dưỡng huyết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 07 Jan 2019 14:28:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dưỡng huyết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dấu hiệu hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-ha-duong-huyet-o-benh-nhan-tieu-duong-17697/ Mon, 07 Jan 2019 14:28:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-ha-duong-huyet-o-benh-nhan-tieu-duong-17697/ [...]]]>

Lượng đường trong máu thấp hay xảy ra ở những người có bệnh tiểu đường, khi có quá nhiều insulin và không đủ lượng glucose (đường) trong máu. Hạ đường huyết có thể nặng dẫn tới lú lẫn, hôn mê hoặc co giật. Tần số và mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sống.

Phản ứng hạ đường huyết có thể xảy ra khi:

– Dùng thuốc nhưng không ăn đúng giờ

– Không uống đủ thuốc được kê

– Bỏ bữa

– Tập luyện nhiều hơn bình thường.

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các triệu chứng:

Các dấu hiệu sớm và triệu chứng của hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường gồm:

– Run

– Chóng mặt

– Đổ mồ hôi

– Đói

– Bứt rứt hoặc ủ rũ

– Lo lắng, căng thẳng

– Nhức đầu

Triệu chứng ban đêm

Hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường cũng có thể xảy ra trong khi ngủ. Các dấu hiệu và triệu chứng, có thể đánh thức người bệnh, bao gồm:

-Đệm hoặc chăn gối ướt do mồ hôi

– Gặp ác mộng

– Mệt mỏi, bứt rứt hoặc lú lẫn khi thức dậy

Các triệu chứng nặng

Nếu hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường không được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết nặng có thể xảy ra. Bao gồm:

– Động tác vụng về hoặc bị giật

-Yếu cơ

– Khó nói hoặc nói ngọng

– Nhìn mờ hoặc nhìn đôi

– Buồn ngủ

– Lú lẫn

-Co giật

– Bất tỉnh

– Tử vong

Hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tai nạn nghiêm trọng – thậm chí chết người. Việc xác định và điều chỉnh các yếu tố góp phần làm hạ đường huyết, như dùng thuốc, ăn uống thất thường có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

BS Cẩm Tú

(Theo Timesofindia/ Univadis)

]]>
Hạ đường huyết, nguy cơ không dễ nhận ra http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-duong-huyet-nguy-co-khong-de-nhan-ra-2-16942/ Sat, 17 Nov 2018 16:19:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-duong-huyet-nguy-co-khong-de-nhan-ra-2-16942/ [...]]]>

1. Gánh nặng của hạ đường huyết

Hạ đường huyết và dấu hiệu

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu thấp một cách bất thường. Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng hay gặp nhất là ở những người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng một số loại thuốc viên tăng tiết Insulin và điều trị bằng insulin. Người bệnh có thể bị hạ đường huyết nếu1,2:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách
  • Sử dụng chế độ ăn không cân đối (Tự ý ăn bữa không có tinh bột hoặc ít tinh bột hơn so với chỉ  định của bác sĩ)
  • Bỏ bữa hoặc ăn trễ hơn bình thường
  • Hoạt động nhiều hơn bình thường
  • Tiêm quá liều insulin hoặc uống thuốc quá liều

Các loại hạ đường huyết gồm: 1) hạ đường huyết nghiêm trọng: đòi hỏi sự hỗ trợ của người khác; 2) hạ đường huyết không nghiêm trọng: không đòi hỏi sự hỗ trợ từ người khác; 3) hạ đường huyết ban đêm chiếm tới một nửa các ca hạ đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường.3,4

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện hạ đường huyết thường đa dạng, nhưng đôi khi khó phát hiện nhất là đường huyết ban đêm. Một số biểu hiện thường gặp khi hạ đường huyết là5:

– Bủn rủn                                          – Đói

– Tim đập nhanh                                – Mắt mờ

– Vã mồ hôi                                       – Mệt mỏi

– Chóng mặt                                      – Nhức đầu

– Bồn chồn                                        – Căng thẳng

Hạ đường huyết là rào cản cho việc quản lý đái tháo đường tối ưu

Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, do sợ bị hạ đường huyết và cảm giác khó chịu khi hạ đường huyết mà hầu hết bệnh nhân sẽ ăn nhiều hơn để tránh bị hạ đường huyết những lần tiếp theo. Một số bệnh nhân tự giảm liều insulin dẫn tới việc kiểm soát đường huyết không tốt và về lâu dài bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng. Đáng lo ngại hạ đường huyết ban đêm là nguy cơ đáng báo động vì bệnh nhân khó nhận biết.

Insulin là một thuốc  kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng insulin sớm sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa các biến chứng lâu dài6. Tuy nhiên, nỗi sợ về hạ đường huyết là nguyên nhân thường gặp đối với bác sĩ để khởi trị và tăng cường điều trị bằng insulin với bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt. Trong một nghiên cứu tại nhiều quốc gia, có tới 75% bác sĩ cho biết họ sẽ điều trị tích cực hơn nếu họ không phải lo ngại về hạ đường huyết7.

Hạ đường huyết là gánh nặng kinh tế và xã hội

Hạ đường huyết chiếm chi phí y tế đáng kể. Khi hạ đường huyết nặng, bệnh nhân phải nhập viện, thăm khám bác sỹ, điều trị nội trú… Các chi phí trực tiếp của hạ đường huyết nghiêm trọng là chi phí liên quan tới việc nhập viện, việc sử dụng que thử đường huyết thường xuyên hơn, mất năng suất lao động vì người lao động phải nhập viện sau hạ đường huyết nghiêm trọng. Một nghiên cứu thực hiện tại Malaysia với 1153 bệnh nhân đái tháo đường cho thấy một đợt nhập viện do hạ đường huyết nghiêm trọng có thể kéo dài tới 5 ngày8,9.

Hạ đường huyết làm giảm chất lượng cuộc sống

Hạ đường huyết ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người bệnh về mặt thể chất, tinh thần và hoạt động xã hội. Các khía cạnh trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng bao gồm công việc, đi lại, du lịch và các hoạt động giải trí. 11,12 Trong một nghiên cứu quốc tế, bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho biết hạ đường huyết ảnh hưởng tới 40% khả năng tập trung và giảm 36% khả năng tham gia hoạt động thể dục thể thao12.

2. Giải pháp nào giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết

Điều đáng nói là nhận thức của bệnh nhân về hạ đường huyết chưa cao. Nâng cao nhận thức, giáo dục bệnh nhân về cách phòng ngừa và xử trí hạ đường huyết chính là giải pháp hiệu quả.

Hiện nay, các cơ sở điều trị đái tháo đường đã và đang sử dụng các liệu pháp điều trị khác nhau bằng thuốc viên và insulin để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân. Với các liệu pháp thông thường, hạ đường huyết, có thể là rào cản cho việc đạt mục tiêu điều trị cho cả bệnh nhân và bác sỹ.

Tại Hội thảo cập nhật Đái tháo đường thường niên (VNDU) được tổ chức ngày 9 tháng 7 năm 2017 tại Đà Nẵng, các bác sĩ đã thảo luận về cách tiếp cận đa chiều trong quản lý đái tháo đường típ 2. Các chuyên gia nội tiết và đái tháo đường cũng thảo luận về kết quả của các chương trình nghiên cứu lâm sàng BEGIN® và BOOST® với 11000 người tham gia, gồm 06 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, điều trị theo mục tiêu tại 30 quốc gia trên thế giới về insulin thế hệ mới chứa hoạt chất  IDegAsp. Kết quả nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả vì IDegAsp vừa giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả vừa giảm nguy cơ hạ đường huyết13,14,15

Lê Hảo

Tài liệu tham khảo:

1. Briscoe VJ et al., Hypoglycemia in type 1 and type 2 diabetes: physiology, pathophysiology, and management. Clin Diabetes. 2006;24: 115-21.

2. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Defining and reporting hypoglycemia in diabetes: a report from the American Diabetes Association Workgroup on Hypoglycemia. Diabetes Care. 2005;28:1245–9.

3. Leese GP, Wang J, Broomhall J, et al. Frequency of severe hypoglycemia requiring emergency treatment in type 1 and type 2 diabetes: a population-based study of health service resource use. Diabetes care. 2003;26(4):1176-–1180.

4. Allen KV, Frier BM. Nocturnal hypoglycemia: clinical manifestations and therapeutic strategies toward prevention. Endocrine practice: official journal of the American College of Endocrinology and the American Association of Clinical Endocrinologists. 2003;9(6):530–543.

5. Holt R, Cockram CS, Flyvbjerg A, Goldstein BJ. International Textbook of Diabetes Mellitus, 4th Edition.  Backwell Publishing Ltd. 2010

6. Nathan DM, Buse JB, Diabetes Care. 2009;32(1):193-203

7. Peyrot et al, Diabet Med 2012;29(5):682-9.

8. Z Hussein NK, SP Chan, WM Wan Bebakar, AV Gadekar, A Jain. Survey on hypoglycaemia among insulin-treated patients with diabetes in the Malaysian cohort of the global HAT study. National Diabetes Institute ‘Diabetes Asia 2015’ conference; 6–9 August 2015; Kuala Lumpur, Malaysia.

9. Syed Mohamed Aljunid AMN, Aniza Ismail. Estimation of National Economic Burden of Hypoglycaemia Among Type 2 Diabetes Mellitus Patients in Malaysia. ISPOR 7th Asia-Pacific Conference; 3-6 September 2016, 2016; Singapore.

10. Jönsson, L et al, J Value Health 2006;9:193–198. Farmer A et al, Curr Med Res Op 2008;24:3097–3104. Amiel, SA et al, Diabet Med 2008;25:245–254

11. Frier BM, Diabetes Metab Res Rev 2008;24(2):87-92.

12. Brod et al, Curr Med Res Opin 2012;28(12):1947-58.

13. Wangnoo SK, Chowdhury S, Rao PV. Treating to target in type 2 diabetes: the BEGIN trial programme.J Assoc Physicians India 2014 Jan;62(Suppl. 1):21–6.

14. Onishi Y, Ono Y, Rabøl R, Endahl L, Nakamura S, Superior glycaemic control with once-daily insulin degludec/insulin aspart versus insulin glargine in Japanese adults with type 2 diabetes inadequately controlled with oral drugs: a randomized, controlled phase 3 trial. Diabetes, Obesity and Metabolism 2013; 15:826-832

15. Fulcher GR, Christiansen JS, Bantwal G, et al. Comparison of insulin degludec/insulin aspart and biphasic insulin aspart 30 in uncontrolled, insulin-treated type 2 diabetes: a phase 3a, randomized, treat-to-target trial. Diabetes Care 2014;37:2084–90

 

 

]]>
Kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-duong-huyet-khi-bi-tieu-duong-thai-ky-15944/ Wed, 12 Sep 2018 13:03:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kiem-soat-duong-huyet-khi-bi-tieu-duong-thai-ky-15944/ [...]]]>

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mất cân bằng hàm lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai và xuất hiện sau 24 tuần và trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng sẽ giảm sau khi sinh con. Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn tới thai to và tổn thương khi sinh và nếu hàm lượng đường huyết lúc đói vượt quá 150mg%, nguy cơ tử vong bào thai tăng ở tuần thứ 4-8 của thai kỳ. Nó cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 của mẹ trong tương lai.

Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu đường thai kỳ?

Các chuyên gia cho rằng để cung cấp glucose và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, cơ thể mẹ phát triển kháng insulin ở một mức độ nào đó. Kháng insulin ở mức độ nhỏ là có lợi vì nó cung cấp cho thai nhi lượng glucose cần khi người mẹ bị đói trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đôi khi kháng insulin vượt ra khỏi kiểm soát và mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

 

Kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ

 

Bạn có thể kiểm soát lượng đường huyết bằng những cách dưới đây:

Tránh ăn quá nhiều bơ sữa trâu và bơ

Các bà mẹ thường có xu hướng ăn gấp đôi để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển. Mặc dù bơ sữa trâu và bơ là cần thiết cho sức khỏe, nhưng bạn nên tránh ăn quá nhiều những sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như vậy nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Các chuyên gia khuyến nghị hạn chế hấp thu thực phẩm chiến rán và nên ăn nhiều chất béo không bão hòa như dầu oliu và các loại hạt.

Ăn ít nhất 6 bữa nhỏ

Tránh ăn 2-3 bữa lớn và chia thành nhiều bữa nhỏ để bạn có thể ăn cả ngày. Ăn các bữa nhỏ hơn trong ngày đảm bảo sự bổ sung dinh dưỡng liên tục cho thai nhi đang phát triển và ngăn ngừa dao động hàm lượng đường huyết. Nhớ tư vấn bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt hơn.

Hạn chế đồ ăn ngọt

Bạn có thể thèm đồ ăn ngọt sau mỗi bữa ăn tuy nhiên nên hạn chế những đồ ăn này. Đồ ngọt có thể làm tăng hàm lượng đường huyết một cách đột ngột, do vậy có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé.

Tập luyện hàng ngày

Có một  hiểu lầm phổ biến là không được tập luyện và hạn chế hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai. Thực tế là tập luyện ở mức trung bình như đi bộ 40 phút hàng ngày giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết.

Tuân thủ lời nguyên của bác sĩ

Điều quan trọng là cần biết về các biến chứng của tiểu đường thai kỳ và tư vấn bác sĩ ngay lập tức. Nên nhớ rằng mất kiểm soát hàm lượng đường huyết có thể gây hại cho bạn cũng như cho bé. Hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và dùng thuốc theo đơn.

BS Thu Vân

(theo Univadis/ THS)

]]>
Những nguyên nhân lạ gây tăng đường huyết http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguyen-nhan-la-gay-tang-duong-huyet-14411/ Wed, 08 Aug 2018 15:18:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-nguyen-nhan-la-gay-tang-duong-huyet-14411/ [...]]]>

Những nguyên nhân lạ gây tăng đường huyết

 

Mức đường huyết thay đổi do tiêu thụ thức ăn vì lượng glucose trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Mức đường huyết cao hơn mức trên thường bị xếp vào nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân gây tăng đường huyết ngoài bệnh tiểu đường.

1. Phẫu thuật

Nếu bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn có liên quan đến các cơ quan bên trong cơ thể, thì có thể có sự dao động về hàm lượng insulin trong cơ thể, gây ra sự đột biến bất thường về mức đường huyết.

2. Viêm phổi

Viêm phổi là một nhiễm trùng đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp. Đôi khi, mức đường huyết tăng cao bất thường được phát hiện ở những bệnh nhân bị viêm phổi vì máu của họ không được lọc đúng cách.

3. Nhiễm trùng đường tiểu

Những người bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) cũng có thể nhận thấy mức đường huyết cao hơn vì nhiễm trùng có thể làm tăng hàm lượng đường huyết.

4. Uống thuốc

Nếu đang dùng một số loại thuốc như steroid, thuốc lợi tiểu, vv, bạn cũng có thể bị tác dụng tiêu cực đến sự sản sinh insulin trong cơ thể và gây ra tăng đột biến về lượng đường trong máu.

5. Béo phì

Nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn mức bình thường và bạn bị dư thừa chất béo trong cơ thể, tình trạng này cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hoóc môn, do đó có thể gây tăng đường huyết.

6. Ống truyền dinh dưỡng

Vì nhiều lý do, nếu bạn đang được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu qua ống truyền hoặc tiêm tĩnh mạch sâu, cơ thể bạn có thể không hấp thu đường huyết hợp lý, gây tăng đường huyết.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

]]>
Các cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-cach-kiem-soat-duong-huyet-khong-dung-thuoc-14110/ Sun, 05 Aug 2018 06:21:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-cach-kiem-soat-duong-huyet-khong-dung-thuoc-14110/ [...]]]>

Uống nhiều nước

Trong cơ thể người bị ĐTĐ, lượng đường huyết tăng cao dẫn đến việc tăng đào thải nước tiểu để đưa lượng đường từ nước tiểu ra ngoài. Do lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài lớn làm cơ thể bị mất nước.

Bệnh nhân ĐTĐ nếu không uống đủ nước có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, làm tăng nồng độ các chất hòa tan khiến cho lượng đường thừa và các chất cặn bã khác không được đào thải ra ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ cao bị hôn mê đường và nhiễm toan ceton.

Các cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

Trung bình, một cơ thể khỏe mạnh cần dùng 1.500 – 2.500ml nước mỗi ngày, đối với bệnh nhân ĐTĐ cần phải uống nhiều hơn để bù lại lượng nước mất đi. Uống nước nhiều làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, làm giảm sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ (fiber) hay chất sợi thường có nhiều trong các loại trái cây, rau quả, củ… Chất xơ không tạo năng lượng, không bổ dưỡng, cơ thể không hấp thụ, làm mau no nên thường được các nhà chuyên môn khuyến cáo dùng trong các trường hợp như: giảm cân, điều hòa đường huyết.

Có 2 loại chất xơ, trong đó loại tan trong nước giúp giảm hấp thụ cholesterol qua đường ruột và làm giảm lượng đường trong máu. Loại chất xơ này có trong yến mạch, các loại đậu, lê, dâu, táo, xoài, cam, quýt, mận, gạo lứt, cám gạo, cám ngô, các loại rau xanh… Các thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là dạng hòa tan có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây là tiêu chí quan trọng cho bệnh nhân ĐTĐ.

Các cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới, những người mắc bệnh ĐTĐ nên dùng ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày, tăng chất xơ trong khẩu phần hàng ngày giúp cho insulin hoạt động tốt hơn làm thức ăn chậm xuống ruột hơn, chính vì vậy, đường máu sau ăn không tăng nhanh. Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít thuốc điều trị ĐTĐ hơn.

Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị ĐTĐ. Ở bệnh nhân này, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế, nên chia nhỏ bữa ăn ra, người bệnh nên ăn nhiều lần trong ngày, phân bổ calo trong các bữa ăn cho hợp lý

Chất ngọt là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ĐTĐ, làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, góp phần làm tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Tuyệt đối không dùng nước ngọt có gaz, bánh kẹo, bia rượu, đường mía, các loại sữa chế biến, chè, trái cây đóng hộp…

Đối với các loại thực phẩm có chứa tinh bột thì chỉ nên dùng: gạo lứt, khoai tây, khoai sọ, sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Chủ yếu ăn thực phẩm luộc, hạn chế đồ chiên, xào, độ béo cao.

Đối với chất đạm, hạn chế tối đa thịt hộp, pate, xúc xích, ưu tiên ăn cá. Người ĐTĐ có thể ăn một ít thịt heo, bò, gà… Tuyệt đối không ăn da, vì da chứa nhiều cholesterol, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng… Hạn chế chiên xào.

Đối với chất béo, phải hạn chế tối đa chất béo động vật, lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè…

Người bệnh ĐTĐ nên dùng nhiều trái cây, rau xanh, rau quả tươi vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có độ ngọt cao như: sầu riêng, nho, xoài, na, nhãn.

Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, 1 cốc rượu vang đỏ khoảng 150ml mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim ở người bị ĐTĐ týp II. Do vậy, người bệnh ĐTĐ có thể sử dụng rượu vang đỏ trong một phần thực đơn của mình.

Luyện tập thể dục

Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn rất cần thiết cho người mắc bệnh ĐTĐ, giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, làm giảm lượng đường máu, vì vậy, có thể làm giảm lượng thuốc điều trị.

Các cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốcNgười bệnh tiểu đường cần tập thể dục đúng cách và đều đặn.

Luyện tập đúng cách, khoa học làm cho tinh thần sảng khoái, tăng sức đề kháng với các stress. Luyện tập từ từ, thích hợp các bộ môn như: đi xe đạp, đi bộ, chạy chậm. Nên tham khảo các chuyên gia về chế độ, mức độ luyện tập cho phù hợp

Kiểm soát tốt stress

Bệnh nhân ĐTĐ bị stress, bị căng thẳng tâm lý gây tác động xấu đến đường huyết. Cơ thể con người có cơ chế tự điều chỉnh, tự bảo vệ. Khi bị stress tấn công, cơ thể tăng tiết cortison – một loại hormon đối kháng, làm giảm nhạy cảm insulin, đường huyết dễ có khuynh hướng tăng cao.

Stress ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát thói quen ăn uống, dễ lâm vào những thực phẩm kém lành mạnh như: cafe, thuốc lá, rượu mạnh, ngại tập thể dục. Xã hội càng hiện đại, nhịp sống càng hối hả, đòi hỏi con người phải thích nghi. Về mặt sinh học, con người không được chuẩn bị để thích nghi với nhịp sống diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay, nguy cơ stress là rất cao.

Người ĐTĐ nên thực hiện các biện pháp thư giãn, vui chơi, giải trí lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn, hoặc thiền để kiểm soát stress tốt.

 

DS. Bùi Ngọc Lan Hương

((Theo Medical today, 2017))

]]>
Hạ đường huyết, nguy cơ không dễ nhận ra http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-duong-huyet-nguy-co-khong-de-nhan-ra-14105/ Sun, 05 Aug 2018 06:21:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ha-duong-huyet-nguy-co-khong-de-nhan-ra-14105/ [...]]]>

1. Gánh nặng của hạ đường huyết

Hạ đường huyết và dấu hiệu

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu thấp một cách bất thường. Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng hay gặp nhất là ở những người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng một số loại thuốc viên tăng tiết Insulin và điều trị bằng insulin. Người bệnh có thể bị hạ đường huyết nếu1,2:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách
  • Sử dụng chế độ ăn không cân đối (Tự ý ăn bữa không có tinh bột hoặc ít tinh bột hơn so với chỉ  định của bác sĩ)
  • Bỏ bữa hoặc ăn trễ hơn bình thường
  • Hoạt động nhiều hơn bình thường
  • Tiêm quá liều insulin hoặc uống thuốc quá liều

Các loại hạ đường huyết gồm: 1) hạ đường huyết nghiêm trọng: đòi hỏi sự hỗ trợ của người khác; 2) hạ đường huyết không nghiêm trọng: không đòi hỏi sự hỗ trợ từ người khác; 3) hạ đường huyết ban đêm chiếm tới một nửa các ca hạ đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường.3,4

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện hạ đường huyết thường đa dạng, nhưng đôi khi khó phát hiện nhất là đường huyết ban đêm. Một số biểu hiện thường gặp khi hạ đường huyết là5:

– Bủn rủn                                          – Đói

– Tim đập nhanh                                – Mắt mờ

– Vã mồ hôi                                       – Mệt mỏi

– Chóng mặt                                      – Nhức đầu

– Bồn chồn                                        – Căng thẳng

Hạ đường huyết là rào cản cho việc quản lý đái tháo đường tối ưu

Theo PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, do sợ bị hạ đường huyết và cảm giác khó chịu khi hạ đường huyết mà hầu hết bệnh nhân sẽ ăn nhiều hơn để tránh bị hạ đường huyết những lần tiếp theo. Một số bệnh nhân tự giảm liều insulin dẫn tới việc kiểm soát đường huyết không tốt và về lâu dài bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng. Đáng lo ngại hạ đường huyết ban đêm là nguy cơ đáng báo động vì bệnh nhân khó nhận biết.

Insulin là một thuốc  kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng insulin sớm sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa các biến chứng lâu dài6. Tuy nhiên, nỗi sợ về hạ đường huyết là nguyên nhân thường gặp đối với bác sĩ để khởi trị và tăng cường điều trị bằng insulin với bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt. Trong một nghiên cứu tại nhiều quốc gia, có tới 75% bác sĩ cho biết họ sẽ điều trị tích cực hơn nếu họ không phải lo ngại về hạ đường huyết7.

Hạ đường huyết là gánh nặng kinh tế và xã hội

Hạ đường huyết chiếm chi phí y tế đáng kể. Khi hạ đường huyết nặng, bệnh nhân phải nhập viện, thăm khám bác sỹ, điều trị nội trú… Các chi phí trực tiếp của hạ đường huyết nghiêm trọng là chi phí liên quan tới việc nhập viện, việc sử dụng que thử đường huyết thường xuyên hơn, mất năng suất lao động vì người lao động phải nhập viện sau hạ đường huyết nghiêm trọng. Một nghiên cứu thực hiện tại Malaysia với 1153 bệnh nhân đái tháo đường cho thấy một đợt nhập viện do hạ đường huyết nghiêm trọng có thể kéo dài tới 5 ngày8,9.

Hạ đường huyết làm giảm chất lượng cuộc sống

Hạ đường huyết ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người bệnh về mặt thể chất, tinh thần và hoạt động xã hội. Các khía cạnh trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng bao gồm công việc, đi lại, du lịch và các hoạt động giải trí. 11,12 Trong một nghiên cứu quốc tế, bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho biết hạ đường huyết ảnh hưởng tới 40% khả năng tập trung và giảm 36% khả năng tham gia hoạt động thể dục thể thao12.

2. Giải pháp nào giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết

Điều đáng nói là nhận thức của bệnh nhân về hạ đường huyết chưa cao. Nâng cao nhận thức, giáo dục bệnh nhân về cách phòng ngừa và xử trí hạ đường huyết chính là giải pháp hiệu quả.

Hiện nay, các cơ sở điều trị đái tháo đường đã và đang sử dụng các liệu pháp điều trị khác nhau bằng thuốc viên và insulin để kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân. Với các liệu pháp thông thường, hạ đường huyết, có thể là rào cản cho việc đạt mục tiêu điều trị cho cả bệnh nhân và bác sỹ.

Tại Hội thảo cập nhật Đái tháo đường thường niên (VNDU) được tổ chức ngày 9 tháng 7 năm 2017 tại Đà Nẵng, các bác sĩ đã thảo luận về cách tiếp cận đa chiều trong quản lý đái tháo đường típ 2. Các chuyên gia nội tiết và đái tháo đường cũng thảo luận về kết quả của các chương trình nghiên cứu lâm sàng BEGIN® và BOOST® với 11000 người tham gia, gồm 06 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, điều trị theo mục tiêu tại 30 quốc gia trên thế giới về insulin thế hệ mới chứa hoạt chất  IDegAsp. Kết quả nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả vì IDegAsp vừa giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả vừa giảm nguy cơ hạ đường huyết13,14,15

Lê Hảo

Tài liệu tham khảo:

1. Briscoe VJ et al., Hypoglycemia in type 1 and type 2 diabetes: physiology, pathophysiology, and management. Clin Diabetes. 2006;24: 115-21.

2. Workgroup on Hypoglycemia, American Diabetes Association. Defining and reporting hypoglycemia in diabetes: a report from the American Diabetes Association Workgroup on Hypoglycemia. Diabetes Care. 2005;28:1245–9.

3. Leese GP, Wang J, Broomhall J, et al. Frequency of severe hypoglycemia requiring emergency treatment in type 1 and type 2 diabetes: a population-based study of health service resource use. Diabetes care. 2003;26(4):1176-–1180.

4. Allen KV, Frier BM. Nocturnal hypoglycemia: clinical manifestations and therapeutic strategies toward prevention. Endocrine practice: official journal of the American College of Endocrinology and the American Association of Clinical Endocrinologists. 2003;9(6):530–543.

5. Holt R, Cockram CS, Flyvbjerg A, Goldstein BJ. International Textbook of Diabetes Mellitus, 4th Edition.  Backwell Publishing Ltd. 2010

6. Nathan DM, Buse JB, Diabetes Care. 2009;32(1):193-203

7. Peyrot et al, Diabet Med 2012;29(5):682-9.

8. Z Hussein NK, SP Chan, WM Wan Bebakar, AV Gadekar, A Jain. Survey on hypoglycaemia among insulin-treated patients with diabetes in the Malaysian cohort of the global HAT study. National Diabetes Institute ‘Diabetes Asia 2015’ conference; 6–9 August 2015; Kuala Lumpur, Malaysia.

9. Syed Mohamed Aljunid AMN, Aniza Ismail. Estimation of National Economic Burden of Hypoglycaemia Among Type 2 Diabetes Mellitus Patients in Malaysia. ISPOR 7th Asia-Pacific Conference; 3-6 September 2016, 2016; Singapore.

10. Jönsson, L et al, J Value Health 2006;9:193–198. Farmer A et al, Curr Med Res Op 2008;24:3097–3104. Amiel, SA et al, Diabet Med 2008;25:245–254

11. Frier BM, Diabetes Metab Res Rev 2008;24(2):87-92.

12. Brod et al, Curr Med Res Opin 2012;28(12):1947-58.

13. Wangnoo SK, Chowdhury S, Rao PV. Treating to target in type 2 diabetes: the BEGIN trial programme.J Assoc Physicians India 2014 Jan;62(Suppl. 1):21–6.

14. Onishi Y, Ono Y, Rabøl R, Endahl L, Nakamura S, Superior glycaemic control with once-daily insulin degludec/insulin aspart versus insulin glargine in Japanese adults with type 2 diabetes inadequately controlled with oral drugs: a randomized, controlled phase 3 trial. Diabetes, Obesity and Metabolism 2013; 15:826-832

15. Fulcher GR, Christiansen JS, Bantwal G, et al. Comparison of insulin degludec/insulin aspart and biphasic insulin aspart 30 in uncontrolled, insulin-treated type 2 diabetes: a phase 3a, randomized, treat-to-target trial. Diabetes Care 2014;37:2084–90

 

 

]]>
Phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ [...]]]>

Dù là ĐTĐ týp 2 hay týp 1 chúng đều làm tăng nguy cơ biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt đường huyết, điều trị tích cực các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đồng thời phát hiện sớm và  điều tri kịp thời biến chứng là có thể ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống với căn bệnh này.

Bệnh ĐTĐ gây ra biến chứng mạn tính là điều tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, nhất là ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh đó, ở người ĐTĐ còn có hiện tượng oxy hóa và khi nó kết hợp với viêm mạn tính thì trở thành tác nhân chính làm tổn thương hệ thống mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, từ đó sinh ra các biến chứng mạn tính và cấp tính.

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên mắt người bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mắt:

Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt và gây ra bệnh võng mạc do ĐTĐ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì dần dà người bệnh bị suy giảm thị lực theo thời gian và có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó, ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ một số bệnh khác về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Người bệnh phải điều trị tốt để kiểm soát được đường huyết và thường xuyên khám mắt, ít nhất mỗi năm một lần. Do đó, khi thấy thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt và ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức… người bệnh phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.

Các biến chứng về tim mạch:

Theo thống kê của các chuyên gia về ĐTĐ, có trên 65% số trường hợp tử vong ở người bệnh ĐTĐ là do bệnh tim và đột quỵ. Bởi vì biến chứng tim mạch là khó tránh khỏi với người bệnh ĐTĐ, thường gặp các bệnh như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Cách phòng ngừa tốt nhất là phải điều trị tốt để kiểm soát tốt các chỉ số như đường máu, mỡ máu và huyết áp cùng với việc đảm bảo chế độ ăn phù hợp và vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Biến chứng thần kinh: đây là biến chứng phổ biến và nó thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh ĐTĐ, bao gồm:

– Biến chứng trên thần kinh ngoại biên: trong bệnh ĐTĐ luôn làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh cho nên người bệnh luôn cảm nhận được các cảm giác như đau, nóng.

– Biến chứng trên thần kinh tự chủ: làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến mồ hôi, dịch tiết…

Kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng. Sử dụng chế phẩm có chứa axít alpha lipoic (ALA) – chất chống oxy hóa mạnh, có lợi thế thấm tốt vào mô thần kinh để hỗ trợ điều trị, cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Bệnh thận: khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới mạch máu nhỏ tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Phải điều trị tốt để duy trì đường huyết ở mức bình thường đồng thời điều trị để duy trì huyết áp nếu có bệnh tăng huyết áp đi kèm và đưa huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Người bệnh ĐTĐ nói chung (cả týp 2 và týp 1) bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

Biến chứng nhiễm trùng:

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng, nướu, tiết niệu hay sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Phải kiểm soát đường huyết tốt đưa chỉ số đường huyết về trong giới hạn bình thường, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.

Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý khi có những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như sốt, dịch âm đạo có mùi khó chịu, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành… phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài các biến chứng kể trên, khi đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều cơ quan khác như: cơ xương khớp, não bộ…

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên bàn chân

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời, bao gồm:

Hạ đường huyết:

Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l (65mg/dl), nguyên nhân có thể là sử dụng quá liều các loại thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu…

Dấu hiệu nhận biết là người bệnh cảm giác đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết thì người bệnh phải nhanh chóng ăn tạm những món nhẹ như: cháo loãng, súp hoặc uống một ly nước đường, hay ăn 1 viên kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Hôn mê do tăng đường huyết:

Khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, cho nên cần phải đưa cấp cứu ngay lập tức tại bệnh viện.

 

Lời khuyên của thầy thuốc


Người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết bằng cách uống hoặc tiêm thuốc đều đặn, đầy đủ liều lượng mỗi ngày. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

 

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Làm gì để không bị hạ đường huyết? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-khong-bi-ha-duong-huyet-13283/ Tue, 31 Jul 2018 15:05:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-de-khong-bi-ha-duong-huyet-13283/ [...]]]>

Đỗ Thị Yến (Sơn La)

Tập luyện là yêu cầu quan trọng đối với bệnh đái tháo đường, duy trì tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tăng đường huyết, xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp. Tuy nhiên nếu tập luyện quá mức và không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ có thể dẫn đến hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1 nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 – 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nếu tập luyện quá mức còn có thể bị tăng đường huyết, xuất hiện cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đa có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3, làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra…

Để tránh những nguy cơ trên, bố chị nên luyện tập với cường độ hợp lý, tốt nhất là nên đi bộ hằng ngày. Bên cạnh đó cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Đinh Quý

]]>
Nguy hiểm trẻ bị hạ đường huyết http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hiem-tre-bi-ha-duong-huyet-10974/ Wed, 25 Jul 2018 08:41:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguy-hiem-tre-bi-ha-duong-huyet-10974/ [...]]]>

Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, đi không vững, ngủ không yên giấc… Ở những trẻ nhỏ hơn thì thường xuyên quấy khóc, vật vã, hoặc lờ đờ ngủ gật. Đây là các triệu chứng sớm của rối loạn chức năng não.

Trường hợp trẻ bị bệnh nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện những rối loạn về thần kinh như kích thích, run, co cứng, cứng hàm, tăng trương lực, tiểu không tự chủ, rối loạn lời nói, nói ngọng, rối loạn thị giác, nhìn đôi, lác hoặc các rối loạn về tinh thần như vật vã, lú lẫn thoáng qua… Đôi lúc trẻ có thể lâm vào trạng thái thần kinh thực vật như rối loạn vận mạch, da xanh tái, giãn mạch, vã mồ hôi, tim đập nhanh…; rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử. Các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn, đói cồn cào vẫn tiếp tục làm trẻ vật vã khó chịu. Nếu bị hạ đường huyết nặng cũng gây ra các phản ứng giao cảm ở trẻ như đánh trống ngực, lo lắng bồn chồn, run rẩy, toát mồ hôi… Trường hợp trẻ bị hạ đường huyết rất nặng thì xuất hiện các triệu chứng đột ngột như: ngất xỉu, mất tri giác, trẻ lờ đờ, thở nhanh, nông, hoặc ngừng thở. Kèm theo hiện tượng thở nhanh, ngừng thở, trẻ có thể bị tím tái, co cứng đầu ngón tay, ngón chân do thiếu ôxy. Khi đó hệ thống động mạch, mao mạch của trẻ cũng không ổn định khiến mạch đập nhanh, nhỏ và yếu.

Trẻ bị hạ đường huyết nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật, run khu trú hay toàn bộ, co giật toàn thân, cơn co thắt, co cứng, vã mồ hôi. Các triệu chứng nặng nhất của hạ đường huyết, đến sau cơn co giật hoặc đến đột ngột, có thể nhẹ hoặc nặng như mất phản xạ, giảm trương lực cơ, rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim và huyết áp.

Phương pháp điều trị

Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, các bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút).

Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.

Trường hợp trẻ đẻ non hoặc bệnh nặng bắt đầu truyền dung dịch đường (glucose 10%: 6-8mg/kg/phút). Những trẻ có biểu hiện hạ đường huyết cần tiêm tĩnh mạch glucose 10% (2-3ml/kg glucose 10% trong vòng 1-2 phút). Khi cần có thể tiêm nhắc lại. Sau đó, tiếp tục duy trì truyền dung dịch glucose (10% từ 6-8mg/kg/phút) cho đến khi đường huyết trở về bình thường và ổn định. Có thể phải tăng nồng độ glucose hoặc liều lượng để đảm bảo đường máu bình thường. Để theo dõi sức khỏe của bé, bạn nên trang bị những dụng cụ cần thiết như máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử…

BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh

 

]]>
Các dấu hiệu cảnh báo cơn hạ đường huyết http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-canh-bao-con-ha-duong-huyet-10853/ Wed, 25 Jul 2018 08:17:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-canh-bao-con-ha-duong-huyet-10853/ [...]]]>

Nhận biết sớm các triệu chứng của hạ đường huyết giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạ đường huyết là khi glucose máu giảm dưới 50mg/dl (2,7mmol/l). Trên lâm sàng, hạ đường huyết xảy ra khi: Sử dụng thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin quá liều; bỏ bữa sau dùng thuốc; tập luyện khi gắng sức; các bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn, hay sự thay đổi cơ thể như có thai…Cần lưu ý triệu chứng lâm sàng thường ít tương ứng với nồng độ glucose máu.

Triệu chứng hạ đường máu thường xảy ra khi đói hoặc xa các bữa ăn, tương ứng thời gian tác dụng tối đa của thuốc (insulin hoặc sulfamid hạ đường huyết) đối với bệnh nhân tiểu đường. Triệu chứng trên cải thiện nhanh khi cung cấp glucose tức thời.

Hạ đường huyết mức độ nhẹ

Dấu hiệu toàn thân: Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi (dấu hiệu rất quan trọng trong giai đoạn này).

Ở hệ tiêu hóa thì cảm giác đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy. Trên hệ tim mạch cũng bị ảnh hưởng với cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu; huyết áp cao; đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.

Các dấu hiệu cảnh báo cơn hạ đường huyếtNhận biết sớm các triệu chứng của hạ đường huyết giúp bạn hạn chế  nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ở hệ hô hấp thì xuất hiện cơn khó thở dạng hen. Hệ thần kinh sẽ xuất hiện cơn chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên hoặc kịch phát; rối loạn điều tiết, nhìn đôi, run lạnh (dễ nhầm do nhiễm trùng). Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng ở tâm thần kinh như rối loạn nhân cách và tính khí với các biểu hiện như kích thích, vui vẻ, liến thoắng hoặc đôi khi buồn bã hoặc nóng tính. Nếu giai đoạn này phát hiện kịp thời và xử trí đơn giản với các thức uống có chứa đường, dấu hiệu lâm sàng cải thiện nhanh và sẽ qua nhanh các triệu chứng kể trên.

Hạ đường huyết nặng

Có thể xảy đến đột ngột hoặc xảy ra trên nền các biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết nhẹ kể trên. Trong giai đoạn này biểu hiện lâm sàng chủ yếu là về tâm thần kinh như: sững sờ, đờ đẫn, cơn trầm cảm với xu hướng tự sát, kích động, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua; cứng hàm (dấu hiệu quan trọng dễ nhầm với uốn ván); động kinh toàn thể hoặc khu trú dạng Bravais-Jackson, liệt nửa người, khu trú, rối loạn tiểu não – tiền đình như chóng mặt, rối loạn vận động (dễ nhầm tai biến mạch máu não). Giai đoạn này sử dụng glucose ưu trương đường tĩnh mạch trực tiếp hơn là cho đường uống bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh.

Hôn mê hạ đường máu

Khởi đầu thường không đột ngột, kèm co cơ, co giật, tăng phản xạ gân xương, co đồng tử, cứng hàm, đổ nhiều mồ hôi, kèm nét mặt đỏ bừng và hồi phục sau khi truyền glucose sớm trước khi qua giai đoạn không phục hồi (với hôn mê sâu, thương tổn não không hồi phục và tử vong nếu hạ glucose máu nặng và kéo dài).

Khi hôn mê hạ đường huyết thì triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường không tương ứng với nhau. Khi làm xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch chính xác nhưng thời gian trả kết quả thường chậm, vì thế trong bối cảnh tối cấp đường huyết mao mạch cũng là dấu hiệu tin cậy và kết quả có tức thời. Không nên chờ đợi kết quả đường máu tĩnh mạch mà nên làm song hành cả hai biện pháp trên để kịp thời ứng phó với diễn biến của bệnh. Do vậy, khi bệnh nhân có dấu hiệu này thì cần cấp cứu ngay để tránh biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.

BS. Lê Anh Tiến

]]>