giá rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 24 Nov 2018 15:16:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png giá rét – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cảnh giác huyết áp tăng đột ngột khi lạnh bất thường http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-huyet-ap-tang-dot-ngot-khi-lanh-bat-thuong-17033/ Sat, 24 Nov 2018 15:16:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-huyet-ap-tang-dot-ngot-khi-lanh-bat-thuong-17033/ [...]]]>

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Giai đoạn tiền tăng huyết áp (bắt đầu tăng huyết áp): Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120-139mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89mmHg).

Tăng huyết áp, khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp mục tiêu (huyết áp chuẩn nhất) là 120/80mmHg.

 

Tăng huyết áp gây nguy cơ tai biến như đột quỵ

Tăng huyết áp gây nguy cơ tai biến như đột quỵ

Một số biến chứng chính của tăng huyết áp

Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp, cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê mới biết là bị tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp rất khó phát hiện, 90% không có biểu hiện điển hình, một số trường hợp có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức nhẹ ở ngực, hay nặng sau gáy… Một số trường hợp khi huyết áp tăng quá cao dẫn đến những biến chứng cấp, lúc đó bản thân hoặc người nhà mới biết bị tăng huyết áp. Trong thực tế, nếu tăng huyết áp kéo dài và không được điều trị sẽ gây các biến chứng về tim như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…  Tăng huyết áp có thể gây biến chứng về não như xuất huyết não, nhũn não và thận cũng sẽ bị ảnh hưởng khi bị tăng huyết áp kéo dài như suy thận. Tăng huyết áp có thể làm tổn thương đáy mắt thể hiện như mắt mờ, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị. Ngoài ra, tăng huyết áp còn có thể gây biến chứng về mạch máu như phình hoặc phình tách thành động mạch…

 

Người tăng huyết áp cần ăn nhiều rau củ.

Người tăng huyết áp cần ăn nhiều rau củ.

Tại sao khi thời tiết lạnh, nguy cơ tăng huyết áp gia tăng?

Chúng ta biết huyết áp là lực của máu tác động lên tim và thành động mạch, vì vậy, khi thời tiết lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng co thành mạch, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Nếu một người đang bị tăng huyết áp, gặp lạnh đột ngột (vừa nằm trong chăn, thức dậy bị lạnh đột ngột, hoặc người bị tăng huyết áp tắm, rửa nước lạnh hoặc người bị tăng huyết áp ra khỏi nhà khi nhiệt độ ngoài trời thấp…) rất dễ làm huyết áp tăng đột ngột. Trời lạnh sẽ làm tăng huyết áp, nếu lạnh đột ngột sẽ còn nguy hiểm hơn, huyết áp đột ngột gia tăng do co mạch đột ngột. Người bị tăng huyết áp bị lạnh đột ngột sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, mất nhiệt, càng bị nhiễm lạnh cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co mạnh làm cho huyết áp tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây tai biến như đột quỵ, hôn mê, tử vong.

Lời khuyên của thầy thuốc

Tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ, nhất là khi bị lạnh đột ngột, vì vậy, muốn phòng ngừa đột quỵ, người cao tuổi và những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần chú ý kiểm soát huyết áp của mình (đo huyết áp ngày một lần hoặc ít nhất tuần một lần). Nên loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, cà phê, uống rượu bia, ăn mặn, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…

Đối với những người đang bị tăng huyết áp, cần tuân thủ việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Có nghĩa là phải uống thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, tuyệt đối không tự động tăng hoặc giảm bớt liều hoặc tự động thay đổi thuốc và không được quên uống thuốc mỗi ngày. Thuốc điều trị tăng huyết áp có nhiều nhóm, trong mỗi một nhóm có nhiều biệt dược khác nhau, trong khi đó hầu như loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, nhưng may mắn là có loại chỉ có tác dụng với người này mà không gây tác dụng phụ cho người khác. Vì vậy, người được điều trị bệnh tăng huyết áp lần đầu, sau khi uống thuốc, nếu có tác dụng phụ cần liên hệ với bác sĩ khám bệnh hoặc tự động đến khám lại để bác sĩ có sự điều chỉnh thuốc sao cho hợp lý.

Cần tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng và trời lạnh chỉ nên tập trong nhà như đi lại, tập các động tác thể dục buổi sáng, hít sâu thở ra, xoa bóp các khớp xương…

 

Nên làm gì để phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột khi lạnh?

Để phòng bệnh tăng huyết áp đột ngột, mọi người, đặc biệt là người cao tuổi đang mắc bệnh tăng huyết áp, khi trời lạnh nên ở trong phòng kín gió, tránh gió lùa và nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nhất là lúc trời lạnh hoặc có kèm theo mưa, gió. Nếu công việc không thể không đi ra khỏi nhà cần mặc ấm cho toàn cơ thể (áo quần đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay, chân đi tất ấm, đầu đội mũ, chân đi giày và đeo khẩu trang).

 

BS. Việt Anh

]]>
Ngừa chứng thân nhiệt thấp, chống đỡ giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-chung-than-nhiet-thap-chong-do-gia-ret-10806/ [...]]]>

Thân nhiệt được coi là thấp khi chỉ số dưới mức 350C. Theo điều tra, số người già bị hội chứng thân nhiệt thấp và số người già tử vong trong mùa đông giá lạnh cao hơn các mùa khác tới 60%, đàn ông nhiều hơn đàn bà và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng lớn.

Điểm một số nguyên nhân và yếu tố bất lợi

Khi tiết trời trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp, thậm chí dưới 100C ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, do phản ứng của cơ thể người già với giá lạnh thường suy giảm nên quá trình sản sinh nhiệt và tản nhiệt trong cơ thể bị rối lọan, nhiệt lượng tiêu hao tăng lên khiến thân nhiệt không ổn định và có xu hướng giảm xuống dưới mức bình thường.

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.     Ảnh: Trần Minh

Đợt lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc hạ sâu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ảnh: Trần Minh

 

Do dùng thuốc không hợp lý, ví như các loại thuốc an thần, thuốc ngủ… có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt ở vùng dưới vỏ não làm cho các mạch máu co lại, can thiệp vào quá trình trao đổi năng lượng, làm giảm sức phản ứng đối với giá lạnh và tính thích ứng đối với môi trường của người già, từ đó khiến thân nhiệt hạ xuống.

Do thói quen, một số người già thích uống rượu để chống lại thời tiết giá lạnh. Nhưng trên thực tế, hiệu quả lại ngược lại, khi uống rượu mặc dù lưu lượng tuần hoàn máu được cải thiện nhưng mạch máu lại giãn ra khiến cho quá trình tản nhiệt tăng lên, do vậy mà sau khi uống rượu xong lại càng cảm thấy lạnh hơn…

Phòng ngừa thế nào?

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt hàng ngày; Sử dụng mọi biện pháp chống rét có hiệu quả, phòng ở và phòng ngủ nên giữ nhiệt độ thường xuyên trên 180C; Chú ý mặc thêm áo ấm, khăn mũ, nên chọn các loại sản xuất bằng chất liệu bông sợi, nhẹ và không gây kích thích khó chịu; Tăng cường dinh dưỡng bằng các loại thức ăn giàu nhiệt lượng, nhiều đạm và vitamin; Có thể dùng các loại thuốc bổ dưỡng ôn ấm như nhân sâm, nhung hươu, hoàng kỳ, nhục dung, tỏa dương… nhưng chú ý là phải có sự tư vấn của thầy thuốc đông y; Khuyên người già kiêng rượu, thuốc lá, dùng thuốc hợp lý, hạn chế tối thiểu việc dùng các tân dược, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc ngủ và các loại thuốc có tác dụng ức chế trung khu điều tiết thân nhiệt.

 

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

Cần bổ sung thức ăn giàu nhiệt lượng cho cơ thể để chống đỡ giá rét.

 

Lựa chọn và sử dụng các món ăn – bài thuốc có tác dụng ôn ấm, bổ dưỡng. Ví như: thịt bò 200g, tiểu mạch lượng vừa đủ đem nấu cháo ăn hàng ngày. Hoặc thịt bò 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g, tất cả đem hầm thật nhừ, ăn nóng. Hay thịt chó 200g, đậu đen 30g hầm chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày. Hoặc thịt dê 200g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g hầm chín, ăn nóng. Hoặc cà rốt, thịt chó, thịt dê và thịt hươu mỗi thứ lượng vừa đủ đem hầm nhừ rồi ăn. Chú ý trọng dụng gạo nếp, củ mài, các loại gia vị và hoa quả có tính ôn ấm để bảo vệ dương khí, tăng cường sức chống đỡ giá rét cho cơ thể.

 

Khi thân nhiệt hạ xuống dưới 350C, người bệnh có cảm giác buồn ngủ, phản ứng chậm chạp, trạng thái tinh thần thiếu tỉnh táo, không ăn, không uống, không tiểu – đại tiện, mặt phù, thậm chí có thể bất tỉnh nhân sự, nhịp thở giảm rõ rệt, tim đập chậm, mạch yếu. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần lập tức đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
4 cách đơn giản giữ sức khỏe khi nhiễm mưa rét http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giu-suc-khoe-khi-nhiem-mua-ret-10755/ Wed, 25 Jul 2018 08:06:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giu-suc-khoe-khi-nhiem-mua-ret-10755/ [...]]]>

Mỗi khi bị nhiễm mưa rét, bạn cần làm một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng rất hiệu quả như sau:

Lau khô người ngay khi vào nhà

Trên đường đi làm hay về nhà, bạn có thể bị nước mưa làm ướt, thậm chí bị ngấm nước mưa lạnh trong thời gian khá dài làm cho bạn vừa bị lạnh, vừa bị ướt ( thường ướt ở mặt và bàn tay, chân). Nước mưa  vừa làm bạn tê buốt, tiếp tục mất nhiệt vừa kèm theo bụi, vi khuẩn dễ làm bạn bị dị ứng ngứa và  nhiễm khuẩn, gây cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản…

 

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

 

Bởi vậy khi đến nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ quần áo ướt và lau khô người. Việc này giúp bạn không tiếp tục bị mất nhiệt và loại bỏ tác nhân gây dị ứng, gây bệnh. Nếu có điều kiện bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt rồi lau khô ngay.

Làm ấm người

Việc tiếp theo, bạn cần làm ấm người bằng cách: uống một cốc nước ấm ( khoảng 40 – 50oC ) là nước trắng, nước gừng hay nước  chè khô hoặc chè tươi, cà phê.

 

Bạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóngBạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóng

 

Bạn không nên uống rượu hay bia vì làm giãn mạch tiếp tục mất nhiệt.  Bạn có thể ăn thức ăn nóng như cháo, phở, sup, canh…để làm ấm bụng và ấm người. Bạn không nên ăn thức ăn nguội vì làm cơ thể mất nhiệt vì phải tiêu hóa thức ăn lạnh này.

Làm gì chống cảm lạnh?

Nếu nhiễm mưa rét nhiều ngày hoặc nhiễm lần đầu nhưng kéo dài bạn có thể bị cảm lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh là: chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng…Bạn có thể giải cảm bằng các cách: uống nước gừng, xông hơi bằng các loại lá có tinh dầu như sả, hương nhu, bạc hà, ..ăn cháo nóng thịt nạc với nhiều hành…

 

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

 

Bạn cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho; nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi…Nếu bạn bị cảm nặng với các triệu chứng:  da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, rét run…Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách phòng bệnh

Bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ các chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngày mưa rét, bạn nên ăn một chút gừng, một chút hạt tiêu trong cháo, phở  để giúp cơ thể chống rét tốt hơn. Đặc biệt bạn không nên bỏ bữa sáng vì bị đói cơ thể sẽ kém chịu đựng rét và ướt.

 

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

 

Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng lạnh. Mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ khi ra ngoài để tránh bị lạnh. Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để tránh bị ướt và nhiễm lạnh. Tránh tiếp xúc lâu với thời tiết mưa lạnh.

BS. Ninh Hồng

]]>
Món cháo “xua” giá rét http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-chao-xua-gia-ret-5135/ Thu, 19 Jul 2018 13:32:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-chao-xua-gia-ret-5135/ [...]]]>

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn – bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Cháo thịt dê: Thịt dê 250g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người già trong những ngày đông giá.

Cháo tôm nõn: Tôm nõn 50g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm ấm cơ thể, đặc biệt thích hợp nhất đối với người có thể chất dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng như sợ lạnh, đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, suy giảm khả năng tình dục.

 

 

Cháo cá mè: Thịt cá mè 150g đã lọc hết xương, thái miếng, trộn với muối và một chút gừng thái chỉ, cho vào nồi cháo gạo đã ninh nhừ, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc lạc, chống lạnh, thích hợp nhất đối với những người tỳ vị dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng chậm tiêu, đi lỏng.

 

 

Cháo hải sâm: Hải sâm 2 con đã ngâm nước cắt thành lát, cho thêm 10 quả táo hầm cùng với 150g gạo thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ lạnh.

Cháo hẹ: Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ đun sôi vài phút là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận  dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối lạnh và đau.

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức sức chống lạnh cho cơ thể.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>