dùng thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 09 Sep 2018 05:23:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dùng thuốc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Những điều cần tuân thủ http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day-nhung-dieu-can-tuan-thu-15873/ Sun, 09 Sep 2018 05:23:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-bao-ve-niem-mac-da-day-nhung-dieu-can-tuan-thu-15873/ [...]]]>

Bùi Thị Lanh (Bắc Giang)

Hình ảnh loét dạ dày tá tràng.

Hình ảnh loét dạ dày tá tràng.

Những người đang điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng hay viêm dạ dày với triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua thường được bác sĩ kê dùng một loại bột pha hỗn dịch uống có attapulgite, hoặc gel aluminium hydroxyde và magnesium carbonate được sấy khô. Với khả năng đệm trung hòa, hỗn dịch này có công dụng trung hòa lượng axit do dạ dày tiết ra nên giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày và làm lành các vết loét. Thuốc cũng có công dụng cầm máu, tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hiệu quả của thuốc khá tốt, tuy nhiên còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh, tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, kiêng khem…

Đây là thuốc dạng bột, hòa với nước thành dung dịch uống. Liều lượng và cách dùng thuốc tùy theo cơ địa, thể trạng và độ tuổi. Khi dùng pha thuốc với nửa cốc nước, uống cách xa bữa ăn ít nhất 1 – 2h. Thuốc bản chất có nhôm và magiê để trung hòa axit dịch vị và bao phủ niêm mạc dạ dày nên phải nghiêm ngặt tuân thủ quy định về uống cách xa bữa ăn và tuyệt đối không dùng chung với bất cứ loại thuốc nào khác vì nó làm giảm hấp thu của các thuốc khác trên đường tiêu hóa.

Thuốc attapulgite có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, táo bón, hoặc giảm phosphate máu nếu sử dụng trong thời gian dài… Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc attapulgite để trị bệnh dạ dày, cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc điều độ, không nên thức quá khuya, hay hút thuốc lá, uống bia, rượu, sử dụng chất kích thích…

ThS. Lê Quốc Thịnh

]]>
Dùng thuốc trị nấm miệng kéo dài có nguy hiểm cho bé? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-nam-mieng-keo-dai-co-nguy-hiem-cho-be-15750/ Sun, 02 Sep 2018 04:47:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-nam-mieng-keo-dai-co-nguy-hiem-cho-be-15750/ [...]]]>

Xin hỏi nystatin có gây ảnh hưởng gì cho bé không nếu dùng kéo dài?

Trần Lan Hương (Lạng Sơn)

Chị Hương thân mến!

Nystatin là thuốc chống nấm khi dùng tại chỗ có tác dụng với nhiễm nấm miệng. Một số đặc tính của thuốc khiến bạn có thể yên tâm dùng thuốc cho con như: thuốc dung nạp tốt, ít gây phản ứng quá mẫn. Khi dùng tại chỗ bằng cách bôi như con bạn, thuốc ít hấp thu qua niêm mạc và hầu như không hấp thu qua đường tiêu hóa… nên nhìn chung với cách dùng này, thuốc hầu như không gây tác dụng phụ (đặc biệt với bé nhà bạn đã dùng nhiều lần) và không hấp thu vào hệ tuần hoàn gây tác dụng toàn thân. Lưu ý, nên dùng cách xa bữa ăn của bé nhằm tránh nôn trớ.

Tuy nhiên, trường hợp của bé có 2 khả năng nếu chỉ là rơ lưỡi do mảng bám sữa mẹ thông thường chỉ nên vệ sinh cho bé bằng dung dịch natricarbonat, chấm dung dịch glycerinborat 3%… Còn nếu đúng là nhiễm nấm và dùng nystatin sau 2 tuần không khỏi, cần đưa bé đi khám. Thông thường, bào tử nấm vẫn còn trong khoang miệng và nhanh chóng phát triển nên sẽ mọc lại nhanh, vì vậy, cần điều trị dứt điểm cho bé đỡ khó chịu và tránh lan rộng ra vòm họng. Việc chẩn đoán và trị liệu nhìn chung đơn giản và hiệu quả nên bạn đừng tự ý dùng thuốc mà ngần ngại đưa con đi khám.

Chúc bé mau khỏi!

BS. Lê Đức Thắng

]]>
Dị ứng nhộng tằm, dùng thuốc gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-nhong-tam-dung-thuoc-gi-15667/ Tue, 28 Aug 2018 05:08:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-ung-nhong-tam-dung-thuoc-gi-15667/ [...]]]>

Có phải tôi bị dị ứng với nhộng tằm không? Tôi phải dùng thuốc gì cho hết tình trạng này?

Hà Phương(Hưng Yên)

Dị ứng thức ăn là một phản ứng dị thường của cơ thể đối với một hoặc nhiều loại thức ăn xuất hiện sau khi ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Biểu hiện của dị ứng thức ăn có thể ở mức độ nhẹ như nổi mày đay ở da, cảm thấy đỏ bừng mặt, nôn, quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy…; nặng như sốc phản vệ đe dọa tính mạng (co thắt và thắt chặt cơ của đường hô hấp, cổ họng bị sưng hoặc khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, mạch nhanh, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức…).

Các loại thực phẩm hay gây dị ứng là động vật thuộc nhóm giáp xác (cua, tôm, mực, sò…), nhộng, ba ba, cá, lươn, trứng, sữa, lạc, đỗ…

Với các biểu hiện như trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng với nhộng tằm. Nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ thì chỉ cần dùng kháng histamin chống dị ứng như: cetirizin, loratadin, clorpheniramin… Tuy nhiên cần lưu ý: Đối với clorpheniramin khi uống thường gặp hiện tượng ngủ gà, an thần, nên cần tránh làm những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng… Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chịu đựng được các phản ứng phụ khi điều trị liên tục, đặc biệt nếu tăng liều từ từ.

Đối với loratadin, cetirizin không có tác dụng an thần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị mày đay dị ứng. Tuy nhiên, khi sử dụng liều cao có thể gây đau đầu, khô miệng…

Trong trường hợp dùng các thuốc trên không đỡ hoặc có biểu hiện khó thở, dị ứng nặng… cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra có thể bôi thuốc chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm và không gãi (vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề và bệnh sẽ trầm trọng hơn).

DS. Nguyễn Thu Giang

]]>
Dùng thuốc tránh thai có vô sinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tranh-thai-co-vo-sinh-15449/ Tue, 21 Aug 2018 04:53:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tranh-thai-co-vo-sinh-15449/ [...]]]>

Mai Lan (Hà Giang)

Lần giao hợp đầu tiên không phải với ai cũng đau đớn nếu được chuẩn bị tốt về tinh thần, cả hai đều không vội vàng. Bạn nên có giai đoạn kích thích để gây hưng phấn ban đầu thỏa đáng, giúp âm đạo tiết ra nhiều chất nhờn bôi trơn.

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp tránh thai, bạn có thể tìm hiểu kỹ để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Trừ việc bị dị ứng với bao cao su, nếu không thì việc dùng bao cao su không hề bất tiện, thậm chí còn hữu ích cho việc tránh thai và còn có tác dụng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nếu dùng bao cao su, bạn nên chọn loại mỏng và có nhiều chất nhờn bôi trơn trước khi cho dương vật vào âm đạo và phải dùng trong tất cả các lần giao hợp. Ngoài ra, dùng thuốc tránh thai cũng là một biện pháp có hiệu quả tránh thai cao và an toàn. Bất cứ khi nào bạn muốn có con, bạn dừng thuốc và có thể có thai lại sau 2-3 tháng nên bạn không nên lo lắng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc tránh thai. Bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa tư vấn để chọn loại thuốc thánh thai phù hợp và được hướng dẫn cách sử dụng.

BS. Nguyễn Vũ

]]>
Viêm nang lông tái phát – Dùng thuốc gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nang-long-tai-phat-dung-thuoc-gi-13423/ Fri, 03 Aug 2018 15:25:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-nang-long-tai-phat-dung-thuoc-gi-13423/ [...]]]>

Đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm nang lông. Tuy nhiên vì điều kiện nên không phải lúc nào bị là tôi lại đến khám bác sĩ da liễu được vì vậy tôi mong bác sĩ tư vấn cho tôi loại thuốc mà tôi có thể dùng mỗi khi bị viêm nang lông tái phát?

Vũ Thị Thơm (Hòa Bình)

Viêm nang lông là bệnh về da rất hay mắc vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm. Mồ hôi tiết ra nhiều, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng, nhất là những vùng kín như sau mang tai, sau gáy, hoặc vùng nách, bẹn… rất dễ bị viêm các nang lông tại những vị trí này. Bạn đã từng bị và nay lại tái phát, nếu có điều kiện thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để bác sĩ tìm đúng nguyên nhân gây viêm nang lông cho bạn, từ đó sẽ tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh hiện đang có của bạn.

Khi bị viêm nang lông điều trị tại chỗ có thể dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như: betadin, cồn iod, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin… Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân. Nếu viêm nang lông do nấm cần sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Viêm nang lông do virus Herpes, có thể bôi kem acyclovir và uống acyclovir hoặc valacyclovir theo chỉ định của thầy thuốc. Viêm nang lông do demodex có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol trong 1 tuần.

Như vậy cùng là bệnh viêm nang lông nhưng do các nguyên nhân khác nhau thì việc điều trị và dùng thuốc cũng hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy bạn cần đến khám, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh lần này cụ thể là vi khuẩn, nấm hay virut và tư vấn bởi bác sĩ da liễu, tránh dùng thuốc không đúng làm cho bệnh khó khỏi, biến chứng nặng thành nhọt.

Đối với viêm nang lông hay tái phát cần tìm nguyên nhân, phát hiện các ổ vi khuẩn, có bị đái tháo đường hay không và tránh làm xây xước da. Cải thiện môi trường sống sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Có thể sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn hoặc benzoyl peroxide để phòng ngừa tái phát.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vệ sinh thân thể trong mùa nắng nóng, hàng ngày cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo khô thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, tránh nhiễm bẩn, tránh gãi làm trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut, nấm… xâm nhập gây viêm nang lông…

PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu Trung ương)

]]>
Cho con bú có được dùng thuốc đặt âm đạo? http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-co-duoc-dung-thuoc-dat-am-dao-13341/ Thu, 02 Aug 2018 15:00:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-co-duoc-dung-thuoc-dat-am-dao-13341/ [...]]]>

Nhưng hiện tại em đang cho con bú vì con em mới được 6 tháng tuổi. Em lo lắng không biết khi đang cho con bú có dùng được loại thuốc này không?

Nguyễn Thị Hạnh (Phú Thọ)

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ đã kết hôn, tuy nhiên nỗi lo lắng tập trung nhiều ở phụ nữ mang thai và cho con bú vì lo sợ thuốc đặt âm đạo ảnh hưởng xấu đến em bé. Tuy nhiên, ngoài những thuốc chống chỉ định dùng cho những trường hợp đặc biệt này thì một số loại thuốc khác vẫn an toàn cho trẻ và được sử dụng cho mẹ.

Clotrimazolelà – một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm Azole có tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của nấm. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp viêm âm đạo do nhiễm nấm (nhất là nấm Candida), viêm âm đạo bội nhiễm bởi các vi khuẩn nhạy cảm với clotrimazale bằng cách đặt trực tiếp vào âm đạo. Đối với loại thuốc đặt phụ khoa này thường có tác dụng tại chỗ, hàm lượng thuốc khuếch tán vào trong máu qua niêm mạc không nhiều nên em có thể cho con bú bình thường mà không lo ngại thuốc tác động xấu đến em bé. Hơn nữa, đây là thuốc được bác sĩ chỉ định, đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng nên em yên tâm sử dụng.

Để đạt hiệu quả điều trị cao, khi dùng thuốc dạng đặt âm đạo em nên rửa tay bằng xà phòng và lau khô, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tư thế đặt thuốc tốt nhất là ở tư thế nằm dựng hai đầu gối và kê cao mông hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi. Thời gian đặt thuốc hiệu quả nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ, nếu đặt ban ngày thì cần nằm nghỉ 15 phút sau khi đặt để ngăn thuốc rơi ra ngoài. Bên cạnh đó, sau khi dùng hết thuốc mà các triệu chứng giảm hay biến mất thì tốt nhất vẫn nên tái khám theo đúng hẹn để đảm bảo bệnh đã khỏi hoàn toàn.

 

BS. Nguyễn Văn Đức

]]>
Dùng thuốc gì khi bị đau cổ tay? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-dau-co-tay-13176/ Sun, 29 Jul 2018 15:03:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-dau-co-tay-13176/ [...]]]>

Nguyễn Thị Hồng Vân (Lạng Sơn)

Trước hết cần trao đổi với bạn một số vấn đề: Một là không rõ sau khi xảy ra chấn thương bạn có đi khám và được chẩn đoán chính xác là giãn dây chằng cổ tay không? Tổn thương ở độ nào? Điều trị có triệt để không? Và “đợt này trời rét” bạn mới thấy đau nên cần làm rõ có phải đau do tổn thương giãn dây chằng từ lúc chấn thương gây ra không vì chấn thương xảy ra cách đây đã mấy năm rồi. Hai là không rõ tính chất đau của bạn là gì? Đau liên tục cả khi nghỉ hay chỉ đau khi vận động khớp? Đau có kèm sưng nề, nóng vùng khớp không… để loại trừ các tình trạng viêm khớp khác.

Đau cổ tay cần đi khám chuyên khoa xương khớp để dùng thuốc thích hợp.

Đau cổ tay cần đi khám chuyên khoa xương khớp để dùng thuốc thích hợp.

Nếu bị đau do giãn dây chằng thì về nguyên tắc có thể điều trị như sau:

Các biện không dùng thuốc: Cần cố định tương đối khớp cổ tay bằng cách băng chun, nịt hoặc nẹp cố định; hạn chế vận động khớp, đặc biệt là các vận động bê xách nặng; có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm, điện phân, sóng ngắn, từ trường…

Về dùng thuốc: Tùy mức độ đau có thể sử dụng các thuốc như thuốc dùng ngoài gồm salonpas gel, salonpas dán, các thuốc giảm đau kháng viêm như voltaren emugel, fastum gel… Các thuốc uống giảm đau có thể dùng paracetamol hoặc thuốc giảm đau phối hợp paracetamol với các thuốc khác như codein, tramadon, ibuprofen (có tác dụng giảm đau mạnh hơn) dùng trong trường hợp đau nhiều. Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, voltaren, celecoxib, arcoxia, mobic… cũng có thể sử dụng trong trường hợp này. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bổ trợ thuộc nhóm collagen týp I có tác dụng phục hồi gân cơ dây chằng tổn thương. Cần chú ý các thuốc bổ khớp như glucosamine ít có tác dụng đối với những tổn thương loại này. Đối với các loại thuốc trên khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để phòng, tránh hoặc hạn chế các bất lợi do thuốc gây nên.

Tuy nhiên trong trường hợp của bạn, cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau cổ tay của bạn là gì để từ đó bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn cho bạn cách dùng thuốc chính xác nhất.

TS.BS. Phạm Quang Thuận

]]>
Dùng thuốc trị eczema cần lưu ý gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-eczema-can-luu-y-gi-13115/ Sun, 29 Jul 2018 14:54:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-tri-eczema-can-luu-y-gi-13115/ [...]]]>

Xin hỏi quý báo khi dùng thuốc này tôi cần chú ý điều gì?

Nguyễn Thị Sáu (Lạng Sơn)

Hydrocortison là một glucocorticosteroid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng nhiều tại y tế cơ sở và được bán khá phổ biến trong các hiệu thuốc để trị nhiều bệnh liên quan đến các tình trạng trên.

Bôi kem hydrocortison lớp mỏng lên da dùng điều trị eczema cấp và mạn tính.

Bôi kem hydrocortison lớp mỏng lên da dùng điều trị eczema cấp và mạn tính.

Đối với dạng bôi tại chỗ (thuốc mỡ và kem), hydrocortison được sử dụng để điều trị bệnh eczema cấp và mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp lạm dụng thuốc (dùng thuốc cho bất kỳ tổn thương trên da nào kể cả những bệnh da không được dùng thuốc này như hăm da, viêm da do vi khuẩn…) gây các biến chứng đáng tiếc. Do đó, khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, số lần bôi trong ngày, thông thường từ 1-4 lần bằng cách thoa kem hoặc thuốc mỡ một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh.

Cần tránh để thuốc tiếp xúc với kết mạc mắt và không được sử dụng trong các trường hợp dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh loét da, tổn thương da đang bị nhiễm khuẩn tiến triển vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn do bị ức chế miễn dịch khi dùng glucocorticoid, cơ thể nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virut như mắc bệnh thủy đậu, Herpes giác mạc, zona… Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, bạn cần chú ý vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn bao gồm viêm da tiếp xúc, rạn da, xuất huyết dưới da, mất sắc tố, lâu lành viết thương, phát ban dạng trứng cá đỏ… tại chỗ bôi để xử trí kịp thời.

BS. Nguyễn Thanh Vân

]]>
Dùng thuốc gì khi bị mụn nhọt? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-mun-nhot-13075/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-bi-mun-nhot-13075/ [...]]]>

Xin hỏi quý báo, em có nên uống thuốc kháng sinh để trị mụn không ạ?

Nguyễn Văn Thái (Hòa Bình)

Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Đây là bệnh thường gặp trong mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn. Nguyên nhân do khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém kèm theo lao động nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi, da bị gãi xước… tạo điều kiện cho tụ cầu, liên cầu xâm nhập cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra nhọt. Khi nhọt bắt đầu hình thành chỉ là những nốt nhỏ nổi trên da rồi lan rộng dần, tại chỗ mọc nhọt da thường nóng, đỏ và đau. Sau vài ngày, trên nốt đỏ xuất hiện đốm vàng, khi vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Kích thước của nhọt rất đa dạng, có khi bằng hạt ngô, hạt đỗ nhưng cũng có thể to như quả mận, quả trứng gà chứa nhiều mủ.

Khi bị nhọt trên da, điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để tránh tự lây lan… Tại chỗ mọc mụn trong giai đoạn nhọt khởi phát có thể sử dụng cồn iod 3%, betadin hoặc nước muối để sát khuẩn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kháng sinh như clindamycin hay các mỡ kháng sinh bôi. Trong trường hợp bị nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng thì cần sử dụng kháng sinh toàn thân như amoxycillin, cephalosporin…, thậm chí có thể kết hợp hai loại kháng sinh hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, đã cần sử dụng kháng sinh hay chưa, sử dụng kháng sinh loại nào, liều lượng ra sao… thì bạn cần đến khám tại chuyên khoa da liễu để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể và dùng thuốc hiệu quả vì hiện nay, tụ cầu vàng đã kháng một số kháng sinh nên nếu dùng kháng sinh đã bị vi khuẩn kháng lại thì sẽ không có tác dụng.

BS. Nguyễn Thu Hà

]]>
Dùng thuốc gì khi mắc chứng ngủ nhiều? http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-mac-chung-ngu-nhieu-13020/ Sun, 29 Jul 2018 14:40:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dung-thuoc-gi-khi-mac-chung-ngu-nhieu-13020/ [...]]]>

Nguyễn Võ Hùng (Gia Lai)

Ngủ là một phần tối quan trọng của cuộc sống. Con người dành ra đến 1/3 cuộc đời chỉ để ngủ. Thời lượng ngủ của mỗi người thay đổi theo lứa tuổi. Trung bình một người bình thường cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Ở người lớn, nếu mỗi ngày ngủ trên 10 giờ thì được coi là ngủ nhiều. Ngủ nhiều ít gặp hơn so với mất ngủ, nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc. Khoảng 1% số người lớn bị mắc chứng bệnh ngủ nhiều. Họ vào giấc ngủ rất dễ, ngủ liền một mạch đến sáng. Tuy nhiên, khi thức dậy, họ không cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu gì. Trong ngày họ có thể có các giấc ngủ ngắn kéo dài 30-60 phút. Sau khi ngủ dậy họ lại cảm thấy thoải mái và tiếp tục công việc bình thường.

Cần phân biệt giữa ngủ nhiều và ngủ lịm. Ngủ nhiều chỉ đơn giản là thời lượng ngủ trên 10 giờ mỗi ngày, các chức năng xã hội nghề nghiệp vẫn bình thường. Còn ngủ lịm là đột nhiên rơi vào giấc ngủ, không thể cưỡng lại được, dù lúc đó đang ngồi, đang đi hoặc lái xe, rất nguy hiểm.

Như vậy, nếu anh ngủ nhiều, cách điều trị tốt nhất là bố trí thời gian ngủ ngắn hợp lý, như chợp mắt lúc giải lao, ngủ trưa là được. Nên uống cà phê buổi sáng và có thể uống cả vào buổi tối. Ngoài ra, có thể dùng thuốc piracetam uống vào buổi tối theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần để giảm cảm giác buồn ngủ.

Còn nếu tình trạng của anh là ngủ lịm thì việc chữa rất khó khăn. Với những người ngủ lịm nên được bố trí các công việc ít gây tai nạn. Các biện pháp uống cà phê, nước chè… ít kết quả.

Các trường hợp ngủ nhiều nặng phải dùng đến các thuốc kích thần (MDMA). Vì vậy anh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để xác định tình trạng ngủ nhiều của anh là gì, mức độ đến đâu để từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103)

]]>