức khỏe tim mạch khi thấy dấu hiệu này.

Khi bị đục rìa nhân mắt, nên có một chế độ ăn phù hợp.

Khi bị đục rìa nhân mắt, nên có một chế độ ăn phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Phần lớn những người bị arcus senilis là những người lớn tuổi, vì nguyên nhân chính gây ra do tình trạng lão hóa. Trên thực tế, gần 100% người trên 80 tuổi sẽ bị ảnh hưởng. Khoảng 60% người trên 60 tuổi cũng sẽ có triệu chứng này.

Arcus senilis xảy ra do chất béo, thường được gọi là lipid, hình thành ở phần ngoài của giác mạc. Chất béo trong máu có thể được tích lũy từ thực phẩm giàu chất béo trong chế độ ăn uống và cũng được sản xuất ra bởi gan của chúng ta.

Cholesterol là một loại chất béo xuất hiện trong máu. Cholesterol tăng cao dẫn đến tình trạng xơ vữa trong lòng mạch, là nguyên nhân của các căn bệnh tim mạch, đột quỵ…

Nếu arcus senilis xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi, rất cần thiết xét nghiệm để kiểm tra cholesterol trong máu có cao hay không.

Nếu cholesterol trong máu cao, nguyên nhân có thể là do các yếu tố lối sống hoặc tình trạng di truyền được gọi là chứng loạn dưỡng tinh thể Schnyder trung tâm. Tình trạng này gây ra các tinh thể cholesterol tạo thành ở giác mạc trung tâm cùng với arcus senilis ở giác mạc ngoại vi.Đục rìa giác mạc.

Đục rìa giác mạc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu phát hiện ra vòng cung khả nghi bao quanh mống mắt của mình, hãy đến bác sĩ mắt khám để được chẩn đoán xác định arcus senilis.

Nếu nghi ngờ cả arcus senilis và xơ vữa động mạch, người ta thường được giới thiệu đến bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tim mạch.

Xét nghiệm máu là rất cần thiết để xem ai đó có bị cholesterol cao, rối loạn mỡ máu. Nếu cholesterol cao, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp và chương trình tập thể dục để giảm cholesterol trong máu.

Có thể chỉ định siêu âm Doppler các động mạch, đặc biệt ở những người có tăng huyết áp, đái tháo đường để phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc dùng để giảm lượng cholesterol bao gồm: thuốc statin (như atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin và rosuvastatin); thuốc ức chế hấp thu cholesterol như ezetimibe, tăng tiết dịch mật cholestyramin, colesevelam, colestipol…

Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, nó còn là nơi để bạn sớm nhìn ra tình trạng sức khỏe của bản thân. Vì thế, hãy quan tâm tới nó không chỉ vì vẻ đẹp của mình.

BS. Hồng Minh

]]>
Dấu hiệu loét giác mạc http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-loet-giac-mac-13811/ Sun, 05 Aug 2018 05:41:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-loet-giac-mac-13811/ [...]]]>

Dấu hiệu giác mạc bị loét là như thế nào? Xin bác sĩ cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh loét giác mạc?

Vương Thanh Nhung (Yên Bái)

Loét giác mạc là một trong những tổn thương rất nặng của giác mạc. Đây là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Loét giác mạc chính là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc: do vi khuẩn, do nấm, do virut hoặc do ký sinh trùng.

Khi giác mạc còn nguyên vẹn thì hầu hết các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc. Nhưng khi bị một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào bề mặt của giác mạc, các tác nhân nói trên sẽ xâm nhập vào giác mạc và gây loét.

Ngoài chấn thương, thì một số bệnh tại mắt như lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt; do những phương pháp điều trị bệnh mắt phản khoa học… cũng gây loét giác mạc. Khi bị loét giác mạc, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị đỏ, đôi khi sưng nề, mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực bệnh nhân giảm nhiều, trường hợp nặng mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng.

Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng. Khi điều trị khỏi bệnh sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Trường hợp bệnh nặng, điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Chính vì thế, ngoài việc phòng ngừa chấn thương, phòng các bệnh về mắt, khi thấy có những biểu hiện khó chịu thì không nên tự ý điều trị, mà phải đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.

BS. Nguyễn Thu Hiền

]]>