dưỡng sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 12:03:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dưỡng sinh – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Vui khỏe nhờ dưỡng sinh sau bữa ăn http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-khoe-nho-duong-sinh-sau-bua-an-11676/ Wed, 25 Jul 2018 12:03:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-khoe-nho-duong-sinh-sau-bua-an-11676/ [...]]]>

Ngày Tết, bạn ăn nhiều và ăn những món bổ béo khó tiêu. Những thuật dưỡng sinh sau khi ăn sẽ giúp bạn dễ tiêu, vui khỏe trong dịp Tết với người thân và bạn bè.

Nghe nhạc

Sau bữa ăn bạn nên nghe nhạc nhẹ, như thể loại nhạc đồng quê, nhạc trữ tình… rất có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe. Sách Thọ thế bảo nguyên viết: “Tỳ hợp với âm nhạc, nghe nhạc liền động mà nghiền thức ăn”. Các Đạo gia thường thuyết pháp “Tỳ nghe nhạc thì say”. Nghe nhạc êm dịu trong sáng trong và sau khi ăn khiến nguyên khí quy tông, vui mà tiêu hóa tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Đi bộ thư thả

Sau khi ăn, bạn nên đi bộ thư thả giúp tinh thần khoan khoái, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp, giảm cân, dễ ngủ, tăng cường miễn dịch, phòng tránh béo phì, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Sách Nhiễm dưỡng chẩm trung phương có ghi “ăn xong đi vài trăm bước, rất có lợi cho cơ thể”. Sau khi ăn, đi bộ giúp tăng cường nhu động dạ dày ruột, hỗ trợ bài tiết dịch tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Bạn chỉ lưu ý là không nên đi quá nhanh, không nên vận động mạnh, không nên ngồi hay nằm ngay.

Người già và người thể lực yếu mỗi phút đi khoảng 50-60 bước, người khỏe đi khoảng 70-80 bước.

Lựa chọn đồ ăn, thức uống hợp lý

Không uống nhiều rượu bia vì dễ bị cảm lạnh do thời tiết những ngày Tết ở miền Bắc thường lạnh; ở miền Nam nắng gió, say rượu bia đi lại ra nắng gió cũng rất bất lợi cho sức khỏe. Bạn cũng không nên ăn nhiều thức ăn béo như thịt mỡ, giò mỡ… vì rất khó tiêu. Tránh uống cà phê hay nước chè đặc vì sẽ gây mất ngủ, làm rối loạn nhiều chức năng tiêu hóa, tim mạch…

Súc miệng

Theo Danh y Trương Trọng Cảnh: “Ăn xong phải súc miệng, khiến răng không hư mà miệng thơm tho”. Nếu bạn súc miệng sau ăn sẽ đảm bảo độ ẩm và giữ vệ sinh khoang miệng, đồng thời kích thích các nụ vị giác trên lưỡi, tăng cường chức năng vị giác. Súc miệng sau ăn còn có tác dụng phòng chống bệnh răng miệng hữu hiệu, bảo vệ tốt răng miệng, giúp tiêu hóa tốt.

BS. Trần Xuân Hồng

]]>
Dưỡng sinh ăn uống mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-sinh-an-uong-mua-dong-5301/ Thu, 19 Jul 2018 13:54:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duong-sinh-an-uong-mua-dong-5301/ [...]]]>

“Ăn” là việc không thể thiếu được trong đời sống thường ngày và cũng là một phương thức tốt nhất để phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kéo dài tuổi thọ. Y học cổ truyền rất coi trọng việc ăn uống với ý nghĩa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu, là điều kiện tất yếu để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Vả lại, vào mùa đông, chức năng tiêu hóa của nhân thể rất tốt nên đây là dịp thuận lợi trong năm để bồi bổ sức khỏe.

Căn cứ theo ngũ vị để lựa chọn thức ăn cho phù hợp.

Ngũ vị là chỉ các vị: chua, đắng, ngọt, cay, mặn, phối hợp cùng với can (xuân), tâm (hạ), tỳ (trưởng hạ), phế (thu), thận (đông). Đông y cho rằng, các vị khác nhau thì tác dụng cũng không giống nhau.

Vị chua có tác dụng thu liễm, làm giảm bớt tiểu tiện, giữ mồ hôi, ngăn tiêu chảy.

Mùa đông đi tiểu nhiều, ăn đồ chua vừa phải có thể giảm bớt tiểu tiện, ví dụ như ăn cam quýt, ô mai, sơn tra … Mùa đông, thận (thủy) làm chủ dễ khắc tâm (hỏa), tức là mùa đông tâm hỏa hư nhiều, vì vậy lúc này cần ăn nhiều vị đắng để bổ tâm. Ngoài ra, những chất dạng kiềm chứa trong các thực phẩm vị đắng có tác dụng tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.

Dưỡng sinh ăn uống mùa đôngMùa đông rất thích hợp cho việc tẩm bổ

Vị ngọt có tác dụng bồi bổ làm phòng chống co giật. Mùa đông giá lạnh, nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt như: các loại đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt… để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, làm trở ngại cho sự tiêu hóa của dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến tim và thận.

Thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết… Phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như: hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi… khi dùng vào mùa đông có thể trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.

Dinh dưỡng học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Theo nguyên tắc “thu đông dưỡng âm”, mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, ví dụ như: rau câu, sứa, rau tảo… Đương nhiên, cũng không thể quá lạm dụng các loại thức ăn mặn vì dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.

Mùa đông thích hợp cho tẩm bổ nhưng ăn uống nên thanh đạm

Mùa đông là mùa tốt nhất cho việc bổ dưỡng bằng ăn uống vì lúc này vạn vật tiềm ẩn, âm tinh và dương khí trong cơ thể cũng có xu hướng tiềm tàng, nếu bồi bổ thì dễ hấp thu và tích trữ, giúp cho thể chất được tăng cường. Vậy nên, dân gian có câu: “Mùa đông bồi bổ, mùa xuân giết hổ”. Bồi bổ tốt nhất là sau tiết Đông chí, sách Ẩm thiện chính yếu có nói: “Tiết đông lạnh, nên bổ dưỡng, lấy nhiệt trị hàn, không nên ăn đồ lạnh”. Sau này, “mùa đông tẩm bổ” trở thành câu ngạn ngữ trong dân gian.

Tuy nhiên, dù có tẩm bổ cũng nên tránh những đồ cao lương mỹ vị. Ăn uống thanh đạm là một trong những nguyên tắc của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông. Sách Tố vấn nói: “Cao lương lạm dụng, có thể mọc đinh”, ý nói ăn nhiều đồ cao lương mỹ vị dễ bị bệnh ung nhọt. Sách Lã thị xuân thu viết: “Rượu ngon thịt béo, nên tự kiềm chế vì dễ bị bệnh đường ruột”. Sách Thiên kim dực phương cũng cho rằng: “Ăn uống quá nhiều, là hoạn cho mình, ăn uống nên thanh đạm tươi ngon, thay đổi khẩu phần theo tiết trời, nếu tham ăn nhiều tất sẽ sinh bệnh”. Danh y Chu Đan Khê trong Cách chí dư luận khuyên nên ăn ít thịt, dùng nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên sẽ trung hòa được các vị. Dinh dưỡng học hiện đại đã chứng minh, chế độ ăn quá nhiều các chất béo động vật, chất đường dễ gây rối loạn lipid máu, làm tăng cholesterol từ đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, là nền tảng phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, viêm tắc động mạch… với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao.

Ăn uống nên tùy theo thể chất mỗi người

Thể chất của mỗi người khác nhau, âm dương suy thịnh, hàn nhiệt hư thực có sự khác biệt khá lớn, vì vậy ăn uống mùa đông phải tùy theo thể chất mỗi người mà điều chỉnh cho phù hợp. Người âm hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ âm như: vừng, cơm nếp, mật ong, chế phẩm sữa, rau xanh, hoa quả, cá các loại… Người dương hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ dương như: rau hẹ, thịt chó, thịt dê… Người khí hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ khí như: nhân sâm, hạt sen, củ mài, đại táo. Người huyết hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ huyết như: vải, mộc nhĩ đen, ba ba, gan dê, tiết động vật… Người dương thịnh nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, mướp đắng, kiêng các loại đồ ăn cay nhiệt như: thịt bò, dê và rượu. Người bị viêm tắc mạch máu nên ăn nhiều đào nhân, cải dầu, đậu đen… Người bị đờm ăn nhiều củ cải, rau tảo, sứa, hành tây, đậu cô ve, ngân hạnh… Người khí uất nên ít uống rượu, ăn nhiều phật thủ, cam, quýt, kiều mạch, hồi hương… Ăn uống cũng còn phải điều chỉnh theo nghề nghiệp. Người lao động trí óc nên ăn những thực phẩm bổ cho não như: hồ đào, vừng, rau kim châm, mật ong, chế phẩm đậu, nhân quả thông, hạt dẻ… Không nên ăn quá nhiều đường và mỡ động vật.

Mùa đông cũng nên ăn đồ lạnh với mức độ vừa phải

Theo phép dưỡng sinh ẩm thực cổ truyền, trong tiết đông giá lạnh, nếu có thể ăn một ít cơm nguội, rau nguội hay uống một ít nước sôi để lạnh thì không những không có hại mà còn có lợi cho sức khỏe bởi lẽ:

– Theo Y học cổ truyền, cơ thể con người, dù mùa hè hay mùa đông, luôn luôn có hiện tượng “tích nhiệt”. Mùa đông khí hậu tuy lạnh, nhưng do mặc nhiều quần áo, ngủ ấm, hoạt động ít, ăn nhiều đồ có năng lượng cao… nên cơ thể càng dễ tích nhiệt mà dẫn đến tình trạng “hỏa vượng”, nhất là ở hai tạng phế và vị. Vậy nên, uống lạnh một chút, chọn dùng ở mức độ vừa phải một số thực phẩm có tính hàn như: củ cải, các loại dưa, cua, ốc… là điều rất cần thiết.

– Mùa đông mọi người thích ăn những thứ nhiều dầu mỡ, nhiệt lượng cao, nhưng lại ít vận động nên dễ béo phì. Nếu ăn một chút đồ lạnh sẽ khiến cho cơ thể phải tự sưởi ấm, như thế sẽ làm tiêu hao bớt một lượng mỡ nhất định, có tác dụng phòng chống béo phì và bảo vệ sức khỏe.

– Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, uống nước đun sôi để lạnh rất có lợi cho sức khỏe con người. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng, uống một cốc nước lạnh vào một giờ nhất định trong ngày là phương pháp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu nhất. Đặc biệt là vào buổi sáng, khi thức dậy uống một cốc nước sôi để nguội có thể làm tăng cường khả năng giải độc của gan và bài tiết của thận, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch, điều hòa huyết áp và phòng ngừa tích cực bệnh nhồi máu cơ tim.

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

]]>