dự phòng hen – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 02:47:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dự phòng hen – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Hen không kiểm soát tốt dễ thành ác tính http://tapchisuckhoedoisong.com/hen-khong-kiem-soat-tot-de-thanh-ac-tinh-2837/ Thu, 19 Jul 2018 01:42:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hen-khong-kiem-soat-tot-de-thanh-ac-tinh-2837/ [...]]]>

Thông tin được đưa ra tại buổi mít ting hưởng ứng Ngày Hen toàn cầu tổ chức tại Hà Nội ngày 3/5. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng này có thể do môi trường sống, không khí thay đổi, đô thị hóa nhanh, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, ô nhiễm khói, bụi… Không những thế, ngày nay trẻ ít tiếp xúc với thiên nhiên nên tỷ lệ bị hen cũng tăng lên. Việc thay đổi lối sống, ăn nhiều thức ăn nhanh cũng khiến tỷ lệ dị ứng tăng lên, mà hen là một loại bệnh dị ứng. 

benhhen1-jpg-1367579067_500x0.jpg
Để phòng cơn hen cấp, người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc, tránh các dị nguyên gây kích ứng, đặc biệt tuân thủ tái khám đúng hẹn. Ảnh: P.N.

Phó giáo sư Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hen là một bệnh lý phổ biến ở cả Việt Nam cũng như trên thế giới. Ước tính tại nước ta có khoảng gần 4% dân số bị hen, tương đương với khoảng 3,5 triệu người. Bệnh có xu hướng gia tăng nhưng vấn đề kiểm soát bệnh có những diễn biến đáng lo ngại. 

Thực tế hiện nay Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh hen phế quản từ năm 2010 nhưng đến nay chương trình mới chỉ triển khai được ở 4 tỉnh thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Nam Định. 

“Nhiều người chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của điều trị dự phòng hen, thậm chí  ngay cả một số nhân viên y tế. Trong khi bệnh để lại những hậu quả nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, chi phí chăm sóc cũng rất lớn, đặc biệt là chi phí cấp cứu”, phó giáo sư Quốc Anh nói. 

Theo ông, bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là nguyên nhân tử vong khi lên cơn ác tính. Hen là một bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu được điều trị, dự phòng tốt.

Các chuyên gia khuyến cáo hen là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp. Các triệu chứng gợi ý hen gồm: khò khè thường xuyên (hơn 1 lần mỗi tháng), ho hay khò khè do vận động, ho về đêm mà không do nhiễm siêu vi, khò khè không theo mùa, triệu chứng vẫn còn sau 3 tuổi. Các cơn hen thường xảy ra khi có các yếu tố kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi thời tiết, hít phải dị nguyên.

Để giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Người bệnh phải tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn như: phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc, tránh dùng các thức ăn hoặc thuốc gây dị ứng, phòng tránh và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp…

Đồng thời tuân thủ đúng việc uống thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Người bệnh cũng không nên sử dụng kéo dài các thuốc uống, bột chứa corticoid. Các tác dụng phụ có thể thấy ở bệnh nhân dùng thuốc này kéo dài gồm: phù, giữ nước, thay đổi nội tiết (mặt đỏ, mọc mụn, mọc lông ở mặt, chân tay), loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày…

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào. 

Nam Phương

]]>