gãy xương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 15:18:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png gãy xương – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Các di chứng sau gãy xương http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-di-chung-sau-gay-xuong-17410/ Tue, 18 Dec 2018 15:18:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-di-chung-sau-gay-xuong-17410/ [...]]]>

Sau gãy xương, nếu nạn nhân không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng phương pháp sẽ  để lại các di chứng làm ảnh hưởng chức năng vận động, sinh hoạt, lao động, làm việc và học tập.

Gãy xương được xác định là tổn thương của xương làm cho xương không còn nguyên vẹn. Khi xương bị gãy do lực chấn thương mạnh tác động trên một người có hệ thống xương bình thường được gọi gãy xương do chấn thương. Nếu trường hợp gãy xương do xương bị bệnh được gọi là gãy xương bệnh lý. Khi bị gãy xương do chấn thương vì tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, nạn nhân cần được chẩn đoán và xử trí can thiệp điều trị chuyên khoa một cách kịp thời, phù hợp để tránh để lại những di chứng thường gặp sau gãy xương như: viêm xương, can lệch, xương chậm liền, khớp giả, xơ cứng hạn chế khớp.

Viêm xương

Viêm xương có thể xảy ra sau gãy xương hoặc sau mổ để biến ổ gãy xương kín thành ổ gãy xương hở; thực tế đây là một di chứng nặng, dai dẳng và khó chữa trị. Mặc dù hiện hay có nhiều tiến bộ về kỹ thuật được ứng dụng trong điều trị viêm xương nhưng một số nhà khoa học ở Mỹ nói vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở phía chân trời. Trên lâm sàng khó xác định ranh giới chỗ xương bị viêm và chỗ xương còn lành vì ở chỗ viêm xương có rất nhiều ngóc ngách rất phức tạp. Chung quanh ổ viêm là một hàng rào xơ dày do cơ thể phản ứng lại để bao vây ổ viêm nhiễm nhưng hàng rào này lại rất nghèo các mạch máu, do đó không thể đưa thuốc và các chất khác lọt vào trong lòng ổ viêm để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhiều vi khuẩn lại có độc tính cao và kháng lại với kháng sinh sử dụng.

Các di chứng sau gãy xương

Nguyên tắc cơ bản để điều trị viêm xương là mở rộng, làm sạch ổ viêm, lấy bỏ xương chết và đưa bó cơ có chân nuôi lấp đầy ổ xương, tạo đường cho mạch máu đi vào ổ viêm và cắt đứt hàng rào xơ bao vây. Theo các nhà khoa học, tốt nhất là nên phẫu thuật dự phòng ban đầu cho tốt để ngăn ngừa viêm xương với phương pháp cắt lọc, rạch rộng da và cân, cắt lọc cơ dập, lấy bỏ dị vật và máu tụ, làm sạch các đầu xương, để hở hoàn toàn và không khâu kín, nếu cần nên rạch đối chiếu cho dễ thoát dịch; cuối cùng nắn, kéo và bó bột rạch dọc. Sau 3 tuần thay bằng bột vòng tròn và để thêm 3 tháng nữa.

Can lệch

Can lệch là hiện tượng các đầu xương bị gãy được liền chắc lại nhưng bị lệch. Vì vậy hoạt động cơ năng chỉ hoàn hảo khi các đầu xương gãy được nắn lại một cách hoàn hảo về hình dáng giải phẫu và không còn bị can lệch. Thực tế can lệch sẽ được cơ thể bù trừ bằng hoạt động của các khớp xương ở xa, trước mắt có thể còn tạm vận động được nhưng về lâu về dài các khớp sẽ bị hư hỏng.

Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị gãy xương, nạn nhân cần phải được chẩn đoán kịp thời và xử trí can thiệp điều trị phù hợp vì xương gãy trong thời gian đầu chỉ là một tổn thương cục bộ, về sau trong quá trình hồi phục liền xương thì các biến chứng, di chứng của chúng mới xảy ra và chịu ảnh hưởng những yếu tố rất phức tạp của toàn thân. Theo các nhà khoa học, hiện nay có những yếu tố vẫn chưa được hiểu rõ và có thể tác động ảnh hưởng đến toàn thân, tâm lý, sinh hoạt, lao động của nạn nhân. Trên thực tế đối với cơ thể của người bị gãy xương, một ổ viêm xương có thể làm ảnh hưởng và tổn thương đến gan, thận…; vì vậy bác sĩ cần chẩn đoán đúng, chỉ định điều trị chính xác và nắm vững kỹ thuật can thiệp để hạn chế những biến chứng cũng như di chứng xảy ra. Việc điều trị gãy xương nhằm mục đích phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy được hoàn hảo, từ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy, không để lại các di chứng.

 

Khi xem xét để chữa trị can lệch, cần xem xét cơ năng của chi có liên quan. Có những can lệch ít ảnh hưởng đến cơ năng vận động thì không cần chữa trị như can lệch ở xương đòn gánh, xương cánh tay, xương chậu… Trường hợp can lệch nhiều như gấp góc trên 30 độ hoặc xoay nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến cơ năng vận động như khuỷu tay không gấp lại được, chân không đi được… thì cần phải sửa lại can lệch. Khi can lệch còn non, có thể bẻ xương và sửa trục; nếu can lệch đã cứng phải đục xương để sửa trục.

Xương chậm liền

Di chứng này xảy ra khi ổ xương gãy đã quá thời gian từ 3 – 5 tháng nhưng xương không liền. Nếu bất động lâu hơn nữa thì xương có thể liền và chậm nhất phải mất khoảng thời gian 19 tháng. Tuy nhiên khi bất động lâu quá sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ, cứng khớp… Trên thực tế nếu quá thời gian 6 tháng mà xương gãy chưa liền thì nên dùng thủ thuật can thiệp giúp cho xương gãy liền nhanh. Các thủ thuật thường được ứng dụng là thủ thuật khoan xương nhiều lỗ qua ổ gãy, thủ thuật ghép xương xốp lấy ở mào chậu đặt vào cạnh ổ gãy dưới màng xương, thủ thuật lấy thêm các mẫu xương xốp nhỏ trám vào chỗ khuyết ở khe gãy sẽ cho kết quả khá chắc chắn.

Khớp giả

Khớp giả là ổ xương gãy quá 6 tháng không liền xương và nếu cứ để mặc như vậy sẽ không bao giờ liền xương, cần phân biệt loại khớp giả khít và loại khớp giả lủng lẳng. Khớp giả khít là khớp giả có một khe hẹp cử động đau, tì lên đau; nếu các đầu xương gãy thẳng trục, việc điều trị khớp giả khít bằng thủ thuật ghép xương xốp ở mào chậu đặt vào cạnh ổ gãy dưới màng xương và thủ thuật lấy thêm các mẫu xương xốp nhỏ trám vào chỗ khuyết ở khe gãy sẽ có kết quả tốt. Khớp giả lủng lẳng là ổ gãy xương bị mất đoạn xương và thường phải ghép xương tự thân vào chỗ khuyết như lấy miếng xương ghép ở xương mác, xương chày… phối hợp với thủ thuật ghép xương xốp ở mào chậu đặt vào cạnh ổ gãy dưới màng xương và thủ thuật lấy thêm các mẫu xương xốp nhỏ trám vào chỗ khuyết ở khe gãy; sau mổ cần bất động thêm một khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.

Xơ cứng hạn chế khớp

Đây là di chứng để lại của tổn thương gãy xương gần khớp hoặc đến tận khớp và cũng là hậu quả của việc bất động các khớp quá lâu. Nếu thực hiện phương pháp điều trị cơ năng có thể làm giảm đi di chứng này. Vào giai đoạn sớm, bác sĩ điều trị cho nạn nhân với phương pháp tập cử động chủ động, cử động có sức cản, cử động thụ động, ngâm tập trong nước muối ấm và dùng vật lý trị liệu. Vào giai đoạn muộn, nếu có sự cản trở cơ năng nhiều thì cần có chỉ định mổ giải thoát khớp, sau mổ cần tập luyện sớm cho khớp được mềm mại.

TTƯT.BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Gãy xương có nên bó lá? http://tapchisuckhoedoisong.com/gay-xuong-co-nen-bo-la-17321/ Thu, 13 Dec 2018 04:48:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/gay-xuong-co-nen-bo-la-17321/ [...]]]>

Sự thật chỉ có một lựa chọn đúng đắn nhưng có rất nhiều thông tin sai lệch khiến cho người bệnh ra quyết định sai và phải chịu hậu quả nặng nề.

Rước tật vì thiếu hiểu biết

Anh Nguyễn Văn L. 54 tuổi ở Văn Lâm, Hưng Yên không may bị tai nạn trong khi lao động, một đống gỗ đổ đè vào chân khiến anh bị gãy xương cẳng chân. Nghĩ đến chuyện vào bệnh viện “phiền phức”, anh L. nghe người ta mách đến một thầy lang ở Hòa Bình để bó lá. Thầy cho anh một loại bột, dặn mỗi ngày thay một lần bột đắp ở chân. Đảm bảo sau 2 – 3 tuần sẽ đi lại được. Thế nhưng chưa đến thời hạn đó, chỉ sau 10 ngày đắp bột lá, da chân anh L. phồng rộp lên từng đám mọng nước, có chỗ da trợt loét bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng. Anh lo lắng vào BV Việt Đức Hà Nội khám. BS ở đây chẩn đoán anh bị loét da do đắp thuốc lá. Chụp Xquang mới rõ, chỗ xương cẳng chân bị gãy của anh vẫn trong tình trạng di lệch chưa được chỉnh. Trường hợp của anh L. đúng là trong cái rủi có cái may, bởi nếu anh không bị loét da do thuốc lá thì đã không vào BV, nhờ đó phát hiện xương gãy vẫn còn di lệch chưa được căn chỉnh. Nếu cứ để như vậy, khoảng vài tuần nữa, xương tự can liền sẽ dẫn tới lệch trục gây tàn tật.

Không may mắn như anh L., em Nguyễn V. ở Hà Nội trong một lần đùa nghịch với bạn đã bị trật khớp khuỷu tay trái cách đây 1 năm. Gia đình không đưa vào BV mà đưa em đi bó lá. Khi vào BV Việt Đức, tay của V. đã ở tình trạng rất tệ: khớp khuỷu tay vẫn trong tình trạng bị trật, khủy tay biến dạng, dây chằng đều bị tổn thương, tay không co duỗi được bình thường chỉ gấp lại được khoảng 70 độ. Tuy chỉ định phẫu thuật,nhưng bác sĩ cũng không dám chắc sau ca mổ, tay em có trở lại được như cũ hay chỉ cải thiện được phần nào di chứng.

 

Thuốc lá không phải là thần dược

Có nhiều bệnh có thể chữa được bằng Đông y, nhưng gãy xương mà đi bó lá thì nguy cơ là rước tật vào thân. Nhiều thầy lang tự quảng cáo là có thuốc gia truyền chữa gãy xương hiệu nghiệm, thực chất là gì? Thuốc nam chữa gãy xương chủ yếu là các vị thuốc có tác dụng tiêu sưng, giảm đau. Trong trường hợp người bệnh gãy xương kín không có di lệch, hoặc rạn xương, nếu đảm bảo cố định xương tốt thì sau 6-8 tuần, cơ thể sẽ tự bồi đắp chất tạo xương khiến xương liền lại. Không có thuốc nào đắp bên ngoài có tác dụng làm liền xương cả. Quá trình tạo xương và liền xương đều diễn ra tự động trong cơ thể, không cần tác động gì thì một vết gãy xương vẫn tự liền sau 6-8 tuần. Do đó, nguyên tắc của cả Đông y lẫn Tây y trong điều trị gãy xương đều là phải nắn chỉnh xương trở lại trạng thái giải phẫu ban đầu, cố định để khỏi di lệch, trong đó chắc chắn và triệt để nhất là phẫu thuật bắt vít xương. Nhiều lương y chỉ nhận chữa trị gãy xương sau khi có phim chụp X quang chỗ xương gãy. Nếu chỗ gãy phức tạp, độ di lệch quá lớn, lương y sẽ khuyên người bệnh nên đến bệnh viện để phẫu thuật. Tuy nhiên vẫn có “thầy” lang vườn chữa theo kiểu bất chấp, khoa trương quảng cáo có thuốc gia truyền khiến cơ thể “đùn ra canxi nhanh hơn, liền xương chỉ sau 5-7 ngày”, khi đó người bệnh lãnh đủ.

Theo ThS. BS. Đỗ Văn Minh ( Viện Chấn thương Chỉnh hình – BV Việt Đức), không phải thầy lang nào cũng có hiểu biết về giải phẫu cơ thể người, hơn nữa do không có các thiết bị kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ, họ khó có thể nắn chỉnh xương trở về đúng chuẩn được. Ngoài ra, trong thời gian bó lá, do không được cố định vững chắc, xương cũng rất dễ bị di lệch. Tại BV, một ca gãy xương thông thường sẽ được chụp Xquang để xác định tình trạng gãy xương. Sau khi nắn chỉnh và bó bột, bệnh nhân còn được kiểm tra lại để xem hình ảnh xương liền có tốt hay không, đảm bảo thẳng đúng trục như giải phẫu hay không… để được điều chỉnh kịp thời. Sau đó, người bệnh còn được hướng dẫn hoặc điều trị phục hồi chức năng để có thể trở lại trạng thái vận động tốt nhất.

Chớ coi thường bong gân, trật khớp

Nhiều người, thậm chí cả những người có hiểu biết, học thức vẫn có suy nghĩ sai lầm là gãy xương mới cần đến BV, còn bong gân, trật khớp chỉ cần tới “ông thầy” kéo ra bó lá là được. Theo BS. Đỗ Văn Minh, trật khớp là một chấn thương không hề nhẹ. Khi khớp bị trật ra khỏi ổ khớp, 90% các dây chằng đều bị tổn thương, có trường hợp nặng dây chằng còn bị đứt. Trật khớp còn có thể dẫn tới tình trạng vỡ ổ khớp, vỡ chỏm khớp, gãy cổ chỏm kèm theo, bong sụn tiếp (ở trẻ em)… Trong trật khớp có thể tổn thương tới dây thần kinh và mạch máu xung quanh. Khi bị trật khớp, cần chụp Xquang để kiểm xác định tình trạng trật khớp và những biến chứng để có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu đi bó lá, thuốc có thể chỉ giảm sưng, giảm đau mà tình trạng trật khớp không được điều chỉnh, để lâu ngày sẽ dẫn tới tàn tật.

Với chấn thương nhẹ hơn mà rất nhiều người chủ quan, thậm chí chỉ ở nhà dán các loại cao hay tự xoa dầu nóng là bong gân, ThS. BS. Minh cũng khuyến cáo: bong gân là một tổn thương dây chằng. Tổn thương này có thể nhẹ như dãn dây chằng, có thể nặng tới mức đứt dây chằng. Nếu bó lá có thể gây tình trạng lắng đọng canxi xung quanh điểm bám gân, xung quanh bao khớp khiến khớp bị hạn chế vận động. Hơn nữa, nếu gặp phải “thầy lang vườn”, các loại lá bó, bột đắp có thể gây dị ứng, loét da tại chỗ. Với những trường hợp tự xử lý bong gân tại nhà bằng cách xoa mật gấu, dầu nóng còn nguy hơn, bởi dầu nóng sẽ chỉ khiến tình trạng ứ dịch và bầm máu nặng hơn. Bong gân nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn tới tình trạng xơ dây chằng gây đau mạn tính, teo cơ, cứng khớp…

Dù là gãy xương, trật khớp hay bong gân, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám, chụp chiếu xác định tình trạng chấn thương và được điều trị đúng cách.

Thanh Mai

]]>
Loãng xương cần được phát hiện và điều trị sớm http://tapchisuckhoedoisong.com/loang-xuong-can-duoc-phat-hien-va-dieu-tri-som-16874/ Tue, 13 Nov 2018 15:23:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loang-xuong-can-duoc-phat-hien-va-dieu-tri-som-16874/ [...]]]>

Người bị LX thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do LX thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do LX có thể xảy ra ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu.

Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện lâm sàng

Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…

Đau thực sự ở cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể xuất hiện đau cấp trên nền đau mạn tính (thường xuất hiện sau các chấn thương sinh hoạt (té, trượt chân, chống tay, với đồ vật ở cao, bê xách vật nặng, xoay người đột ngột…) gây gãy xương đốt sống hay gãy cổ xương đùi.

Đầy bụng, chậm tiêu, nặng ngực khó thở.

Gù lưng, vẹo cột sống, giảm chiều cao, hạn chế khả năng vận động…

Tuy nhiên, LX là bệnh diễn biến âm thầm, người ta thường ví bệnh giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hàng ngày cứ lấy dần lượng canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.

Loãng xương cần được phát hiện và điều trị sớm

Về cận lâm sàng

Thông thường người bệnh sẽ được kiểm tra bằng 2 biện pháp:

Chụp Xquang xương và cột sống để tìm dấu hiệu của loãng xương và gãy xương.

Đo khối lượng xương bằng nhiều phương pháp như đo hấp phụ năng lượng tia X kép, đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn hoặc kép, chụp cắt lớp điện toán định lượng, siêu âm định lượng…

Hiện nay đo khối lượng xương bằng phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA) ở các vị trí trung tâm (cổ xương đùi, cột sống thắt lưng) được coi là kỹ thuật vàng để đáp ứng với tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế thế giới.

Tuy nhiên, các phương pháp nêu trên mới chỉ đánh giá được khối lượng của xương, trong những trường hợp cần thiết, các thầy thuốc có thể cho kiểm tra các makers chu chuyển xương, thậm chí sinh thiết xương để đánh giá chất lượng xương

Cách phân loại bệnh loãng xương

Loãng xương người già (LX tiên phát): Có đặc điểm là tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương; nguyên nhân do các tế bào sinh xương (Osteoblast) bị lão hoá, sự hấp thụ canxi và vitamin D ở ruột bị hạn chế, sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (ở cả nữ và nam). LX tiên phát thường xuất hiện muộn, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Loãng xương sau mãn kinh: Có đặc điểm là tăng hóa trình hủy xương trong khi quá trình tạo xương vẫn bình thường do sự ngưng đột ngột hoạt động của buồng trứng, làm thiếu hụt oestrogen vì vậy các tế bào hủy xương không được kiểm soát.

Loãng xương thứ phát: Khi có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau đây: Còi xương suy dinh dưỡng, thiếu canxi từ nhỏ, khối lượng xương lúc trưởng thành thấp, ít hoạt động thể lực, bị các bệnh mạn tính đường tiêu hoá (dạ dày, ruột…) làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid…; có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường tiết niệu và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa; giảm hoạt động của các tuyến sinh dục nam và nữ (mãn kinh, mãn dục nam…), bất động quá lâu ngày do bệnh tật, bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường…, bị suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây rối loạn chuyển hóa và mất canxi qua đường tiết niệu, mắc các bệnh xương khớp mạn tính (đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp), phải sử dụng dài hạn một số thuốc: thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình huỷ xương).

Điều trị bệnh ra sao?

Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị loãng xương là ngăn ngừa biến chứng gãy xương, ngăn ngừa tái gãy xương. Các thuốc điều trị hiện tại có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Nhưng, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm, điều trị sớm, điều trị liên tục và đủ liệu trình (3 – 5 năm hoặc dài hơn).

Hiện nay chi phí lớn nhất điều trị loãng xương là chi phí điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi (bao gồm: Chi phí nằm bệnh viện để điều trị gẫy xương: Kết hợp xương, thay chỏm xương đùi, nẹp vít cột sống, thay đốt sống hay phục hồi chiều cao của đốt sống…, chi phí điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người có tuổi bị gẫy xương (vì phải bất động chỗ xương gẫy, vì không vận động được) như: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế… và chi phí cho các thuốc điều trị tích cực trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa gãy xương  tái phát.

Các thuốc dùng cho loãng xương gồm: Nhóm thuốc chống hủy xương; thuốc có tác dụng kép (vừa tăng tạo xương và chống hủy xương), thuốc tăng tạo xương và các nhóm  thuốc khác . Các thuốc này sẽ được các thầy thuốc chỉ định tùy mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, khả năng dung nạp, các bệnh mắc kèm theo… của người bệnh.

Nguyên tắc quan trọng nhất của điều trị là: Điều trị phải liên tục, phải dài hạn, mỗi liệu trình phải kéo dài ít nhất 3 năm, sau mỗi liệu trình người bệnh sẽ được đánh giá lại và thầy thuốc sẽ quyết định chế độ điều trị tiếp theo; luôn luôn kết hợp việc điều trị và các biện pháp; thay đổi lối sống và bảo đảm dinh dưỡng nêu trên.

Loãng xương cần được phát hiện và điều trị sớmHậu quả khi bị loãng xương.

Làm gì để phát hiện sớm bệnh?

Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, người trên 60 tuổi cả hai giới, người trẻ tuổi nhưng có các yếu tố nguy cơ  (nêu trên) nên:

Tầm soát các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ phát.

Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, chuột rút…

Luôn có ý thức phòng ngừa loãng xương từ khi chưa có bệnh (trong suốt cuộc đời): Chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khoẻ, duy trì lối sống năng động, tránh các thói quen xấu (Uống nhiều bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá…); chế độ ăn uống luôn luôn bảo đảm đầy đủ protein và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Vì vậy sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phoma, sữa chua…) là thức ăn bổ sung lý tưởng cho một khung xương khỏe mạnh. Chế độ này cần được duy trì suốt cuộc đời mỗi người; kiểm soát tốt các bệnh lý ảnh hưởng và các yếu tố nguy cơ gây loãng xương.

Phương pháp phòng bệnh

Thay đổi lối sống và bảo đảm dinh dưỡng là cách tốt nhất vừa để phòng bệnh vừa để điều trị loãng xương.

Tăng cường vận động thể lực: Vận động giúp tạo dự  trữ canxi, tăng sự khéo léo, sức mạnh của hệ thống cơ, sự cân bằng nên ít bị ngã và gẫy xương. Ngoài ra, vận động còn bảo vệ xương không bị mất thêm, nên tập các vận động chịu lực, chạy hay đi bộ, khiêu vũ, chơi bóng  hay đánh cầu đều tốt, chỉ tránh môn thể thao dễ gây gãy xương.

Bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể (đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất và vitamin) đặc biệt calcium và vitamin D (thông qua thực phẩm và dược phẩm) vì hai chất này là thiết yếu để tạo khối lượng xương khi còn trẻ và ngăn ngừa mất xương khi đã có tuổi.

Phòng tránh té ngã, phát hiện và điều chỉnh các bệnh lý mắc phải của mỗi người.

Hạn chế thuốc lá, rượu bia, tránh lạm dụng thuốc.

TS. BS. Lê Anh

]]>
Chăm sóc sau bó bột trị gãy xương http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-sau-bo-bo%cc%a3t-tri%cc%a3-ga%cc%83y-xuong-14383/ Tue, 07 Aug 2018 15:34:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-sau-bo-bo%cc%a3t-tri%cc%a3-ga%cc%83y-xuong-14383/ [...]]]>

Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương); bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Lưu ý sau bó bột

Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Nếu không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột.

Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giờ đầu rất quan trọng. Các biện pháp giúp giảm sưng nề bao gồm:

Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.

Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột.

Chườm đá: Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.

Lưu ý các dấu hiệu của chèn ép bột

Khi tình trạng sưng nề tăng làm tăng áp lực trong bột, sẽ gây nên tình trạng chèn ép bột. Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay: đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi; tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi); đau rát bỏng hoặc như kim châm; đầu chi sưng nhiều; mất vận động chủ động đầu chi.

Chăm sóc bột bó

Trong những ngày đầu cần chú ý:

Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da.

Đi lại trên bột: Trong trường hợp được phép đi lại trên bột, không đi ngay sau khi bó bột mà phải chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 2-3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm (khi bột chưa cứng chắc) sẽ làm hỏng bột.

Giữ cho bột sạch sẽ. Lau sạch da đầu chi phần không bột.

Ngứa: Không được dùng các vật dụng như que để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.

Bệnh nhân không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Để ý màu sắc da. Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì tái khám.

Để ý tình trạng bột. Nếu thấy bột gãy, vỡ hoặc lỏng cần tái khám.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Xương gãy cần nhiều tuần, nhiều tháng để liền xương. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, trước khi xương liền một thời gian rất dài. Do vậy hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Chỉ tháo bột khi xương đã liền vững chắc. Đối với chấn thương phần mềm đơn thuần, thời gian bó bột thường là 3 tuần. Đối với gãy xương có thể 3, 6, 8 tuần hoặc lâu hơn tùy loại xương gãy.

Tháo bột cần có dụng cụ chuyên dụng, do nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tháo bột. Nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.

Khi bó bột, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Tập phục hồi chức năng sau tháo bột rất quan trọng, nhằm nhanh chóng phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp.

 

TS.BS. Dương Đình Toàn

]]>
Sau gãy xương, đề phòng các biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-gay-xuong-de-phong-cac-bien-chung-13677/ Sun, 05 Aug 2018 05:25:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-gay-xuong-de-phong-cac-bien-chung-13677/ [...]]]>

Các biến chứng gãy xương sau tai nạn giao thông và lao động thường gặp gồm: sốc do mất máu và do đau đớn, tổn thương các nội tạng, tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu, rách da…

Sốc do mất máu và do đau đớn

Đây là một biến chứng gãy xương khá nặng nề và trầm trọng, chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Theo các nhà khoa học, tổn thương do vỡ xương chậu gây mất máu trung bình khoảng 1,5 lít; do gãy xương đùi mất máu khoảng 1 lít… Trong thực tế sốc do mất máu và sốc do đau đớn dễ dàng gây tử vong cho nạn nhân nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí điều trị kịp thời, có hiệu quả.

Sau gãy xương, đề phòng các biến chứng

Tổn thương các nội tạng

Các nhà khoa học khuyến cáo sau gãy xương, các tổn tương ở nội tạng cần được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời vì tình trạng này thường nguy hiểm hơn là chính xương gãy. Thực tế tổn thương vỡ xương sọ ít đáng ngại nhưng vỡ xương chậu kéo theo vỡ bàng quang, nhất là bị đứt niệu đạo sẽ điều trị khó khăn với nhiều di chứng để lại như chít hẹp niệu đạo, viêm tấy do ngấm nước tiểu, rò rỉ nước tiểu… Gãy xương sườn thường dễ liền xương sau 3 tuần nhưng gãy xương mảng sườn, dập phổi, rách phế quản gây nên biến chứng nặng; đây là những tổn thương chính do tác nhân tai nạn làm đụng giập lồng ngực.

Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh thường gặp là liệt tủy sống do gãy cột sống, đây là một biến chứng rất nặng sau gãy xương. Liệt tủy sống cổ gây liệt tứ chi, nhiều khi tủy bị phù nề lan rộng, nạn nhân khó qua khỏi cơn nguy kịch sau khoảng thời gian 1 – 2 tuần. Liệt tủy đoạn lưng-thắt lưng gây liệt vận động và mất cảm giác ở hai chân, bị rối loạn tiểu tiện và đại tiện, gây loét da ở vùng xương bị chèn ép; đây là những biến chứng khó chữa trị. Trường hợp bị gãy xương ở chân và tay còn gây nên biến chứng liệt thần kinh ngoại vi chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp. Ở chi trên, gãy thân xương cánh tay dễ bị liệt dây thần kinh quay, làm bàn tay rủ xuống hình cổ cò, các ngón tay không duỗi được và có cảm giác tê bì phía ngoài mu bàn tay; gãy xương vùng khuỷu tay dễ bị liệt thần kinh trụ gây dấu hiệu co nhẹ các ngón tay 4, 3 kiểu vuốt trụ và tê bì đầu ngón tay út; gãy xương đầu dưới xương cánh tay, đầu dưới hai xương cẳng tay thì đầu xương gãy di lệch còn chèn ép gây tổn thương thần kinh giữa làm cho các ngón tay không gấp lại được, không đối chiếu được, tê bì đầu ngón tay 1, 2 và 3; các chấn thương nặng ở vùng đai vai có khi gây liệt toàn bộ đám rối thần kinh cánh tay rất nặng. Ở chi dưới, gãy xương và trật khớp vùng khớp háng ra phía sau có thể chèn ép gây tổn thương thần kinh hông to, làm liệt các cơ cẳng chân và bàn chân, tê bì ở gan bàn chân; khi gãy phần cao ở cổ xương mác có thể gây liệt thần kinh hông khoeo ngoài và làm cho các cơ phía ngoài của cẳng chân bị liệt.

Để phòng ngừa biến chứng tổn thương thần kinh, trong cấp cứu phải đặc biệt chú ý đến việc vận chuyển nạn nhân nghi gãy cột sống; cần cho nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng hay nằm sấp trên ván mềm, nếu quá trình vận chuyển sai và không đúng phương pháp có thể gây thêm tổn thương cho tủy sống. Lưu ý các tổn thương thần kinh ngoại vi ở tứ chi thường được phát hiện trong cấp cứu bằng dấu hiệu của vùng mất cảm giác. Thần kinh bị liệt do chèn chép, do căng giãn thì sau khi nắn bó xương thường phục hồi sau thời gian khoảng 4 tuần, nếu quá thời gian này mà không thấy dấu hiệu liệt được hồi phục cần phải mổ thăm dò để giải thoát hay khâu nối thần kinh bị đứt.

Sau gãy xương, đề phòng các biến chứngPhải chẩn đoán kịp thời nạn nhân bị gãy xương và xử trí can thiệp phù hợp

Tổn thương mạch máu

Mạch máu bị tổn thương do biến chứng của gãy xương thường ít gặp và chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1 – 5% các trường hợp gãy xương. Nếu xương chậu vỡ, máu chảy nhiều từ trong xương qua khe gãy, từ đám rối tĩnh mạch cạnh xương; đôi khi từ tĩnh mạch chậu, từ động mạch chậu bị rách; phần lớn máu chảy tự cầm do sức ép của khối máu tụ, đôi khi phải mổ để thắt động mạch. Các chấn thương nặng ở cẳng chân nửa trên thường gây đụng giập  những cơ bắp chân, gây gãy xương kèm tổn thương mạch máu do các mạch máu nằm sát xương; máu chảy tụ lại trong một khoang sâu bị cân cơ chèn ép vòng ngoài làm cho bắp chân căng cứng và bàn chân tím, lạnh, các ngón chân mất cử động cũng là một biến chứng tổn thương mạch máu hay gặp; trường hợp này cần cấp cứu rạch lớp cân cơ sâu để giải thoát cho các cơ khỏi bị hoại tử vì thiếu máu nuôi. Khi gãy đầu dưới xương cánh tay, đầu dưới xương đùi với đầu xương nhọn sắc, di lệch có thể chèn ép gây tổn thương động mạch nằm gần đó; trường hợp này cần phát hiện sớm bằng dấu hiệu mạch không đập ở cổ tay, cổ chân và mu bàn chân, đầu chi tím và lạnh, mất cử động; nếu gặp biến chứng này cần nắn chỉnh xương gãy ngay để giải thoát động mạch, đôi khi phải mổ khâu động mạch bị rách; để lâu về sau có khi các cơ ở phía dưới bị xơ hóa do thiếu máu nuôi dưỡng làm cho gân cơ bị co rút và các khớp kém cử động. Đối với các loại gãy kín ở các thân xương khác ít khi bị biến chứng tổn thương mạch máu.

Tổn thương rách da

Các tổn thương gãy xương làm rách da sẽ biến một ổ gãy xương kín không có vi khuẩn thành một ổ gãy xương hở thông với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu xử trí không tốt dễ gây viêm xương rất khó chữa trị. Các xương nằm nông ở dưới da như xương chày, xương trụ… nhất là xương chày dễ bị gãy hở do tại nạn giao thông thì da bị rách, cơ bị giập ngay ổ gãy và tác nhân gây thương tích sẽ đưa dị vật vào sâu ở bên trong như đất, cát, mảnh quần áo nên cần phải mổ cấp cứu cắt lọc, rạch rộng, để hở, bó bột bất động với vết rạch dọc bột bó cho khỏi chèn ép mạch máu vì sưng nề và dùng kháng sinh liều cao. Đôi khi xương gãy chéo xoắn có mũi gãy nhọn có thể chọc thủng da từ trong ra ngoài thì ổ gãy xương ít bị nhiễm khuẩn, nếu lỗ thủng nhỏ có thể tiệt khuẩn ở vùng da chung quanh đó rồi băng vô khuẩn và nắn bó bột như đối với trường hợp gãy xương kín, đồng thời cũng nên dùng thêm kháng sinh; khi vận chuyển nạn nhân cần bất động tốt để tránh đầu xương gãy nhọn chọc thủng da. Trường hợp ổ gãy xương hở do rách da và giập phần mềm, vai trò của việc băng bó đầu tiên rất quan trọng, thậm chí quyết định số phận của ổ gãy xương vì tuy bị nhiễm bẩn do vi khuẩn tại nơi xảy ra tai nạn nhưng các vi khuẩn này thường yếu và dễ chữa trị; việc băng bó đầu tiên ngoài tác dụng thấm máu và dịch, cầm máu tạm thời, giữ êm vùng gãy xương chúng còn có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ổ gãy xương hở, ngăn chặn sự bội nhiễm lúc vận chuyển, thăm khám, đồng thời ngăn chặn sự bội nhiễm các vi khuẩn rất độc ở bệnh viện, ở cáng khiên, ở quần áo của nhân viên y tế kể cả những dụng cụ; vì vậy trong những trường hợp cần thiết nên băng bó thêm ở phía bên ngoài, không được mở băng ra nhiều, chỉ mở băng và thay băng tại phòng mổ.

 

Lời khuyên của thầy thuốc:
Để phòng ngừa các biến
chứng đã nêu ở trên sau tai nạn làm gãy xương, điều cần lưu ý là phải chẩn đoán kịp thời nạn nhân bị gãy xương và xử trí can thiệp phù hợp vì xương gãy thời gian đầu chỉ là một tổn thương cục bộ, về sau các biến chứng mới xảy ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố rất phức tạp. Vấn đề quan trọng nhất là phải chẩn đoán đúng, chỉ định điều trị chính xác và can thiệp kỹ thuật hiệu quả. Vì vậy trước hết phải xác định được toàn trạng tổng quát của nạn nhân và đánh giá đúng, làm bất động các nẹp cố định bị xộc xệch, băng ép bổ sung ỗ gãy xương hở bị rỉ máu nhiều, phát hiện và hồi sức đối với trường hợp sốc do mất máu, phát hiện các tổn thương nội tạng đi kèm theo để xử lý kịp thời, xem xét đầy đủ các biến chứng khác của gãy xương, không bỏ sót các thương tổn phối hợp khác; sau đó mới thực hiện việc can thiệp điều trị gãy xương theo từng trường hợp cụ thể.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Thuyên tắc phổi trên bệnh nhân gãy xương và bất động lâu ngày http://tapchisuckhoedoisong.com/thuyen-tac-phoi-tren-benh-nhan-gay-xuong-va-bat-dong-lau-ngay-13535/ Sun, 05 Aug 2018 05:10:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuyen-tac-phoi-tren-benh-nhan-gay-xuong-va-bat-dong-lau-ngay-13535/ [...]]]>

Lúc đó, các bác sĩ tiếp cận cấp cứu bệnh nhân ngay lập tức vì bệnh nhân quá nặng; kiểm tra sinh hiệu, SpO2 – phương pháp đo tại chỗ ở mao mạch đầu ngón tay, nhằm đánh giá ban đầu nồng độ oxy trong máu. Bình thường, người thở khí trời, SpO2 > 92%, tuy nhiên trên bệnh nhân này đang vào một suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, chỉ số này chỉ còn 50%. Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy với liều lượng tối đa và tiến hành hồi sức ngay tại khoa Cấp cứu. Sau khi bệnh nhân tương đối ổn định về nồng độ oxy, bệnh nhân bớt bứt rứt, khó thở, các bác sĩ cấp cứu bắt đầu “điều tra” bệnh sử.

Bệnh nhân nam cách nhập viện 2 tuần từng bị té xe máy. Nguyên chiếc xe máy đập vào chân bên trái, sau khi đó, bệnh nhân vào cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Bệnh nhân được chẩn đoán là gãy mâm chày và điều trị nội khoa tức là cố định và sử dụng thuốc men. Sau đó, bệnh nhân về nhà được hai tuần. Vào ngày nhập viện, bệnh nhân rất khó thở và đau ngực.

Với tình trạng bệnh như vậy, êkíp cấp cứu chẩn đoán suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, với hướng nghĩ đầu tiên trên một bệnh nhân trẻ như vậy là do nhồi máu cơ tim cấp vì bệnh nhân bị đau ngực, khó thở. Bởi vì tuổi trẻ hóa ở nhồi máu cơ tim hiện tại t lệ rất cao. Đồng thời, một chẩn đoán phân biệt nữa là thuyên tắc phổi trên một cơ địa bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao là bệnh nhân có chấn thương và bất động lâu ngày. Các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán loại trừ nhồi máu cơ tim. Ðiện tim và men tim vẫn ổn. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT-Scan ngực. Ðúng như dự đoán, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy nhiều cục huyết khối ở động mạch phổi. Phổi có hai động mạch chính trái và phải, bệnh nhân bị tắc hết, thậm chí tắc luôn tĩnh mạch và động mạch ở vùng cánh tay – đầu.

Thuyên tắc phổi trên bệnh nhân gãy xương  và bất động lâu ngàyBệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở

Hội chẩn liên khoa tại bệnh viện, các bác sĩ thống nhất đây là một ca cấp cứu thuyên tắc phổi mức độ nặng. Nguyên nhân hàng đầu do chấn thương gây tổn thương các mạch máu ở vùng chân và hình thành các cục huyết khối kèm theo yếu tố nguy cơ là bệnh nhân bất động chân gần 2 tuần, không đi lại. Trong khi yếu tố nguy cơ cao để huyết khối hình thành chỉ cần bệnh nhân bất động trên 3 ngày. Các cục huyết khối hình thành ở hệ tĩnh mạch và theo dòng máu đi lên và gây thuyên tắc phổi. Sau khi đã hội chẩn, bệnh nhân được chụp CT-Scan toàn thân 128 lát cắt có cản quang. Kết quả, bệnh nhân bị tắc toàn Lúc đó, các bác sĩ tiếp cận cấp cứu bệnh nhân ngay lập tức vì bệnh nhân quá nặng; kiểm tra sinh hiệu, SpO2 – phương pháp đo tại chỗ ở mao mạch đầu ngón tay, nhằm đánh giá ban đầu nồng độ oxy trong máu. Bình thường, người thở khí trời, SpO2 > 92%, tuy nhiên trên bệnh nhân này đang vào một suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, chỉ số này chỉ còn 50%. Bệnh nhân thiếu oxy rất dữ dội và đau ngực, khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy với liều lượng tối đa và tiến hành hồi sức ngay tại khoa Cấp cứu. Sau khi bệnh nhân tương đối ổn định về nồng độ oxy, bệnh nhân bớt bứt rứt, khó thở, các bác sĩ cấp cứu bắt đầu “điều tra” bệnh sử.

Bệnh nhân nam cách nhập viện 2 tuần từng bị té xe máy. Nguyên chiếc xe máy đập vào chân bên trái, sau khi đó, bệnh nhân vào cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Bệnh nhân được chẩn đoán là gãy mâm chày và điều trị nội khoa tức là cố định và sử dụng thuốc men. Sau đó, bệnh nhân về nhà được hai tuần. Vào ngày nhập viện, bệnh nhân rất khó thở và đau ngực.

Yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi là hình thành cục huyết khối từ hệ thống tĩnh mạch

 

Với tình trạng bệnh như vậy, êkíp cấp cứu chẩn đoán suy hô hấp cấp thể giảm oxy hóa máu, với hướng nghĩ đầu tiên trên một bệnh nhân trẻ như vậy là do nhồi máu cơ tim cấp vì bệnh nhân bị đau ngực, khó thở. Bởi vì tuổi trẻ hóa ở nhồi máu cơ tim hiện tại t lệ rất cao. Đồng thời, một chẩn đoán phân biệt nữa là thuyên tắc phổi trên một cơ địa bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao là bệnh nhân có chấn thương và bất động lâu ngày. Các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán loại trừ nhồi máu cơ tim. Ðiện tim và men tim vẫn ổn. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT-Scan ngực. Ðúng như dự đoán, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy nhiều cục huyết khối ở động mạch phổi. Phổi có hai động mạch chính trái và phải, bệnh nhân bị tắc hết, thậm chí tắc luôn tĩnh mạch và động mạch ở vùng cánh tay – đầu.

Hội chẩn liên khoa tại bệnh viện, các bác sĩ thống nhất đây là một ca cấp cứu thuyên tắc phổi mức độ nặng. Nguyên nhân hàng đầu do chấn thương gây tổn thương các mạch máu ở vùng chân và hình thành các cục huyết khối kèm theo yếu tố nguy cơ là bệnh nhân bất động chân gần 2 tuần, không đi lại. Trong khi yếu tố nguy cơ cao để huyết khối hình thành chỉ cần bệnh nhân bất động trên 3 ngày. Các cục huyết khối hình thành ở hệ tĩnh mạch và theo dòng máu đi lên và gây thuyên tắc phổi. Sau khi đã hội chẩn, bệnh nhân được chụp CT-Scan toàn thân 128 lát cắt có cản quang. Kết quả, bệnh nhân bị tắc toàn bộ động mạch phổi bên phải, bán phần động mạch phổi bên trái, tắc hệ thống tĩnh mạch cẳng chân, lên tới tĩnh mạch cánh tay – đầu. Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. May mắn, bệnh nhân đáp ứng điều trị. Chỉ sau 4 giờ với 1 liều tiêu sợi huyết, bệnh nhân khỏe, hoàn toàn hết đau ngực, cải thiện triệu chứng về hô hấp. Sau 48g, huyết khối ở hai động mạch phổi hoàn toàn tan đi hết; huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới tan được 50%. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thuốc kháng đông, chuyển qua dự phòng, phòng ngừa hình thành cục huyết khối mới.

Bệnh nhân vốn bị chấn thương hơn hai tuần; đặc biệt, trước khi bệnh nhân khó thở chừng 4 – 5 ngày, bắp chân cẳng chân trái nơi bị chấn thương có những dấu hiệu như sưng căng lên, đau nhức. Bệnh nhân từng đi khám vài nơi, nhưng nhiều nhân viên y tế không nghĩ đến đang có tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch trên một bệnh nhân bị chấn thương và tổn thương phần mềm như vậy. Người ta chỉ nghĩ đến chấn thương phần cứng như tổn thương cơ khớp của bệnh nhân mà thôi. Khi đến nhập khoa Cấp cứu (BV. Trưng Vương), bệnh nhân đã có những diễn tiến nặng hơn của tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới, gây khó thở.

Thuyên tắc phổi là bệnh lý ít được chú trọng vào khoảng vài thập niên trước. Gần đây, nhờ những quan tâm của giới y khoa trong và ngoài nước về bệnh lý này, kèm theo tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh học, CT-Scan và DSA (chụp mạch số hóa xóa nền – Digital Subtraction Angiography), tỉ lệ chẩn đoán thuyên tắc phổi trở nên rất dễ dàng và nhiều hơn. Yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi là hình thành cục huyết khối từ hệ thống tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch sâu hay tĩnh mạch ở chi dưới; thường xuất hiện trên những đối tượng bệnh nhân bất động trên 3 ngày, cộng bệnh lý nội khoa như: bệnh nhân lớn tuổi, suy tim, nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh lý ác tính…

Những yếu tố nguy cơ này thường không đi đơn độc như một nguyên nhân chính. Người ta thường nói, nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch sâu đó là một tổ hợp của các yếu tố nguy cơ kết hợp lại. Và khi hình thành các cục huyết khối ở hệ thống tĩnh mạch ở chân, cục huyết khối đó sẽ di chuyển nếu không được phát hiện kịp thời sẽ theo dòng máu gây thuyên tắc phổi và có thể gây đột tử.

Một trong những biến chứng sau chấn thương là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng rõ rệt, chẩn đoán khá dễ dàng. Rõ ràng bệnh nhân nói trên có sưng, đau nhức, nhiệt độ chân bị lạnh, nổi bông tím quanh vùng bị chấn thương và bệnh nhân đi lại khó khăn hơn, nhưng bệnh nhân đã bỏ qua.

Tuy nhiên, huyết khối tĩnh mạch sâu không gây triệu chứng điển hình như vậy cũng chiếm đến 20 – 30%. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát bằng siêu âm chỉ khoảng 200.000 đồng, đặc biệt là siêu âm mạch máu chi dưới, để được sớm phát hiện ra các huyết khối tĩnh mạch sâu. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu rất đơn giản khi phát hiện. Thuyên tắc phổi là biến chứng cấp tính của huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong, còn biến chứng mạn tính, tắc lâu ngày sẽ khiến thiểu dưỡng ngay chi bị tắc, gây loét khó lành, khó điều trị, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gánh nặng của gia đình và xã hội.

ThS.BS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

]]>
Gãy xương nào cần phải phẫu thuật? http://tapchisuckhoedoisong.com/gay-xuong-nao-can-phai-phau-thuat-13533/ Sun, 05 Aug 2018 05:10:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/gay-xuong-nao-can-phai-phau-thuat-13533/ [...]]]>

Đây là phương pháp điều trị bắt buộc đối với các trường hợp gãy xương bánh chè di lệch, gãy mõm khuỷu tay di lệch, gãy lồi cầu xương cánh tay di lệch, gãy thân xương đùi người lớn, gãy di lệch gần khớp xương và nội khớp xương.

Điều trị gãy xương nhằm mục đích phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy. Việc điều trị gãy xương ngoài các phương pháp chính như phương pháp nắn xương, bó bột bất động và vận động; phương pháp kéo liên tục; phương pháp điều trị cơ năng và phương pháp y học dân tộc thường được thực hiện thì phương pháp điều trị phẫu thuật có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn; vì vậy phòng phẫu thuật xương phải có đủ điều kiện chống nhiễm khuẩn tốt và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Quá trình liền xương là một quá trình sinh học phức tạp được các nhà khoa học nghiên cứu từ đầu thế kỷ thứ 18. Can xương được hình thành do sự lắng đọng của chất calci vào khối máu tụ lại ở ổ xương gãy, sự cốt hóa mô tế bào hạt, sự cốt hóa màng xương và sự xâm nhập của các tế bào bạch huyết máu… Quá trình liền xương được tiến triển qua các giai đoạn gồm: giai đoạn ứ máu, giai đoạn can xương nguyên phát và giai đoạn can xương thể xương.

Gãy xương nào cần phải phẫu thuật?

Giai đoạn ứ máu

Sau gãy xương, máu tụ ở ổ gãy là nguyên liệu để tạo thành can xương non. Chung quanh ổ gãy xương có hiện tượng ứ máu, giãn mạch và thoát dịch. Khoảng 2 – 3 ngày, các tế bào phát triển mạnh mẽ. Các mạch máu mới sinh phát triển và khối máu tụ biến đổi dần thành một mô liên kết non kiểu bào thai, lấp đẩy kẽ hở giữa hai đầu xương.

Giai đoạn can xương nguyên phát

Vào khoảng ngày thứ 20 trở đi, can xương nguyên phát thể sụn được hình thành từ mô liên kết non. Lúc này hai đầu xương gãy bắt đầu dính vào nhau. Nếu bất động càng tốt thì càng mau hình thành các bè xương trong sụn để chuyển thành can xương thể xương. Với các kỹ thuật điều trị hiện đại cố định ổ xương gãy tuyệt đối và tạo sức ép, can xương thể sụn ít xuất hiện mà can xương thể xương xuất hiện như những mối hàn khéo léo để hàn hai đầu xương gãy lại với nhau.

Phẫu thuật có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn

 

Giai đoạn can xương thể xương

Các bè xương xuất hiện trong can xương thể sụn ngày càng lan rộng và gắn vững chắc hai đầu xương gãy với nhau vào khoảng thời gian từ ngày 40 đến ngày 60. Sau đó can xương được tiếp tục củng cố. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo can xương, tạo xương thì yếu tố mạch máu là yếu tố quan trọng nhất. Thực tế máu đến xương qua màng xương là chính, qua động mạch nuôi xương vào ống tủy xương đến màng trong xương. Máu còn qua các mạch máu vào đầu xương. Máu đem đến ổ gãy nhiều chất và nhiều tế bào để tạo can xương phù hợp với cấu tạo tự nhiên và phù hợp với nhiệm vụ sinh học của xương. Nếu trường hợp bất động kém thì can xương to xù và xấu. Khi bất động quá tốt nhờ kỹ thuật mổ xương hiện đại thì các đầu xương gãy được hàn lại bằng mối hàn xương mỏng manh sẽ không còn nhìn thấy can xương trên phim chụp X-quang nữa thì cũng không đạt được hiệu quả điều trị vì khi tháo bỏ phương tiện kim loại cố định, ổ xương gãy sẽ chịu áp lực yếu và dễ bị gãy lại. Như vậy các đầu xương gãy chỉ cần bất động tương đối, ổ xương gãy được hàn bằng một can màng xương ở mức độ trung bình thì kết quả điều trị sẽ vững chắc hơn. Lưu ý các mạch máu nuôi xương cần được bảo vệ, nguyên liệu máu tụ không nên lấy bỏ… vì chúng là yếu tố quan trọng để giúp hình thành can xương. Thực tế việc điều trị gãy xương được chữa trị bảo tồn theo phương pháp cơ năng sẽ đáp ứng được yêu cầu này.

Gãy xương nào cần phải phẫu thuật?Sau khoảng vài ba năm chụp lại phim X-quang sẽ không còn nhận biết về vết tích của ổ gãy trước kia

Có thể nói quá trình liền xương xảy ra khá độc đáo, khác hẳn với trường hợp liền da, liền gân, liền sẹo ở các vết thương nội tạng… Khi da bị rách, gân bị đứt, ruột bị thủng thì chỉ cần sau 3 tuần điều trị chỗ bị rách, bị đứt, bị thủng được khâu lại sẽ hình thành sẹo; sẹo này có tính vững chắc sau khoảng 1 đến 2 tuần và tồn tại suốt đời, quá trình liền sẹo thường kết thúc khoảng sau 1 tháng. Trường hợp trẻ em bị gãy xương nếu hai đầu xương gãy nắn lại chưa được hoàn hảo, còn chồng lên nhau thì sau một tháng sẽ hình thành một can xương to xù, can xương này sẽ được sửa sang lại nhờ các tạo cốt bào và hủy cốt bào. Chỗ nào thừa sẽ biết mất, chỗ nào thiếu sẽ được đắp thêm xương vào; dần dần các vách xương ngăn hai ống tủy xương sẽ được đục thông. Sự sửa sang sẽ được tiếp tục mãi và sau khoảng vài ba năm chụp lại phim X quang sẽ không còn nhận biết về vết tích của ổ gãy trước kia nữa với dấu hiệu xương khá thẳng, vỏ xương đều đặn, ống tủy xương thông như chưa hề bị gãy xương. Đối với trường hợp những người cao tuổi, sự liền xương và sự sửa sang của can xương có thể chậm hơn nhưng vẫn tiến triển theo tiến triển của quá trình liền xương.

Nguyên liệu máu tụ không nên lấy bỏ… vì chúng là yếu tố quan trọng để giúp hình thành can xương

 

Mặc dù các trường hợp gãy xương này được chỉ định phẫu thuật chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 2 – 5% nhưng có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn. Vì vậy việc phẫu thuật phải được thực hiện ở các bệnh viện có đủ điều kiện chống nhiễm khuẩn tốt, có bác sĩ chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình lành nghề và được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tránh các tai biến và biến chứng có thể xảy ra.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Cách sơ cứu gãy xương http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-so-cuu-gay-xuong-12558/ Thu, 26 Jul 2018 13:04:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-so-cuu-gay-xuong-12558/ [...]]]>

Trong cuộc sống hằng ngày, khi sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, nếu chúng ta sơ ý sẽ phải gặp những tai nạn không đáng có. Và một trong những tai nạn thường gặp nhất là gãy xương. Chắc chắn khi đó bạn phải tới bệnh viện nhưng trước khi tới bác sĩ chăm sóc, bệnh nhân cần phải được sơ cứu trước. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.

Cách sơ cứu gãy xương 1

Diễn tập sơ cứu người bị tai nạn.

Gãy đốt sống cổ

Chấn thương cột sống cổ thường hay gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và để lại hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình như liệt, tử vong.

Cách xử trí: Không được để nạn nhân cố vận động mà phải đỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi cán bộ y tế đến cấp cứu. Giải phóng bệnh nhân khỏi các vật cản như mũ, xe. Trong khi chờ xe cứu thương, việc nên làm là nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ. Có thể tự chế vòng đệm cổ bằng cách gấp 1 tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng băng tam giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một chiếc tất dài, đặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm, xé quần áo nạn nhân quấn xung quanh cho êm, tạo thành một mảng nẹp. Quấn vòng đệm quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ. Khi quấn phải bảo đảm chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây cản trở đường thở. Khi vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế phải cho nạn nhân nằm, tuyệt đối không được ngồi.

Gãy xương sống (gãy cột sống)

Xương sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên cơ thể là đầu, mình và hai tay. Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cùng lưng, trong đó có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Xương sống khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đĩa hông và là nơi bám của các cơ lưng.

Cách xử trí: Để nạn nhân nằm yên, gấp vải, chăn để dọc sát 2 bên thân. Đỡ vai và khung chậu của nạn nhân đặt đệm mềm vào giữa 2 chân. Buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi. Khi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế, phải đặt nạn nhân nằm cố định trên đệm cứng với tư thế duỗi thẳng trên một mặt phẳng, vì vậy cần nhiều người nâng đỡ.

Gãy khung chậu

Khung chậu có hình thể như 1 cái chậu thắt ở giữa gồm 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Vì xương chậu là xương xốp nên khi gãy gây chảy máu nhiều, dễ bị sốc, hay tổn thương đến nội tạng và gây nhiều tai biến, có thể dẫn tới tử vong.

Cách xử trí: Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân và băng 1 băng rộng bản ở đầu gối. Khuyên nạn nhân bất động, giảm đau, chống sốc và  vận chuyển người bệnh nhẹ nhàng trên ván cứng về cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Chấn thương cột sống lưng – thắt lưng

Đây là đoạn cột sống hay bị chấn thương nhất. Khi bị chấn thương, các đốt sống có thể bị gãy, các dây chằng đĩa đệm bị rách, đứt và vỡ. Chấn thương vùng thắt lưng có thể phối hợp với các thương tổn trong ổ bụng như chảy máu trong ổ bụng, vỡ ruột hoặc các nội tạng rỗng, tổn thương niệu quản, bàng quang, gan, lách.

Cách xử trí: Đặt nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể. Trong khi nâng nạn nhân lên cáng, cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc. Dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng. Khi vận chuyển tới cơ sở y tế, không để bệnh nhân bị dịch chuyển, người bị nghiêng.

BS. Nguyễn Thanh Xuân

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Có như vậy mới giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm như sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy. Trong quá trình vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện, người bệnh cần phải được dùng thuốc giảm đau, truyền dịch, thở ôxy nếu thấy máu chảy nhiều, có dấu hiệu sốc. Tóm lại, việc nhận biết và sơ cứu gãy xương ban đầu rất quan trọng và cần xử lý sớm để tránh những biến chứng, tử vong không đáng có. Vì vậy, hãy tới bệnh viện ngay sau khi bạn bị ngã mà có dấu hiệu gãy xương.

]]>