đột quỵ não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 15:24:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đột quỵ não – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đột quỵ não: Cần xử trí sớm và đúng cách http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-nao-can-xu-tri-som-va-dung-cach-16876/ Tue, 13 Nov 2018 15:24:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dot-quy-nao-can-xu-tri-som-va-dung-cach-16876/ [...]]]>

Bệnh gây gánh nặng cho xã hội

PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc – Giám đốc Trung tâm đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, đến nay đột quỵ não (ĐQN) vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ số lượng các bệnh nhân ĐQN ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới, tử vong do ĐQN đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội… do chi phí điều trị quá lớn; đầu tư thời gian, tiền của cũng như đòi hỏi về kỹ thuật y học cao; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên…

Nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu kịp thời

PGS.Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân…

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3  – 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Cục máu đông gây đột quỵ não.

Can thiệp yếu tố nguy cơ sẽ hạn chế được bệnh

Tuy ĐQN là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến việc điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Các yếu tố nguy cơ của ĐQN không thể tác động bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được như: bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hút thuốc lá… Bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau: kiểm soát huyết áp; không hút thuốc; kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu…

Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ĐQN cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.

Điều trị đột quỵ não

Mục đích của điều trị ĐQN là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát.

Đối với ĐQN có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của ĐQN giống nhau:

Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng  sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc…

Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối – tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.

Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt.

Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh…

Các kỹ thuật điều trị đột quỵ – dự phòng đột quỵ: kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm như Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 115…

Xử trí tại nhà như thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. PGS.Ngọc nhấn mạnh: Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân ĐQN, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị ĐQN, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Đối với người bị ĐQN, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.

Thu Hà

]]>
Cảnh giác đột quỵ não khi giao mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-dot-quy-nao-khi-giao-mua-15918/ Wed, 12 Sep 2018 04:49:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-dot-quy-nao-khi-giao-mua-15918/ [...]]]>

Ai cũng biết rằng đột quị não, hay còn được gọi một cách nôm na là tai biến mạch máu não, có căn nguyên do tổn thương xơ vữa mạch não hoặc do tăng huyết áp. Nhưng còn một nguyên nhân cũng rất hay gặp trên thực tế lâm sàng gây đột quị não, đó là nguyên nhân do… tim mà đặc biệt khi giao mùa thời tiết lạnh đột ngột.

Bệnh tim và đột quị não

Bệnh lý của tim có thể gây đột quị não khi những loại bệnh tim này là nguyên nhân của việc xuất hiện những cục máu đông (huyết khối) trong buồng tim (nhất là tâm nhĩ trái hoặc tâm thất trái). Một khi cục máu đông đã được hình thành trong buồng tim, nguy cơ nó có thể bong ra, xuống tâm thất trái, vào vòng đại tuần hoàn gây tắc mạch là rất lớn. Cục máu đông trôi theo hệ thống động mạch (ĐM) lên não (hệ mạch cảnh và sống – nền) sau đó sẽ bị kẹt ở một nhánh ĐM nào đó và gây nên triệu chứng.

Các điều kiện làm cho huyết khối dễ hình thành trong tâm nhĩ bao gồm tần số đập của tâm nhĩ, kích thước tâm nhĩ, tình trạng máu tăng đông hoặc máu bị cô đặc do mất nước. Khi tâm nhĩ đập quá nhanh hay “rung” lên đơn thuần, máu sẽ luẩn quẩn ở tâm nhĩ mà không xuống tâm thất được nên dễ bị đông. Điều kiện thứ hai đó là kích thước của tâm nhĩ. Tâm nhĩ càng giãn to thì khả năng hình thành huyết khối trong đó càng lớn.

Rung nhĩ là một loại loạn nhịp gây ra bởi những xung động rất nhanh (khoảng 400 lần/phút) và rất không đều tác động lên tâm nhĩ làm cho nó gần như không kịp co bóp nữa mà chỉ “rung” lên không đều ở từng phần, từng sợi cơ. Trên lâm sàng, rung nhĩ chính là biểu hiện của chứng “loạn nhịp hoàn toàn”.

Một số bệnh tim có biểu hiện rung nhĩ như bệnh hẹp van hai lá, bệnh mạch vành, viêm màng ngoài tim, ngộ độc digitan, bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh cơ tim phì đại và một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

 

Biểu hiện của đột quị não do tim

Đột quị não do tim biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Khởi đầu bệnh nhân thấy đau đầu dữ dội, thất ngôn, liệt nửa người không đồng đều giữa tay và chân, hôn mê ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu cục máu đông gây tắc mạch lớn ở não. Các trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ biểu hiện bằng triệu chứng méo miệng, nói ngọng, nuốt sặc, liệt thần kinh vận nhãn. Cũng có thể cục máu đông, sau khi trôi lên não gây tắc mạch, tự tiêu đi theo cơ chế đông máu nên chỉ gây liệt trong thời gian ngắn và người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Chẩn đoán xác định đột quị não do tim dựa vào các triệu chứng lâm sàng của đột quị não ở người có bệnh tim đang bị loạn nhịp hoàn toàn hoặc loạn nhịp nhanh cộng với phim chụp cắt lớp, phim chụp cộng hưởng từ sọ não thấy có hình ảnh nhũn não (tắc mạch não) và siêu âm tim thấy có huyết khối tâm nhĩ trái, huyết khối van hai lá cơ học…

Dự phòng được không?

Dự phòng biến chứng tắc mạch não do rung nhĩ bao gồm hai vấn đề chủ yếu. Thứ nhất là kiểm soát tần số tim hoặc cố gắng đưa nhịp tim về nhịp xoang với các biện pháp như dùng thuốc (digitan, cordarone), sốc điện, đốt ổ loạn nhịp, phẫu thuật (thủ thuật Maze). Thứ hai là ngăn cản sự hình thành huyết khối bằng việc sử dụng các thuốc chống đông. Các thuốc chống đông hay được dùng là thuốc loại chống kết tập tiểu cầu (aspirin, aspegic), thuốc kháng vitamin K như sintrom. Việc uống thuốc dự phòng phải đều đặn, theo đúng chỉ định và phải được kiểm tra thường xuyên bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch. Điều trị dự phòng huyết khối phải được kết hợp với xử trí nguyên nhân gây rung nhĩ như nong tách hẹp van hai lá qua da hoặc mổ thay van, điều trị các bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm phổi. Bệnh nhân cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, đặc biệt tránh uống rượu và hút thuốc lá (những tác nhân dễ gây kích thích khởi phát cơn rung nhĩ), ăn nhạt, tập thể dục hoặc vận động phù hợp, tránh những xúc cảm hoặc stress, ăn uống đầy đủ…

Tóm lại, phải luôn cảnh giác với biến chứng tắc mạch gây đột quị não ở bệnh nhân có biểu hiện rung nhĩ (hay loạn nhịp hoàn toàn) do bất cứ nguyên nhân nào, từ đó có chiến lược dự phòng huyết khối để tránh các biến chứng nói trên có thể xảy ra.

TS. BS. Vũ Đức Định

]]>
Cảnh giác với bệnh gây đột quỵ não ở phụ nữ trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-gay-dot-quy-nao-o-phu-nu-tre-14883/ Wed, 08 Aug 2018 16:26:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-giac-voi-benh-gay-dot-quy-nao-o-phu-nu-tre-14883/ [...]]]>

Bệnh lý đột quỵ não bao gồm 2 thể chính: xuất huyết não với căn nguyên hàng đầu là do tăng huyết áp và tắc mạch não (nhồi máu não) thường do xơ vữa động mạch. Nhưng ở phụ nữ trẻ còn có một loại nguyên nhân nữa, đó là bệnh Moyamoya.

Một hội chứng ít được biết đến

Moyamoya là một loại bệnh lý của mạch máu não đặc trưng bởi những thương tổn tiến triển từ từ gây tắc nghẽn dòng máu lên não. Khi một động mạch nào đó bị hẹp dần rồi tắc nghẽn, cơ thể sẽ phát triển những mạch máu phụ tạo những vòng nối để góp phần giúp máu lưu thông (hay còn được gọi là tuần hoàn bàng hệ). Hệ thống mạch nối này khi chụp mạch có hình ảnh giống như hơi khói thuốc lá (puff of smoke) nên Moyamoya theo tiếng Nhật cũng có cùng nghĩa như vậy.

Bệnh Moyamoya đặc trưng bởi tổn thương gây tắc nghẽn dòng máu lên não.

Tổn thương trong bệnh Moyamoya bắt đầu xuất hiện bằng sự dày lên của lớp nội mạc lòng mạch, có thể kèm theo lắng đọng lipid kiểu xơ vữa sau đó lan đến lớp áo giữa thành mạch làm tắc nghẽn dần hệ thống mạch nuôi não như động mạch cảnh trong, động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch não sau. Bên cạnh quá trình chít hẹp còn có sự tạo huyết khối khiến cho lòng mạch tắc nghẽn nhiều hơn.

Tần suất mắc bệnh Moyamoya, theo một nghiên cứu tại California và Washington là 0,086 ca trong 100,000 dân. Tỷ lệ mắc cao hơn ở Nhật với con số vào khoảng 0,35 ca trên 100,000 dân. Nữ mắc nhiều hơn nam (1,8 nữ/1 nam), lứa tuổi mắc từ 6 tháng đến 67 tuổi và giai đoạn có tỷ lệ mắc cao nhất là trong 10 năm đầu của cuộc sống.

Tỷ lệ tử vong ở người bị Moyamoya ở người lớn xấp xỉ 10% và ở trẻ em là 4,3%. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do xuất huyết não nặng hoặc do những đợt xuất huyết não tái phát. Những bệnh nhân được phát hiện và can thiệp sớm có tiên lượng tốt hơn về tỷ lệ tử vong và ít bị những di chứng thần kinh sau này.

Nguyên nhân của bệnh Moyamoya

Nguyên nhân thực sự của bệnh Moyamoya chưa được biết rõ. Người ta cho rằng có một số yếu tố liên quan đến di truyền, sự bất thường của hệ thống miễn dịch, mắc phải sau chấn thương sọ não và Moyamoya cũng có thể xuất hiện ở người có bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, xơ hoá thần kinh type 1, loạn dưỡng cơ tiến triển, kháng protein phản ứng C.

Moyamoya biểu hiện thế nào?

Biểu hiện của bệnh Moyamoya giống như một tai biến mạch não ở cả hai thể tắc mạch và xuất huyết não. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu cảnh báo như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, mất ngủ, nói khó… thoáng qua hoặc tái diễn. Ở những phụ nữ trẻ, nhiều khi các triệu chứng này thường được qui cho là do… rối loạn tiền đình, bệnh tâm căn, suy nhược cơ thể. Sau đó, khi mạch máu đã bị tắc hoàn toàn hoặc bị vỡ ra gây xuất huyết não, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng: đau đầu dữ dội, rối loạn cảm giác, thất ngôn, liệt nửa người, hôn mê… Chụp cắt lớp sọ thấy các ổ xuất huyết hoặc thiếu máu cục bộ não, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp đa dãy, chụp mạch máu thấy rõ các đoạn mạch bị hẹp, tắc cũng như vòng tuần hoàn bàng hệ sẽ cho chẩn đoán xác định.

Điều trị và dự phòng

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh Moyamoya chỉ được phát hiện sau khi bệnh nhân đã bị tắc mạch hoặc xuất huyết não nên các biện pháp điều trị tập trung vào việc sửa chữa các thương tổn thần kinh như dùng thuốc, thở ôxy, hồi sức tích cực… nếu cần. Sau đó, can thiệp mạch và phẫu thuật sẽ được cân nhắc nhằm tái thông những phần mạch máu đã bị hẹp, tắc. Điều trị dự phòng lâu dài bằng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, dự phòng huyết khối lòng mạch cũng sẽ được chỉ định bởi các thầy thuốc chuyên khoa trong từng trường hợp cụ thể.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do tỷ lệ mắc không cao, chủ yếu là ở phụ nữ trẻ và không có các yếu tố nguy cơ cũng như các dấu hiệu cảnh báo đặc trưng nên thật khó phân loại sơ bộ đối tượng nào có khả năng bị bệnh Moyamoya để chỉ định làm thêm các biện pháp cận lâm sàng giúp xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, trước một bệnh nhân có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt kéo dài, điều trị không đáp ứng hoặc có các thiếu sót thần kinh thoáng qua như nhìn mờ, nói khó, liệt mặt… không rõ nguyên nhân, cần kiểm tra ngay sự lưu thông của hệ mạch máu nuôi não bằng siêu âm doppler, chụp MSCT, MRI mạch hoặc chụp mạch nếu cần để loại trừ hoàn toàn nguyên nhân hẹp tắc mạch trong đó có bệnh Moyamoya.

GS.TS. Lê Ngọc Thành, TS.BS. Vũ Đức Định

]]>
Bạn biết gì về đột quỵ não giả? http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-dot-quy-nao-gia-14530/ Wed, 08 Aug 2018 15:40:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-dot-quy-nao-gia-14530/ [...]]]>

Đột quỵ não là một loại bệnh lý hay gặp và phải luôn được chú ý phát hiện sớm để điều trị tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng. Tuy nhiên, có một số loại bệnh lý mà biểu hiện cũng khá giống với đột quỵ não.

Cơn co giật

Nếu cơn co giật khởi phát cục bộ ở não, bệnh nhân có thể bị liệt nhẹ, tê bì, rối loạn ngôn ngữ, nhìn mờ, rối loạn ý thức kiểu “hoàng hôn sau động kinh”. Nhìn chung, các triệu chứng này sẽ hết sau 24h và bệnh nhân sẽ trở lại bình thường. Sẽ rất dễ phân biệt nếu bệnh nhân đã có tiền sử bị co giật và các biểu hiện như trên phục hồi nhanh nhưng nếu không, sẽ rất khó phân biệt với trường hợp tai biến mạch não thoáng qua hoặc bệnh nhân bị đột quỵ não thực sự có kèm co giật.

Máu tụ dưới màng cứng cũng có thể gây yếu, tê bì nửa người như đột quỵ não nhưng các biểu hiện thường không rõ ràng.

Chứng đau nửa đầu (bệnh migraine)

Migraine là chứng đau nửa đầu do rối loạn vận mạch, thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Phần lớn những cơn migraine điển hình thường chỉ có đau đầu, nôn, buồn nôn và các triệu chứng sẽ hết nhanh khi được điều trị nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân đau đầu kiểu migraine có biến chứng cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Ở những bệnh nhân này thường kèm liệt nhẹ hoặc tê bì nửa người cùng bên, có rối loạn thị giác hoặc thất ngôn. Trong nhiều trường hợp, đột quỵ não cũng khởi phát bằng những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội sau đó mới có các biểu hiện khác như rối loạn ý thức, liệt chi, thất ngôn… nên cần hết sức cảnh giác để có phương án chẩn đoán và xử trí thích hợp.

Ngất

Ngất là hiện tượng mất ý thức tạm thời (bệnh nhân hoàn toàn mất mối liên hệ với môi trường chung quanh) và sau đó ý thức phục hồi hoàn toàn. Sau khi tỉnh, bệnh nhân không biết gì về những hoạt động chung quanh xảy ra trong cơn ngất. Ngất có thể kèm với mất trương lực cơ (liệt cơ) tạm thời và đột ngột. Đôi khi nguyên nhân ngất là do tim mạch như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc không do nguyên nhân tim mạch như một số tình huống như những stress tâm lý quá mạnh, kích thích vào đám rối dương (vùng thượng vị) khi bị chấn thương, ngất ở bệnh nhân thiếu máu nặng, một số các rối loạn về điện giải (như kali, canxi máu), các thuốc điều trị bệnh tim mạch, phụ nữ có thai…

Liệt dây thần kinh số VII làm mất khả năng nhắm mắt và méo miệng có triệu chứng giống như đột quỵ liên quan đến tổn thương cầu não.

Đột quỵ não hiếm khi biểu hiện bằng ngất trừ trường hợp đột quỵ não do thiểu năng hệ động mạch sống nền nhưng luôn kèm với các biểu hiện khác của tổn thương thân não hoặc tiểu não.

Hạ đường huyết

Khi đường máu xuống thấp dưới 3,5mmol/l, các triệu chứng xảy ra rất giống với đột quỵ não như co giật, hôn mê. Vì vậy, trước bất cứ một trường hợp nào có rối loạn ý thức, hôn mê ở các mức độ khác nhau, cần phải làm xét nghiệm đường máu để kiểm tra, sau đó điều trị bằng truyền đường nếu trị số đường máu thấp dưới mức bình thường.

Bệnh não chuyển hóa

Bệnh nhân bị rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau nhưng không kèm các triệu chứng thần kinh khu trú khác nổi bật. Nguyên nhân thường gặp là hôn mê do suy gan, hôn mê toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu… Loại hôn mê này rất thường gặp trên thực tế và rất cần phải phân biệt với đột quỵ não.

Viêm não do Herpes simplex

Do virut gây tổn thương thùy thái dương nên hay có biểu hiện thất ngôn, rối loạn ý thức, đau đầu, mất thị trường mắt hoặc liệt nửa người, khởi phát nhanh và tương đối giống đột quỵ não ở giai đoạn sớm của bệnh.

Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Có triệu chứng liệt trán và mất khả năng nhắm mắt cùng bên dây VII tổn thương. Triệu chứng này giống như do đột quỵ có liên quan đến tổn thương cầu não nên cần phải khám kỹ để phát hiện các triệu chứng khác của đột quỵ như liệt dây thần kinh VI cùng bên…

Nhiều bệnh lý có biểu hiện giống như đột quỵ não, đó là đột quỵ não giả.

Máu tụ dưới màng cứng

Máu tụ dưới màng cứng cũng có thể gây yếu, tê bì nửa người như đột quỵ não nhưng các biểu hiện thường không rõ ràng. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính thường xảy ra ở người già, người nghiện rượu, người có rối loạn đông máu hoặc những bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Một số các trường hợp khác

Một số trường hợp khác cũng cần phân biệt với một đột quỵ não thực sự như u não; bệnh lý liệt thần kinh ngoại vi; dị cảm; ngộ độc các thuốc an thần gây ngủ hoặc các loại thuốc, hóa chất gây co giật, ngộ độc methanol…; bệnh lý tâm thần…

TS.BS. Vũ Đức Định

]]>
Phòng ngừa đột quỵ não http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-13695/ Sun, 05 Aug 2018 05:27:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-dot-quy-nao-13695/ [...]]]>

Theo Hiệp hội Đột quỵ của Hoa Kỳ, hơn 80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa. Do đó, việc phòng chống đột quỵ não ngay từ khi còn trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cũng theo hiệp hội này, để ngăn chặn không để cho đột quỵ xảy ra, cần phải:

1.  Thường xuyên tập thể dục: tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não. Ở người lớn khỏe mạnh cần tập  thể dục thể thao tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 40 phút/ngày, 3 – 4 ngày/ tuần. Những vận động mà họ thích thú, thí dụ ngay cả đi bộ cũng cho thấy giảm nguy cơ đột quỵ. Thời gian luyện tập có thể tản ra cho những người khó khăn luyện tập đầy đủ thời gian theo khuyến cáo.

Phòng ngừa đột quỵ nãoTăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não

2. Chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý:

Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối < 2.300mg/ngày cho người bình thường và < 1.500mg/ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn và  ≥ 51 tuổi.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả cung cấp nhiều kali có lợi và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Những thức ăn giàu kali như: chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại đậu…

Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega – 3 là một axít béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axít béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu.

Nên ăn nhiều thực phẩm  có chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu…

3. Béo phì và phân bố mỡ trong cơ thể:

Những người dư cân (BMI= 25 – 29 kg/m2) và béo phì (BMI >30 kg/m2) khuyến cáo giảm cân để giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

4. Hút thuốc lá:

Tránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút. Nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng, để giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Phòng ngừa đột quỵ nãoTránh hút thuốc với người chưa hút và ngưng hút thuốc với người đang hút

 

5. Uống rượu và lạm dụng ma túy:

Sự liên quan giữa rượu và não rất phức tạp. Rượu được báo cáo hiệu quả chống xơ vữa động mạch, kháng viêm và liên quan cải thiện cholesterol, chức năng tiểu cầu và đông máu, nhạy cảm insulin và giảm thấp nguy cơ cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết. Tuy nhiên cần phải biết  tiết chế:  nam có thể  uống  ≤  2 ly/ ngày  và phụ  nữ  không có thai  ≤  1 ly /ngày có thể hợp lý.  Ngược lại nếu  uống rượu nhiều thì sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và làm nặng hơn thiếu máu não. Bên cạnh đó, việc  lạm dụng nhiều loại ma túy sau đó là rượu có liên quan đến cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa

 

6. Viêm nhiễm  và nhiễm trùng:

Có vai trò quan trọng cho nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng đến thành lập, phát triển và ổn định mảng xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân viêm nhiễm mãn bao gồm thấp khớp, lupus hệ thống được xem như gia tăng nguy cơ đột quỵ và cần tăng cường kiểm soát.

Việc chủng ngừa vắcxin cúm hàng năm có thể ích lợi giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ.

7. Sự rối loạn hô hấp lúc ngủ:

Điều trị sự ngưng thở lúc ngủ làm giảm nguy cơ đột quỵ.

8. Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu…

Đây là các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não. Do đó việc khám định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh và chữa bệnh là cách tốt nhất để phòng chống đột quỵ não.

Đối với bệnh nhân tiền tăng huyết áp (huyết áp tối đa: 120 – 139mmHg hay huyết áp tối thiểu: 80 – 89mmHg): cần thực hiện tầm soát huyết áp hàng năm và thay đổi lối sống.

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp cần điều trị đích huyết áp < 140/90mmHg. Nên tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày.

Nói tóm lại, bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây đột quỵ não như tuổi, giới, chủng tộc, sinh thiếu cân (<2.500g), tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua (cả cha hay mẹ), tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ.

BS. LƯU THỊ THANH LOAN

]]>
Các biện pháp dự phòng đột quỵ não http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-bien-phap-du-phong-dot-quy-nao-12148/ Thu, 26 Jul 2018 12:02:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-bien-phap-du-phong-dot-quy-nao-12148/ [...]]]>

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư, đứng hàng đầu về tàn phế ở người trưởng thành. Hàng năm ở Mỹ có khoảng 700.000 – 750.000 bệnh nhân mới và tái phát, chi phí 30 tỉ USD cho điều trị nội trú và phục hồi chức năng. Tại Pháp, 12% số ca tử vong ở người già do nguyên nhân đột quỵ não, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong. Tỉ lệ mới mắc đột quỵ ở Mỹ là 135/100.000 dân, ở Pháp là 145/100.000 dân. Tỉ lệ đột quỵ tính toàn châu Âu, số người bị đột quỵ lần đầu tiên trong khoảng 141-219/100.000 dân. Ở châu Á, theo Hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam Á, tỉ lệ mới mắc đột quỵ não: Nhật Bản từ 340 – 523/100.000 dân; Trung Quốc 219/100.000 dân; Israel 140/100.000 dân; Ấn Độ 13/100.000 dân; Mông Cổ 8/100.000 dân; Sri Lanka  29/100.000 dân; Việt Nam 161/100.000 dân (Lê Đức Hinh, 1998). Dự kiến đến năm 2020, đột quỵ não là một trong bốn bệnh hàng đầu dẫn đến tử vong. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả hai giới và các lứa tuổi. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ não là tăng huyết áp.

dot quy naoTích cực sử dụng các biện pháp phòng chống thừa cân và béo phì

Các thể đột quỵ não

Đột quỵ não gồm hai thể bệnh chính: chảy máu não và thiếu máu não cục bộ. Theo thống kê, đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80 – 85%, đột quỵ chảy máu não chiếm từ 10 – 15%. Quan niệm đột quỵ não chỉ là cách kết thúc cuộc đời của người già nay đã lỗi thời. Từ những năm của thập kỷ 80 trở lại đây, tỉ lệ tử vong ở các nước phát triển đã giảm nhờ chẩn đoán sớm và với các phương tiện hồi sức tích cực, tổ chức thành các đơn vị đột quỵ não cũng như các trung tâm đột quỵ não đã điều trị có hiệu quả bệnh. Mặt khác,  nhờ hiểu biết cơ chế bệnh sinh, có các biện pháp chống yếu tố nguy cơ trong cộng đồng có hiệu quả nhất là điều trị bệnh tăng huyết áp, nên tỉ lệ mới mắc ở các nước phát triển đã giảm đáng kể ở Anh, và các nước Bắc Âu. Từ các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra nhận xét: đột quỵ não là bệnh hoàn toàn có thể dự phòng có kết quả bằng các biện pháp mang tính tổng hợp.

Các biện pháp dự phòng đột quỵ não nhằm ba mục đích: phòng ngừa bị bệnh, dự phòng tái phát và điều trị củng cố. Nội dung chính bao gồm:

– Khai thông sớm các trường hợp hẹp động mạch cảnh trong bằng các biện pháp phẫu thuật hoặc can thiệp từ bên ngoài.

– Giảm dần các yếu tố nguy cơ nguyên nhân mạch máu (tăng huyết áp, tăng cholesterol, kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá) để ngăn chặn sự tạo thành các mảng vữa xơ động mạch

– Điều trị chống kết tập tiểu cầu để ngăn chặn sự tạo thành mảng vữa xơ động mạch mới và các biến chứng huyết khối vữa xơ động mạch do đứt vỡ các mảng này.

Các biện pháp phòng ngừa

– Chống tăng huyết áp để làm giảm các biến chứng về tim mạch, thận và tỉ lệ tử vong. Tích cực sử dụng các biện pháp phòng chống thừa cân và béo phì, ăn nhạt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ gây vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành tăng gấp đôi, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: nguy cơ đột quỵ não sẽ dứt hẳn sau một vài năm ngừng hút thuốc lá.

– Điều chỉnh rối loạn lipid máu, trong đó đặc biệt làm giảm cholesterol. Cơ chế sinh bệnh vữa xơ động mạch chưa được hiểu biết hoàn toàn, nhưng tổn thương và hậu quả rối loạn chức năng của các tế bào nội mạc mạch máu là rất sớm. Có nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng tăng cholesterol là một yết tố nguy cơ độc lập của đột quỵ não.

– Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý. Ăn mặn làm tăng huyết áp. Đối với các nước nhiệt đới, chỉ nên giảm muối vừa phải do mất muối qua mồ hôi. Chế độ ăn ít kali làm tăng nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 2,4g natri mỗi ngày (tương đương 6g muối ăn natriclorua). Những bệnh nhân tăng huyết áp nếu giảm bớt lượng muối ăn khoảng 40mg/ngày thì sẽ giảm được nguy cơ tăng huyết áp hoặc biến chứng tim mạch.

– Cai rượu, người ta thấy việc sử dụng rượu mức trung bình có thể cải thiện sức khỏe một cách thật sự. Tuy nhiên, một số người nghiện rượu thường gặp phải những biến chứng nặng do lạm dụng rượu. Nghiện rượu nặng (sử dụng nhiều hơn 60g/ngày) tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng mức độ trung bình (12 – 24g/ngày) giảm nguy cơ đột quỵ. Sử dụng rượu ít hơn 12g/ngày thì nguy cơ thấp nhất. 10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.

dot quy naoThể dục đều đặn

– Tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Những người đàn ông thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đẫm mồ hôi là đã giảm 20% nguy cơ đột quỵ. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần là hữu ích. Tập thể dục đều đặn có thể góp phần cải thiện đường máu, giảm tỉ lệ kháng insulin, giảm cân, cải thiện một số thông số lipid, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch và cải thiện huyết áp. Tập thể dục có tác dụng làm giảm HA tâm thu, giảm béo phì. Thể dục làm giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim do đó cũng làn giảm tỉ lệ đột quỵ não.

– Chống béo phì, nhất là  béo bụng vì đó là nguy cơ lớn nhất của đột quỵ. Về yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng gia tăng chỉ số khối cơ thể = [trọng lượng (kg)] chia cho [chiều cao (m)]2, nếu > 27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổi làm tăng yếu tố nguy cơ của nhồi máu não.

– Chống bệnh đái tháo đường để làm giảm nguy cơ đột quỵ não. Nghiên cứu ở Framinham đã xác định rằng nguy cơ đột quỵ cao hơn trong những bệnh nhân đái tháo đường so với những bệnh nhân không đái tháo đường. Khi một bệnh nhân đái tháo đường bị đột quỵ thì hậu quả hiểm nghèo hơn nhiều so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Lý do của hậu quả này là do bệnh nhân bị đái tháo có vòng tuần hoàn nghèo nàn.

– Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), tổn thương van tim, các tổn thương cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.

– Sử dụng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

 

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

]]>
Tại sao đột quỵ não ngày càng trẻ hóa? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-dot-quy-nao-ngay-cang-tre-hoa-11814/ Wed, 25 Jul 2018 12:17:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-dot-quy-nao-ngay-cang-tre-hoa-11814/ [...]]]>

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là những thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột, trước đây chủ yếu gặp ở người có tuổi, ngày nay, đột quỵ có xu hướng trẻ hóa. Đây thực sự đang là vấn đề khiến các nhà chuyên môn phải suy nghĩ và tìm các biện pháp để phòng tránh.

Đột quỵ não là gì?

Nếu như trước đây, đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là bệnh lý thường xuất hiện ở người cao tuổi (50 – 60 tuổi) thì nay, độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, thậm chí ở độ tuổi 20. Đột quỵ não xảy ra do hai nguyên nhân chính làm cho máu bị hạn chế đến não hoặc không đến được não, khi não thiếu máu, các chức năng của não sẽ bị đình trệ. Một là bị vỡ mạch máu não, hay gặp nhất là do tăng huyết áp kịch phát, thứ hai là do cục máu hoặc cục xơ vữa động mạch ở nơi khác di chuyển theo dòng máu, khi gặp động mạch có kích thước bé sẽ bị chặn lại, làm tắc mạch máu gây thiếu máu não gây nhồi máu não.

Đột quỵ não đang có xu hướng xảy ra ở người trẻ tuổi.

Đi tìm nguyên nhân đột quỵ não

Não bộ của người chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ ôxy và máu chiếm khoảng 20% tổng lượng cơ thể. Trung bình tuần hoàn máu não khoảng 55ml trên 100gam chất não trong 1 phút. Não được cung cấp bởi cặp đôi động mạch (động mạch đốt sống thân nền và động mạch cảnh trong). Sau khi 2 cặp động mạch hợp nhau thành đa giác ở đáy não chia ra các động mạch não trước, não giữa, não sau để cung cấp máu cho tổ chức não. Vì vậy, người bệnh bị đột quỵ não sẽ gặp 2 loại: chảy máu não và thiếu não cục bộ (còn gọi là nhồi máu não hoặc nhũn não). Còn nếu lượng máu chỉ cung cấp cho não từ 30 – 50ml, gọi là thiểu năng tuần hoàn não, chưa gây nên tổn thương thần kinh khu trú.

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng thường hay gặp nhất ở người bị tăng huyết áp, đặc biệt khi tăng huyết áp kịch phát làm gia tăng áp lực động mạch trong não gây vỡ mạch làm cho máu không đến hoặc hạn chế đến các tổ chức của não gây nên hiện tượng thiếu máu não. Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có tai biến mạch máu não (đột quỵ). Tình trạng thiếu máu não trong thời gian dài sẽ dẫn tới đột quỵ, để lại những di chứng nặng nề. Một số trường hợp do các bệnh về máu hoặc do phình động, tĩnh mạch não vỡ (bẩm sinh hoặc mắc phải) hoặc ở trẻ em có thể gặp vỡ động mạch não do dị dạng ở động mạch não (gặp ít).

Tại sao đột quỵ não càng ngày càng trẻ hóa?

Đột quỵ, trước đây gặp chủ yếu ở người cao niên, nhưng ngày nay đã có xu hướng trẻ hóa. Bởi vì bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, trong khi đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Bên cạnh đó, do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên việc sử dụng rượu, bia ở giới trẻ ngày một nhiều, ăn nhậu ngày càng phổ biến. Ăn nhậu ngoài quá chén rượu, bia, các món nhậu có nguy cơ làm gia tăng mỡ máu (phủ tạng động vật, lòng động vật, da gà vịt…) cũng song hành. Mỡ máu tăng lâu dần sẽ có nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Trong khi đó, áp lực công việc của giới trẻ gia tăng, thời gian để vận động cơ thể thiếu hoặc không có hoặc lười vận động dễ gây béo phì, thừa cân… Tất cả các yếu tố đó đều có nguy cơ làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch… và sự gia tăng đột quỵ khó tránh khỏi.

Triệu chứng của đột quỵ não

Thể nhẹ: khi thiếu máu não khẩn cấp, người bệnh có thể bị rối loạn cảm xúc đau đầu dữ dội (chiếm 50%), chóng mặt, ù tai choáng váng hoặc ngất xỉu. Chân tay run, không đứng vững, không cầm được đồ vật dù là rất gọn, nhẹ. Thỉnh thoảng đang nói chuyện bỗng dưng mất kiểm soát không nói được, mắt mờ, suy giảm trí nhớ (hay quên hoặc quên hoàn toàn) và mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

Thể nặng: sẽ bị liệt nửa người  bên trái hoặc bên phải (giảm hoặc mất vận động ở 1 nửa bên thân trái hoặc bên phải), đồng thời xuất hiện liệt nửa mặt (liệt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân, các nếp nhăn bên liệt mờ hơn bên lành, dễ chảy nước dãi ở bên liệt, nhân trung lệch), nói ngọng hoặc không nói được. Người bệnh nuốt khó, hay bị sặc, thậm chí tụt lưỡi nhưng có thể tăng phản xạ (giảm hoặc tăng phản xạ gân xương ở bên liệt). Trong trường hợp nặng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48h.

 

Trước tiên là người bị tăng huyết áp không được chủ quan vì đó là bệnh tuy thầm lặng nhưng có thể giết người bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không được thay thuốc, không được tạm ngưng hoặc bỏ thuốc không điều trị. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mỡ, phủ tạng động vật, da gà, vịt, thịt đỏ (những thực phẩm làm gia tăng mỡ máu), thêm vào đó, người tăng huyết áp cần kiêng rượu, bia và không ăn mặn. Cần có thói quen tập vận động cơ thể bằng mọi hình thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình nhất…

 

BS. Việt Anh

]]>