estrogen – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 14:25:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png estrogen – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phụ nữ ngoài 30 phải làm gì để “níu thanh xuân, nâng hạnh phúc”? http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-ngoai-30-phai-lam-gi-de-niu-thanh-xuan-nang-hanh-phuc-17402/ Tue, 18 Dec 2018 14:25:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phu-nu-ngoai-30-phai-lam-gi-de-niu-thanh-xuan-nang-hanh-phuc-17402/ [...]]]>

Tuổi trẻ, thanh xuân già?

ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy -Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản HN cho hay hiện nay, có rất nhiều người phụ nữ tuy còn rất trẻ những đã biểu hiện của tiền mãn kinh, bởi nhịp sống quá căng thẳng, stress đã gây ra sự hủy hoại nội tiết tố rất nhiều. Cụ thể, bây giờ phụ nữ không mãn kinh sớm như ngày xưa, nhưng thời  kỳ tiền mãn kinh lại trầm trọng và kéo dài. Đáng nói là chưa có xét nghiệm nào để xác định người phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mà chỉ có xét nghiệm để biết người phụ nữ mãn kinh hay chưa..Do vậy, việc một người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh chỉ dựa trên các biểu hiện như thay đổi tính tình, trở nên cáu gắt, suy giảm ham muốn tình dục, da bị lão hóa, xuất hiện nám, đồi mồi, cơ thể tích mỡ….

PGS.TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền- Giảng viên ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết cụ thể: Khi estrogen sụt giảm, sẽ gây ra những ảnh hưởng tới các chu kỳ kinh nguyệt và khả năng ham muốn tình dục. Bởi estrogen có rất nhiều điểm tiếp nhận nằm ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể, như tim mạch: khi estrogen sụt giảm sẽ làm gia tăng các biến cố ở tim mạch, gia tăng tình trạng xơ vữa, mỡ máu trong cơ thể; ở bộ phận sinh dục thì gây tình trạng đau, khô khiến người phụ nữ gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục. Khi estrogen sụt giảm nó sẽ làm sụt giảm các nồng độ mật độ xương và làm gia tăng nguy cơ loãng xương; liên quan tới bộ phận tiết niệu sinh dục v.v….

Theo các chuyên gia về nội tiết tố, tác nhân có thể giúp duy trì, bảo vệ estrogen cho cơ thể phụ nữ hiệu quả là tập thể dục thường xuyên, có chế độ sinh hoạt khoa học và một chế độ ăn lành mạnh, và đặc biệt là lối sống giảm thiểu tối đa căng thẳng, stress. Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu người phụ nữ nào ăn uống, tập luyện hợp lý thì tất cả phản ứng của cơ thể sẽ diễn ra ở bình thường nhất, mọi chuyển hoá trong sự tuyệt vời nhất nên không cần lo lắng lượng estrogen tiết ra không đều. Điều này rất tốt cho sức khoẻ.

PGS.TS. BS Vũ Thị Thanh Huyền- Giảng viên ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

“Níu thanh xuân” đúng cách

Các chuyên gia kiến nghị rằng trong chế độ ăn, phụ nữ nên chú ý ăn các thực phẩm chứa Isoflavones, nó tương tự estrogen chứ không hoàn toàn là estrogen, nhưng chú ý phải là thực sự là Isoflavones tự nhiên.

Theo nghiên cứu FDA khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 50-70mg Isoflavones thôi, dùng nhiều không tốt, dễ gây bất lợi cho cơ thể. Nếu uống mà muốn hiệu quả ngay, da căng bóng, vòng 1 đầy dặn thì rất dễ bị trộn tân dược. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng khẳng định Isoflavones nguồn gốc tự nhiên phải 2-3 tuần mới có hiệu quả cho cơ thể, nên cần cảnh giác những gì được quảng cáo là tự nhiên mà tác dụng ngay.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein như món ăn dầu mỡ, thịt động vật, bánh chưng… Trong bữa ăn, nên chọn nhiều rau hỗ trợ estrogen, tốt nhất nên ăn giá sống, nên ăn cá hấp chứa nhiều omega 3 hơn, uống sữa đậu nành, đậu phụ, trứng muối… vẫn ngon và bổ, hỗ trợ cho thanh xuân phụ nữ càng tươi sắc hơn  Nên uống đủ nước để việc chuyển hoá tốt, đủ đầy, mọi việc chuyển hoá diễn ra bình thường.

PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Đừng sử dụng theo cách “mách nhau”

Về việc bổ sung nội tiết tố các bằng sử dụng các sản phẩm nội tiết tố qua đường tiêm, truyền hay uống…, PGS. Lê Bạch Mai khuyến cáo làm gì cũng phải dựa trên cơ sở khoa học. Đúng là người phụ nữ nên bổ sung nội tiết tố từ nhiều nguồn, nhất là ở những giai đoạn thay đổi nội tiết tố, từ các nguồn tự nhiên. Cần đi thăm khám thường xuyên và chỉ bổ sung nội tiết tố qua đường dược phẩm dựa trên các thăm khám, kê đơn của các bác sĩ có chuyên môn, không được tùy tiện áp dụng cho những người khác.

ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy -Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản HN

Đáng chú ý, cần tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không có phơi nhiễm v.v.. để giảm nguy cơ ung thư. Cái gì cũng như con dao 2 lưỡi, chúng ta phải cân nhắc giữa lợi và hại. Một liệu pháp điều trị tốt là một liệu pháp tăng cường được giá trị điều trị, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, rủi ro cho người sử dụng. Estrogen có nguồn gốc tự nhiên thì cũng phải có nguồn gốc rõ ràng… Estrogen không rõ nguồn gốc, có thể trộn một số tây dược vào, vì vậy các chị em đừng cổ súy sử dụng các sản phẩm estrogen mà không rõ nguồn gốc, phải biết rõ nhà sản xuất, sử dụng nguồn gốc nào, chất lượng sản phẩm ra sao, hạn sử dụng như thế nào, khuyến cáo của các nhà sản xuất thế nào. Bên cạnh đó, đừng quên việc đi tầm soát chu kỳ tiền mãn kinh và các bệnh đi kèm theo… Cần phải theo dõi sát sao việc sử dụng các sản phẩm đó có gây ra những tác động tiêu cực hay không, rất cần thiết phải có ý kiến từ các nhà chuyên môn.

Hà Anh

]]>
Những nguy hại sức khỏe do hàm lượng estrogen thấp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-hai-suc-khoe-do-ham-luong-estrogen-thap-11810/ Wed, 25 Jul 2018 12:17:05 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguy-hai-suc-khoe-do-ham-luong-estrogen-thap-11810/ [...]]]>

Hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, bao gồm:

Nếp nhăn

Thiếu estrogen có thể gây ra nếp nhăn và lão hóa da. Nguyên nhân là vì hormon này không chỉ làm gia tăng sản sinh collagen – loại protein da – mà còn giúp duy trì độ ẩm trong da, khiến bạn trông trẻ trung và ít nếp nhăn.

Rối loạn kinh nguyệt

Hàm lượng estrogen thấp có thể dẫn đến lượng máu trong kì kinh nguyệt ít. Loại hormon này đóng vai trò điều tiết lưu lượng máu kinh.

Khó chịu

Vì loại hormon nữ này chịu trách nhiệm sản sinh và điều chỉnh hormon hạnh phúc endorphin nên thiếu estrogen dẫn tới những thay đổi tâm trạng ở phụ nữ. Nó cũng ảnh hưởng tới chức năng não qua các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và acetyl cholin.

Bệnh tật

Nếu bạn có hàm lượng estrogen thấp, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như loãng xương, bệnh tim, rối loạn chức năng đường tiểu dưới. Estrogen không chỉ ngăn chặn sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch, làm giảm nguy cơ viêm mà còn ngăn chặn dư thừa canxi trong máu.

Khô âm đạo

Không nhiều phụ nữ biết sự thật rằng thiếu estrogen có thể dẫn tới khô âm đạo vì loại hormon này cần để bôi trơn âm đạo. Đây là một triệu chứng phổ biến của mãn kinh.

BS.Tuyết Mai

(Theo THS/Univadis)

]]>
Khi nào cần bổ sung estrogen? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-estrogen-10773/ Wed, 25 Jul 2018 08:08:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-estrogen-10773/ [...]]]>

Nghe nói uống estrogen có thể điều trị được những rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Xin hỏi, sự thật như thế nào?

Quỳnh Nga (Nam Định)

Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính. Ở tuổi tiền mãn kinh, khi việc sản sinh estrogen không đủ hoặc ngưng trệ, nữ giới sẽ phải đối mặt với những rối loạn không dễ khắc phục. Việc bổ sung estrogen được chỉ định trong một số bệnh lý sau: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, làm thuốc tránh thai, điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá), điều trị ung thư tuyến tiền liệt…

Tuy nhiên, liệu pháp hormon thay thế là con dao hai lưỡi, có những tác dụng lớn nhưng cũng có nhiều tác hại. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như: làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư nội tử cung; các bệnh vú như đau, cương vú, ung thư vú, làm tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối… gia tăng tình trạng nám sạm da. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen trong máu và ung thư vú. Do vậy các trường hợp bổ sung estrogen phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng.

Đây không phải là thuốc mà người bệnh có thể tự ý mua dùng. Vì vậy, bạn cần đi khám, làm các xét nghiệm lâm sàng… bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp (estron và estriol). Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo cơ quan sinh dục ngoài. Một số tác dụng phụ khi bổ sung estrogen như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng canxi máu, tăng cân, chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới…

Nên lưu ý, các trường hợp bổ sung estrogen cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi, nếu có bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

DS. Hải Thanh

]]>
Thực phẩm làm tăng estrogen một cách tự nhiên http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-lam-tang-estrogen-mot-cach-tu-nhien-5551/ Thu, 19 Jul 2018 14:27:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-lam-tang-estrogen-mot-cach-tu-nhien-5551/ [...]]]>

Phụ nữ lớn tuổi thoải mái vì không có kinh nguyệt rắc rối hàng tháng, nhưng lại phải đối mặt với các triệu chứng của tình trạng mãn kinh không mong muốn. Một số thay đổi sinh lý học sau đây được cho là do estrogen quy định: Chịu trách nhiệm về tuổi dậy thì ở nữ;

Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và vào đầu thời kỳ mang thai;

Tham gia vào sự phát triển vú và sự thay đổi vú quan sát thấy trong thời kỳ mang thai; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và cholesterol;

Giúp điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, sự trao đổi chất đối với glucose và độ nhạy insulin.

Nồng độ estrogen thấp biểu hiện như thế nào?

Mãn kinh thường làm giảm lượng estrogen ở nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể gặp mức estrogen thấp do nhiều nguyên nhân khác nữa như cắt bỏ tử cung một phần hay toàn bộ, điều trị bằng chiếu xạ và các trường hợp chán ăn…

Một hệ quả phổ biến và nổi trội do mức estrogen thấp ảnh hưởng xấu lên cấu trúc xương ngày càng tăng ở phụ nữ sau mãn kinh, dẫn đến chứng loãng xương. Estrogen kết hợp với canxi, vitamin D, các khoáng chất khác giữ cho xương chắc khỏe, nếu không có estrogen, xương trở nên giòn và có khuynh hướng dễ bị gãy hơn.

Các triệu chứng khác của estrogen thấp bao gồm: Mệt mỏi; Trầm cảm; Đau  ngực; Tâm trạng không ổn định; Nhiễm trùng đường tiểu tăng lên; Khó tập trung; Nhức đầu; Nóng bừng; Kỳ kinh không đều hoặc không thấy; Đau đớn khi quan hệ vì thiếu chất bôi trơn âm đạo.

Và các thực phẩm làm tăng mức estrogen một cách tự nhiên

Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng của tình trạng estrogen thấp, có một số thực phẩm giàu estrogen có thể giúp tăng mức độ estrogen của bạn. Những thực phẩm này có chứa phytoestrogen, đó là một estrogen thực vật có thành phần giống estrogen nội sinh khi được chuyển hóa bởi cơ thể. Sau đây là danh sách các loại thực phẩm có chứa lượng phytoestrogen cao. Điều quan trọng cần lưu ý là thực phẩm giàu estrogen có thể có tác dụng không mong muốn ở nam giới.

1. Các sản phẩm đậu nành: Đậu nành là một nguồn phytoestrogen phong phú và có nhiều sản phẩm dễ sử dụng như sữa đậu nành, đậu phụ. Sản phẩm đậu nành là nguồn cung cấp chất isoflavone lớn nhất, là một loại phytoestrogen có thể dễ dàng tiêu thụ trong chế độ ăn uống của bạn. Đậu nành cũng là một nguồn protein rất lớn, làm cho đậu nành trở thành một chất thay thế thịt lý tưởng cho người có nhu cầu ăn chay.

2. Hạt lanh: Hạt lanh chứa gấp 03 lần phytoestrogen so với đậu nành, nhưng cơ thể bạn sẽ chỉ nhận được lợi ích từ hạt lanh khi chúng bị nứt ra hoặc xay trước khi dùng. Hạt lanh cũng có nhiều chất xơ, làm cho bạn cảm thấy no và có thể hỗ trợ giảm cân và giảm cholesterol máu.

3. Hạt mè: Hạt nguyên vẹn – hoặc thậm chí dầu vừng – có chứa lignan, một hợp chất hóa học tìm thấy trong thực vật có chứa phytoestrogen. Các hạt mè cũng chứa nhiều chất xơ và là một nguồn tuyệt vời của khoáng chất.

4. Các loại hạt đậu: Chứa tương đối cao phytoestrogen, nhưng các loại hạt đậu không nhận được nhiều sự chú ý. Hạt đậu các loại được biết đến vì có hàm lượng chất xơ cao, giúp kiểm soát mức cholesterol máu. Các loại đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu pinto và đậu lima…

5. Trái cây khô: Không chỉ là đồ ăn nhẹ lành mạnh, mà còn chứa một lượng nhỏ phytoestrogen. Quả mơ và mận là những nguồn tốt.

6. Cám lúa mì: Cám lúa mì là một thực phẩm đáng tin cậy để có được liều phytoestrogen cần thiết cho bạn. Cám lúa mì có thể được tìm thấy trong muffin, bánh mì và ngũ cốc.

7. Một số loại hạt: Một số loại hạt, bao gồm quả hồ trăn, hạt dẻ và quả óc chó là nguồn tuyệt vời của phytoestrogen.

8. Đậu răng ngựa: Một nguồn đáng tin cậy của phytoestrogen, cũng có nhiều chất xơ và protein. Đậu răng ngựa chứa saponin, là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây lão hóa. Đậu răng ngựa còn là thực phẩm chứa hàm lượng protein và chất xơ cao do đó sử dụng loại đậu này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng sống cho tế bào, chống rụng tóc và giảm cholesterol. Ngoài ra, đậu răng ngựa còn chứa một số khoáng chất quan trọng như canxi, sắt và magie.

9. Dầu ô liu: Tốt cho sức khỏe của da, móng tay và trái tim bạn, chúng cũng rất tốt cho lượng hormon của bạn. Dầu ô liu có thể phòng ngừa các chứng bệnh như xơ cứng động mạchtăng huyết áp, bệnh timthận suy yếu, xuất huyết não. Dầu ô liu giàu axit béo có lợi cho cơ thể. Đây cũng là loại dầu có nhiều loại vitamin A, D, D, F, K, chất carotine, vitamin hòa tan chất béo và chất chống oxy hoá.

Làm chủ cơ thể của mình khi rơi vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt, đặc biệt bạn chỉ cần áp dụng các cách đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống, kết hợp các thực phẩm giàu estrogen để chống lại tình trạng mãn kinh. Nhưng điều quan trọng là phải biết rằng nội tiết tố có thể có một số hiệu ứng không mong muốn khi chúng trở nên thiếu kiểm soát, cần trao đổi với bác sĩ nếu thấy cần thiết. Ngoài vấn đề ăn uống, bạn cần luôn có một tinh thần thoải mái, giảm stress, tập thể dục đều đặn hàng ngày và có một giấc ngủ ngon nhằm có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt theo mong muốn.

BS. Thiện Trí

(Belmarrahealth, 2017)

]]>