động mạch vành – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 15 Jan 2019 15:21:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png động mạch vành – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân và triệu chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-nguyen-nhan-va-trieu-chung-17806/ Tue, 15 Jan 2019 15:21:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-nguyen-nhan-va-trieu-chung-17806/ [...]]]>

Khi trái tim hoạt động bình thường, các động mạch vành cung cấp một lượng máu đầy đủ đến cơ tim, nhờ vậy cơ tim và các van hoạt động tốt. nhưng khi mạch máu bị tắc nghẽn?

Trái tim gồm 2 phần có những chức năng riêng biệt:

Phần bên phải của trái tim nhận máu tĩnh mạch (mạch “đen”) từ toàn bộ cơ thể và bơm máu này lên phổi. Ở phổi máu tĩnh mạch được làm giàu oxy và trở thành máu “đỏ”.

Mỗi phần có một buồng tiếp nhận được gọi là tâm nhĩ và một buồng tống được gọi là tâm thất. Các tâm thất có thành cơ dày gọi là cơ tim, cơ này co bóp một cách đều đặn (tần số co bóp lúc nghỉ là 60 – 70 lần/phút) để bơm máu đến các cơ quan khác nhau. Khi máu chảy vào trong các động mạch sẽ tạo nên nhịp đập đặc trưng gọi là mạch.

Các tâm nhĩ được ngăn cách với các tâm thất bởi các van (van 3 lá bên phải và van 2 lá bên trái), các van này hoạt động theo một chiều: khi tâm thất co lại để đẩy máu vào trong động mạch van ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ. Ở chỗ đi ra của các tâm thất cũng có các van (van động mạch phổi ở chỗ ra của tâm thất phải và van động mạch chủ ở chỗ ra của tâm thất trái) có tác dụng ngăn không cho máu chảy ngược lại vào tâm thất trong thì tâm trương.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh mạch vành?

Các bệnh tim mạch không có một nguyên nhân duy nhất! Ở nam giới và phụ nữ các yếu tố nguy cơ tích lũy lại để gây ra bệnh. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tăng nhanh sự tạo thành mảng xơ vữa. Khi nói về các bệnh nhiễm chúng ta có một lập luận khác: một vi khuẩn = một bệnh! Trong trường hợp bệnh động mạch vành nhiều yếu tố phối hợp lại làm hư hại các động mạch của bạn.

Bệnh động mạch vànhĐau thắt ngực là một trong các triệu chứng thường gặp nhất

Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?

Yếu tố nguy cơ tim mạch đơn giản là một đặc điểm cá nhân khiến cho một ngày nào đó bạn dễ bị một tai biến tim mạch hơn.

Các yếu tố nguy cơ đã được nhận diện bởi các nghiên cứu dịch tễ. Các nghiên cứu này tìm hiểu lối sống (hút thuốc lá, thể thao, chế độ ăn…) và tình trạng sức khỏe (cân nặng, huyết áp, cholesterol) của rất nhiều người dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn và các khám nghiệm y khoa. Những người này sau đó được theo dõi trong nhiều năm để ghi nhận xem có điều gì xảy ra với họ.

Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ là thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe và lối sống của những người bị tai biến tim mạch. Người ta cũng tiến hành so sánh điều gì xảy ra cho những người hút thuốc so với những người không hút thuốc, cho người quá cân so với người mảnh mai…

Xét nghiệm lipid máu bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol xấu”, cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol tốt”), cholesterol toàn phần và triglycerid. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này bất thường người bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường là sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.

Mảng xơ vữa

Mảng xơ vữa là mảng lắng đọng chất béo (cholesterol). Đặc trưng của xơ vữa động mạch là sự kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.

Kết quả của sự kết hợp cholesterol, các tế bào và canxi là sự hình thành mảng xơ vữa động mạch ở thành động mạch. Các mảng này làm giảm thiết diện của các động mạch và làm cho các động mạch bị hẹp dần.

Tuy nhiên mảng xơ vữa động mạch không phải bao giờ cũng phát triển từ từ, đôi khi nó có thể vỡ một cách đột ngột. Khi mảng xơ vữa ra quá trình động máu bị hoạt hóa. Quá trình này khởi đầu với sự tích tụ của các tiểu cầu là những tế bào máu đặc biệt nay tại chỗ vỡ.

Sau đó các tiểu cầu và thành phần chất béo từ mảng xơ vữa có thể bị bong ra và gây tắc một động mạch có đường kính nhỏ hơn, tai biến này gọi là thuyên tắc mạch. Hoặc một cục máu đông có thể được tạo thành ngay chỗ mảng xơ vữa và đột ngột làm tắc nghẽn động mạch, tai biến này gọi là huyết khối. Sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch là kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.

Các mảng xơ vữa động mạch, nhất là khi chúng bị vỡ, gây ra hầu hết các tai biến tim mạch, hoặc do hiện tượng tắc nghẽn động mạch nơi có mảng vữa hoặc do hiện tượng thuyên tắc một động mạch nhỏ hơn ở hạ lưu dòng máu. Tai biến có thể xảy ra ở một động mạch vành (hội chứng động mạch vành cấp), ở một động mạch não (tai biến mạch máu não dạng thiếu máu cục bộ) hoặc ở một động mạch chi (thiếu máu cục bộ cấp của chi).

Bệnh động mạch vành có triệu chứng gì?

Làm thế nào bạn nhận biết được bệnh động mạch vành?

Đau thắt ngực là một trong các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch vành. Cơn đau này ở giữa ngực, sau xương ức, có thể lan lên cổ hoặc lên hàm, lan ra cánh tay và cổ tay (người bệnh có cảm giác giống bị cùm tay), thường là bên trái. Đôi khi cơn đau ở vị trí thấp hơn, ở hõm dạ dày. Người bệnh có cảm giác tức ngực (cảm giác giống bị kẹp trong gọng kìm), tuy nhiên cũng có một số người mô tả như cơn đau nhẹ.

Đau thắt ngực ổn định:

Đau thắt ngực ổn định (hay còn gọi là đau thắt ngực khi gắng sức) là biểu hiện điển hình nhất.

Đau thắt ngực được gọi là ổn định vì nó xảy ra lặp đi lặp lại ở cùng một mức gắng sức, ít ra là trong cùng những tình huống như nhau.

Cùng một mức gắng sức gây ra cơn đau tuy nhiên thời tiết lạnh và cảm xúc cũng có thể gây ra cơn đau. Bạn có thể đối phó bằng cách chỉ gắng sức mức độ vừa phải, nhưng khi gắng sức đạt đến một cường độ nào đó, bạn có cảm giác đau: bạn đã chờ cơn đau xảy ra. Nhưng bạn không thể đối phó bằng cách gắng sức ở mức độ ít hơn trong điều kiện lạnh hoặc nhiều gió.

Đau thắt lưng ổn định xảy ra khi người bệnh đang ở trạng thái nghỉ là điều rất hạn hữu:

Một cơn đau ngực không nhất thiết là đau thắt ngực. Chỉ có bác sĩ của bạn mới có thể xác nhận cơn đau là đau thắt ngực, thường là với sự trợ giúp của các phương tiện máy móc, xét nghiệm.

Các cơn đau thắt ngực ổn định thường là chấm dứt 1 – 5 phút sau khi ngưng gắng sức.

Hội chứng động mạch vành cấp:

Nếu đau thắt ngực xảy ra trong khi người bệnh đang nghỉ ngơi và tiếp tục kéo dài hoặc không thuyên giảm khi ngưng gắng sức, người ta gọi đó là hội chứng động mạch vành cấp.

Hội chứng này bao gồm:

Đau thắt ngực không ổn định: đó là một đợt đau thắt ngực thật sự nhưng kéo dài một cách không bình thường hoặc xảy ra khi đang nghỉ ngơi. Bạn có thể chưa từng bị cơn đau khi gắng sức trước đó. Đau thắt ngực không ổn định có thể tự khỏi. Tuy nhiên nguy cơ là nó có thể chuyển thành nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim: đó là sự tắc nghẽn hoàn toàn của một động mạch vành gây ra hủy hoại một phần cơ tim. Nó biểu hiện bằng một cơn đau giống hệt cơn đau thắt ngực nhưng đau xảy ra khi người bệnh đang nghỉ ngơi, kéo dài hơn và thường có cường độ rất cao khác với các cơn đau thông thường. Bạn có thể chưa từng có các cơn đau thắt ngực trước đó. Các hậu quả của nhồi máu cơ tim nặng nề hơn nhiều so với đau thắt ngực không ổn định: nếu không được điều trị thật nhanh bạn có nguy cơ mất một phần cơ tim của bạn. Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không có biểu hiện ngay tức thì. Các trường hợp này được phát hiện một cách tình cờ nhờ đo điện tim khi kiểm tra sức khỏe. Các trường hợp này thường gặp khi người bệnh có đái tháo đường (được gọi là nhồi máu cơ tim “yên lặng”).

Chỉ có điện tim và xét nghiệm máu mới cho phép phân biệt một cách nhanh chóng giữa 2 dạng hội chứng động mạch vành cấp trên. Vì vậy bạn phải hành động ngay để có thể được đo điện tim và xét nghiệm máu càng sớm càng tốt.

Suy tim:

Suy tim là một triệu chứng trễ của bệnh động mạch vành. Nó thường xuất hiện sau một cơn nhồi máu cơ tim nặng nhưng cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân khác, do sự suy yếu dần của cơ tim.

Bệnh động mạch vành cũng có thể không có một biểu hiện nào khiến bạn có thể nhận biết. Chỉ có các khám nghiệm, nhất là điện tim, là có thể phát hiện cơ tim đang thiếu máu nuôi. Trường hợp này gọi là thiếu máu cục bộ yên lặng.

KỲ II: ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN BỊ BỆNH MẠCH VÀNH?

PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Bệnh động mạch vành: Điều gì xảy ra nếu bạn bị bệnh mạch vành? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-dieu-gi-xay-ra-neu-ban-bi-benh-mach-vanh-13659/ Sun, 05 Aug 2018 05:22:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-dieu-gi-xay-ra-neu-ban-bi-benh-mach-vanh-13659/ [...]]]>

Kỳ II:

Khi gắng sức cơ thể cần nhiều oxy hơn. Nếu các động mạch vành bị tắc, cung cấp máu cho tim sẽ trở nên không đủ khi gắng sức nhiều. Vùng cơ tim tương ứng sẽ bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, điều này sẽ gây ra cơn đau: cơn đau này gọi là đau thắt ngực ổn định.

Đôi khi động mạch co thắt lại vị trí mảng xơ vữa hoặc mảng này vỡ ra, khi đó cơn đau xảy ra trong lúc người bệnh đang ở trạng thái nghỉ. Cơn đau này gọi là đau thắt ngực không ổn định.

Bệnh động mạch vành không phải bao giờ cũng tiến triển từ từ. Nếu một mảng xơ vữa động mạch vỡ ra, nó có thể đột ngột gây thuyên tắc hoặc huyết khối, khi đó động mạch sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn. Trong cả 2 trường hợp các tế bào cơ tim không được cung cấp oxy. Chúng nhanh chóng bị cạn kiệt nguồn dự trữ và chết. Hiện tượng này gọi là nhồi máu cơ tim. Giống như một cái cây chết khô, chỉ có “bộ xương” của các tế bào chết là còn lại, bộ xương này mất khả năng co bóp. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào mức lan rộng của vùng nhồi máu, vùng cơ tim chết càng lớn chức năng tim càng suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim.

Bệnh động mạch vànhĐau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hơn 50%

Bạn phải làm gì nếu bị đau ngực?

Vì sao biết cần phải làm gì là rất quan trọng?

Vùng cơ tim được tưới máu bởi động mạch vành tắc nghẽn bị hủy hoại nhanh chóng. Nếu động mạch vành được tái thông trong vòng vài phút hoặc vài giờ đầu sau khi nó bị tắc nghẽn thì vùng nhồi máu sẽ ít lan rộng. Mỗi giây đều quan trọng!

Một cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong trong vài giờ đầu. Chẳng thà bạn đến bệnh viện mà không bị gì còn hơn là bỏ sót không phát hiện nhồi máu cơ tim.

Những ai cần biết phải làm gì?

Bản thân bạn và những người chung quanh bạn: bạn biết càng nhiều thì bạn hành động sẽ càng nhanh.

Khi bị cơn đau kiểu gì thì bạn phải hành động?

Mọi cơn đau giống hội chứng mạch vành cấp, và cả cơn đau nhẹ hơn xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc cảm giác khó chịu ở ngực kèm lo lắng, khó thở hoặc vã mồ hôi.

Ai có khả năng bị bệnh mạch vành?

Các yếu tố nguy cơ tim mạch:

Có một số yếu tố nguy cơ bạn có thể điều chỉnh được và một số yếu tố nguy cơ khác bạn không thể thay đổi.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

Tuổi của bạn: bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ của bạn càng cao. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn sau khi mãn kinh.

Tiền sử gia đình của bạn: nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của bạn bị một tai biến tim mạch ở độ tuổi tương đối trẻ (trước 55 tuổi đối với nam giới và trước 65 tuổi đối với nữ giới) nguy cơ bị tai biến tim mạch của bạn cao hơn.

Tình trạng bệnh tật nền của bạn.

Giới tính của bạn.

Chủng tộc của bạn.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Trong số các yếu tố nguy cơ có 2 yếu tố tự bản thân bạn có thể giảm được:

Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ của bạn (không chỉ là nguy cơ bị một tai biến tim mạch mà cả nguy cơ bị ung thu phổi, ung thư miệng hoặc hầu, ung thư cổ tư cung hoặc ung thư bọng đái…).

Lối sống ít vận động thể lực: những người không vận động thể lực thường xuyên, ví dụ đi bộ nhanh ít nhất một lần mỗi tuần , có tuổi thọ ngắn hơn những người thường xuyên vận động thể lực.

Đối với các yếu tố nguy cơ khác có thể thay đổi, được ban cần có sự giúp đỡ của người bác sĩ của bạn:

Tăng huyết áp.

Đái tháo đường.

Béo phì.

Tăng cholesterol máu.

Uống rượu quá nhiều.

Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh một cách thuyết phục tác động có hại của cholesterol. Nguy cơ bị các tai biến tim mạch tăng khi mức cholesterol trong máu cao hơn 1,8 đến 2g/l.

Ở người lớn, nếu mức cholesterol trong máu cao hơn 10% trị số bình thường nguy cơ bị một tai biến tim mạch tăng 30%. Đôi khi cần phải làm một xét nghiệm lipid máu chi tiết chứ không dừng ở việc đo nồng độ cholesterol toàn phần. Việc diễn giải kết quả lipid máu chi tiết là một công việc phức tạp.

Xét nghiệm lipid máu chi tiết bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol xấu”), cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol tốt”), cholesterol toàn phần và triglycerid. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này thường bất thường người bác sĩ sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường la với sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.

Bệnh động mạch vành

Làm thế nào để phát hiện bệnh mạch vành?

Để biết cơn đau ngực của bạn có phải do bệnh động mạch vành hay không bác sĩ của bạn có thể làm thêm một số khám nghiệm. Các khám nghiệm đơn giản nhất sẽ kiểm tra xem dấu hiệu thiếu máu cục bộ có lộ rõ hay không khi tim của bạn phải đáp ứng với một sự gắng sức thể lực.

Điện tim:

Nếu trước đây bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu cơ tim, điện tim ghi ngoài cơn đau ngực thường là bình thường. Chỉ có trên điện tim ghi trong cơn đau ngực người bác sĩ tim mạch mới có thể thấy được những bất thường chứng tỏ sự hiện diện của thiếu máu cục bộ và vị trí thiếu máu cục bộ.

Nghiệm pháp gắng sức:

Nội dung của nghiệm pháp gắng sức là ghi điện tim khi đang gắng sức. Nghiệm pháp này được thực hiện trên một chiếc xe đạp gọi là xe đạp “đo năng lượng” (giống như một chiếc xe đạp luyện tập thể lực) hoặc trên một tấm thảm lăn có vận tốc lăn và độ dốc có thể điều chỉnh được. Cường độ gắng sức được tăng dần cho đến khi tần số tim của bạn đạt mức độ tối đa hoặc cho đến khi xuất hiện đau nhực hoặc xuất hiện các bất thường trên điện tim.

Chú thích ảnh:

Đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hơn 50%

PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Tầm soát bệnh mạch vành http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-benh-mach-vanh-13572/ Sun, 05 Aug 2018 05:14:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tam-soat-benh-mach-vanh-13572/ [...]]]>

Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm

Tim là cơ quan có nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của động mạch vành bị tổn thương, thường là do những mảng xơ vữa bám lên thành mạch máu và từ đó gây hẹp lòng mạch máu này. Ngày qua ngày, mảng xơ vữa hình thành càng nhiều sẽ gia tăng tình trạng hẹp lòng động mạch vành, khiến cho tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đây là tình trạng thiếu máu cơ tim, có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở… Bên cạnh đó, nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị loét, nứt, vỡ ra, hoặc do cục máu đông hình thành trong lòng mạch máu) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, tình trạng có thể đưa tới suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tầm soát bệnh mạch vành

Triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh mạch vành là đau thắt ngực: người bệnh cảm thấy tim bị đè nén, bóp nghẹt, nặng ngực, khó thở; thường xảy ra khi gắng sức, xúc động, tức giận…; thường lan ra hàm, vai, tay và có thể kèm theo nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, yếu, mệt, chóng mặt…Chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang làphương pháp tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh mạch vành.

Chụp động mạch vành chọn lọc có cản quang là phương pháp tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
bệnh mạch vành

 

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp điều trị bệnh mạch vành từ đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Tại sao cần tầm soát bệnh mạch vành?

Bệnh mạch vành có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch vành bị hẹp nhiều đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuất hiện biến chứng, bị nhồi máu cơ tim. Do đó, việc tầm soát bệnh là quan trọng, ngay cả khi chưa có triệu chứng nào của bệnh vì điều này giúp xác định các yếu tố nguy cơ ở giai đoạn sớm, nhờ vậy, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Mặc dù chụp mạch vành là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần chụp mạch vành. Thông thường thì bác sĩ sẽ tầm soát bệnh mạch vành bằng cách đánh giá các yếu tố nguy cơ, từ đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo như thay đổi lối sống và điều trị thuốc khi cần, làm xét nghiệm gắng sức hoặc tiến hành chụp mạch vành cho những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

Tầm soát bệnh mạch vành

Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành bao gồm:

– Những yếu tố nguy cơ chính không thể thay đổi được: tuổi cao trên 65 tuổi, phái tính (nam hoặc nữ đã mãn kinh có nguy cơ cao hơn), di truyền (gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm).

– Những yếu tố nguy cơ chính có thể thay đổi được: hút thuốc (làm tăng nguy cơ lên 2 – 4 lần so với người không hút thuốc), mắc bệnh tăng huyết áp, mắc bệnh rồi loạn chuyển hóa mỡ máu, ít vận động thể lực, quá cân hoặc béo phì, mắc bệnh đái tháo đường.

– Những yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch: stress, uống nhiều rượu, chế độ ăn và dinh dưỡng không tốt.

Cách tốt nhất để đánh giá các yếu tố nguy cơ là làm những xét nghiệm kiểm tra. Thường thì khi kiểm tra, không phải ai cũng đạt được những trị số xét nghiệm lý tưởng. Tuy nhiên, không đạt được các trị số mong muốn không có nghĩa là đã mắc tình trạng bệnh tim mạch nghiêm trọng. Ngược lại, điều này như là hồi chuông báo động để người bệnh bắt đầu thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, ngoại trừ yếu tố di truyền, tuổi và giới.

Khi nào nên bắt đầu tầm soát?

Mặc dù bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở tuổi trên 40, tuy nhiên, người trẻ hơn vẫn có thể mắc bệnh. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy lứa tuổi mắc bệnh mạch vành ngày càng giảm. Chính vì vậy, nếu nghĩ rằng mình còn quá trẻ để mắc bệnh mạch vành là sai lầm. Nên biết rằng bệnh mạch vành hình thành từ một quá trình diễn tiến lâu dài, bắt đầu từ việc hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành và mảng xơ vữa phát triển lớn dần ngày qua ngày. “Mầm mống” xuất hiện bệnh mạch vành không phải ở thời điểm phát hiện mà đã có từ trước đó nhiều năm, từ những nguy cơ của bệnh như béo phì, hút thuốc, rối loạn chuyển hóa mỡ máu…

Tầm soát bệnh mạch vành

Như vậy, ở lứa tuổi nào nên cần tầm soát bệnh mạch vành để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả? Theo Hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association – AHA), mọi xét nghiệm tầm soát bệnh mạch vành nên bắt đầu từ lúc 20 tuổi. Mức độ kiểm tra thường xuyên phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của người bệnh. Có thể sẽ cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra khác hoặc kiểm tra lại định kỳ nếu được chẩn đoán có những tình trạng tim mạch như suy tim, rung nhĩ, hoặc có tiền căn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc những tiền căn bệnh tim mạch khác.

Để kiểm tra và đánh giá mức độ của các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nồng độ mỡ máu, đường huyết…

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Dù có hay không mắc bệnh mạch vành, đã được điều trị nội khoa, can thiệp mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành thì việc áp dụng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần thiết: tuyệt đối không hút thuốc; theo dõi huyết áp, kiểm soát huyết áp nếu bị tăng huyết áp; nếu mắc bệnh đái tháo đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết; kiểm tra và điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu (nếu có); thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức; có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin, ăn lạt, ít mỡ, không uống rượu, bia…; tránh để thừa cân; sống vui khỏe, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

 

ThS.BS. NGÔ BẢO KHOA

]]>