dịp tết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 12:04:14 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dịp tết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Sơ cứu tai nạn trong dịp tết http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-tai-nan-trong-dip-tet-11686/ Wed, 25 Jul 2018 12:04:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-tai-nan-trong-dip-tet-11686/ [...]]]>

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi bạn gặp phải những trường hợp nạn nhân bị chấn thương hoặc bị ngưng thở, ngừng tim vì một lý do nào đó. Đặc biệt vào những ngày xuân, khi mọi thứ đều được “xả càng”, nên có thể số trường hợp cần được xử trí sơ cứu sẽ nhiều hơn. Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, bạn có thể duy trì sự sống cho nạn nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.

Bài 1: Hô hấp nhân tạo

Hô hấp nhân tạo là động tác sơ cứu nhằm cung cấp oxy cho não và các cơ quan quan trọng khác, trong khi chờ đợi sự điều trị tích cực từ đội cấp cứu chuyên nghiệp. Não sẽ chết sau 5 phút thiếu oxy, do vậy động tác này là rất quan trọng nếu được thực hiện sớm nhằm tránh tình trạng thiếu máu nuôi não. Bạn cần xác định nạn nhân tỉnh hay mê bằng cách lay, gọi, hỏi thật to.

Nếu nạn nhân mê, bạn gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ ai đó gọi. Nhưng nếu bạn chỉ có một mình và nạn nhân từ 1-8 tuổi thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu. Bạn thực hiện các bước sau:

Airway(thông đường thở): đặt nạn nhân trên nền cứng, quì cạnh cổ và vai bệnh nhân. Mở đường thở của nạn nhân bằng thủ thuật ngửa đầu nâng cằm. Kiểm tra nạn nhân có thở không? Bằng cách nghe hơi thở, nhìn lồng ngực di động. Nếu nạn nhân không thở, thực hiện ngay giúp thở miệng-miệng hoặc miệng-mũi.

Breathing(thở): giúp thở miệng, mũi. Thực hiện cái đầu tiên và nhìn xem lồng ngực nạn nhân có phồng lên? Nếu không, thực hiện tiếp lần thứ hai sau khi mở đường thở bằng thủ thuật ngửa đầu và nâng cằm. Sau đó thực hiện ép ngực.

Circulation (giúp máu lưu thông): ấn ngực đi xuống 3,8 – 5cm. Ấn 2 lần/ giây hoặc 100 lần/phút. Khi bạn làm động tác này sẽ giúp tim bơm máu đi để đưa máu đến não và các cơ quan quan trọng khác.

Sau ấn ngực, bạn làm thủ thuật ngửa đầu, nâng cằm nạn nhân để thổi hơi. Thổi 2 hơi liên tiếp. Bịt mũi nạn nhân, thổi 1 hơi trong 1 giây, xem lồng ngực có phồng lên? Nếu có, thổi tiếp hơi thứ hai, nếu không, ngửa đầu nạn nhân và thổi hơi thứ hai. Mỗi chu kỳ gồm 30 lần ấn ngực và 2 lần thổi hơi.

Nếu sau 2 phút, nạn nhân vẫn không cử động, bạn nên tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.

Bài 2: chấn thương đầu

Khi gặp nạn nhân bị chấn thương đầu có các dấu hiệu sau, các bạn cần gọi đội cấp cứu chuyên nghiệp: chảy máu đầu mặt nhiều, thay đổi nhận thức hơn vài giây, có quầng xanh đen ở quanh mắt và sau tai, ngưng thở, hôn mê, mất cân bằng, yếu hay không sử dụng được tay hoặc chân, đồng tử hai bên không đều, ói mửa nhiều lần, nói khó.

Sau khi đã gọi cấp cứu, các bạn có thể sơ cứu nạn nhân bằng cách:

– Giữ nạn nhân nằm yên trong bóng mát, đầu và vai hơi nâng lên. Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết, tránh cử động cổ nạn nhân.

– Cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch đè vào vết thương. Chú ý không đè trực tiếp vào vết thương nếu nghi ngờ vỡ sọ, khi đó có thể dùng băng gạc hay quần áo sạch quấn quanh vết thương thay vì đè trực tiếp.

– Theo dõi nhịp thở và báo động ngay nếu nạn nhân ngưng thở và bắt đầu làm hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới.

Bài 3: Nạn nhân bị trật khớp

Trong mấy ngày Tết, những tai nạn bất ngờ thường hay xảy ra. Trong đó những chấn thương vùng tay chân chiếm số lượng lớn. Bạn làm gì nếu chẳng may có người quen hay người thân chỉ vì một chút rượu bia mà té ngã bị trật khớp?

Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Nếu nghi ngờ có trật khớp, nên gọi ngay cấp cứu. Trong khi chờ đợi chở đi cấp cứu, bạn có thể làm những việc sau đây:

– Đừng di chuyển khớp.

– Cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Ví dụ trật khớp khuỷu, nạn nhân sẽ có tư thế khuỷu gấp. Bạn dùng một miếng vải hay cái áo cố định khuỷu vào thân người. Nói chung trật khớp vùng tay, có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. Nếu là ở chân, thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị tai nạn.

– Đừng cố gắng nắn khớp. Bạn có thể làm cho tình hình xấu đi nếu bạn không biết cách nắn.

– Chườm lạnh lên khớp bị trật nhằm tránh sưng phù. Không nhất thiết là phải chườm đá trực tiếp lên da, mà nên chườm qua lớp băng hay áo mà bạn đang dùng để cố định chi bị trật khớp.

– Một số khớp bị trật có nguy cơ tổn thương mạch máu cao như khớp gối. Bạn nên hỏi thăm nạn nhân xem có bị lạnh chân, tê hay nhìn thấy chân tím hay không, vì đây là những dấu hiệu báo hiệu tình trạng mạch máu có thể bị tổn thương.

Bài 4: Nạn nhân có vết thương chảy máu

Trong suốt cuộc đời, ít hay nhiều bạn cũng đã từng bị vết thương chảy máu, có thể là do đứt tay, do bị chấn thương… Bạn sẽ làm gì cho mình hay cho nạn nhân trước khi quyết định vào bệnh viện? Một vài hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn xử lý vết thương trước khi quyết định gọi cấp cứu:

– Cầm máu bằng cách đè nhẹ lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo sạch. Đè liên tục trong 20-30 phút. Đừng hé vết thương xem cầm máu hay chưa, vì sẽ làm chảy máu trở lại do cục máu đông chưa kịp hình thành.

– Làm sạch vết thương: rửa vết thương bằng nước sạch. Xà phòng làm kích thích vết thương, do đó nên tránh. Nếu dị vật còn sót trong vết thương thì dùng nhíp rửa bằng alcohol lấy ra. Rửa nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ uốn ván. Xung quanh vết thương có thể rửa bằng xà phòng.

– Bôi kem có chứa kháng sinh hay dầu mù u sau khi đã rửa sạch vết thương. Kem hay dầu không làm cho vết thương lành mau hơn nhưng sẽ giữ ẩm cho vết thương, giúp quá trình lành vết thương dễ dàng hơn.

– Băng vết thương bằng băng đã tiệt trùng. Bạn nên thay băng khi băng ướt hay bị dơ.

– Bạn nên đi chích ngừa uốn ván nếu vết thương sâu, dơ, và lần chích ngừa uốn ván cuối cùng cách 5 năm. Đừng coi thường những vết thương do đạp gai hay những vật tương tự, vì chúng có thể chứa những vi trùng uốn ván. – Một số vết thương tưởng chừng vô hại nhưng có một số cấu trúc quan trọng như gan, thần kinh nằm sát da nên đôi khi có thể những cấu trúc này bị tổn thương. Ví dụ vết thương vùng bàn ngón tay có thể làm đứt gân gập hay duỗi ngón tay. Bạn nên đi đến bệnh viện để được khám và được xử trí đúng.

– Nếu bạn thấy vết thương mình bị đau ngày càng nhiều, tấy đỏ, sưng nề, chảy dịch hay không lành sau một thời gian, đó là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Đừng chần chừ mà nên đến bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn.

Bài 5: Dị vật trong mũi, tai

Trong các ngày Tết, thường gặp tình huống ở trẻ nhỏ là chơi bỏ vật nào đó vào trong mũi. Trong trường hợp đó, bạn càng nên bình tĩnh lấy dị vật ra. Không nên hốt hoảng, không nên la mắng làm trẻ sợ hãi thêm. Hãy nhớ những điều sau đây khi tiến hành lấy dị vật:

– Đừng móc dị vật bằng que tăm bông hay bất cứ vật gì khác.

– Đừng cố gắng hít dị vật vào bằng cách hít sâu, thay vào đó nên thở bằng miệng cho đến khi dị vật được lấy ra.

– Thở ra nhẹ để cố gắng giải phóng dị vật nhưng đừng cố gắng thở mạnh hoặc lặp đi lặp lại. Nếu dị vật chỉ ở 1 bên mũi thì đè nhẹ mũi bên không có dị vật và thở nhẹ ra.

– Nếu thấy dị vật và có thể lấy ra thì lấy ra nhẹ nhàng, không nên cố gắng lấy dị vật khi không lấy được hoặc không thấy.

– Gọi cấp cứu khi không lấy được dị vật.

Dị vật trong tai

– Nếu bạn nhìn thấy dị vật và có thể lấy ra bằng kẹp thì có thể lấy ra nhẹ nhàng.

– Nếu không thấy, bạn có thể dùng trọng lực bằng cách nghiêng đầu và lắc nhẹ đầu cho dị vật rớt ra.

– Nếu nghi ngờ dị vật là côn trùng, bạn có thể dùng ít dầu ăn chế vào trong tai để côn trùng nổi lên và có thể lấy ra. Nhưng đừng dùng dầu khi dị vật là những vật khác. Không dùng phương pháp này nếu nghi ngờ thủng màng nhĩđau, chảy máu, chảy dịch từ tai.

– Bạn đừng lấy dị vật bằng que tăm bông hoặc vật khác vì như vậy, bạn vô tình sẽ đẩy dị vật đi xa hơn và tổn thương cấu trúc của tai.

BS. Tăng Hà Nam Anh

(BS. Tăng Hà Nam Anh)

]]>
Các chất quan trọng hay bị thiếu hụt trong dịp Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-chat-quan-trong-hay-bi-thieu-hut-trong-dip-tet-11682/ Wed, 25 Jul 2018 12:03:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-chat-quan-trong-hay-bi-thieu-hut-trong-dip-tet-11682/ [...]]]>

Tại sao cơ thể hay thiếu nước trong những ngày Tết

Ai cũng biết nước là khởi nguồn của cuộc sống, là điều kiện cốt yếu của sự sống và nhu cầu nước càng đặc biệt tăng với chế độ ăn giàu đạm, giàu chất như trong những ngày Tết, nhưng nhiều khi trong bàn tiệc, người ta lại chỉ chú ý mời nhau rượu hay nước ngọt là những loại thức uống không thể thay thế nước. Ai cũng biết nước là dung môi cần thiết cho mọi phản ứng hóa học, vậy để tiêu hóa tốt, chuyển hóa được các chất từ thức ăn, cơ thể cần đủ nhu cầu nước, cụ thể: Người trưởng thành từ 55 tuổi trở lên: 30ml/kg; Từ 19-30 tuổi, hoạt động thể lực nặng: 40ml/kg; Từ 19-55 tuổi, hoạt động thể lực trung bình: 35ml/kg. Còn với nhu cầu nước của trẻ vị thành niên: 40ml/kg cân nặng.

Cần uống đủ nước để các cơ quan hoạt động tốt.

Riêng với trẻ nhỏ, do một số đặc điểm sinh lý khác biệt (như khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh, tỷ lệ nước cơ thể lớn hơn, không biết khát đòi uống…) nên nhu cầu nước của trẻ cũng cần được xác định riêng theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng là: 150ml/kg cân nặng/ngày (bao gồm cả sữa mẹ, sữa nước, nước quả, nước súp…). Với các gia đình có trẻ nhỏ chưa biết tự đòi uống nước thì câu hỏi luôn trăn trở của các bậc cha mẹ là cần phải cho trẻ uống bao nhiêu nước hàng ngày là đủ, từ lứa tuổi nào bắt đầu cần phải uống thêm nước? Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn (6 tháng đầu) sẽ không cần bổ sung gì khác, kể cả nước uống. Từ tròn 6 tháng trở đi, trẻ bắt đầu ăn bột/cháo xay thì trẻ cần uống thêm nước để đảm bảo tiêu hoá tốt, tránh bị táo bón theo lượng tính ghi trên.

Nếu những ngày Tết vào thời tiết nóng bức, khi mọi người tụ tập chơi đùa, đi lại nhiều, ra mồ hôi nhiều hơn cần lưu ý uống nhiều nước, nhất là nước quả tươi để bù lại nước và các chất điện giải cho cơ thể.

Vai trò của các chất điện giải trong cơ thể

Chất điện giải chính cần cho cơ thể gồm Na+, K+ (potassium) và Cl- (chloride) là các chất cần thiết cho chức năng tối thượng của cơ thể như tuần hoàn, thần kinh…: Na+ có vai trò điều hoà áp trong hệ thống tim mạch, K+ có vai trò vận chuyển xung động thần kinh và duy trì huyết áp bình thường. Cl- cùng với Na+, K+ giúp duy trì cân bằng nước, pH máu và thành phần dịch vị (HCl). Nếu để cơ thể thiếu các chất điện giải sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng: K+ giảm trong những trường hợp nôn nhiều (đặc biệt do uống rượu nhiều ngày Tết), bệnh rối loạn tiêu hoá mạn (riêng trong các trường hợp bệnh lý thận cần lưu ý khống chế lượng K+, không để tăng K+ huyết gây ngộ độc K+…gây rối loạn nhịp tim và làm chậm nhịp tim, có thể ngừng đập). Với người bình thường, khi ra nhiều mồ hôi cần ăn tăng K+ có nhiều trong thực phẩm tươi sống như thịt tươi, hoa quả (hồng xiêm chín, chuối chín, nước dừa tươi…), rau.

Trong các chất điện giải, riêng Na+ thường hiếm khi bị thiếu (chỉ trong trường hợp tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, bệnh thận như suy thận). Na+ có nhiều trong thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nguồn gốc động vật. Cl- có trong muối ăn, nước chấm. Chế độ ăn có K+ cao và Na+ thấp thường dẫn tới huyết áp thấp. Cần lưu ý không nên tiêu thụ quá nhiều Na+ (do ăn mặn nhiều muối) sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Thiếu Cl- khi nôn nhiều, ra mồ hôi nhiều liên tục, viêm đường tiêu hoá mạn tính, suy thận. Nếu thiếu cùng lúc nhiều loại chất điện giải (trường hợp mồ hôi nhiều, nôn nhiều), nên uống bù bằng dung dịch oresol trong ngày.

Nước ta có một nửa là khí hậu nóng bức quanh năm, đặc biệt vào những dịp nghỉ Tết nhiều hoạt động vui chơi, ăn tiệc nhiều, rất dễ bị thiếu nước và điện giải, hãy quan tâm đảm bảo uống đủ lượng nước và bổ sung đủ rau, hoa quả tươi trong dịp Tết để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải đều cần ở mọi lứa tuổi! Đảm bảo sức khỏe của cả gia đình để luôn có những ngày Tết vui trọn vẹn!

TS. Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong dịp Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-trong-dip-tet-11678/ Wed, 25 Jul 2018 12:03:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-trong-dip-tet-11678/ [...]]]>

Người cao tuổi (NCT) rất thích sum họp gia đình mỗi khi có chuyện vui, nhất là dịp Xuân về, Tết đến. NCT cũng rất thích được gặp gỡ bè bạn gần xa, hàng xóm láng giềng mỗi khi Tết đến để trút bầu tâm sự mà ngày thường mấy khi có dịp. Và tâm lý chung của NCT mỗi khi sum họp luôn mong muốn mình vẫn có được sức khỏe dồi dào như bao người bạn có được. Vì vậy, để có một cái Tết vui vẻ không những cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình, bè bạn thì NCT nên chọn cho mình một chế độ sinh hoạt thường ngày hợp lý.

Một số việc cần lưu ý trong sinh hoạt thường ngày của NCT

Thời tiết có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của NCT, nhất là mùa đông hoặc lúc thời tiết chuyển mùa. NCT cần mặc đủ ấm cả ban ngày cũng như lúc đi ngủ, đặc biệt lưu ý ở NCT có các bệnh mạn tính như: hen suyễn, bệnh dạ dày, bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch). Khi ra khỏi nhà thì mặc ấm cho thân mình chưa đủ mà cổ cần quàng khăn, tốt nhất là khăn len; tay cần đi găng, chân cần có bít tất và nếu có giày để đi thì càng tốt, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: mũ len, mũ vải… Hàng ngày cần tắm rửa, thay quần áo và tốt nhất là tắm nước ấm. Mỗi lần tắm cần chuẩn bị khăn lau người, quần, áo để thay và không nên tắm lâu. Những NCT sức khỏe đã yếu cần có người nhà giúp đỡ để tránh sự cố xảy ra khi tắm, rửa. Mùa lạnh, NCT cũng có thể tập thể dục, vận động thân thể một cách điều độ hàng ngày để khí huyết lưu thông nhưng không nên đi tập thể dục lúc quá sớm hoặc lúc thời tiết còn lạnh quá. Những lúc thời tiết lạnh, mưa phùn thì nên tập thể dục trong nhà, nơi kín gió lùa. Mỗi ngày, NCT cũng chỉ nên tập thể dục hoặc chơi thể thao khoảng 60 phút trong một ngày cho tổng các lần tập thể dục là vừa phải. Mỗi lần tập thể dục chỉ nên từ 15 -20 phút, không nên tập quá lâu.

Vần đề dinh dưỡng trong dịp Tết đối với NCT

 

Chúng ta đều biết, ăn là một nhu cầu không thể thiếu được ở bất cứ người nào và cho mọi lứa tuổi, bởi vì ăn uống là thuộc về bản năng sẵn có của con người và để duy trì sự sống. Ở NCT thì mọi cơ quan trong cơ thể đều lão hóa theo năm tháng, sức đề kháng cũng bị giảm đi một cách đáng kể so với tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó, NCT việc ăn cũng gặp khá khó khăn, nhất là để nhai nhuyễn thức ăn cũng khó hơn do răng yếu, lung lay. NCT sau ăn, thức ăn sẽ lâu tiêu hơn do chức năng của bộ máy tiêu hóa ngày càng giảm sút, các loại men tiêu hóa cũng giảm dần. Đồng thời chức năng các bộ phận khác của cơ thể có liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn cũng càng ngày hoạt động kém đi. Vì vậy, nếu chế độ ăn không hợp lý, nhất là trong các ngày Tết đến như: ăn no quá, nhiều chất mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày, ăn các loại thức ăn đã nguội lạnh; thêm vào đó lại dùng các chất kích thích như: gia vị, rượu, bia, nước giải khát có gas quá mức cho phép thì không những không đưa lại dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của NCT. Tuy vậy, NCT cần phải ăn đủ chất như: đạm (protid), đường (glucid), mỡ (lipid) và các chất muối khoáng, sinh tố. NCT cũng nên ăn nhiều cá, rau trong mỗi bữa ăn. Đối với cá nên dùng vài ba lần thay cho thịt trong một tuần. Cố gắng ăn nhiều rau vì trong rau, ngoài các yếu tố vi chất thì rau còn chứa nhiều chất xơ giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được táo bón. NCT cũng cần ăn các chất dễ nhai, dễ tiêu. Cần nhai thật kỹ vì nhai kỹ thì thức ăn đã nhuyễn và có nhiều nước, nếu răng đã yếu hoặc rụng thì cần ăn thức ăn đã được nấu nhuyễn. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho NCT nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt là những người bị đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Trong những ngày vui Tết, thức ăn thường dư thừa, đủ các món, lại được chế biến cầu kỳ dễ thu hút sự thèm ăn, do đó có thể mỗi bữa ăn thường tăng số lượng. NCT nếu ăn quá nhiều chất đạm hoặc tinh bột là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, vì dễ gây béo phì, rất có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Trong những ngày Tết, ngay cả trước và sau những ngày cận kề của Tết thì uống cũng cần được lưu tâm, bởi vì trong những dịp này, mỗi khi ăn được tăng lên cả số lượng lẫn chất lượng thì uống thường cũng được song hành. Nhưng uống thế nào để đảm bảo nhu cầu của sinh lý con người và đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là một số NCT bị mắc bệnh mạn tính? Trước khi dùng bữa có thể uống một ly nhỏ rượu vang để khai vị. Rượu vang là loại rượu được khuyến cáo là tốt cho tuần hoàn, chống oxy hóa, trung hòa được các gốc tự do. Tuy vậy không nên lạm dụng, đặc biệt là NCT có bệnh về dạ dày, hen suyễn, tăng huyết áp… Lượng nước đưa vào cơ thể NCT cũng là một việc cần lưu tâm. Hàng ngày, mỗi một cơ thể con người cần uống một lượng nước nhất định để bù đủ cho lượng nước đã bị mất đi như: mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, phân. Trung bình nên uống một lượng nước khoảng 1,5 lít trong vòng 24 giờ, chưa kể nước có trong cơm, canh, thức ăn, rau, quả. Uống nước cũng cần điều độ, không nên uống nhiều trong một lúc mà nên uống thành nhiều lần, giữa mỗi lần cũng rất cần có một khoảng nghỉ. Không nên uống một mạch cho đã khát vì uống như vậy sẽ làm cho máu bị loãng ra. Khi đó, các thành phần trong máu không tập trung và như vậy việc cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động sẽ bị kém đi. Ngược lại, một số NCT do có mắc một số bệnh mạn tính nào đó thì lại kiêng khem quá mức, ngay cả những ngày vui của Tết cổ truyền cũng không dám ăn, không dám uống. Ăn, uống kiêng khem quá mức lại có hại cho sức khỏe vì cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Không dám uống nước làm cho cơ thể thiếu nước biểu hiện là da khô, táo bón, các chất cặn bã đào thải qua thận không được thông thoát sẽ bị đọng lại, rất dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.

Những ngày đón Xuân, vui Tết thường được dành nhiều thời gian để giao lưu, ăn uống cho nên cuối ngày, về đêm, lúc đi ngủ, NCT thường thấy mệt mỏi và nếu ăn no, uống nhiều trước khi đi ngủ thì càng mệt mỏi hơn và khó ngủ hơn, gây rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, ăn uống điều độ trong những ngày Tết, cũng như ngày thường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NCT.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

]]>
Chăm sóc ông bà, cha mẹ trong dịp Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ong-ba-cha-me-trong-dip-tet-10728/ Wed, 25 Jul 2018 08:03:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ong-ba-cha-me-trong-dip-tet-10728/ [...]]]>

Thời tiết ngày Tết thường giá lạnh, nhiều khi còn gặp mưa phùn, gió bấc ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Lạnh rét người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm mũi, họng, viêm phế quản,… Do lạnh, các bệnh mạn tính cũng nặng lên như thấp khớp, loét dạ dày, tăng huyết áp; người bệnh tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngày Tết việc ăn uống, nghỉ ngơi thất thường cũng làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ảnh hưởng của sinh hoạt ngày Tết với sức khỏe

Mỗi khi Tết đến xuân về mọi gia đình Việt Nam đều đoàn tụ để đón xuân, mừng tuổi cho ông bà cha mẹ, cầu mong ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, sống lâu làm chỗ dựa về tinh thần, tình cảm cho con cháu yên tâm làm ăn, công tác và học hành tiến bộ. Có thể nói các bậc cha mẹ là tâm điểm để con cháu quan tâm chăm sóc trong ngày Tết. Song muốn chăm sóc tốt cho các bậc cao niên chúng ta cũng cần phải có những hiểu biết khoa học để vừa bồi bổ vừa bảo vệ được sức khỏe của các cụ.

 

Những bữa cỗ thịnh soạn, ăn quá no không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.

Năm hết Tết đến, mọi người, mọi nhà đều bận rộn, lo công việc, lo sửa soạn sắm Tết đón xuân nên đã thấm mệt. Trong những ngày Tết nề nếp sinh hoạt bị thay đổi: đi chơi thăm thú cũng nhiều mà tiếp khách cũng lắm; giờ ăn ngủ nghỉ ngơi bị đảo lộn, giấc ngủ trưa thường bị miễn, buổi tối thường thức khuya nên sáng không thể dậy sớm; chuyện tập luyện dưỡng sinh hay đi bộ thường ngày cũng chẳng thể duy trì trong ngày Tết. Thế là các bậc cao niên sức chịu đựng có hạn vì thế mà đổ bệnh chẳng còn màng đến Tết.

Thức ăn ngày Tết thường là “mâm cao cỗ đầy” rất sung túc nhiều của ngon vật lạ: nào giò, nem, ninh, mọc; nào thịt gà cá rán; nào chả lụa, thịt đông; nào bánh chưng, bánh tét; nào rượu, bia, chè tàu, thuốc lá; nào cà phê, nước ngọt, mứt, kẹo… thứ nào cũng nhiều, nhà nào cũng có, bữa ăn nào cũng thịnh soạn. Song có một đặc điểm cần lưu ý là hầu hết các thức ăn sẵn, để nguội, rất dễ bị ôi thiu. Khách và chủ nếu không làm chủ được “trong mọi tình huống”, rất dễ bị quá tải, làm cho cơ thể bị mệt mỏi, nhẹ cũng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu; nặng thì bị “miệng nôn, trôn tháo”; các bệnh kinh niên mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… thừa cơ bùng phát làm cho bản thân và con cháu mất Tết.

Chăm sóc bảo vệ sức khỏe người cao tuổi

Muốn bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe trong dịp Tết các bậc cao niên cần lưu tâm những vấn đề sau:

– Về mặc: mặc đủ ấm cả ban ngày lẫn ban đêm, chú ý đội mũ len, dạ để giữ ấm đầu; quàng khăn len, dạ, mút để giữ ấm cổ, ngực; đeo găng tay, tất chân để giữ ấm đôi bàn tay và đôi bàn chân.

– Về nề nếp sinh hoạt: nên sắp xếp để các cụ được ăn, ngủ, luyện tập đúng giờ như ngày thường; sáng vẫn duy trì chế độ tập thể dục, tập dưỡng sinh hay đi bộ để khí huyết được lưu thông; không nên đi xa quá, không đi chơi khuya; đặc biệt những ngày trời rét hay mưa phùn gió bấc các cụ không nên đi ra ngoài mà chỉ nên ở trong nhà. Nếu dự tiệc vui xuân mà các cụ có uống chút ít rượu bia thì không nên ra gió hay ra ngoài trời khi vừa uống rượu, bia để tránh bị cảm lạnh.

– Về ăn uống: luôn luôn đảm bảo ăn 3 bữa sáng, trưa, tối đúng giờ, bữa sáng không nên ăn muộn quá, bữa tối không nên ăn khuya quá; tránh quá bữa, bỏ bữa và cũng đừng ăn nhiều bữa quá; dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn vừa no để dễ tiêu hóa; đối với người có bệnh tim mạch càng không nên ăn no quá vì khi ăn no máu phải dồn nhiều về dạ dày để giúp sự tiêu hóa, có thể làm cho cơ tim và não bị thiếu máu dẫn đến hậu quả là bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, có khi còn gây đột quỵ. Do đó không riêng các cụ mà mọi người nên thực hiện lời dạy của cổ nhân: “thực bán bão chung thân vô bệnh” tạm hiểu là “ăn nửa dạ suốt đời không có bệnh”.

Người cao tuổi nên dùng bữa như thế nào?

Đầu bữa chỉ nên dùng chút rượu nhẹ như rượu vang đỏ là loại rượu có tác dụng tốt cho tuần hoàn, chống ôxy hóa, trung hòa được các gốc tự do, chống ung thư để khai vị. Đối với các cụ, những người dùng chung bữa không nên cố mời, cố ép các cụ uống rượu; bản thân các cụ cũng đừng vì quá vui bạn bè hay chiều lòng con cháu mà quá chén để tránh hậu quả khôn lường do say rượu bia.

Nên ăn thịt nạc, cá, giò lụa, đậu phụ, cơm tẻ, rau các loại; nên dùng hoa quả, trái cây tươi để đảm bảo cho cơ thể đủ sinh tố và các chất khoáng, vi lượng, các loại vitamin là những chất chống ôxy hóa. Các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, cải cúc (tần ô), súp lơ xanh, cà chua, cà rốt, rau gia vị như hành, tỏi, húng, mùi, thì là, thì mùi (ngò rí)…; các loại quả chín trong dịp Tết như cam, quýt, đu đủ, hồng, xoài, dưa hấu, vú sữa… có chứa nhiều vitamin A, B, C, E…, các chất chống ôxy hóa giúp cơ thể dễ tiêu, dẻo dai mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa. Các chất xơ trong rau quả có tác dụng nhuận tràng và tăng thải trừ cholesterol. Cần chú ý nhắc các cụ uống đủ nước, tốt nhất là nước trái cây tươi như nước chanh, chanh leo, nước cam và thông dụng nhất là nước đun sôi để nguội.

Không nên ăn các thức có nhiều mỡ như thịt đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng mề, tim, gan…; hạn chế ăn uống ngọt như các loại nước ngọt, bánh, mứt, kẹo… chỉ nên ăn ít bánh chưng, bánh tét.

Như vậy trong những ngày xuân các cụ nên sắp xếp thời gian thích hợp, ăn nghỉ điều độ để giữ gìn được sức khỏe, vừa du xuân vui vẻ, lên chùa lễ Phật cầu may, vừa mừng tuổi được họ hàng nội ngoại, vừa sum vầy cùng con cháu, thăm thú bạn bè; nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

BS. Ninh Hồng

(Ninh Hồng)

]]>
9 lời khuyên để giữ sức khỏe trong dịp Tết http://tapchisuckhoedoisong.com/9-loi-khuyen-de-giu-suc-khoe-trong-dip-tet-10726/ Wed, 25 Jul 2018 08:03:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-loi-khuyen-de-giu-suc-khoe-trong-dip-tet-10726/ [...]]]>

Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Dể giữ gìn sức khỏe của mình, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau đây.

1. Không uống quá nhiều rượu

Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau. Tốt nhất chỉ nên uống chút sâm-panh hoặc rượu vang khai vị để kích thích tiêu hóa. Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Bữa tối, không nên dùng rượu sâm-panh, hãy uống nước hoặc nước quả cho dễ ngủ.

 

Thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào.

2. Theo cách của người xưa

Những bữa cỗ quá no sẽ làm bạn khó tiêu, đầy bụng. Hãy làm theo cách sau: uống nước hãm của hoa cúc cam, hoa artiso, húng tây, thìa là sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể dùng một chiếc khăn bông gập làm bốn, nhúng vào nước nóng rồi vắt khô để đắp lên lồng ngực. Nếu có túi chườm càng tốt. Chườm nóng trong nửa giờ, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.

3. Không hoạt động quá nhiều

Trạng thái thần kinh căng thẳng, dễ bị kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa với các triệu chứng: co thắt, nôn mửa, trướng bụng. Nếu bạn có ý định làm cỗ mời khách đêm Giao thừa hoặc trong ngày Tết, hãy phân bổ công việc hợp lý để các thành viên trong gia đình giúp bạn một tay. Không nên đãi các món quá cầu kỳ. Trước khi tiếp khách, dành 10 phút để nằm nghỉ, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp.

4. Chọn trang phục thích hợp

Trong những ngày này, nên chọn trang phục bạn cảm thấy mặc thoải mái, dễ chịu nhất. Không nên mặc đồ bó hoặc thắt lưng quá chật. Cẩn thận những cú sốc thời tiết dễ gây cảm đột ngột. Nên mang theo áo ấm dự phòng.

5. Chọn thực đơn đãi khách

Bạn muốn mời khách ăn cơm, nên chọn thực đơn cân bằng giữa lượng rau và thịt để dễ tiêu hóa. Bữa ăn nhẹ như: mì, phở, bún sẽ thích hợp hơn với cả chủ và khách trong ngày Tết. Chủ nhà vừa đỡ tốn công chuẩn bị, khách cũng dễ ăn, không bị “ngấy”. Nếu bạn đãi khách đồ biển thì chớ nên cho họ dùng kèm nước hoa quả kẻo… yếu bụng.

6. Ăn nhẹ vào mấy ngày trước Tết

Nếu bạn có ý định đãi khách vào đêm Tất niên, trước đó mấy hôm nên để dạ dày… thư giãn. Tránh uống rượu, ăn thức ăn có nhiều chất béo hay ăn các món sốt. Bữa trưa ngày 30 Tết, nên ăn nhẹ để chuẩn bị cho dạ dày phải làm việc nhiều vào bữa tối.

7. Nghỉ ngơi

Để tránh đầy bụng, khó tiêu do ăn uống quá nhiều trong ngày Tết, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau. Để tránh cơn buồn ngủ đến không đúng lúc, trước khi đi chơi, bạn dùng một tách cà phê hoặc uống một cốc nước pha viên vitamin C sủi.

8. Tập thể dục hàng ngày

Không nên lấy cớ ngày Tết ngủ muộn để bỏ tập thể dục buổi sáng. Bạn muốn cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hãy tham khảo bài tập đơn giản sau:

– Xoa vào bụng theo chiều kim đồng hồ. Ban đầu ấn nhẹ, sau mạnh dần. Chú ý không làm quá đau.

– Một số động tác Yoga cũng giúp tiêu hóa tốt: đứng, chân rộng bằng vai, nghiêng người về phía trước, hai tay chống đùi, cơ bụng co lại.

9. Lấy lại sức

Nếu chẳng may bạn lỡ quên không làm theo lời khuyên nào đó, thì hãy lấy lại sức bằng cách sau: nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Nên ăn nhiều canh rau, sữa chua và những thực phẩm dễ tiêu.

DS. QUANG HUY

]]>