đường hô hấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 16 Aug 2018 16:06:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đường hô hấp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa lạnh cảnh giác với viêm đường hô hấp trên http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-canh-giac-voi-viem-duong-ho-hap-tren-15331/ Thu, 16 Aug 2018 16:06:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-lanh-canh-giac-voi-viem-duong-ho-hap-tren-15331/ [...]]]>

Mùa đông khí hậu lạnh, độ ẩm cao cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh nhất là những bệnh lên quan đến đường hô hấp trên như: viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA, viêm các xoang… Vì vậy, cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời tránh biến chứng ảnh hưởng lâu dài với sức khỏe là vô cùng cần thiết.

Bệnh của thời tiết

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên trong đó thời điểm giao mùa, mùa đông lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp,… khiến sức đề kháng cơ thể kém là nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát. Cụ thể, các căn nguyên sau: dị ứng với thời tiết, các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, bụi… hoặc tác động của hóa chất (khói thuốc lá – hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).

Mùa lạnh khi cho trẻ ra ngoài cần mặc ấm để tránh bị lạnh gây viêm đường hô hấp.

Mặt khác, khi cơ thể sức đề kháng yếu khiến cho các virut, vi khuẩn cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng là nguyên nhân chủ yếu dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết:

Viêm đường hô hấp trên là biểu hiện của nhiều bệnh bao gồm cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Với các triệu chứng chủ yếu: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…Tuy nhiêm, với đặc điểm của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, biểu hiện của bệnh nhanh và mang tính ồ ạt kèm theo là sốt cao và thành cơn (thường là 39oC trở lên); hắt hơi, sổ mũi xuất hiện nhiều lần trong ngày kèm theo  rát mũi, đau họng. Người bệnh chảy nhiều nước mũi trong, loãng, không có mùi hôi.

Nếu virut gây bệnh ở thanh quản thì người bệnh có biểu hiện khàn tiếng. Khởi phát của bệnh chỉ là khản tiếng, giọng mũi, sau đó tiếng bị khàn đục và nếu không được điều trị hoặc có những tác động như nói nhiều, hét to… dễ dẫn đến mất tiếng.

Tuy nhiên, mỗi cơ quan bị bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình và đặc thù khác nhau.

– Viêm đường hô hấp trên cấp tính thường xảy ra khi gặp một số yếu tố thuận lợi tác động vào cơ thể như thay đổi thời tiết đột ngột với triệu chứng khởi phát là đột ngột sốt có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao và rét run kèm theo là các triệu chứng ho, người bệnh có thể ho húng hắng hoặc ho liên tục, hắt hơi và chảy nước mũi. Tại họng, người bệnh có triệu chứng đau khi nuốt nước bọt, khi ăn. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì rất dễ dàng chuyển thành mạn tính.

– Viêm đường hô hấp trên mạn tính với biểu hiện là ho húng hắng, rát họng, thấy vướng khi nuốt (như có vật gì nằm trong họng), chảy nước mũi thường xuyên. Nghẹt mũi (một bên hoặc cả hai) do hiện tượng phì đại cuốn mũi… ở những trường hợp bị viêm xoang thường có kèm theo triệu chứng đau đầu… Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh thường gọi là “thò lò mũi xanh”. Ngoài chảy nước mũi, khi ngủ trẻ thường thở bằng miệng.

Khuyến cáo của thầy thuốc

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên trong mùa đông, quan trọng nhất vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống.

Đối với vệ sinh cá nhân, nhất là trẻ em và người cao tuổi mùa đông cần mặc áo ấm, giữ ấm cổ, cần quàng khăn, đi găng tay, tất chân… Vệ sinh răng miệng hàng ngày, trước và sau khi ngủ dậy. Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi.

Tại gia đình, nơi ở cần sạch sẽ, thông thoáng không bị gió lùa (tránh mở hai cửa lưu thông nhau). Giường ngủ gọn gàng, thường xuyên giặt chăn, màn,… Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.

Khi có một số dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên như: ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi,…. không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh, không điều trị theo lời mách bảo của người khác. Cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điêu trị đúng.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng

]]>
Phòng bệnh đường hô hấp mùa đông xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-duong-ho-hap-mua-dong-xuan-13921/ Sun, 05 Aug 2018 05:52:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-duong-ho-hap-mua-dong-xuan-13921/ [...]]]>

Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.

Cúm A/H1N1 và các bệnh cúm mùa “trăm hoa đua nở”

Trong bối cảnh dịch cúm A/H1N1 vẫn xuất hiện, nay kết hợp thêm thời tiết lạnh ẩm, có khi cả rét đậm và rét hại nên bệnh dịch ngày càng trở nên nguy hiểm. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt trong các môi trường kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, chợ, siêu thị… Nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh cúm A/H1N1 đồng nhiễm trên bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì bệnh sẽ rất nặng.

Vì vậy các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà mọi người cần thực hiện là: thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học; tăng cường rửa tay mỗi khi tiếp xúc với ngoại cảnh; giữ ấm cơ thể: mọi người cần mặc ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh; súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hàng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế;  tránh hoặc hạn chế tập trung đông người tại những nơi có dịch xảy ra và đang lây lan; nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa nhất là bữa sáng, không uống nhiều rượu bia; không nên thức khuya, tránh bị mất ngủ, bổ sung vitamin C hàng ngày qua ăn uống hoặc uống uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám ở cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hình ảnh áp-xe phổi (x) trên phim Xquang.

Nhận diện thủ phạm của bệnh đường hô hấp

Hen phế quản:  người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như nhiệt độ lạnh, hóa chất, bụi hữu cơ, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ; các yếu tố nội tại trong cơ thể như: nội tiết tố, dị ứng nguyên như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể… Các thể hen cần chú ý để xử lý kịp thời gồm: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo…

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh hay loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc… bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.

 

Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi, phế quản xảy ra nhiều do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm  phế quản cấp: mầm bệnh  gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm influenza A và B, hiện nay có thể là virut cúm A/H1N1 và H5N1,  các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp… khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi  các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh viêm phế quản chủ yếu là phải mặc ấm, giữ ấm vùng hầu họng cả ngày. Ăn uống đầy đủ để nâng cao sức chịu rét, sức đề kháng cho cơ thể. Khi đã mắc bệnh cần điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Đợt cấp của tâm phế mạn: mùa lạnh, bệnh tim phổi mạn tính gây ra bởi các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi… rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh nhân thường đột ngột diễn biến nặng, khó thở nhiều, có khi chỉ sau vài đợt bệnh cấp là dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh là vấn đề sống còn mà bệnh nhân phải được biết rõ và có biện pháp tự bảo vệ mình. Bệnh nhân phải bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện phòng hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Người mắc bệnh phổi mạn tính và có những thương tổn khác nên làm việc nhẹ, không phải gắng sức. Không nên ăn mặn.  Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí, môi trường trong lành. Nếu đã có suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Luôn luôn giữ ấm cơ thể. Tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá.

Giãn phế quản: mùa đông xuân là mùa giãn phế quản ướt hay còn gọi là giãn phế quản xuất tiết biểu hiện rõ nhất, với triệu chứng chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây bội nhiễm. Thời tiết lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày, giữ vệ sinh tai mũi họng, răng miệng chống nhiễm khuẩn phải được bệnh nhân chú ý thực hiện.

Áp-xe phổi: viêm phổi, giãn phế quản, nhiễm khuẩn không được phát hiện và điều trị  sẽ biến chứng thành áp-xe phổi. Vì vậy áp-xe phổi cần điều trị nội khoa tích cực kết hợp với phẫu thuật.

 

 

 

BS. Đinh Lan Anh

]]>
Tiết trời trở lạnh: Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/tiet-troi-tro-lanh-phong-benh-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-12938/ Sun, 29 Jul 2018 12:10:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tiet-troi-tro-lanh-phong-benh-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-12938/ [...]]]>

Từ tháng 12 đến tết là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp… Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển, khiến trẻ em  dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên.

Đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác. Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virút như: Influenza, Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…, do vi khuẩn thường nhất là do phế cầu, liên cầu trùng nhóm A…

viêm đường hô hấp trên ở trẻSốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C

Về triệu chứng, viêm đường hô hấp trên là bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong thời điểm giao mùa, triệu chứng thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C. Kèm theo sốt thường trẻ nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày thì bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên

Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm. Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè… Sau đợt cấp, nếu không chữa trị  hoặc chữa trị không tốt, bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ  nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.

viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Về chăm sóc và điều trị tại nhà: với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả; có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol,  Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ; dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú. Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược như Pectol để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ; theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn… Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

viêm đường hô hấp trên ở trẻThực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia

Về phòng bệnh: cần có giải pháp phòng bệnh thường xuyên cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa. Trước tiên, cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như: thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người bé khiến bé bị ho, viêm họng. Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hằng ngày cần làm vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những người thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô. Khi gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu  có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Những quan niệm sai lầm về bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-benh-duong-ho-hap-o-tre-nho-11811/ Wed, 25 Jul 2018 12:17:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-benh-duong-ho-hap-o-tre-nho-11811/ [...]]]>

Thời tiết thay đổi như một cô bé đỏng đảnh thất thường luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bệnh viện nhi và cả các phòng khám nhi, những ngày gần đây, hễ mở cửa là lại đông nghẹt khách. Một trong những căn bệnh mà các bệnh nhi dễ mắc phải nhất trong mùa này là bệnh về đường hô hấp và sau đây là một đôi điều mà bác sĩ phòng khám rất muốn chia sẻ cùng các bậc cha mẹ.

Cháu bé được cha chở, mẹ bế… bước vào phòng khám. “Bác sĩ ơi, cháu nó ho quá. Ho sặc sụa, ho cả đêm”, người mẹ mếu máo “mách” bác sĩ. Nhìn cách ăn mặc theo lối công chức, phấn son trang điểm nhẹ nhàng của người mẹ, vị bác sĩ đoán ngay được rằng cô là người có học hành và hiểu biết, luôn tiếp cận thông tin và cập nhật những kiến thức nuôi dạy trẻ nhỏ đúng phương pháp để chăm sóc cho con mình… Thế nhưng nhìn cháu bé bị bọc trong quần áo, trong chăn và quấn kỹ thêm một lớp khăn, bác sĩ thở dài… “Không phải chỉ những bậc cha mẹ ở vùng sâu vùng xa, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết mà ngay cả các bậc phụ huynh người thành thị có kiến thức cũng mắc phải những sai lầm như vậy…”, BS. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV. Nhi Đồng 1, thổ lộ. Quan niệm sai lầm đầu tiên của các phụ huynh luôn là: hễ trẻ em bị ho là do bị lạnh. Bởi vậy, họ buộc trẻ em phải “trốn sâu” vào trong mớ quần áo dày và ấm, bất kể thời tiết lạnh, ấm hay là nóng. Nóng như vậy đến mức khuôn mặt trẻ bị hồng lên, trán lấm tấm mồ hôi, thậm chí giãy giụa, khóc thét lên cha mẹ mới nới bớt đồ đạc… Có người thì lại mang con vào máy lạnh hay bật quạt vù vù cho con được mát. Sai lầm nghiêm trọng là để trẻ nhỏ lúc nóng, lúc lạnh càng làm trẻ không bệnh trở thành bệnh hoặc bệnh rồi lại càng bệnh nặng hơn.

“Cháu bị bệnh lâu chưa chị? Cháu bị khó thở lâu chưa?”, nghe bác sĩ hỏi, người mẹ mới ngớ ra vì mặc dù rất quan tâm đến sức khỏe của con, nhưng do quấn con quá kỹ trong hàng tá quần áo nên cha mẹ không thể quan sát được con mình bị khó thở từ khi nào. “Thông thường, cha mẹ cứ quan tâm là con mình ho nhiều hay ho ít và căn cứ vào đó để đánh giá bệnh nặng hay nhẹ mà không biết rằng việc trẻ nhỏ bị khó thở hay không và khó thở như thế nào trong các bệnh đường hô hấp mới là điều quan trọng. Qua đó bác sĩ mới đánh giá được tiên lượng bệnh của trẻ”, BS. Trần Anh Tuấn chia sẻ. Trẻ nhỏ bị ho là hiện tượng của các bệnh thuộc đường hô hấp trên, còn những bệnh nặng lại thuộc đường hô hấp dưới. Bởi vậy, nên khi thấy con mình ho ít thì cha mẹ chủ quan không đưa bé thăm khám chữa bệnh, để bệnh ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, khi trẻ bị ho thì thường các bà mẹ quan niệm rằng không nên cho ăn tôm cua. Thực tế, chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng tôm cua làm trẻ bị ho, trừ trường hợp trẻ dị ứng với loại thức ăn này. Một điều nữa, khi trẻ bị ho thì các bà mẹ thường cho bú ít đi vì sợ bé bị sặc, trớ sữa. Trẻ bị ho vẫn cần đủ chất dinh dưỡng như trẻ bình thường, do đó không nên bớt khẩu phần sữa của trẻ mà nên chia nhỏ ra làm nhiều lần cho trẻ bú. Tuyệt đối tránh trường hợp khi trẻ bị ho cho trẻ bú no rồi nằm ngủ vì khi đang ngủ, trẻ ho sẽ bị trớ sữa lập tức.

 

NGUYỄN TÙNG

]]>
Viêm đường hô hấp, trẻ dễ mắc chứng thận hư http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-tre-de-mac-chung-than-hu-11745/ Wed, 25 Jul 2018 12:10:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-tre-de-mac-chung-than-hu-11745/ [...]]]>

Ở trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát làm tổn thương cầu thận. Nếu trẻ mắc viêm đường hô hấp dễ bị thận hư. Bệnh còn làm tổn thương nhiều cơ quan khác, hậu quả là trẻ không thể phát triển khỏe mạnh bình thường, dễ chết yểu. Mùa đông – xuân trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp nên có nguy cơ cao mắc bệnh thận hư.

Ở trẻ em, hội chứng thận hư (HCTH)  thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và trên cơ địa dị ứng. Bệnh gây tổn thương cầu thận mạn tính ở trẻ em. Tại Việt Nam, tuổi mắc bệnh trung bình là 8,7 tuổi; trẻ trai có tỷ lệ mắc bệnh gấp đôi so với trẻ gái.

Phù mặt trong hội chứng thận hư.

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh

Trẻ em bị HCTH thường có các triệu chứng: phù toàn thân với đặc điểm là phù trắng, phù mềm, ấn lõm, không đau. Lúc đầu trẻ bị phù đột ngột từ mặt lan xuống toàn thân. Có khi trẻ còn bị phù đa màng: màng bụng, màng phổi, màng tim, màng não. Đôi khi trẻ có đau bụng, có thể do căng màng bụng khi dịch báng quá nhiều gây đau hoặc do tắc mạch mạc treo, do rối loạn tiêu hóa, viêm phúc mạc…

Đến bệnh viện khám bệnh, trẻ phải làm các xét nghiệm để xác định bệnh. Xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu trên 100mg/kg/24 giờ; có trụ thấu quang. Xét nghiệm máu có thể thấy giảm protein toàn phần dưới 40g/l. Làm điện di protein máu thấy albumin máu giảm dưới 25g/l; chất alpha2 globulin và bêta globulin tăng, gama globulin giảm nhiều vào giai đoạn muộn của bệnh. Điện di miễn dịch thấy IgM tăng cao và IgG giảm nhiều. Lipid máu và cholesterol máu tăng. Hồng cầu giảm, bạch cầu và tiểu cầu có thể tăng. Điện giải đồ có thể thấy giảm Na, K, Ca.

Bệnh gây nhiều biến chứng

HCTH thường gây ra một số biến chứng nặng gồm: nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Nếu trẻ bị HCTH thường chậm phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng, loãng xương, hay bị co giật do hạ canxi máu, thiếu máu, bướu tuyến giáp, thuyên tắc mạch mạc treo, tắc mạch ở phổi, ở các chi, bị những cơn đau bụng do phù mạc treo, phù tụy, viêm phúc mạc…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, một số biến chứng cũng có thể xảy ra. Khi dùng thuốc corticoid liều mạnh và kéo dài sẽ gây rối loạn nước và điện giải; rối loạn nội tiết và chuyển hóa; loét dạ dày, ảnh hưởng nhiều cơ quan. Nếu dùng thuốc ức chế miễn dịch và ức chế tế bào ung thư có thể gây suy tủy, ung thư máu, nhiễm khuẩn, viêm bàng quang, chảy máu, rụng tóc… Bệnh nhi phải dùng thuốc lợi tiểu để chống phù có thể gây rối loạn điện giải như giảm Na, K máu, giảm thể tích máu tuần hoàn gây trụy tim mạch, suy thận.

Trẻ mắc hội chứng thận hư cần ăn nhạt.

Những lưu ý khi điều trị cho trẻ bị HCTH

Trong điều trị, bệnh nhi cần được nghỉ ngơi, điều trị triệu chứng phù với chế độ ăn nhạt, chỉ khoảng 2-3g muối/ngày; chỉ uống ít nước dưới 15ml/kg/ngày. Bệnh nhi rất cần được ăn nhiều đạm: từ 2-4g/kg/ngày. Trẻ cũng cần bổ sung  các vitamin C và nhóm vitamin B. Giữ vệ sinh thân thể, mùa đông xuân cần giữ ấm cho trẻ bệnh bằng chế độ ăn uống đầy đủ và mặc quần áo ấm, quàng khăn, đội mũ giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực.

Vì HCTH ở em rất hay tái phát nên bệnh nhi cần được theo dõi sát trong nhiều năm. Để thực hiện việc này, đòi hỏi cha mẹ và bệnh nhi cần tuân thủ chế độ điều trị nội trú ở bệnh viện cũng như việc điều trị ngoại trú một cách nghiêm túc. Bệnh nhi cần được theo dõi các chỉ số phát triển như chiều cao, cân nặng, huyết áp và các kết quả xét nghiệm giúp theo dõi bệnh như tốc độ máu lắng, protein niệu…

Việc phòng bệnh rất quan trọng

Nhiều trường hợp HCTH thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác, nên các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tránh các bệnh nhiễm khuẩn. Luôn luôn vệ sinh nhà ở, lớp học tốt để tránh những nguy cơ nhiễm khuẩn qua hô hấp do ô nhiễm không khí, nhiễm khuẩn da, niêm mạc… Mùa đông xuân, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng ngực cổ để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng. Thường xuyên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường hay đến nơi đông người như chợ, lễ hội, đình đám… để tránh hít phải khói, bụi, vi khuẩn. Khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, cần điều trị tích cực.

BSCKI. Trịnh Anh Thư

]]>
Trời trở lạnh, trẻ dễ viêm đường hô hấp trên http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-tro-lanh-tre-de-viem-duong-ho-hap-tren-11665/ Wed, 25 Jul 2018 12:01:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/troi-tro-lanh-tre-de-viem-duong-ho-hap-tren-11665/ [...]]]>

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp… là những yếu tố thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu, thanh quản và viêm xoang

Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác. Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virút như: Influenza, Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…

Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C. Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.

Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.

Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè… Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.

Chăm sóc và điều trị tại nhà: với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.

Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn… Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

Về phòng bệnh: cần có giải pháp phòng bệnh cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa. Trước tiên, cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người trẻ khiến bị ho, viêm họng.

Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Người tiếp xúc với bé cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.

Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em: Những triệu chứng và cách chăm sóc http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-cap-o-tre-em-nhung-trieu-chung-va-cach-cham-soc-11180/ Wed, 25 Jul 2018 09:06:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-duong-ho-hap-cap-o-tre-em-nhung-trieu-chung-va-cach-cham-soc-11180/ [...]]]>

Những ngày qua thời tiết biến động bất thường làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng, phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên ép trẻ ăn.

 

Thời gian này, trẻ đến bệnh viện vì viêm hô hấp cấp tăng

Thời gian này, trẻ đến bệnh viện vì viêm hô hấp cấp tăng

Viêm đường hô hấp cấp hiện nay vẫn được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 – 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.

Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em

Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virút, hầu hết là những loại virút lành tính, một số loại virút đáng chú ý là virút hợp bào hô hấp (RSV), virút cúm, virút á cúm, virút sởi, Adenovirus (còn gọi là virút hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus…

Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…

Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như:

Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.

Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.

Gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.

Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.

Một trong những cách phòng bệnh viêm hô hấp cấp bằng cách cho trẻ đeo khẩu trang

Một trong những cách phòng bệnh viêm hô hấp cấp bằng cách cho trẻ đeo khẩu trang

Biểu hiện đặc trưng của những căn bệnh viêm đường hô hấp cấp phổ biến ở trẻ

Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà bệnh biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ bao gồm:

Viêm mũi họng do virút: sau khi tiếp xúc với virút gây bệnh 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4 – 5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày.

Viêm mũi xoang cấp: bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Bé ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Viêm họng cấp: vi khuẩn sẽ được xem là “thủ phạm” nếu tình trạng sốt, ho, nuốt đau không tự giới hạn hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.

Viêm amidan: thường do vi khuẩn, bệnh thường gặp ở trẻ lớn 2 – 6 tuổi, bệnh thường gây sốt cao, Amidan lớn quá thường gây khó khăn cho việc ăn uống và việc hô hấp của trẻ.

Viêm VA: thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ 2 tháng – 2 tuổi, chảy mũi nghẹt mũi kéo dài là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Viêm thanh thiệt cấp: độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 – 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, tiếng ho ong óng như chó sủa. Trẻ có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn, bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đàm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính đúng cách tại nhà

Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:

Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.

Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.

Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:

Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).

Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Sử dụng kháng sinh trị liệu: kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:

– Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.

– Trẻ sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.

– Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.

– Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

Bài và ảnh: Ths.Bs Đinh Thạc

(Bệnh viện Nhi Đồng 1)

]]>
Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-10959/ Wed, 25 Jul 2018 08:29:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-viem-duong-ho-hap-tren-o-tre-10959/ [...]]]>

(Nguyễn Văn Tiến – Tiền Giang)

Bộ máy hô hấp là cơ quan quan trọng, với chức năng thông khí, cung cấp oxy và hô hấp tế bào, loại bỏ khí thải độc của cơ thể ra ngoài. Hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, khi ta hít không khí vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên như mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản, không khí được lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi, từ phổi đó oxy theo mạch máu đi nuôi khắp cơ thể; sau quá trình trao đổi khí, lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thải ra môi trường bên ngoài. Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virút như: Influenza, Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…, do vi khuẩn thường nhất là do phế cầu, liên cầu trùng nhóm A… Viêm đường hô hấp trên là bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong thời điểm giao mùa, triệu chứng thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất, sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C, kèm theo sốt thường trẻ nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày thì bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Sổ mũi và chảy nước mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Ho cũng là triệu chứng  xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm. Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên; khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè…Sau đợt cấp, nếu không chữa trị chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi, một số trẻ  nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi, một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.

Về chăm sóc và điều trị tại nhà;  với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả; có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: panadol,  efferalgan, tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ; dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú. Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược như pectol để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ; theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn… đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

Cần có giải pháp phòng bệnh cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết thay đổi. Trước tiên cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia. Trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người bé khiến bé bị ho, viêm họng. Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những người thời tiết chuyển mùa. Tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô. Khi gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>