Dược thiện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 24 Jul 2018 12:01:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Dược thiện – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dược thiện cho người bị thiếu máu http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-cho-nguoi-bi-thieu-mau-5756/ Fri, 20 Jul 2018 01:26:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-cho-nguoi-bi-thieu-mau-5756/ [...]]]>

Thiếu máu là một hội chứng bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên, được đặc trưng bởi tình trạng giảm thiểu các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở các mức độ khác nhau. Khi lâm vào hội chứng này, điều đầu tiên là phải xác định cho được nguyên nhân để có biện pháp xử lý căn bản và triệt để, đồng thời cần phải tích cực điều trị triệu chứng và nuôi dưỡng hợp lý nhằm đem lại sự hồi phục nhanh chóng nhất cho người bệnh.

Trong y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt… Tùy theo các biểu hiện bệnh lý cụ thể mà được chia thành nhiều thể bệnh như khí trệ huyết ứ, khí huyết lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư và thận âm dương lưỡng hư. Về mặt trị liệu, ngoài biện pháp dùng thuốc đơn thuần theo quan điểm “biện chứng luận trị”, cổ nhân còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn – bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực. Vài ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.

Bài 1: Gan lợn 100g, vỏ lụa hạt lạc 50g, gạo nếp 50g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Gan lợn làm sạch thái miếng, gạo nếp đãi kỹ ngâm qua, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn. Cho gạo nếp và vỏ lạc vào nồi ninh thành cháo, sau đó bỏ gan lợn và gừng vào đun sôi chừng 10 phút là được, chế thêm gia vị, chia ăn nóng vài lần trong ngày. Công dụng: bổ huyết dưỡng huyết, dùng cho những trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh… Trong bài, gan lợn có công năng bổ can dưỡng huyết, vỏ lạc hòa vị nhuận phế, bổ huyết chỉ huyết phối hợp với gạo nếp, gừng tươi để kiện tỳ ích vị, nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng.

Bài 2: Sinh hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, đẳng sâm 20g, thịt gà 100g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng như đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở nhiều, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch nhanh nhỏ. Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy có tác dụng bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu.

Bài 3: Hà thủ ô 50g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Đầu tiên, cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 – 90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày. Công dụng: bổ can thận, ích tinh huyết, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể can thận hư, biểu hiện bằng các triệu chứng như đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi… Trong bài, hà thủ ô vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng bổ can ích thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà vị ngọt tính bình có công dụng bổ huyết, dưỡng tâm an thần, tư âm nhuận táo. Hai vị phối hợp với nhau có đủ khả năng cải thiện hội chứng thiếu máu thuộc thể can thận hư suy. Tuy nhiên, vì trứng gà chứa nhiều cholesterol cho nên những người bị rối loạn lipid máu khi dùng bài này cần có sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc chuyên khoa.

Bài 4: Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng, nhung hươu thái phiến, gừng tươi giã nát. Cho thịt gà và gừng vào nồi ninh kỹ trong 60 phút, tiếp đó bỏ nhung hươu vào rồi đun tiếp trong 120 phút, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: bổ thận dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng… Trong bài, nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà vị ngọt, tính ấm, có công dụng ôn trung ích khí, bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.

Bài 5: Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện bằng các triệu chứng sắc mặt xám nhợt, hay bị xuất huyết dưới da, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt… Trong bài, tam thất vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết tán ứ, làm thông huyết mạch, trừ huyết cũ sinh huyết mới và cầm máu; thịt gà ôn trung ích khí, bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau tạo nên công năng hoạt huyết dưỡng huyết độc đáo của bài thuốc.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
Dược thiện bổ dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-bo-duong-4411/ Thu, 19 Jul 2018 11:45:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-bo-duong-4411/ [...]]]>

Vì sao người cao tuổi cần các bài thuốc bổ dưỡng

Ở người cao tuổi, lục phủ ngũ tạng sau mấy chục năm vận hành nay bị tổn thương, từ thể đặc sang thể rỗng, vì thế ăn uống hấp thụ kém. Nếu như ở tuổi trẻ khi ăn uống vào cơ thể có thể hấp thu đến 70 – 80% thức ăn, đồ uống thì ở tuổi già, sự hấp thụ chỉ đạt 50-60% ở người không có bệnh về tỳ vị, nếu có bệnh về tỳ vị thì hấp thụ chỉ đạt 30-40% là tối đa. Điều này làm cho khí huyết ngày càng suy kém. Âm dương mất cân bằng, cơ thể dễ phát sinh một số bệnh tật mà ở thời tuổi trẻ không có, hoặc khi thời tiết thay đổi dễ cảm nhiễm thời khí, mắc các chứng bệnh của bốn mùa.

Mặt khác, người cao tuổi thường thận dương kém, hấp thụ của tỳ vị cũng yếu làm cho thận thiếu đi tinh chất của đồ ăn thức uống, để hóa thành khí, huyết nuôi dưỡng cơ thể. Do vậy, muốn bổ tỳ trước hết phải bổ thận. Nhưng với người cao tuổi phải song song bổ cả tỳ và thận.

Một số bài thuốc bổ ngũ tạng, lục phủ

Bài Đại Nhân Bạch Cáp điểu thang

Bồ câu hầm với thuốc bắc: Chim bồ câu  một con, thịt của nó có vị mặn tính ôn không độc, có tác dụng ích khí hòa tinh, trị các chứng đau mỏi của người cao tuổi. Nếu có chim cu kỳ thì tốt hơn. Chim cu kỳ, thịt có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng bổ khí, bổ năm tạng, giúp lưu thông khí huyết. Một trong hai loại chim này làm sạch, bỏ phủ tạng, kết hợp với các vị thuốc: nhân sâm 12g hoặc đảng sâm 30g, bạch biển đậu 20g, đại táo 30g.

Cách làm: Bỏ toàn bộ các vị thuốc vào bụng chim cho thêm 30g gạo tẻ may lại, cho vào nồi ninh nhừ. Ăn ngày một con, mỗi tháng ăn ba lần. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ vị, làm ấm trung tiêu, bồi bổ nguyên khí, làm yên năm tạng, sinh tân dịch kéo dài tuổi thọ.

duoc thienThư kê ngũ vị ẩm bổ dưỡng cho người cao tuổi.

Bài Thư kê ngũ vị ẩm

Gà mái (loại nhỏ), vị hơi chua, tính bình không độc có tác dụng bổ năm tạng, trị phong, trừ hàn thấp, làm chóng liền xương, trị chứng huyết tích, băng huyết, chứng bạch đới. Thục địa 30g, đương qui 20g, bạch thược 20g, cẩu kỷ tử 20g.

Cách làm: Một con gà mái làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Cho các vị thuốc vào bụng gà, cho 600 ml nước ninh cách thủy cho thật nhừ, ăn 2 lần trong ngày, một tháng ăn 2-3 lần. Bài thuốc có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trị các chứng mệt mỏi, đau nhức mỏi của người cao tuổi, khô miệng, táo bón, gan nóng hỏa bốc lên đau đầu hoa mắt, ngũ kém, hay chiêm bao.

Bài Dục tâm tiềm dương bổ hư

Bầu dục lợn hai quả, vị mặn tính mát không độc có tác dụng bổ thận, thông bàng quang, bổ khí, trị chứng đau lưng gối, ù tai. Tinh hoàn lợn hai cái vị ngọt, tính ấm không độc có tác dụng bổ thận dương, sinh tinh, đau dương vật, dương vật không cương cứng. Hạt hẹ 20g, nhân quả óc chó 30g, củ mài 30g, hạt sen 30g.

Cách làm: Bổ thận, bóc bỏ hết màng trong bể thận, rửa  sạch. Cho tất cả vào nồi bỏ các loại gia vị như hành, hạt tiêu, muối vừa đủ ninh nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, mỗi tháng ăn một  lần. Bài thuốc có tác dụng bồi bổ ngũ tạng của người cao tuổi.

Hoặc dùng bài: Nhung hươu tươi một cặp: làm sạch lông, rửa sạch sấy khô, tán bột, bỏ vào lọ thủy tinh đậy kín, mỗi ngày ăn 5g cho vào một bát cháo gạo cho tí muối và hạt tiêu bột, quấy đều để ấm, ngày ăn một lần vào buổi sáng. Hoặc nhung hươu làm sạch lông, rửa sạch (qua rượu) để ráo, thái lát ngâm với 1,5-2 lít mật ong, sau 3 tháng uống ngày 10ml lúc đói. Trị các chứng: Người cao tuổi nguyên khí hư suy, cơ thể yếu, hay sinh chứng hư hàn, tay chân lạnh, mềm yếu, mệt mỏi, rã rời, thận dương suy kém thận hỏa không sinh ra được tỳ thổ, ăn uống kém, hấp thụ ít nên cơ thể gầy yếu, chóng mặt ù tai, váng đầu mỏi mệt, ngủ kém.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Dược thiện từ cây ích mẫu http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-tu-cay-ich-mau-2086/ Wed, 18 Jul 2018 04:24:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/duoc-thien-tu-cay-ich-mau-2086/ [...]]]>

Ích mẫu chứa Flavonoid (rutin), saponin loại steroid, chất chát (tanin), tinh dầu và alcanoid (leonurin và stachydrin). Theo Đông y, ích mẫu vị cay, đắng, tính hơi hàn, đi vào can và tâm bào. Tác dụng khứ ứ, sinh tân, điều kinh, tiêu thủy. Trị đau bụng ứ huyết, kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ trướng. Liều dùng: 8 – 12g; nguyên liệu tươi dùng gấp đôi. Sau đây là một số món ăn thuốc từ ích mẫu.

Đậu đen hầm ích mẫu thảo: ích mẫu thảo 30g (gói trong vải xô), đậu đen 30g, đường đỏ 30g. Tất cả cho vào nồi nấu đến khi đậu đen chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm 30ml rượu khuấy đều, uống. Dùng cho phụ nữ bế kinh, mất kinh.

Cháo ích mẫu thảo ngó sen sinh địa: Gạo tẻ 100g, nước ép ích mẫu thảo 10ml, nước ép sinh địa 40ml, nước ép ngó sen 40ml, nước ép gừng tươi 4ml. Gạo nấu cháo, khi cháo chín cho thêm các loại nước ép đã chuẩn bị. Khuấy đều, thêm chút đường hoặc mật ong, đun sôi; cho ăn. Trị sốt nóng âm hư, băng huyết tử cung rỉ rả, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu.

Cháo ích mẫu: lá ích mẫu 20g, gạo tẻ 50g. ích mẫu nấu ép lấy nước, đem nấu với gạo thành cháo. Dùng tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kiết lỵ (tiểu nhi cam tích trĩ lỵ).

Ích mẫu thảo gan bò nhào bột rán: ích mẫu thảo 30g, đương quy 15g, hương phụ 12g, gan bò 250g, bột gạo vừa đủ. Gan bò làm sạch thái lát, dược liệu sắc lấy nước trộn với bột gạo tẩm trộn gan bò. Cho gan tẩm bột cho vào chiên rán. Ăn bữa phụ ngày 1 lần, liên tục trong 3 – 7 ngày. Trị kinh nguyệt kéo dài sau kỳ do can huyết hư (kinh ít, rỉ rả, màu nhợt, đau quặn vùng tiểu khung, đau đầu hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực).

Canh trứng gà ích mẫu: ích mẫu thảo 50g, hồng hoa 10g, sài hồ 10g, trứng gà 2 quả. Tất cả cùng đem nấu, khi trứng chín, bóc bỏ vỏ, cho trứng vào nồi nấu tiếp; vớt bỏ bã thuốc, cho thêm ít đường và gia vị, ăn trứng và uống nước canh, chia ăn sáng và tối. Trị sạm da mặt ở phụ nữ có thai, kinh nguyệt không đều.

Chè ích mẫu đại táo: ích mẫu thảo 30g, đại táo 30 quả, gừng tươi 20g, đường 60g. Tất cả nấu nước uống thay chè, sắc 1 lần, uống trong ngày. Dùng cho chị em bế kinh, tắt kinh sớm do huyết hư suy nhược cơ thể… Uống trước kỳ kinh 5 – 10 ngày liền.

Chè ích mẫu mần tưới: ích mẫu thảo 30g, mần tưới 12g. Sắc lấy nước, thêm đường khuấy đều, uống ngày 1 lần, liên tục 5-7 ngày. Dùng cho phụ nữ viêm tử cung, phần phụ.

Kiêng kỵ: Người huyết hư, huyết không bị ứ đọng, đồng tử giãn và có thai không nên dùng.

BS. Tiểu Lan

]]>