dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:00:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-dinh-duong-cho-benh-nhan-xo-gan-13454/ Sun, 05 Aug 2018 05:00:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-dinh-duong-cho-benh-nhan-xo-gan-13454/ [...]]]>

Tuy bệnh khó chữa khỏi hẳn nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt đối với bệnh nhân xơ gan thì một chế độ ăn uống hợp lý có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Rau ngót giàu kali và chất xơ người bệnh xơ gan nên dùng.

Rau ngót giàu kali và chất xơ người bệnh xơ gan nên dùng.

Sự nguy hiểm của bệnh xơ gan

Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan.

Ở bệnh nhân xơ gan, trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng gì rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi, một số người cảm thấy chán ăn, khó tiêu, buồn nôn và sợ những thức ăn có nhiều dầu mỡ. Đến khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể thấy đau tức vùng hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da.

Khi bệnh đã nặng, chức năng gan sẽ suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ thấy bụng ngày càng to ra do ứ nước, đó là hiện tượng cổ trướng hay báng bụng. Bệnh nhân xơ gan có thể bị nguy hiểm đến tính mạng khi các biến chứng của xơ gan xảy ra như giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xơ gan cổ trướng, ung thư gan…

Người bệnh xơ gan tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất có cồn.

Người bệnh xơ gan tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất có cồn.

Chế độ ăn để gan “chấp nhận được”

Một chế độ ăn mà “gan chấp nhận được” cũng quan trọng như việc uống thuốc. Vì vậy cần có một chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời không làm tăng gánh nặng cho gan. Một chế độ ăn đúng đắn sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng và phòng ngừa được các biến chứng.

Trong thời gian mà gan còn thực hiện được các chức năng (xơ gan còn bù) thì không cần theo một chế độ ăn điều trị; tuy nhiên cũng cần có một chế độ ăn hợp lý và tuyệt đối không uống rượu, bia và các chất có cồn bởi vì nếu uống rượu sẽ làm cho biến chứng như giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra, gây nguy hiểm cho người bệnh khi xảy ra hiện tượng nôn ra máu. Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây. Người bệnh nên ăn đa dạng, ăn chừng mực và ăn những thực phẩm gần gũi với thiên nhiên; ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi.

Khi có các biểu hiện bệnh lý não do gan và khi có báng bụng (xơ gan mất bù) thì cần theo chế độ ăn điều trị chuyên biệt:

Ăn nhẹ bình thường, tránh các loại thức ăn và các cách chế biến làm cho bệnh nhân khó dung nạp như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, bắp cải, rượu, bia, cà phê, trà đặc…

Ăn hạn chế muối, nước tương, nước mắm và tất cả các thức ăn có vị mặn… Người bệnh nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế mỡ động vật, thay mỡ động vật bằng dầu và bơ thực vật.

Giảm dịch đưa vào cơ thể. Giảm protein và chọn đúng loại protein cần thiết, lượng protein ăn vào mỗi ngày không quá 1g/kg cân nặng, nghĩa là người khoảng 50kg cần 50g protein mỗi ngày. Khi bệnh nhân bị xơ gan hay lơ mơ thì phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.

Ăn nhiều chất xơ, nhiều thực phẩm giàu kali như chuối tiêu, đu đủ, rau ngót, rau lang…

Những điều cần lưu ý

Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50kg cần khoảng 50g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn, vì lúc này nếu vẫn bổ sung chất đạm thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

BS. Trần Anh Ngọc

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ Sun, 29 Jul 2018 14:41:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-13027/ [...]]]>

Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dương Hoà(Tuyên Quang)

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thông thường có triệu chứng suy kiệt sức khỏe và luôn có cảm giác không muốn ăn. Bởi vậy, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý mới khiến cho tình trạng người bệnh phần nào được cải thiện, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, tâm lý của những người bị ung thư giai đoạn cuối thường rơi vào khủng hoảng, một số còn trong trạng thái trầm cảm sợ hãi và thường mất hi vọng vào cuộc sống nên không muốn ăn uống. Ngoài ra, các triệu chứng do khối u gây ra như buồn nôn, nôn, khẩu vị cũng thay đổi so với người bình thường cũng dẫn đến hiện tượng chán ăn.

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị bệnh ung thư vào giai đoạn này là nguồn động viên từ gia đình và sự lạc quan trong cuộc sống của người bệnh ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý dưới đây để bạn có thể tham khảo, trong đó, chú ý đến chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường, bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong…). Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…). Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…). Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng. Trong bữa ăn, cố gắng tạo không khí vui vẻ, thư giãn. Vận động cơ thể, tập thể dục cũng góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng.

BS. Nguyễn Ngọc

]]>
Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ [...]]]>

Tiếp đãi khách, thăm viếng họ hàng, đi chơi đầu Xuân… người lớn rất dễ làm đảo lộn giờ giấc ăn, ngủ của bé. Vì thế, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Với bé còn bú mẹ

Tết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bé vì sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng chính, được duy trì đều đặn. Để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn: các món ngày Tết thường nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu. Vì thế, khi mẹ ăn vào có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Bé sẽ khó chịu và biếng ăn. Do đó, bạn nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, càri… Một số món lên men như: dưa, kiệu, dưa chuột bao tử… không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà chúng còn chứa vitamin L, có tác dụng kích thích tiết sữa.

Đồ uống: cố gắng uống nhiều nước và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú. Ngay cả khi gia đình bận rộn, bạn cũng nên tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của con. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn) hay rau củ…

Nếu cả nhà cùng đi chơi, bạn có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng hoặc thức ăn đóng hộp. Các bé ở độ tuổi này cũng cần bổ sung nhiều trái cây. Mâm ngũ quả ngày Tết chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé. Khi mua trái cây, bạn nên ưu tiên chọn các loại: vú sữa, quýt ngọt, đu đủ, xoài cát… Tránh cho con bạn ăn quả lạnh vì bé sẽ bị buốt răng và rất dễ viêm họng.

 

Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ

 

Với các bé đã có thể dùng thức ăn như người lớn.

Bé có thể cùng tham gia những bữa tiệc Tết của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ vẫn luôn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con.

Thức ăn: những món thường gặp trong ngày Tết là giò chả, bánh chưng, mứt… Đây là các món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Những thứ giàu năng lượng này rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé phàm ăn. Bé cũng rất thích nhâm nhi bánh kẹo khi đi chúc Tết. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.

Đồ uống: ăn nhiều đồ béo, đi chơi và hoạt động nhiều, cơ thể trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Hạn chế cho bé uống nước ngọt đóng hộp, các loại nước có ga. Vài miếng hoa quả tươi, cốc nước quả ép hay một ly cocktail trái cây nhiều màu sắc sẽ làm thực đơn ngày Tết của bé hấp dẫn hơn. Như thế, các bé cũng sẽ thích thú và ăn nhiều hơn.

Cho bé ăn đúng giờ: ngoài việc cố gắng giữ đúng giờ cho những bữa ăn chính vào buổi sáng, trưa và tối, bố mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua… để cho bé ăn giữa cuộc dạo chơi, thăm hỏi.

Như thế, bạn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp con thoải mái vui chơi trong ngày Xuân.

BS. NGỌC LAN

 

]]>
Bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuy-dau-10561/ Wed, 25 Jul 2018 07:18:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-thuy-dau-10561/ [...]]]>

Khoa Truyền nhiễm BV. Bạch Mai, đã tiếp nhận hàng trăm ca người lớn mắc bệnh thủy đậu, Trong đó có hàng chục ca bị biến chứng nặng như: bội nhiễm nốt phỏng da, viêm phổi, viêm não, dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chỉ cần tiếp xúc thông thường về da, chạm vào nước dịch mụn nhọt là trẻ đã có thể bị lây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các dụng cụ sinh hoạt cá nhân.

Thủy đậu là bệnh do virút Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. Đặc biệt trẻ em ở nhóm tuổi từ 2 – 5 là đối tượng virút này dễ thâm nhập nhất vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, nhưng nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát.

Bệnh thủy đậu

Các triệu chứng bệnh

Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virút xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13 – 15 ngày. Trẻ vẫn ăn, tham gia hoạt động vui chơi bình thường, nếu cha mẹ lơ là sẽ không nhận ra thân nhiệt trẻ có thay đổi hoặc trẻ gãi ngứa trên người. Có khi phụ huynh tình cờ phát hiện một vài nốt lốm đốm đỏ trên đầu hay ở tay trẻ, nhưng lại nghĩ rằng do côn trùng cắn, nên rửa tay và thoa thuốc, lại vô tình làm bệnh lan nhanh hơn.

Sau thời gian ủ bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, đau nhức, ngứa và đốm đỏ mọc khắp người không theo một trình tự nào. Lúc đầu nốt đậu có màu trong, sau đó chuyển dần sang màu đục vì có mủ. Thoạt đầu trông mụn như giọt nước mà nếu lấy ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt phẳng nhăn lại. Mụn có thể mọc thưa nhưng đôi khi mọc chi chít ngay cả ở niêm mạc miệng hay kết mạc mắt. Vì mụn không mọc cùng một lúc mà chia thành từng đợt cách nhau, nên có rất nhiều loại mụn trên cơ thể, nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, hay đã đóng vảy.

Riêng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng thì bệnh thường nặng hơn, các nốt phỏng hay bị loét hoặc hoại tử,trẻ có thể bị viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp, viêm màng não nước trong.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu trẻ được điều trị đúng cách thì sau khoảng 15 ngày các nốt phỏng sẽ xẹp xuống và bong vảy. Trong suốt thời gian phát bệnh, bố mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các món ăn phải dễ tiêu, ví dụ như cháo. Theo kinh nghiệm dân gian, có một số món cháo  được cho là rất tốt cho trẻ bị thủy đậu, có thể tham khảo như sau :

Cháo đậu xanh: nước đậu xanh pha với ít đường hoặc nấu cháo với các loại đậu rất mát tốt cho trẻ bệnh.

Cháo lá sen: sen được biết đến như một loại hoa đa năng vì không chỉ có hạt, nhuỵ mà lá sen cũng có thể làm thực phẩm rất ngon. Với trẻ bị thủy đậu, chỉ cần nấu 100g lá sen tươi với gạo lứt, thêm chút đường phèn, cho trẻ uống cách ngày.

Cháo lá tre: phương thức chữa bệnh được cho là rất hiệu quả. Cách làm là lấy lá tre non tươi nấu cháo. Trước đó đã rửa sạch lá tre và chần qua nước sôi để loại bỏ vi trùng trước khi nấu.

Cho trẻ dùng nước súp gà, nước hầm xương heo. Nên cho trẻ uống thường xuyên đẻ bù lại lượng nước mất do mụn vỡ. Kiêng các thức ăn mà trẻ bị dị ứng trước đó.

Bổ sung dầu ăn vào thực đơn của trẻ. Chú ý cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn: bột đường, đạm, chất béo và vitamin khoáng tố (nhớ bổ sung kẽm). Dầu ăn còn là môi trường cho các vitamin A, D, E, F, K được hòa tan và hấp thu vào cơ thể và là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi mà cơ thể trẻ đang suy yếu.

Bệnh thủy đậu

Những lưu ý trong điều trị

Trẻ em vẫn chưa ý thức được nhiều về mức độ nguy hiểm và các biến chứng của bệnh, nên vẫn hay gãi khi bị ngứa rồi vệ sinh tay chân không sạch. Khi cha mẹ không chú ý, thì nốt loét có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu.

Đặc biệt trẻ em ở nhóm tuổi từ 2-5 là đối tượng virút này dễ thâm nhập nhất

 

Trẻ bị nhiễm bệnh cần được chăm sóc kỹ càng, chu đáo và cách ly tại nhà trong suốt thời gian bệnh cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Cần phải cho trẻ ở riêng với các trẻ khác, ngay cả người lớn chưa bị bệnh này cũng phải tránh, không nên chủ quan vì bệnh lan rất nhanh. Phải luôn giữ da trẻ thật sạch sẽ. Không nên cho trẻ mặc áo quá dày vì dễ cọ xát vỡ mụn. Toàn bộ quần áo phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng và ủi trước khi mặc. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên.

Khi nốt phỏng bị vỡ, cha mẹ chỉ nên bôi thuốc xanh metylen. Tuyệt đối không bôi thuốc mỡ kháng sinh và thuốc đỏ. Nếu thực sự cần thiết thì nên hỏi bác sĩ về liều lượng sử dụng. Nếu trong trường hợp trẻ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước oxy già rửa sạch vết loét và lấy bông thấm khô, và bỏ bông vào túi nilon đem bỏ thùng rác (loại nguồn lây bệnh).

Phòng bệnh

Thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắcxin ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được hoàn toàn căn bệnh này. Khoảng 5 – 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng. Trẻ từ 1 – 12 tuổi cần được tiêm một liều vắcxin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắcxin này.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>
Hướng dẫn làm món smoothie ăn sáng bổ dưỡng http://tapchisuckhoedoisong.com/huong-dan-lam-mon-smoothie-an-sang-bo-duong-9312/ Mon, 23 Jul 2018 02:54:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/huong-dan-lam-mon-smoothie-an-sang-bo-duong-9312/ [...]]]>


Chia sẻ bài viết qua email

 

]]>
Lợi ích không ngờ từ thực phẩm màu đỏ, trắng và xanh http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-ich-khong-ngo-tu-thuc-pham-mau-do-trang-va-xanh-6028/ Sat, 21 Jul 2018 02:57:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-ich-khong-ngo-tu-thuc-pham-mau-do-trang-va-xanh-6028/ [...]]]>

1. Màu đỏ

Cà chua

Một quả cà chua kích thước trung bình chứa khoảng 25 kcal, 1 g chất xơ và 3 g đường. Chúng là nguồn phong phú vitmain A – đáp ứng 20% nhu cầu cơ thể bạn cần mỗi ngày và vitamin C – đáp ứng khoảng 26% nhu cầu. 

Ngoài ra, cà chua cũng rất giàu chất chống ôxy hóa lycopen, khiến quả có màu đỏ tuyệt đẹp. Lycopen được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Có rất nhiều cách để bổ sung cà chua vào khẩu phần ăn hằng ngày của bạn. Bạn có thể thái chúng thành lát để thêm vào bánh pizza hoặc trộn salad, chọn giống không hạt. 

Bạn nên để cà chua ở nhiệt độ bình thường trong phòng, không nên cất trong tủ lạnh vì khiến cà chua dễ bị bở. 

hoaqua1-3219-1435380104.jpg

Dâu tây

8 quả dâu tây cung cấp 45 kcal và đáp ứng 12% nhu cầu chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Loại quả này còn chứa nhiều vitamin C hơn cả cam, đáp ứng 130% nhu cầu. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ăn dâu tây hằng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm mức độ kháng insulin. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy ăn nhiều dâu tây giảm nguy cơ bị đau tim. 

Bạn có thể ăn dâu tây tươi như một bữa tráng miệng, trang trí thêm trong bánh pizza, trộn cùng với cải bó xôi… Chỉ cần rửa sạch dâu ngay trước khi ăn hoặc chế biến để tránh mất chất. 

Dưa hấu

Loại quả này giống như dưa chuột, bí đao vào bí ngô, chứa đến 92% là nước. Nó là một nguồn dồi dào chất chống ôxy hóa beta-carotene và vitamin C. Giống như cà chua, dưa hấu chứa nhiều lycopen, chất chống ôxy hóa. Một cốc nước dứa hấu có lượng lycopene tương đương với 2 quả cà chua. 

Bạn nên rửa bên ngoài quả dưa hấu với lông bàn chải cứng trước khi bổ nó thành các miếng nhỏ. 

2. Màu trắng

Nấm

Có hàng nghìn loại nấm khác nhau, nhưng nấm trắng là phổ biến. Nấm rất ít kcal, một lượng nhỏ cung cấp cho bạn chỉ khoảng 20 kcal nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng như folate, thiamine, vitamin B6 và kẽm. Loại thực phẩm này chứa một chất chống ôxy hóa là L-ergothioneine, có tác dụng giúp bảo vệ gan và thận. Bạn có thể thêm nấm vào món pizza hoặc làm món rau trộn với cà chua và bắp cải tím. 

Hãy chọn loại nấm tươi, đều màu; tránh loại bị hỏng hoặc có những đốm mềm. Cất nấm tươi chưa rửa trong túi giấy và để vào trong tủ lạnh 4-5 ngày. 

Súp lơ

Một bát súp lơ tái có 25 kcal, đáp ứng 10% nhu cầu chất xơ cơ thể bạn cần hằng ngày. Loại rau này có một lượng nhỏ vitmain C, K, B6 và folate. Súp lơ thuộc họ cải và chứa một số chất chống ôxy hóa chống lại bệnh ung thư như glucosinolates, sulforaphanes và thiocynates. Hãy chọn loại súp lơ có nguồn gốc, có thể lưu trữ trong tủ lạnh một tuần. 

3. Màu xanh

Việt quất

Một cốc việt quất cung cấp 84 kcal, 4 g chất xơ, rất nhiều vitamin C và K. Chúng dồi dào anthocyanidins, chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong các loại thực phẩm màu xanh và đỏ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tăng nhãn và ung thư tuyến tiền liệt. Cho một nắm việt quất vào salad trộn cùng với rau cải xoăn. 

Cà tím

Một bát cà tím thái lát chứa 20 kcal, 3 g chất xơ, lượng kali và flolate đáp ứng 5% nhu cầu cơ thể hằng ngày. Chúng chứa nhiều chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung hư. Bạn tránh chọn loại cà tim xỉn màu, có đốm nâu, mềm hoặc vỏ bị nhăn. 

Phương Trang (theo Yahoo health)

]]>
8 thực phẩm bà bầu cần ăn để sinh con thông minh http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thuc-pham-ba-bau-can-an-de-sinh-con-thong-minh-6026/ Sat, 21 Jul 2018 02:57:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-thuc-pham-ba-bau-can-an-de-sinh-con-thong-minh-6026/ [...]]]>

Những gì mẹ ăn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể lẫn sự phát triển tâm trí của trẻ. Có nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường trí tuệ cho con bạn. Không chỉ trong thai kỳ, hãy bắt đầu ăn những thực phẩm này ngay khi bạn quyết định mang bầu. Dưới đây là những thực phẩm người mẹ nên ăn để trẻ thông minh hơn:

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ ăn ít hơn hai bữa cá một tuần sinh ra những đứa trẻ có IQ thấp hơn so với những người ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.

Trứng

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Trứng rất giàu axit amin choline giúp kích thích não phát triển và tăng cường trí nhớ ở trẻ nhỏ. Ăn ít nhất hai quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp một nửa lượng choline cần thiết cho bà bầu. Trứng cũng chứa rất nhiều protein và sắt làm tăng cân nặng khi sinh của trẻ. Sự thiếu cân khi sinh được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp.

Sữa chua

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Cơ thể của người mẹ phải làm việc cật lực để tạo nên các tế bào thần kinh của thai nhi. Bởi vậy, bạn cần bổ sung thêm protein, ăn những thực phẩm giàu protein như sữa chua, bên cạnh các nguồn protein khác. Sữa chua còn chứa canxi – cũng rất cần thiết trong thai kỳ.

Cải bó xôi, ức gà và đậu

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Những loại thực phẩm này chứa nhiều sắt giúp con bạn thông minh hơn. Chúng đều là những thứ cần ăn trong khi mang bầu. Sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi. Bạn cũng có thể uống thêm sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Quả việt quất

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Các loại quả như việt quất, atisô, cà chua và đậu đỏ giàu chất chống oxy hóa. Chúng giúp bảo vệ mô não của thai nhi và giúp não phát triển.

Vitamin D

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não kém hoạt động. Bạn cần bổ sung vitamin này, bao gồm cả việc tiếp xúc với ánh mặt trời; nên ăn trứng, pho mát, thịt bò, gan… Đó là những nguồn vitamin D dồi dào.

I-ốt

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Sự thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu, làm giảm IQ của trẻ. Bạn cần phải ăn muối i-ốt khi mang bầu. Ngoài ra, hãy ăn thêm cá biển, trứng, sữa chua, hàu…

Axit folit

[Caption]

Ảnh: BoldSky

Axit folit rất quan trọng trong sự hình thành mô não của trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh con mắc hội chứng tự kỷ ở những người có bổ sung axit folit 4 tuần trước và 8 tuần sau khi mang bầu ít hơn 40% so với những phụ nữ khác. Nguồn axit folit là các loại rau lá xanh như cải bó xôi, đậu lăng… Bạn cũng có thể uống thêm axit folit cùng vitamin B12.

Minh Trang (theo BoldSky)

]]>
17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ http://tapchisuckhoedoisong.com/17-thuc-pham-tang-cuong-tuoi-tho-6002/ Sat, 21 Jul 2018 02:55:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/17-thuc-pham-tang-cuong-tuoi-tho-6002/ [...]]]>
17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

1. Chocolate đen

Chocolate đen giàu chất flavonoid và chất chống oxy hóa, có thể giảm viêm và ngăn ngừa cục máu đông. Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan giữa yếu tố viêm với sự lão hóa và các bệnh liên quan tuổi tác. Các thực phẩm chống viêm chính là chìa khóa cho cuộc sống lâu dài.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

2. Bông cải xanh

Rau họ cải này chứa chất ngăn ngừa ung thư như sulforaphane. Trong một nghiên cứu, những người thường xuyên ăn bông cải xanh sống lâu hơn những không bao giờ ăn chúng.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

3. Quả hạch

Ăn một nắm hạt mỗi ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong vì những bệnh đe dọa tính mạng như tiểu đường, ung thư. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

4. Củ cải đường

Loại củ đẹp mắt chứa hợp chất betain có khả năng chống viêm hiệu quả. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

5. Cà chua

Loại quả tuyệt vời này từ lâu đã nằm hàng đầu trong danh sách những thực phẩm khỏe mạnh. Ăn nhiều cà chua và các sản phẩm cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và loãng xương. Cà chua còn là một nguồn cung cấp vitamin C và dồi dào chất chống oxy hóa lycopene.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

6. Các loại quả mọng

Dâu tây, quả việt quất… cung cấp hương vị ngọt ngào và một lượng chất chống oxy phong phú giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa. Chất chống oxy hóa anthocyanin hỗ trợ chức năng não bộ và duy trì cơ bắp.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

7. Dầu ôliu

Chế độ ăn Địa Trung Hải chú trọng dầu ôliu được nhấn mạnh là một trong những cách ăn lành mạnh của thế giới. Chất béo khỏe mạnh của dầu ôliu giúp chống suy giảm nhận thức do tuổi tác.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

8. Cá hồi

Cá hồi rất giàu axit béo omega 3, bảo vệ cơ thể chống lại sự suy giảm nhận thức và giảm viêm.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

9. Nam việt quất

Chất chống oxy hóa trong  nam việt quất giúp hỗ trợ cuộc sống lâu dài, giúp tránh các bệnh liên quan đến tuổi.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

10. Thức ăn nhiều gia vị

Một nghiên cứu gần đây từ Trung Quốc cho thấy những người ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị như ớt, ít có khả năng chết sớm, giảm nguy cơ tử vong do bệnh ung thư và bệnh tim.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

11. Trà xanh

Bạn không cần phải hoán đổi giữa thói quen uống cà phê và trà nhưng cần xem xét thêm một vài chén trà vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cả hai loại trà xanh và đen đều có chứa catechin có thể giúp bảo vệ tim, tránh nguy cơ đột quỵ.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

12. Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị làm thơm ngon hơn bữa ăn mà các chất chống oxy hóa có thể giúp điều hòa huyết áp, tăng chất lượng cuộc sống.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

13. Cải bó xôi

Ăn rau bina mỗi ngày với hàm lượng vitamin K phong phú có thể giúp cản trở sự suy giảm nhận thức do tuổi tác.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

14. Bơ

Siêu thực phẩm này có thể giúp giảm căng thẳng, chống lại một số bệnh ung thư. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

15. Táo

Táo là nguồn tuyệt vời chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khỏe mạnh, đặc biệt là khi ăn cả vỏ. Hàm lượng chất xơ phong phú giúp tăng cường hệ tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

16. Măng tây

Những thân cây xanh này rất giàu glutathione – “mẹ của tất cả các chất chống oxy hóa”. Nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, chứng mất trí và ung thư. Măng tây là cũng là nguồn folate phong phú, hỗ trợ chức năng nhận thức và giữ cho bộ não khỏe mạnh.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

17. Kim chi

Các chế phẩm sinh học trong thực phẩm lên men như kim chi, dưa bắp cải và sữa chua giúp làm giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm. Hơn nữa hầu hết kim chi chứa tỏi nên người ăn có được thêm những chất chống oxy hóa mạnh mẽ từ tỏi. Một nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn axit lactic probiotic trong kim chi đóng vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư ruột kết.

Lê Phương (Theo Huffington Post)

]]>
Thực đơn giảm cân trong 13 ngày http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-giam-can-trong-13-ngay-5994/ Sat, 21 Jul 2018 02:54:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-giam-can-trong-13-ngay-5994/ [...]]]>

Ngày 1:

Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường.

Trưa: 2 quả trứng luộc, một bó rau muống luộc, một trái cà chua.

Tối: Một miếng thịt bò 200 g, không mỡ ăn kèm một bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.

Ngày 2: 

Sáng: Một tách cà phê với một muỗng đường.

Trưa: Nửa hộp thịt hầm và một hũ sữa chua.

Tối: Một miếng thịt bò 200 g, không mỡ ăn kèm một bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.

Ngày 3:

Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường, một miếng bánh mì nướng.

Trưa: Hai trứng luộc, một miếng thịt jambon hun khói hoặc thịt ướp muối, bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.

Tối: Chưng cách thủy cần tây, một trái cà chua, một trái lê.

diet-mayo-3-copy.jpg

Ảnh minh họa. Foodpanda.

Ngày 4: 

Sáng: Một tách cà phê và một muỗng đường, một lát bánh mì nướng.

Trưa: 2 ly cam nhỏ không đá, không đường hoặc ly nước táo, một hũ sữa chua.

Tối: Một trứng luộc chín, củ cà rốt sống nhai kỹ.

Ngày 5 và 6:

Sáng: Một củ cà rốt sống nhai kỹ với chanh.

Trưa: 200 g cá chẽm với chanh, một muỗng bơ.

Tối: Một miếng thịt bò 200 g không mỡ, bắp cải xà lách xào hành tây.

Ngày 7: 

Sáng: Một tách trà không đường.

Trưa: Không ăn gì, chỉ uống nước.

Tối: 200 g thịt cừu nướng, một trái táo.

bb_1441771776_1441771788.jpg

                        Ảnh: Pinterest.

Ngày 8: Thực đơn như ngày 1.

Ngày 9: 

Sáng: Một tách cà phê, một muỗng đường.

Trưa: Một miếng thịt jambon hun khói hay thịt muối, một hũ sữa chua.

Tối: Một miếng thịt bò 200 g không mỡ, một bắp xà lách trộn với dầu ăn, chanh.

Ngày 10: Thực đơn như ngày 3.

Ngày 11:

Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường, một miếng bánh mì nướng.

Trưa: Ăn như trưa ngày 4.

Tối: Thực đơn như tối ngày 4 và một hộp cottage chesse.

Ngày 12, 13: Ăn như chế độ ngày 5 và 6.

Thực đơn trên có thể được lặp lại để đảm bảo hiệu quả. Lưu ý: Để thực đơn giảm cân 13 ngày hiệu quả, an toàn, cần thực hiện đúng các nguyên tắc đã đề ra, không nên áp dụng một vài ngày rồi bỏ cuộc. Ngoài ra, không được ăn thêm bất cứ gì ngoài  thực đơn giảm cân đã vạch ra.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tập luyện giảm cân mỗi sáng 30 phút để vận động cơ thể, kích thích chuyển hóa năng lượng trong cơ thể giảm cân hiệu quả nhanh nhất.

Hội An

]]>
Thực đơn giảm cân cung cấp 1.200 calo mỗi ngày http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-giam-can-cung-cap-1-200-calo-moi-ngay-5992/ Sat, 21 Jul 2018 02:54:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-giam-can-cung-cap-1-200-calo-moi-ngay-5992/ [...]]]>

Bữa sáng:

– Một chén ngũ cốc.

– Một cốc sữa tách kem.

– Một quả chuối.

Bữa trưa:

– Bánh sandwich kẹp cá ngừ với bánh mì nguyên hạt và mayonnaise với hàm lượng béo thấp.

– 2 chén rau gồm cà rốt, ớt đỏ, cần tây.

– Một quả táo nhỏ.

1-5542-1442199923.jpg

Các thực phẩm trong chế độ ăn 1.200 calo. Ảnh: Stylecraze.

Bữa ăn chiều:

– Hũ sữa chua.

– Một trái chuối.

Bữa tối:

– 100 g thịt ức gà nướng.

–  ¾ chén đậu cove hấp.

– Salad với một chén rau diếp, cà chua, nửa chén carot nghiền cùng 2 muỗng cà phê dầu ô liu và giấm.

– Một trái đào hoặc táo tươi.

Ăn vặt bữa tối:

– Một quả lê nhỏ.

Theo thực đơn này, thay vì ăn 3 bữa ăn lớn, bạn được khuyến khích chia 5 hoặc 6 bữa nhỏ và rải ra đều đặn trong ngày để tránh cơn đói. Các bữa ăn được cân đối ban ngày có thể nhiều calo trong khi buổi tối cần ít calo hơn. Một bữa ăn cơ bản gồm protein và các loại thực phẩm không chứa tinh bột, các loại thực phẩm giàu tinh bột và các sản phẩm từ sữa.

Chế độ ăn kiêng 1.200 calo tập trung vào thực phẩm chất lượng cho cơ thể như protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, các loại đậu, trái cây và rau quả để cơ thể vẫn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, năng lượng. Hàm lượng protein, calo, chất béo và carbonhydrat từ một số thực phẩm cung cấp cho cơ thể như sau:

Thức ăn Calo    Chất béo (g)   Carbonhydrat (g)  Protein (g)
4 quả trứng lớn  276  20  0  24
200 g sữa chua Hy Lạp   112  0  12  16
Một miếng thịt bò  105  9  0  6
130 g thịt gà  186  6  0  33
Một chén táo  64  0  16  0
Một cốc sữa  125  5  12  8
200g cá hồi  332   20  0  38
Tổng cộng  1.200  60  40  12

Chế độ ăn kiêng không nạp quá 1.200 calo mỗi ngày cần lựa chọn cẩn trọng về số lượng và chất lượng thực phẩm để vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì ống, món nhiều đường, chất béo, nên tránh vì chứa nhiều calo, có xu hướng gây tăng cân mà không bổ dưỡng.

5J6A0901-1-Copy-4157-1442199923.jpg

Rau củ được khuyến khích dùng cho thực đơn 1.200 calo. Ảnh: Stylecraze.

Trái cây và rau cây chứa ít tinh bột nên dùng nhiều hơn vì ít calo và carbohydrate. Loại thực phẩm xanh này giàu vitamin khi so sánh với các loại thực phẩm khác. Dưa chuột, nấm, cà rốt, cà chua, củ cải, măng tây, ớt, rau lá xanh và trái cây như chuối, mận, anh đào, nho, táo và đào là những lựa chọn lành mạnh tốt nhất.

Nạp ít carbohydrates thì cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cân đối. Thức ăn vặt có chứa lượng carbs lớn, do đó nên hạn chế. Tinh bột là nguồn năng lượng không thể loại bỏ hoàn toàn, song nên tăng cường tinh bột tốt từ ngũ cốc chưa được tinh luyện.  Lý do là nguồn carbohydrate phức tạp tìm thấy trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và mì ống, gạo còn nguyên cám giúp cơ thể no lâu hơn nhờ tiêu hóa chậm.

Các loại thịt đỏ có lượng calo lớn nên được thay thế bằng thịt đỏ từ cá hay thịt gà. Tránh món chiên vì chúng là nguyên nhân khiến cơ thể tích lũy chất béo xấu. Olive và dầu đậu phộng nên được sử dụng thay vì bơ thực vật đóng hộp giúp giảm chất béo bão hòa và lượng calo. Protein tốt rất quan trọng cho việc duy trì mô nạc đồng thời giúp đốt cháy chất béo. Hơn nữa, protein cải thiện nồng độ glucose trong máu và làm cơ thể không bị đói.

Khánh Ly (Theo Stylecraze)

]]>