đông xuân | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:12:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đông xuân | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phòng bệnh mùa đông – xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-mua-dong-xuan-10808/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-benh-mua-dong-xuan-10808/ Chú ý phòng bệnh ở cơ quan hô hấp Các bệnh phổi dễ trở nặng về mùa lạnh thường gặp là: Hen phế quản: những [...]

The post Phòng bệnh mùa đông – xuân first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Chú ý phòng bệnh ở cơ quan hô hấp

Các bệnh phổi dễ trở nặng về mùa lạnh thường gặp là:

Hen phế quản: những người có cơ địa dị ứng rất dễ bị hen do phế quản của họ rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như phấn hoa, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, hóa chất, bụi vô cơ… hay những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể do ảnh hưởng của lạnh, ẩm. Hen phế quản có các thể bệnh gây nguy hiểm như: thể khó thở kịch phát hay gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ khi khởi bệnh, gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen mạn tính; thể hen có tràn khí màng phổi dễ xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo.

 

Mặc ấm để phòng bệnh mùa lạnh.

Mặc ấm để phòng bệnh mùa lạnh.

 

Để phòng bệnh hen chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, giữ ấm vùng cổ, ngực; tránh bụi bặm, vi sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… bằng cách dùng khẩu trang che mũi, miệng khi đi ra ngoài. Nếu bị hen cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản mùa đông – xuân thường là virut cúm influenza A và B, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp, virut hạch, virut đường mũi và các loại khác. Phòng bệnh chủ yếu là giữ ấm cơ thể cả lúc thức cũng như khi ngủ, người cao tuổi và trẻ em nên tránh ra ngoài trời lạnh và gió rét; ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi… gây ra. Diễn biến hay gặp là bệnh tim đột ngột trở nặng khi gặp thời tiết giá lạnh. Bệnh nhân khó thở nhiều, sau vài đợt cấp dễ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc phòng tránh đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn, người bệnh phải được biết rõ và tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm, ăn uống đầy đủ, tránh ăn thức ăn lạnh, không tắm nước lạnh, kiêng ra gió và tránh bị mưa ướt… Đặc biệt phải chuẩn bị thuốc dự phòng để sử dụng khi bệnh trở nặng theo chỉ định của bác sĩ.

Giãn phế quản ướt: (giãn phế quản xuất tiết): có tỷ lệ bệnh cao nhất, bệnh nhân ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn. Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết nhiều niêm dịch, do niêm dịch ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng bệnh này cần chú ý chống lạnh, chống nhiễm khuẩn, ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng.

Áp – xe phổi: nếu các bệnh viêm phổi, giãn phế quản bội nhiễm mùa lạnh không được điều trị tích cực sẽ biến chứng thành áp xe phổi. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: S. pneumoniae, H.influenzae. Ở trẻ em, áp – xe phổi thường do tụ cầu. Với biến chứng áp – xe phổi, điều trị nội khoa tích cực mà không kết quả, cần kết hợp giải quyết bằng phẫu thuật. Phòng bệnh nên mặc ấm, giữ kín cổ; nhà ở phải kín cửa, có thể xông hơi bằng hương liệu hoặc đốt quả bồ kết, vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp; khi ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang tránh không khí lạnh vào mũi, miệng.

Lao phổi: thường nặng lên trong mùa lạnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Tổn thương lao thường lan rộng, phá hủy nhu mô phổi nhiều, lao làm cho thể tạng bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt. Ngoài bệnh lao sẵn có, mùa lạnh bệnh nhân còn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn S.pneumoniae, H.influenzae. Mùa đông – xuân thường có tỷ lệ tràn dịch màng phổi cao, chủ yếu do bị lao. Trường hợp tràn dịch nhiều có biểu hiện ép phổi và các tạng trong lồng ngực, bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện, khẩn trương chọc tháo dịch để tránh tai biến ép tạng, suy hô hấp, dày dính màng phổi, đóng vôi màng phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực điều trị lao theo phác đồ đang sử dụng đối với từng bệnh nhân, ăn uống đầy đủ, mặc ấm, tránh bị nhiễm lạnh.

Bệnh cúm gia tăng về mùa lạnh

Mùa đông – xuân lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm hoành hành. Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong điều kiện tập trung đông người như hội họp, trường học, chợ, siêu thị. Tiêm vaccin có tác dụng phòng một số bệnh cúm; góp phần phòng chống cúm H5N1 ở người. Một người đã tiêm phòng bệnh cúm thông thường, nếu mắc thêm cúm H5N1 sẽ không quá lo ngại bởi có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.

ThS. Phạm Thanh Tùng

(ThS. Phạm Thanh Tùng)

The post Phòng bệnh mùa đông – xuân first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Đông xuân vào mùa, phòng bệnh quai bị ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-xuan-vao-mua-phong-benh-quai-bi-o-tre-em-10804/ Wed, 25 Jul 2018 08:11:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dong-xuan-vao-mua-phong-benh-quai-bi-o-tre-em-10804/ Quai bị là bệnh truyền nhiễm, được Jonhson và Goodpasture phân lập được từ tuyến nước bọt vào năm 1934, đến 1945 nuôi cấy được [...]

The post Đông xuân vào mùa, phòng bệnh quai bị ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Quai bị là bệnh truyền nhiễm, được Jonhson và Goodpasture phân lập được từ tuyến nước bọt vào năm 1934, đến 1945 nuôi cấy được trên phôi gà và năm 1967 thì vắcxin phòng quai bị ra đời. Virút sống lâu khi ở ngoài cơ thể: nhiệt độ 15 – 200C virút sống được từ 50 – 90 ngày, ở 370C sống được 8 ngày và 600C sống trong 20 phút.

Bệnh  do virút  có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên, chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi,  nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi; trong nước bọt của người bị bệnh quai bị. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Đông xuân vào mùa, phòng bệnh quai bị ở trẻ emẢnh minh họa

Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể  điển hình nhất, trẻ sốt 38 – 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc, thường 4 – 5 ngày sau hết thì sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi.

Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng  vô sinh sau này; viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh; biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. Ngoài ra cũng có thể gặp một số biến chứng khác như: tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…

Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ  thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và  dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.

Đông xuân vào mùa, phòng bệnh quai bị ở trẻ emNgày nay thường tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động

Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác.Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắcxin Trimovax hay MMR,  vắcxin  không nên tiêm  cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi, không tiêm phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắcxin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ… Vắcxin được tiêm  từ 12 tháng tuổi, tiêm 2 lần, lần thứ nhất  lúc 1tuổi và chích nhắc lại sau  4 -12 tuổi. Trường hợp cần thiết tiêm cho trẻ lúc  9 tháng tuổi, phải tiêm 3 lần, lần thứ nhất lúc 9 tháng, lần thứ 2 cách mũi thứ nhất là 6 tháng và  lần thứ 3 sau  4 – 12 tuổi.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

The post Đông xuân vào mùa, phòng bệnh quai bị ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>