đột quỵ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 22 Nov 2018 15:18:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đột quỵ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 7 cách ngăn ngừa đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ngan-ngua-dot-quy-17007/ Thu, 22 Nov 2018 15:18:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-cach-ngan-ngua-dot-quy-17007/ [...]]]>

Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục đóng góp vào việc giảm cân và giảm huyết áp, nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Mục tiêu của bạn: Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. Không nhất thiết phải có chế độ và bài tập gì cao siêu. Hãy thực hiện đi bộ quanh khu nhà mỗi sáng; tập thể dục với bạn bè, theo nhóm. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể. Khi tập nên gắng sức ở mức độ nhất định. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục, hãy chia thành các buổi 10-15 phút một vài lần trong ngày.

Ngưng hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngưng hút thuốc lá giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Hạ huyết áp

Tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không kiểm soát được. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ. Cần: giảm muối trong chế độ ăn uống (không quá 1.500mg mỗi ngày – khoảng một nửa thìa cà phê). Tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Ăn nhiều trái cây và rau mỗi ngày, mỗi tuần nên ăn cá 2-3 bữa, ăn sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn nếu có thể. Tránh xa thuốc lá. Dùng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc.

Kiểm soát đồ uống có cồn

Một khi bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ  tăng lên. Do đó đừng uống rượu hoặc nếu có uống thì phải uống có kiểm soát. Hãy lựa chọn rượu vang đỏ thay vì rượu nặng.

Điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp và dẫn tới nguy cơ cao đột quỵ. Nếu bạn có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, hãy tới bác sĩ để khám và được điều trị.

Nếu thừa cân, hãy lập chiến lược giảm cân.

Nếu thừa cân, hãy lập chiến lược giảm cân.

Điều trị đái tháo đường

Giữ đường huyết trong tầm kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép.

Tránh xa thuốc lá

Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc ngưng hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.

Đỗ Tuấn

((Theo Medical News Today))

]]>
Ðối phó chứng phù thận ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-chung-phu-than-o-tre-16499/ Mon, 22 Oct 2018 14:25:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/doi-pho-chung-phu-than-o-tre-16499/ [...]]]>

Phù là hiện tượng nước thoát ra khỏi lòng mạch máu và bị giữ ở mô tế bào. Phù được phát hiện khi thấy trẻ sưng nề mi mắt, chân, bụng… Phù có thể do các nguyên nhân thoáng qua như dùng thuốc nhưng cũng có thể là dấu hiệu nặng của các bệnh như suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng…

Trong các nguyên nhân nặng trên, phù do thận ở trẻ em thường ít khi được phát hiện sớm vì đầu tiên trẻ thường phù nhẹ quanh mắt và mặt làm người nhà lầm tưởng trẻ mập lên chứ không phải bị bệnh; thứ hai, phù thận hay xuất hiện ở các trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh chứ không phải như các trẻ bị bệnh tim hay bị bệnh gan nên khi người nhà nhìn thấy trẻ sưng mặt, họ hoàn toàn không nghĩ rằng trẻ đang mắc bệnh.

Các dấu hiệu điển hình của phù thận

Phù xuất hiện đầu tiên ở mi mắt, trẻ ngủ dậy sẽ có dấu hiệu nặng mắt vào buổi sáng sớm, sau đó có thể giảm dần trong ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, phù sẽ tăng lên với các biểu hiện của phù mặt, sau đó lan hai chân, bụng to dần lên, sưng bìu ở trẻ trai. Nặng hơn, trẻ có thể khó thở do phù phổi. Nếu bố mẹ chú ý sẽ thấy trẻ tăng cân rất nhanh trong giai đoạn này. Trẻ thông thường được đưa đến bệnh viện trong giai đoạn phù từ trung bình đến nặng, lúc này, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Ngoài phù, trẻ có thể tiểu ít hơn, nước tiểu sậm màu hơn, thậm chí là tiểu ra máu. Đến lúc này bố mẹ mới hốt hoảng đưa con đi khám.

Một triệu chứng khá nặng của hội chứng phù thận mà nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm tính mạng là tăng huyết áp. Trẻ sẽ cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí co giật, hôn mê hay khó thở, sùi bọt hồng do phù phổi cấp.

Vì vậy, để hạn chế các biến chứng nặng của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm ngay khi trẻ có biểu hiện phù quanh mắt hoặc thấy trẻ tăng cân nhanh một cách bất thường.

Phù thận do những nguyên nhân gì?

Viêm cầu thận: Ở nước ta, phù do viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu hay gặp nhất. Bệnh lý này thường kéo dài 1-2 tuần rồi lui bệnh. Điều trị chủ yếu là ăn nhạt, nghỉ ngơi, uống thuốc lợi tiểu. Cần tái khám định kỳ để theo dõi các biến chứng mạn tính của bệnh.

Bệnh thận IgA: Một tỷ lệ khá cao viêm cầu thận do bệnh thận IgA cũng gặp ở trẻ em. Bệnh này diễn biến lặng lẽ với đái máu từng đợt, đa số lành tính nhưng cũng có tỷ lệ gây suy thận về sau.

Hội chứng thận hư: Bệnh thường biểu hiện với triệu chứng duy nhất là phù. Chẩn đoán khá dễ nhờ các xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, điều trị lại thường kéo dài; tỷ lệ tái phát bệnh cao dù lúc đầu đã đáp ứng tốt với thuốc.

Nếu trong hội chứng thận hư có phù kèm theo tăng huyết áp hoặc đái máu thì nguyên nhân thường phức tạp hơn như bệnh thận Lupus, bệnh thận Henoch Schonlein…, diễn tiến bệnh xảy ra nhanh hơn và điều trị phức tạp hơn nhiều.

Suy thận: Bệnh nhân thường phù đi kèm với việc tiểu không có nước tiểu. Nguyên nhân có thể rất đa dạng như mất nước nặng, ngộ độc thuốc hay hóa chất, diễn tiến nặng của viêm cầu thận, sỏi thận… Đây là một tình trạng cấp cứu cần xử lý kịp thời để cứu tính mạng bệnh nhân.

Dự phòng hội chứng phù thận

Phù thận do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dự phòng cũng rất khác nhau. Có nguyên nhân có thể dự phòng được, có nguyên nhân thì không thể.

Một nguyên nhân phù thận hay gặp ở nước ta là viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, điều trị dự phòng bằng cách điều trị đúng và đủ liệu trình với tất cả các trường hợp viêm họng, nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ.

Với trẻ đang mắc hội chứng thận hư, chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ, hạn chế các đợt bệnh nhiễm trùng sẽ hạn chế được các đợt tái phát của bệnh…

Khi nghi ngờ trẻ phù thận, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị sớm cho trẻ.

BS. Lê Thỵ Phương Anh

]]>
Đào tạo miễn phí cho người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/dao-tao-mien-phi-cho-nguoi-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-14257/ Tue, 07 Aug 2018 05:21:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dao-tao-mien-phi-cho-nguoi-cham-soc-benh-nhan-dot-quy-14257/ [...]]]>

 

Tính đến nay chương trình đã tổ chức được 15 khóa tập huấn cho hơn 800 bác sĩ, kỹ thuật viên liên quan đến chuyên ngành đột quỵ và PHCN.  Chương trình cũng đã đào tạo được 6 lớp dành cho người nhà bệnh nhân với khoảng 400 người tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Trung ương Quân đội 108, Lão khoa Trung ương, Đại học Y Hà Nội, PHCN Hà Nội, Chợ Rẫy, Thống Nhất, C Đà Nẵng…

Dự kiến trong năm 2018 sẽ có 41 khoá tập huấn cho các cán bộ y tế và mỗi tuần một lớp dành cho người nhà bệnh nhân diễn ra luân phiên tại các bệnh viện lớn.

Chương trình nhận được những phản hồi tích cực từ người chăm sóc bệnh nhân. Chị Nguyễn Thị Hoà, nuôi bố bị đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa cho biết: “Tôi may mắn được tham dự lớp học AVANT dành cho người nhà bệnh nhân tại BV Bạch Mai. Sau đó tôi về tự tập cho bố theo các hướng dẫn trong sách và video minh họa. Sự phục hồi của bố tôi có tiến bộ hơn  1 năm trước đó, dù bố tôi đã bị đột quỵ lần thứ hai.”

Đặc biệt, khóa học có sự tham gia giảng dạy của Giáo sư Andreas Winkler – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bad Pirawarth (Áo) và Chủ tịch Hội nghiên cứu lâm sàng PHCN Thần kinh Cộng hòa Áo. Giáo sư là đồng tác giả của cuốn sách và video hướng dẫn các bài tập PHCN cơ bản cho bệnh nhân đột quỵ đầu tiên tại Việt Nam.

Một lớp đào tạo phục hồi chức năng cho người nhà tại BV Bạch Mai

Các bài tập này được Tổ chức đột quỵ Thế giới công nhận là những động tác cơ bản, đơn giản, dễ tập nhưng vô cùng hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân đột quỵ sớm phục hồi thần kinh và trở về cuộc sống bình thường. Cũng  trong khuôn khổ chương trình AVANT – Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ,  sáng 2/4, Tổng hội Y học Việt Nam đã phối hợp với Ever Neuro Pharma , cộng hoà Áo, tổ chức khóa học A15 – Tập huấn cho giảng viên tại Bệnh viện E Trung ương với sự tham gia của 70 bác sĩ và kỹ thuật viên.

T.K

]]>
Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-mua-nang-nong-14242/ Tue, 07 Aug 2018 05:13:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-mua-nang-nong-14242/ [...]]]>

Già, trẻ đều có khả năng bị bệnh khi nắng nóng. Đối tượng dễ đột quỵ nhất: người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp…).

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Người đang hoạt động ngoài trời nắng: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 – 410C hoặc hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt…), không cử động được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng: có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng: ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút. Thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút. Có các biểu hiện tổn thương thần kinh: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Nhiều người khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu này thì thường là sẽ nghĩ rằng chắc là bệnh nhân bị say nắng, cảm nắng nên có thể bỏ qua. Điều này có thể gây nguy hiểm khi bỏ qua, bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu khẩn cấp, kịp thời, nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong; thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóngBệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người…

Nguyên nhân đột quỵ do nắng nóng

– Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

– Ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

– Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nhiều người còn tìm cách tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại hoặc để điều hòa với nhiệt độ quá thấp dễ dẫn tới giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu dễ bị co lại và tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

Phòng ngừa

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta cần chủ động phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình như:

– Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

– Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.

– Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

– Máy điều hòa: 26 – 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

– Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.

Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng

– Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

– Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

 

Sơ cứu trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu đột quỵ và đưa đi cấp cứu ngay. Trong quá trình di chuyển cấp cứu cần chú ý những vấn đề sau:
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát. Bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không nên cố gắng cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi càng nguy hiểm.
– Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

BS.CKII.HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày – Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

]]>
Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giá http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-khi-troi-lanh-gia-13734/ Sun, 05 Aug 2018 05:31:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-khi-troi-lanh-gia-13734/ [...]]]>

Trong đó, đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng nhiều người. Ai sẽ là người dễ bị đột quỵ não trong thời tiết giá rét?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu não đi nuôi não hoặc vỡ mạch máu não. Lúc này não bộ không được cung cấp đủ ôxy để có thể hoạt động bình thường dẫn đến việc một vùng não nào đó hay nhiều phần não bộ sẽ giảm hay ngừng hoạt động kéo theo việc mất chức năng điều khiển các cơ quan khác hoạt động, tổn thương gây chết các tế bào não. Đột quỵ não có thể gây liệt nửa người, liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức và có thể đi vào hôn mê, tử vong.

Dưới thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.

Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giáHình ảnh cục máu đông gây đột quỵ não.

Những ai cần chú ý nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh?

Trước hết, tuổi cao chính là một nguy cơ hàng đầu. Trong thời điểm lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp bởi xơ cứng động mạch, các chức năng khác của cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Người cao tuổi lại thường có sẵn nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… là những yếu tố làm tăng thêm nguy cơ đột quỵ não trong mùa lạnh.

Không chỉ người cao tuổi mà những ai có tiền sử tăng huyết  áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch như kể trên đều có nguy cơ, kể cả tuổi còn trẻ. Những người có rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công. Do vậy, cũng cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh bất thường như hiện nay.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để phòng ngừa đột quỵ những ngày lạnh, điều cần nhớ đầu tiên là mặc đủ ấm. Người cao tuổi nên mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ khi ra khỏi nhà. Vào ngày lạnh giá, nên tập thể dục trong nhà để đảm bảo sức khỏe. Nếu tập thể dục ngoài trời, tốt nhất là tránh tập vào buổi sáng sớm, chuyển sang tập vào buổi chiều. Hạn chế đi ra khỏi nhà vào lúc sáng sớm hay tối muộn. Trong sinh hoạt hàng ngày, tránh bực bội, căng thẳng, stress. Không tắm và gội đầu cùng lúc. Khi tắm, gội  không nên chọn thời điểm khi đói quá, sau khi ăn hoặc sau 10h đêm. Tắm phải ở nơi kín gió, ấm áp.

Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giáKiểm soát huyết áp để phòng ngừa đột qụy.

Ngoài ra, cần phải kiểm soát và ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp vì đó là nguyên nhân chính gây vỡ mạch máu não. Đái tháo đường cũng là yếu tố gây xơ vữa động mạch não dẫn đến thiếu máu ở não. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,5-4 lần người bình thường. Do đó, ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ. Những người có bệnh lý về tim mạch như các bệnh van tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ phải điều trị ngay.

Trong chế độ ăn, cần chú ý giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều rau xanh, giảm muối, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… Tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải để rèn luyện sức khỏe.

Những dấu hiệu đột quỵ não và xử lý trước cấp cứu

Đột quỵ não thường khởi phát đột ngột. Người bệnh bỗng nhiên có các triệu chứng như: Nhức đầu nghiêm trọng kèm theo nôn mửa, chóng mặt; Cảm giác tê yếu một bên mặt, một bên cơ thể, không giữ được thăng bằng… Nặng hơn, bệnh nhân đột nhiên bị ngã hoặc bỗng nhiên mất phối hợp trong các động tác như đang ăn làm rơi đũa, rơi bát; Liệt nửa mặt, một bên mép xệ xuống, liệt nửa người; Khó nuốt; Khó nói, nói ngọng; Mắt đột nhiên nhìn mờ, nhìn thấy hình đôi hoặc đen… Tùy theo đột quỵ não do thiếu máu não hay do xuất huyết não, nhồi máu não mà các triệu chứng có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ tăng dần hay ồ ạt, nặng ngay từ đầu.

Đột quỵ não là một cấp cứu tối khẩn cấp, từng giờ từng phút đều ảnh hưởng tới nguy cơ tổn thương não và tử vong. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu nghi đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ đợi trợ giúp của y tế, cần đặt người bệnh lên mặt phẳng cứng, không nên để đầu trên gối mềm, đệm mềm. Ủ ấm cho bệnh nhân. Quay nghiêng mặt bệnh nhân sang 1 bên để tránh nôn ói gây ngạt thở. Nếu có thể, kiểm tra nhịp tim, huyết áp của người bệnh. Kiểm tra xem người bệnh còn tỉnh hay hôn mê. Nếu thấy không còn thở có thể sơ cứu hô hấp nhân tạo miệng-miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì cho đến khi được đưa tới bệnh viện.

BSCKII. Nguyễn Thông Tuyết

]]>
Vui chơi: cảnh giác nhồi máu cơ tim! http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-choi-canh-giac-nhoi-mau-co-tim-13712/ Sun, 05 Aug 2018 05:29:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vui-choi-canh-giac-nhoi-mau-co-tim-13712/ [...]]]>

Trong 7 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV. ĐHYD) tiếp nhận 643 trường hợp cấp cứu, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. BS. Nguyễn Viết Hậu – Phó trưởng khoa Cấp cứu BV. ĐHYD cho biết, người bệnh nhập viện chủ yếu do các bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ, biến chứng đái tháo đường, viêm phổi người già…Trong đó, điển hình là hai trường hợp nhồi máu cơ tim cấp đã được các y bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp BV. ĐHYD điều trị kịp thời, hiện tại hai người bệnh đã có sự hồi phục ngoạn mục.

Bệnh không chừa một ai

Trường hợp đầu tiên là cụ ông L. H.L., sinh năm 1927, đột ngột ngất sau khi uống rượu vào ngày mùng 3 Tết. Do có tiền căn bệnh phổi, hút thuốc nhiều và sau khi có uống rượu nên người nhà cứ nghĩ do ông uống rượu nên bị ngất hoặc do bệnh phổi đã có trước đó. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện gần nhà, ông được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp thành dưới có biến chứng loạn nhịp tim gây ngất, và chuyển cấp cứu đến BV. ĐHYD. Tại đây, sau khi đã giải thích cho người nhà tính cấp bách và nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ đã quyết định can thiệp động mạch vành cấp cứu cho người bệnh. Sau đó, tại đơn vị can thiệp Nội mạch của BV. ĐHYD, ông đã được chụp động mạch vành, kết quả: đoạn giữa động mạch vành bên phải của cụ ông bị tắc hoàn toàn. Ông đã được tái thông động mạch và đặt stent vào nơi sang thương bị tắc nghẽn, tình trạng sức khỏe hiện tại của ông đã dần ổn định.

Vui chơi: cảnh giác nhồi máu cơ tim!ThS.BS. Trần Hòa khám bệnh

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, điển hình là cụ ông gần 100 tuổi đã đề cập ở trên. Cụ có gần như đầy đủ các yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim như: lớn tuổi, nam giới, có hút thuốc lá, bị tăng huyết…

Tuy nhiên, có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở những người rất trẻ. Trường hợp của anh V. V. H., một chàng trai 30 tuổi có cuộc sống lành mạnh và là trụ cột chính của gia đình, đã nhập viện cấp cứu tại BV. ĐHYD vào ngày mùng 5 Tết. Sau khi uống chút rượu, anh bị nôn nhiều và đau thắt ngực. Anh nghĩ là do có vấn đề về tiêu hóa, do rượu nên anh nằm nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tuy nhiên, cơn đau thắt ngực trở nên nghiêm trọng kèm theo anh khó thở nhiều, vã mồ hôi như tắm.  Anh được đưa đến bệnh viện gần nhà, tiến hành các xét nghiệm và được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp vùng trước rộng. Sau khi được chuyển cấp cứu đến BV. ĐHYD, anh được chỉ định làm thêm các thủ thuật chuyên sâu, kết quả là động mạch vành bên trái (nhánh liên thất trước)bị tắc hoàn toàn và có dấu hiệu bóc tách kèm huyết khối. Trường hợp này khá nặng vì nhồi máu cơ tim diện rộng và đã có dấu hiệu suy tim. Mặc dù hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân khó khăn, các bác  sĩ vẫn động viên gia đình cố gắng vì cơ hội sống còn của anh. Kết quả, anh được can thiệp hút huyết khối trong lòng động mạch vành và đặt stent tái thông động mạch bị tắc, tình trạng sức khỏe hiện đã hồi phục tốt.

Mạch vành trái bị tắc nghẽn (mũi tên trắng)

Vui chơi: cảnh giác nhồi máu cơ tim!Mạch vành trái được tái thông (hút cục máu đông và đặt stent, mũi tên đen)

 

Dễ bị bỏ sót

ThS.BS. Trần Hòa – Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp BV. ĐHYD cho biết, 2 trường hợp trên rất dễ bị bỏ sót vì khởi phát đều dùng rượu,các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng say rượu hoặc các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau vùng ngực hay vùng thượng vị sau khi nôn… May mắn là cả hai trường hợp đều đến bệnh viện trong “thời gian vàng”, được các bác sĩ của bệnh viện ban đầu sơ cứu tốt cũng như được các bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp BV. ĐHYD đưa ra quyết định sớm để tái thông mạch máu tổn thương một cách ngoạn mục nhất. Nếu điều trị can thiệp trễ, trường hợp của ông L. sẽ dẫn đến tình trạng nhịp chậm, ngất có thể tái phát dần chuyển đến ngưng tim và tử vong; và trường hợp của chàng thanh niên bị tắc các nhánh chính quan trọng, gây nên biến chứng suy tim cấp, có thể vỡ tim và gây ra các rối lọan nhịp nguy hiểm.

ThS.BS. Trần Hòa cho biết thêm, bệnh nhồi máu cơ tim không chừa một ai, dù là cụ ông lớn tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, tiền sử bệnh phổi, tăng huyết áp hay chàng trai trẻ tuổi có lối sống lành mạnh. Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên chủ quan với các trường hợp đau thắt ngực kéo dài hơn 15 phút, nhất là trong các dịp lễ tết hay sau các buổi tiệc, mọi người không nên lơ là hay ngần ngại đến bệnh viện khi có các biểu hiện trên.

 

THU HÀ

]]>
Phòng ngừa đột quỵ não http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-13695/ Sun, 05 Aug 2018 05:27:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-13695/ [...]]]>

Theo Hiệp hội Đột quỵ của Hoa Kỳ, hơn 80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa. Do đó, việc phòng chống đột quỵ não ngay từ khi còn trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cũng theo hiệp hội này, để ngăn chặn không để cho đột quỵ xảy ra, cần phải:

1.  Thường xuyên tập thể dục: tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não. Ở người lớn khỏe mạnh cần tập  thể dục thể thao tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 40 phút/ngày, 3 – 4 ngày/ tuần. Những vận động mà họ thích thú, thí dụ ngay cả đi bộ cũng cho thấy giảm nguy cơ đột quỵ. Thời gian luyện tập có thể tản ra cho những người khó khăn luyện tập đầy đủ thời gian theo khuyến cáo.

Phòng ngừa đột quỵ nãoTăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não

2. Chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý:

Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối < 2.300mg/ngày cho người bình thường và < 1.500mg/ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn và  ≥ 51 tuổi.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả cung cấp nhiều kali có lợi và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Những thức ăn giàu kali như: chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại đậu…

Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega – 3 là một axít béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axít béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu.

Nên ăn nhiều thực phẩm  có chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu…

3. Béo phì và phân bố mỡ trong cơ thể:

Những người dư cân (BMI= 25 – 29 kg/m2) và béo phì (BMI >30 kg/m2) khuyến cáo giảm cân để giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

4. Hút thuốc lá:

Tránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút. Nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng, để giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Phòng ngừa đột quỵ nãoTránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút

 

5. Uống rượu và lạm dụng ma túy:

Sự liên quan giữa rượu và não rất phức tạp. Rượu được báo cáo hiệu quả chống xơ vữa động mạch, kháng viêm và liên quan cải thiện cholesterol, chức năng tiểu cầu và đông máu, nhạy cảm insulin và giảm thấp nguy cơ cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết. Tuy nhiên cần phải biết  tiết chế:  nam có thể  uống  ≤  2 ly/ ngày  và phụ  nữ  không có thai  ≤  1 ly /ngày có thể hợp lý.  Ngược lại nếu  uống rượu nhiều thì sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và làm nặng hơn thiếu máu não. Bên cạnh đó, việc  lạm dụng nhiều loại ma túy sau đó là rượu có liên quan đến cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa

 

6. Viêm nhiễm  và nhiễm trùng:

Có vai trò quan trọng cho nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng đến thành lập, phát triển và ổn định mảng xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân viêm nhiễm mãn bao gồm thấp khớp, lupus hệ thống được xem như gia tăng nguy cơ đột quỵ và cần tăng cường kiểm soát.

Việc chủng ngừa vắcxin cúm hàng năm có thể ích lợi giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ.

7. Sự rối loạn hô hấp lúc ngủ:

Điều trị sự ngưng thở lúc ngủ làm giảm nguy cơ đột quỵ.

8. Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu…

Đây là các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não. Do đó việc khám định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh và chữa bệnh là cách tốt nhất để phòng chống đột quỵ não.

Đối với bệnh nhân tiền tăng huyết áp (huyết áp tối đa: 120 – 139mmHg hay huyết áp tối thiểu: 80 – 89mmHg): cần thực hiện tầm soát huyết áp hàng năm và thay đổi lối sống.

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp cần điều trị đích huyết áp < 140/90mmHg. Nên tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày.

Nói tóm lại, bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây đột quỵ não như tuổi, giới, chủng tộc, sinh thiếu cân (<2.500g), tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua (cả cha hay mẹ), tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ.

BS. LƯU THỊ THANH LOAN

]]>
101 điều cần biết về đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/101-dieu-can-biet-ve-dot-quy-13624/ Sun, 05 Aug 2018 05:18:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/101-dieu-can-biet-ve-dot-quy-13624/ [...]]]>

Trang tin y học Onhealth.com của Mỹ vừa cập nhật những điều xảy ra trước, trong và sau khi đột quỵ  nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quát  để phòng tránh, chữa trị.

Đột quỵ là căn bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ, khiến các tế bào não bị mất máu nhanh chóng dẫn đến tổn thương, tàn tật hoặc tử vong. Tai biến mạch máu não có hai dạng là nhồi máu não (do nghẽn/ tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch)…

101 điều cần biết  về đột quỵNếu não bên phải bị tổn thương thì phía trái cơ thể bị ảnh hưởng

Triệu chứng đột qụy

Các triệu chứng ban đầu của đột qụy có thể xảy ra đột ngột với các dấu hiệu như:

Khó nói.

Khó hiểu hoặc lúng túng, đặc biệt với những công việc đơn giản.

Khó khăn về cơ bắp, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

Tê liệt, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

Đau đầu nghiêm trọng.

Tầm nhìn suy giảm (ở một hoặc cả hai mắt).

Khó nuốt.

Méo một bên mặt.

101 điều cần biết  về đột quỵNão của người đột quỵ

 

Dấu hiệu của một cơn đột qụy

Một xét nghiệm có tên F.A.S.T. ra đời năm 1998 để giúp nhận biết nhanh chóng cơn đột quỵ. Các chữ viết tắt của cụm từ này là để chỉ các dấu hiệu cụ thể của cơ thể:

– F có nghĩa là mặt (face), theo đó nếu một bên mặt bị méo, đó là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.

– A (arms) nghĩa là cánh tay, nếu một hoặc hai tay không thể hoạt động được hoặc không nâng lên được.

– S có nghĩa là lười nói (speech): nói ngọng hay khó phát âm các câu đơn giản.

– T có nghĩa là thời gian (time): nếu xuất hiện 3 dấu hiệu FAS nói trên, thì cấp cứu nên được thực hiện tức thì, điều này cho thấy, thời gian là vô cùng quan trọng.

Đột qụy và não

Trong xét nghiệm F.A.S.T, chữ T còn có nghĩa là não bị đột quỵ càng lâu (thường là do cục máu đông) thì tổn thương não càng lớn. Đối với nhiều người, thời gian để chẩn đoán và điều trị cục máu đông thường trong vòng 3 giờ (đôi khi dài hơn chút nữa). Ở một số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, việc sử dụng thuốc chống đông máu sẽ có tác dụng làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu. Không phải tất cả các bệnh nhân đều đủ tiêu chuẩn điều trị. Cũng có một số rủi ro như chảy máu liên quan đến điều trị nên đột qụy thường là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật lâu dài ở con người.

Chẩn đoán các dạng đột qụy

Có hai loại đột qụy chính (thiếu máu cục bộ và xuất huyết), việc điều trị cũng khác nhau, thường được chẩn đoán qua chụp cắt lớp CT (hoặc chụp MRI).

101 điều cần biết  về đột quỵChụp cắt lớp CT hoặc MRI có thể biết chính xác dạng đột quỵ người bệnh mắc phải

Đột qụy thiếu máu cục bộ (Ischemic Stroke):

Qua chụp cắt lớp CT cho thấy đây là dạng đột qụy do thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 80 – 90% số ca mắc bệnh. Đây là dạng đột qụy do cục máu đông, làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu tới não. Nó có thể xuất hiện ở nơi khác trong cơ thể và di chuyển lên mạch máu trong não, hoặc cục máu bắt nguồn ngay trong não bộ. Đột qụy thiếu máu cục bộ được chia thành hai loại phụ là đột quỵ huyết khối và đột quỵ do tắc mạch.

Đột qụy do huyết khối: gần một nửa số ca đột quỵ thuộc dạng này thường xuất hiện  khi các cục máu đông hình thành trong não do một động mạch não bị bệnh hoặc bị tổn thương.

Đột quỵ do tắc mạch: cục máu đông cũng có thể gây ra chứng đột quỵ tắc mạch hay đột quỵ  do vật gây tắc nghẽn mạch máu. Trong trường hợp này, vật gây tắc nghẽn là cục máu đông được thành trong động mạch ở bên ngoài não. Thường bắt đầu trong tim sau đó đi vào não, bị mắc kẹt trong một động mạch của não, gây ra tai biến mạch máu não gần như tức thì.

Đột quỵ xuất huyết (Embolic Stroke):

Qua hình ảnh MRI cho thấy khá rõ một cơn đột quỵ xuất huyết. Một mạch máu trong não bị vỡ, máu chảy vào não và do áp lực nó ép các mạch máu khác và các tế bào não, gây tổn thương não dẫn tới tử vong. Việc chảy máu não rất khó ngăn chặn nên rủi ro gây tử vong rất cao. Có hai dạng phụ của đột qụy xuất huyết là đội quỵ trong não và đột quỵ dưới màng mạng nhện. Đột quỵ trong não (Intracerebral) là cơn đột qụy do một mạch máu trong não bị vỡ, thủ phạm là do bệnh huyết áp cao. Còn đột quỵ dưới màng mạng nhện là chảy máu ngay lập tức xung quanh não ở vùng đầu gọi là không gian màng mạng nhện. Triệu chứng chính của đột qụy này là đau đầu đột ngột và trầm trọng. Nhiều yếu tố  gây bệnh như chấn thương ở đầu, máu loãng, rối loạn chảy máu và chảy máu từ các mảng mạch máu gọi là dị dạng động mạch.

Đột qụy mini (TIA):

Đột qụy mini (TIA) hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua hoặc các cơn thiếu máu cục bộ tạm, là đột quỵ do tắc nghẽn tạm thời của các mạch máu trong não. TIA thường là dấu hiệu cảnh báo người trong cuộc có thể bị đột quỵ và cần được điều trị dự phòng. Triệu chứng của TIA bao gồm nhầm lẫn, suy yếu mệt mỏi, ngủ lịm, tê liệt, méo mặt và mất thị lực. Điều trị đột quỵ mini bao gồm thuốc, thay đổi cách sống, và có thể phẫu thuật để giảm nguy cơ đột qụy khác có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây đột quỵ?

Nguyên nhân thường gặp của đột quỵ xuất phát từ các mạch máu bên ngoài và bên trong não. Xơ vữa động mạch xảy ra khi mảng bám (các chất cholesterol, canxi, chất béo và các chất khác) tích tụ và thu hẹp các mạch máu làm cho các cục máu đông dễ hình thành trong thành mạch. Các cục máu đông có thể tự do bóc tách khỏi mạch máu nhỏ bên trong não và tích tụ lại gây tắc nghẽn, vỡ ra làm chảy máu não.

Phòng chống đột qụy

Thủ phạm làm tăng đột qụy bao gồm huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường và béo phì. Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ, bỏ hút thuốc lá, năng tập luyện, và hạn chế lượng đồ uống có cồn (hai ly nhỏ mỗi ngày đối với nam giới, và 1 ly đối với phụ nữ) có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

101 điều cần biết  về đột quỵTăng cường luyện tập, thay đổi lối sống không chỉ phòng ngừa mà còn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau đột quỵ

Ăn kiêng: một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ đột qụy là áp dụng một chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo thấp và cholesterol thấp để giảm mỡ máu. Thực phẩm giàu muối có thể làm tăng huyết áp, giảm calo để duy trì trọng lượng hợp lý. Chế độ ăn kiêng chứa nhiều rau, trái cây và ngũ cốc, cùng với nhiều cá và ít thịt hơn (đặc biệt là thịt đỏ) được xem là tốt nhất đề giảm đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không kiểm soát được chẳng hạn như lịch sử gia đình về đột quỵ, trong đó giới tính (nam giới có nhiều khả năng bị đột qụy) và chủng tộc nhưng phụ nữ bị đột quỵ lại có tỉ lệ tử vong cao hơn nam giới.

Điều trị đột quỵ khẩn cấp: điều trị đột qụy khẩn cấp hay cấp cứu còn phụ thuộc vào loại đột quỵ và sức khỏe của bệnh nhân. Các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ được điều trị bằng các phương pháp khử hay loại bỏ cục máu đông trong não, trong khi đó các cơn đột quỵ xuất huyết được điều trị bằng cách cố gắng ngăn chặn máu chảy trong não, kiểm soát huyết áp cao và giảm sưng não.

Dùng aspirin: aspirin là một phần của một nhóm thuốc được gọi là thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin giúp ngăn các các tế bào máu kết dính vào nhau tạo thành cục máu đông, nên nó rất hữu ích trong việc ngăn ngừa một số dạng đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo nên dùng aspirin trong vòng hai ngày sau đột  thiếu máu cục bộ để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với những người bị đột  mini, bác sĩ có thể đề nghị nên điều trị aspirin hàng ngày.

TPA: TPA (yếu tố hoạt hóa plasminogen mô) có thể được sử dụng để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ. Nó được tiêm qua cánh tay và giúp giải thể các cục máu đông và cải thiện lưu thông máu qua các vùng não bị tắc nghẽn. TPA có thể phát huy tác dụng nếu nó được sử dụng trong vòng ba giờ sau khi đột qụy diễn ra.

Phục hồi sau đột quỵ: các cơn đột quỵ có thể gây ra các tổn thương dài kỳ nghiêm trọng nếu không được điều trị hoặc điều trị kịp thời sau khi não bị tổn thương hoặc bị chết. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào nơi xảy ra đột quỵ trong não (ví dụ,  vỏ động cơ não nơi đảm nhận các vấn đề di chuyển hoặc khu vực não điều khiển ngôn ngữ nói). Mặc dù một số vấn đề tổn thương có thể sẽ vĩnh viễn, nhưng nhiều người năng luyện tập, phục hồi chức năng triệt để sẽ lấy lại được nhiều chức năng do đột quỵ lấy đi.

Liệu pháp phát ngôn: nếu đột qụy làm tổn hại đến khả năng sử dụng ngôn ngữ và nói chuyện hoặc nuốt, khả năng phục hồi với chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể giúp một người lấy lại được một phần hoặc hầu hết khả năng lời nói bị mất vì đột qụy. Các chuyên gia này sử dụng liệu pháp nói chuyện và các phương pháp khác để giúp những người bị đột quỵ giảm lo lắng, sợ hãi, buồn phiền và tức giận.

Vật lý trị liệu: liệu pháp này được thiết kế để cải thiện sức khỏe cho người bệnh sau đột quỵ, nhằm cân bằng thể chất. Nó giúp phục hồi được khả năng đi bộ và làm những thứ khác như leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống hay sử dụng dụng cụ ăn uống hay tự mặc quần áo những công việc cá nhân khác.

Các thuốc kê toa dùng cho người đột quỵ: thuốc được kê đơn cho nhóm có nguy cơ đột qụy cao gồm nhóm thuốc làm giảm thiểu rủi ro do ức chế sự hình thành cục máu đông (aspirin, warfarin và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác). Ngoài ra, các thuốc chống cao huyết áp cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Giải pháp ngăn chặn đột quỵ thứ hai

Phẫu thuật: có một số phương pháp phẫu thuật phòng ngừa đột quỵ, nhất là nhóm bệnh nhân có động mạch cảnh bị thu hẹp do mảng bám. Mảng bám có thể tham gia vào sự hình thành cục máu đông trong động mạch, thậm chí có thể làm tăng cục máu đông di chuyển  lên các vùng khác trong não. Phẫu thuật động mạch cảnh là thủ thuật khử mảng bám khỏi động mạch để giảm nguy cơ phát sinh cơn đột quỵ thứ hai diễn ra trong tương lai.

Dùng bong bóng và stent: một phương án khác điều trị động mạch cảnh bị thu hẹp do mảng bám, và các động mạch não khác là dùng một quả bong bóng gắn ở cuối một ống thông hẹp. Thổi bóng đẩy mảng bám sang một bên và làm tăng động rộng hay mở mạch. Động mạch mở ra sau đó được tăng cường bằng một stent nong rộng, khi mạch nong rộng nó sẽ trở nên cứng chắc, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

DS. TRANG NHUNG

(Theo Onhealth – 3/2018)

]]>
Các bước để cứu sống bệnh nhân đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ Sun, 05 Aug 2018 05:11:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-buoc-de-cuu-song-benh-nhan-dot-quy-13545/ [...]]]>

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ. Đột quỵ đứng hàng thứ ba về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ nhất về nguyên nhân gây tàn tật ở người. Bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não… sau đột quỵ là 90% và thường bệnh nhân bị đột quỵ lần sau tình trạng nặng hơn lần trước.

Trung bình trên toàn cầu hiện nay mỗi 45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút có một người tử vong do đột quỵ.

Một ca bệnh điển hình

Như mọi ngày, anh  L.N.Đ thức dậy đi lại sinh hoạt bình thường, nhưng đến 6 giờ 45 phút, anh Đ. đột ngột thấy chóng mặt đi lại khó khăn kèm thay đổi giọng nói, được người nhà đưa đến BV. Nhân Dân Gia Định. Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân tri giác lơ mơ làm các xét nghiệm cơ bản hình ảnh học, được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp vùng thân não giờ thứ 2, phân loại đột quỵ mức độ nặng, được các bác sĩ điều trị thuốc tan cục máu, sau 1 ngày điều trị bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nhận biết, nói chuyện mọi người xung quanh, tay chân cử động được, sau 7 ngày bệnh nhân diễn tiến tốt hơn xuất viện.

đột quỵ

Đây là tình huống bác sĩ bệnh viện gặp mỗi ngày, nhưng với anh Đ. là may mắn, vì bệnh nhân đến sớm (giờ vàng sử dụng thuốc tan cục máu), nên bệnh nhân hồi phục. Nhiều trường hợp như anh Đ. đến muộn, đa phần bệnh diễn tiến nặng hơn có thể tử vong, hoặc để lại di chứng cần người chăm sóc, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ

 

Làm sao nhận biết đột quỵ?

Dấu hiệu nhận biết:

– Khuôn mặt mất cân đối: hãy bảo người đó cười và quan sát.

– Yếu liệt tay chân: hãy bảo người đó giơ tay lên và so sánh.

– Giọng nói bị thay đổi: hãy bảo người đó nói những từ đơn giản.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

Những điều không nên làm

– Không chích máu đầu ngón tay.

– Không cạo gió.

– Không xoa bóp.

– Không nặn chanh.

Những việc cần làm

– Cho người bệnh nằm nghỉ.

– Lấy răng giả hoặc vật lạ trong miệng.

– Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc cấp cứu gần nơi bệnh nhân đang ở.

– Nên dưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế có điều trị đột quỵ một cách sớm nhất. Nên nhớ thời gian vàng 4 giờ đầu sau đột quỵ có thể cứu sống được bệnh nhân

Phòng ngừa đột qụy

– Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.

– Phát hiện và điều trị đái tháo đường.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.

– Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

– Thường xuyên vận động và tập luyện.

-Ngoài ra cần chú ý:

Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ

Tránh táo bón, đặc biệt với người già.

Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

BS. VÕ VĂN TÂN

(Trưởng khoa Nội Thần kinh BV. Nhân Dân Gia Định)

]]>
Biểu hiện đột quỵ do nắng nóng http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-dot-quy-do-nang-nong-13353/ Thu, 02 Aug 2018 15:03:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bieu-hien-dot-quy-do-nang-nong-13353/ [...]]]>

Hà Nội đang trải qua những đợt nắng nóng  kéo dài, trên nền nhiệt độ cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người. Rất nhiều bệnh do nắng gây ra, trong đó đặc biệt nguy hiểm có bệnh đột quỵ. Đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng là người già và trẻ em.

Đột quỵ do nắng oi, nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và có thể hôn mê.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ do nắng

Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng oi nóng. Hoặc một số người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao.

Phải làm việc hoặc tập luyện quá lâu ở môi trường nắng nóng.

Tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng.

Thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người cao tuổi dễ bị đột quỵ.

Người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine.

Người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.

Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng

Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).

Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 440C, da và niêm mạc khô, trụy mạch.

Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não.Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

BS.Thu Lan

 

Cách xử trí

Gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người hoặc phun nước hay nhúng cả người nạn nhân vào bể nước mát. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 380C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.

Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.

]]>