động vật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 13:58:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png động vật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách chọn tim, gan động vật tươi ngon http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-tim-gan-dong-vat-tuoi-ngon-5331/ Thu, 19 Jul 2018 13:58:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-tim-gan-dong-vat-tuoi-ngon-5331/ [...]]]>

Cũng như thịt, nội tạng của gia súc, gia cầm (lợn, trâu, bò, gà, các vật nuôi) dùng làm thực phẩm cần phải tươi ngon, không bệnh. Gan gia súc, gia cầm có màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt, sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút tay ra. Gan của gia súc bệnh thường có màu gạch non, màu vàng hay màu bạc trắng; gan của gia súc mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không dùng loại gan này; gan vật bị bệnh sán lá thường có lác đác một vài con kén sán lá lốm đốm màu trắng. Nếu không cắt bỏ và đun không kỹ thì ăn vào sẽ lây nhiễm sán lá.

Nên chọn gan động vật có màu đỏ sẫm hoặc tím nhạt, sờ tay vào thấy mềm, mịn.

Tim của gia súc, gia cầm khỏe mạnh thường có màu sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim. Tim vật bị bệnh có màu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu. Tim vật mắc bệnh tụ huyết trùng, xung quanh tim có nước vàng, nếu bỏ tim ra có máu đông hay lỏng màu vàng hoặc sẫm đen. Tim vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo màu trắng thì không ăn. Vì vậy, tốt nhất các bà nội trợ phải quan sát thực phẩm tươi, ngon và mua thực phẩm khi biết rõ nguồn gốc tránh nguy hại đến sức khỏe.

BS. Nguyễn Ngọc

]]>
Ai không nên ăn nội tạng động vật? http://tapchisuckhoedoisong.com/ai-khong-nen-an-noi-tang-dong-vat-4808/ Thu, 19 Jul 2018 12:53:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ai-khong-nen-an-noi-tang-dong-vat-4808/ [...]]]>

Dinh dưỡng trong phủ tạng động vật

Trước hết, chúng ta cần biết các loại phủ tạng này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào, thì mới nên quyết định là ăn hay không ăn?

Thành phần một số chất dinh dưỡng có nhiều trong các phủ tạng (hàm lượng có trong 100g thực phẩm ăn được) như sau:

Như vậy, phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo. Các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A, nhưng nhược điểm chủ yếu của các loại phủ tạng là chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và bầu dục.

Khi ăn tim, gan, thận có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

Nhưng ngược lại, vì các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân – béo phì… Cho nên người cao tuổi thì nên ăn hạn chế, còn người mắc các bệnh kể trên không nên ăn các loại phủ tạng này.

Lòng, gan, dạ dày lợn… là món ăn khoái khẩu của nhiều người

Có phải “ăn gì bổ nấy”?

Đây còn là quan niệm không đúng vì không có cơ sở khoa học. Ví dụ, có người cho răng ăn óc bổ óc cho nên khi bị đau đầu thì mua óc về ăn, hoặc cho trẻ em ăn óc để thông minh là không đúng. Trong óc lợn, hàm lượng chất đạm thấp chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300mg cholesterol). Cho nên những người đau đầu mà nguyên nhân là do tăng huyết áp thì cực kì nguy hiểm. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.

Một số quan niệm ăn thận bổ thận cũng hoàn toàn không đúng, nhất là những người bị suy thận cần ăn giảm chất đạm, đặc biệt bệnh thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipid, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận thì lại càng làm cho bệnh nặng thêm. Hay quan niệm ăn tim bổ tim cũng vậy. Khi bị bệnh tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nếu cứ ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao rất nguy hiểm.

Ăn gan có thực sự độc hay không?

Gan là loại phủ tạng chứa nhiều chất đạm nhất, lại chứa nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu và suy dinh dưỡng. Như vậy ăn gan là tốt chứ không phải là độc, có điều phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh: gan màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên mặt gan, khi mua về cắt lát mỏng rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, như vậy các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ, chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.

Tốt cho người này nhưng lạo không tốt cho người khác

Ăn phủ tạng động vật tốt với người này nhưng lại có thể không tốt đối với người khác. Trẻ em, phụ nữ có thai cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiêu niên và người trẻ tuổi thì nên ăn các loại phủ tạng, nhưng khi ăn cũng chỉ ăn vừa phải mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt gan, tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm; không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh. Nên ăn gan lợn, gà, vịt, tim, thận lợn, bò.

Còn những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên ăn hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.

ThS. BS LÊ THỊ HẢI – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
Ăn óc động vật có tốt cho sức khỏe? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-oc-dong-vat-co-tot-cho-suc-khoe-4431/ Thu, 19 Jul 2018 11:53:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-oc-dong-vat-co-tot-cho-suc-khoe-4431/ [...]]]>

 

à Thị Nhã (Bắc Kạn)

Khi ăn óc của một số động vật như lợn, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể. Do đó, việc ăn óc động vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên muốn chế biến thành món ăn bổ dưỡng thì cần phải biết cách lựa chọn, chế biến để đảm bảo vệ sinh, tránh được những hiểm họa tiềm ẩn từ món ăn này.

Hầu hết óc động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Không dùng óc làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.

Khi chế biến các loại óc, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm.

Bác sĩ Thanh Thủy

]]>