đông y – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 20 Jul 2018 01:18:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đông y – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ðông y chữa viêm thực quản trào ngược http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-5699/ Fri, 20 Jul 2018 01:18:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-y-chua-viem-thuc-quan-trao-nguoc-5699/ [...]]]>

Mức độ viêm thực quản phụ thuộc vào thời gian và tần suất tiếp xúc giữa các chất trào ngược với niêm mạc thực quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực, thậm chí dẫn đến ung thư.

Trong Đông y, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng bệnh như “Ế cách”, “Hung thống”, “Thổ toan”… do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tình chí, ẩm thực bất điều, lao lực quá độ, cảm thụ ngoại tà… với cơ chế chủ yếu là do vị khí thượng nghịch, thăng giáng thất thường mà phát sinh ra các chứng trạng như ợ hơi, ợ chua, đau tức sau xương ức, viêm rát họng, nôn và buồn nôn… Về mặt trị liệu, Đông y có thể sử dụng các biện pháp như sau:

Dùng thuốc: Thường lựa chọn theo ba phương thức: biện chứng luận trị (căn cứ theo thể bệnh mà lựa chọn bài thuốc), biện bệnh luận trị (xây dựng một bài thuốc dùng cho mọi thể bệnh) và sử dụng kinh nghiệm dân gian (đơn phương nghiệm phương). Cụ thể:

Biện chứng luận trị: Thông qua Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) mà quy vào các thể bệnh và mỗi thể bệnh có phương pháp và bài thuốc phù hợp. Ví như, với thể Can vị bất hòa phải sơ can hòa khí giáng nghịch, trọng dùng bài Tứ nghịch tán hợp Tiểu bán hạ thang gia giảm; với thể Can vị uất nhiệt phải sơ can tả nhiệt hòa vị, trọng dùng bài Đan chi tiêu dao tán gia giảm; với thể Đàm khí giao trở phải lý khí hóa đàm hòa sướng cách, trọng dùng bài Khải cách tán gia giảm; với thể Tỳ vị hư nhược phải kiện tỳ ích khí giáng nghịch, trọng dùng bài Hương sa lục quân tử thang gia giảm; với thể Khí hư huyết ứ phải ích khí kiện tỳ, hoạt huyết hóa ứ, trọng dùng bài Tứ quân tử thang hợp Đan sâm ẩm gia giảm.

 

Ðông y chữa viêm thực quản trào ngượcĐông y có nhiều bài thuốc chữa thực quản trào ngược.

 

Biện bệnh luận trị: Thông qua cơ chế bệnh sinh và các chứng trạng cơ bản mà lựa chọn một bài thuốc có thể dùng cho tất cả các thể bệnh dưới các dạng thuốc khác nhau như thuốc thang sắc hay các Đông dược thành phẩm (cao, đơn, hoàn, tán, viên nang, viên nén, trà tan, siro, thuốc nước đóng ống…). Có thể nói, hình thức này hiện nay đang rất phát triển, nhất là các Đông dược thành phẩm được bào chế dưới dạng tân dược, bởi tính phổ thông, dễ dùng, tiện bảo quản và vận chuyển. Tuy nhiên, tính “biện chứng” của chúng cũng là một vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu.

Đơn phương nghiệm phương: Đây là một kho tàng hết sức phong phú, khó có thể kể hết với đặc diểm chung là đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, tiện dùng và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Có thể dùng một trong số các bài thuốc sau:

Bài 1: Cây ngũ sắc 14g, hoàng kỳ 16g, tía tô 8g, chỉ xác 6g, xương bồ 16g, hoài sơn 8g, biển đậu 6g, trần bì 8g, đương quy 10g, bạch truật 8g, lá đắng 12g, lá lốt 6g, sinh khương 8g, sâm đại hành 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang sau khi ăn.

Bài 2: Khôi tía 16g, cỏ lào 12g, loét mồm 12g, tam thất nam 12g, khương hoàng 10g, cam thảo 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ 30 phút

Bài 3: Hắc táo nhân 16g, bạc truật 12g, 10g hoài sơn, 16g phòng sâm, 10g liên nhục, ngưu tất 8g, 10g viễn chi, trần bì 6g, bán hạ chế 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tất cả đem sắc cùng với 1 lít nước, sắc cô cho đến khi còn một nửa là được, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài 4: Hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5: Viễn chỉ 12g, cam thảo 12g, trần bì 12g, ngưu tất 16g, hắc táo nhân 16g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, chỉ xác 10g và bán hạ chế 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần ngay khi còn ấm và uống trước bữa ăn.

Không dùng thuốc: Bao gồm nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga, thiền, cân ma đạt kinh, thái cực quyền… Riêng châm cứu cũng rất nhiều phương thức như thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, cấy chỉ cát gút, laser châm, từ châm… Ngoài ra, còn có thể chọn dùng các món dược thiện có công dụng bồi bổ tỳ vị, lý khí giáng nghịch hỗ trợ trị liệu trào ngược dạ dày thực quản rất dễ được cơ thể chấp nhận. Để trị liệu đạt hiệu quả cao và bền vững, Đông y thường hay phối hợp cả hai biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo quan điểm chỉnh thể và toàn diện.

ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn

]]>
Bài thuốc chữa chứng mất ngủ http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-chung-mat-ngu-2169/ Wed, 18 Jul 2018 04:46:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-chua-chung-mat-ngu-2169/ [...]]]>

Sở dĩ thần không yên là do tà khí bên ngoài xâm nhập tâm hoặc do ăn uống quá mức sinh ra đờm hỏa đọng lại trong tâm quấy nhiễu, hay do dinh khí không đủ để nuôi dưỡng âm huyết. Những nguyên nhân ấy sinh ra chứng mất ngủ”.

Có 5 nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ:

Tâm và tỳ hư yếu: Lao động mệt nhọc hoặc suy nghĩ quá nhiều làm tổn thương đến tâm và tỳ, huyết dịch của tâm hao tổn, tâm thần không ổn định nên sinh ra mất ngủ kinh niên.

Triệu chứng: Sắc mặt không tươi, người mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn uống không ngon miệng, hay quên, tim hồi hộp, đêm ngủ lơ mơ hoặc thức trắng đêm không ngủ được, mạch tế hoặc sác.

Điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ.

Bài thuốc “Dưỡng tâm thang”: hoàng kỳ 16g; phục linh, phục thần, bá tử nhân, nhân sâm, đương quy (quy thân) mỗi vị 12g; chích thảo 4g, bán hạ (chế) 10g; viễn chí (bỏ lõi), xuyên khung, ngũ vị tử mỗi vị 8g, nhục quế 6g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Do âm suy hỏa vượng: bắt nguồn từ thận thủy yếu, chân âm suy không sinh ra được nhiều huyết đưa lên tâm (tim), tâm thiếu huyết hỏa của tâm cang thịnh, tâm phải làm việc nên mất ngủ hoặc trằn trọc không ngủ được. Mặt khác, bản thân tạng thận cũng có thủy hỏa (âm dương) khi âm suy thì dương của thận càng vượng, hỏa bốc lên cũng sinh ra chứng mất ngủ.

Triệu chứng: Đầu nặng, hay choáng váng, tai ù, tâm phiền, tân dịch ít nên hay khô miệng, đối với tuổi trung niên thường hay mộng tinh, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủÂm suy hỏa vượng sinh chứng mất ngủ: bắt nguồn từ thận yếu.

Điều trị: Tư âm thanh hỏa.

Bài thuốc “Thiên vương bổ tâm đan”: sinh địa (tẩy rượu) 16g, đan sâm16g, hắc táo nhân 20g; nhân sâm, đương qui (thân), bá tử nhân, huyền sâm, phục linh, cát cánh mỗi vị 12g; viễn chí, thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 8g: Gia thêm thạch xương bồ 10g, phục thần 12g. Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, lấy chu sa đã thủy phi giảm độc lượng vừa đủ làm áo.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần trước khi ăn trưa và trước khi đi ngủ 15 phút, uống với nước sắc đăng tâm. Tùy theo chứng trạng và thể trạng của bệnh nhân có thể dùng bài “Hoàng liên a giao thang” hoặc bài “Chu sa an thần hoàn” để điều trị.

Do khí của tâm và đởm (túi mật) hư sinh chứng mất ngủ: Một yếu tố làm cho người ta ngủ tốt là khí của tâm và đởm tốt, làm cho con người điềm tĩnh, ban ngày làm việc tốt, ban đêm ngủ đẫy giấc. Khi khí của tâm và đởm hư suy làm cho con người yếu đuối, hay sợ hãi, đêm ngủ không yên “khi tâm và đởm yếu nên gặp việc khó hay sợ hãi, đêm nằm chiêm bao thường thấy những điều sợ hãi, khi tỉnh dậy thấy khó chịu và không ngủ lại được, có khi mất ngủ cả đêm”, cũng có trường hợp gặp sự việc bất thường làm hoảng sợ dẫn đến đởm khiếp, tâm khí tổn hao mà sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng: do đởm khiếp, tâm hoang mang nên gặp việc hay sợ hãi, nằm ngủ hay thấy chiêm bao sợ hãi, khi tỉnh dậy vẫn sợ hãi, mạch huyền tế. Điều trị: Bổ tâm khí để định chí.

Bài thuốc: “An thần định chí hoàn”: phục linh, thạch xương bồ, long xỉ, phục thần mỗi vị 12g; nhân sâm 8g, viễn chí 8g, tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể phối hợp với bài “toan táo nhân thang” để điều trị:

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ.

Do tỳ vị không điều hòa: Vị (dạ dày) không điều hòa làm thức ăn và đờm hỏa tích lại trong bụng, gây ra chứng mất ngủ.

Triệu chứng: đờm nhiều hay khạc ra đờm, miệng đắng, mắt mờ, buồn bực, trong vùng ngực khó chịu, đại tiện không thư sướng, vùng thượng vị đầy tức do thức ăn lưu lại, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Điều trị: Điều hòa tỳ vị, tiêu thực, hóa đờm.

Bài thuốc: “Ôn đởm thang”: trúc nhự 8g, chỉ thực 8g; bán hạ (chế), quất hồng bì, phục linh mỗi vị 12g, cam thảo 6g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Nếu thực tích quá nặng, dùng bài “ Bảo hòa hoàn”: bán hạ (chế)10g, sơn tra 8g; thần khúc, phục linh, trần bì, la bặc tử, liên kiều, mạch nha mỗi vị 12g.

Cách dùng: ngày 1 thang sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn. Bài thuốc dùng cho cả trẻ em và người lớn.

Do suy nhược cơ thể sinh chứng mất ngủ: sau khi ốm đã điều trị bệnh khỏi, hoặc phụ nữ sau khi sinh, hoặc người cao tuổi khí huyết hư yếu, tạng tâm và tỳ hư suy, tâm thần không yên sinh chứng mất ngủ.

Triệu chứng: Cơ thể gầy còm, sắc mặt trắng bợt, ăn uống kém hay có cơn mệt bất thường, giấc ngủ không sâu, nửa đêm tỉnh dậy rồi không ngủ lại được, lưỡi  nhạt, mạch tế sác.

Điều trị: bổ khí dưỡng huyết, bổ tâm an thần.

Bài thuốc: “Qui tỳ thang”: hắc táo nhân 20g, chích hoàng kỳ 16g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, chích cam thảo 4g; nhân sâm, đương qui, long nhãn nhục, bạch truật, sinh khương, phục thần, đại táo mỗi vị 12g. Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>