dinh dưỡng cho trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 09:11:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dinh dưỡng cho trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-di-ung-dam-sua-bo-11217/ Wed, 25 Jul 2018 09:11:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-di-ung-dam-sua-bo-11217/ [...]]]>

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, cứ 100 trẻ thì có 2-3 trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Tỷ lệ này cao hơn đối với trẻ không được bú sữa mẹ và trẻ có bố mẹ có tiền sử dị ứng.

(Không ít phụ huynh cảm thấy lạ lẫm khi nghe về hiện tượng dị ứng đạm sữa bò) (ảnh minh hoạ)

Chị Phương Linh (31 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Bé nhà mình gần 2 tuổi, gần đây mình bắt đầu cho cháu sử dụng sữa bò, ngay khi uống lần đầu tiên đã thấy cháu có biểu hiện nôn trớ, nổi ban đỏ và tiêu chảy nhẹ nên mình dừng lại ngay. Đưa con đi khám thì gia đình rất bất ngờ vì con bị dị ứng đạm sữa bò. Đây là lần đầu tiên mình nghe về triệu chứng này”.

Không chỉ chị Linh mà còn rất nhiều bậc phụ huynh khác tỏ ra bất ngờ khi nghe về hiện tượng dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Theo Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện dinh dưỡng lâm sàng, nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng dị ứng sữa bò là do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.

Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Trẻ dị ứng đạm sữa bò nếu bị nhẹ sẽ có các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Còn nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân như tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, chậm tăng cân, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, khi trẻ có những triệu chứng như trên sau khi uống sữa, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu các bác sĩ chẩn đoán và xác nhận bé bị dị ứng với đạm sữa bò thì cha mẹ phải loại bỏ sữa bò ngay khỏi chế độ ăn của bé. Những thực phẩm được chế biến từ sữa như bơ, phomai, sữa chua… cũng cần đưa vào danh sách thực phẩm cần hạn chế.

Trẻ dị ứng đạm sữa bò nên được bú sữa mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt. Với các bé dùng sữa ngoài, cần chọn sang loại sữa khác như sữa công thức thủy phân một phần hoặc hoàn toàn, sữa đậu nành, sữa dê, sữa gạo…

Sữa dê – giải pháp cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Một trong những giải pháp cho trẻ dị ứng sữa bò là sữa dê. Bởi sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và có nguy cơ dị ứng thấp.

Kích thước phân tử đạm sữa dê nhỏ, khi vào dạ dày tạo thành mảng đông tụ nhỏ và mềm mại nên dễ tiêu hóa hơn đạm sữa bò. Đặc biệt, nếu trong đạm của sữa, αs1-Casein được cho là liên quan nhiều đến tình trạng dị ứng thì thành phần αs1-Casein trong sữa dê thấp hơn hẳn. Vì vậy, khả năng gây dị ứng cho trẻ ở sữa dê là rất thấp.

Khi đổi sang cho con dùng sữa dê, cha mẹ cần thử dần với lượng từ ít đến nhiều, xem phản ứng của bé thế nào. Nếu bé không có dấu hiệu nào của dị ứng mới duy trì cho bé uống tiếp. Còn nếu bé vẫn dị ứng với sữa dê thì cha mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng khác cho con.

(Một trong những giải pháp cho trẻ dị ứng sữa bò là sữa dê) (ảnh minh hoạ)

Để lựa chọn loại sữa dê tốt cho trẻ, cha mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sữa. Một trong những thương hiệu hiện được các chuyên gia đánh giá cao và được nhiều bà mẹ tin dùng là sữa dê Dairygoat.

Đây là sản phẩm sử dụng nguyên liệu cao cấp, nhập khẩu từ Hà Lan, có thành phần dinh dưỡng cân bằng và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hệ chất xơ kép Synergy1 (FOS/Inulin) giúp phòng chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Thành phần chất béo chuỗi trung bình MCT giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, đồng thời giàu canxi nên rất tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Sữa dê DairyGoat phù hợp tiêu chuẩn CODEX (tiêu chuẩn Châu Âu) và tiêu chuẩn của FDA (Mỹ) về dinh dưỡng công thức bổ sung cho trẻ.

Dairygoat tăng cường Lysine: một acid amin giúp tăng cường hấp thu và chuyển hóa calci trong cơ thể, giúp bé ăn ngon miệng đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ đặc biệt là tăng trưởng xương.

Xem chi tiết tại website hoặc facebook.

]]>
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ sơ sinh đến 9 tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cau-dinh-duong-cho-tre-em-tu-so-sinh-den-9-tuoi-11016/ Wed, 25 Jul 2018 08:46:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhu-cau-dinh-duong-cho-tre-em-tu-so-sinh-den-9-tuoi-11016/ [...]]]>

Ngày nay, khi điều kiện kinh tế các gia đình cùng với kiến thức nuôi dưỡng con cái ngày càng khấm khá lên, nhiều bà mẹ rất muốn nuôi con theo khoa học. Để có được những đứa con lớn nhanh, khỏe mạnh và thông minh, lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội, các bà mẹ cần nắm vững một số lời khuyên hay có thể nói đó là những nguyên tắc cơ bản nhất, là kim chỉ nam cho việc nuôi dưỡng con cái:

“Hãy nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”.

“Hãy nuôi con theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”.

1. Vậy thế nào là “nuôi con bằng sữa mẹ và cho con ăn bổ sung hợp lý”?

Ở đây có hai vế: thứ nhất là “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” và thứ hai là “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

Chúng ta sẽ thảo luận về vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý” trước. Cần phải nhất trí tuyệt đối rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ trong năm đầu. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém, bảo đảm an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ còn tăng gắn bó tình cảm  mẹ con, và có lợi cho sức khoẻ người mẹ, giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy, cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu tức là từ lúc sinh ra đến tròn 180 ngày chỉ cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nghĩa là ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn/ uống gì thêm (trừ các loại thuốc ki cần thiết). Từ sau tháng thứ 6 bắt đầu cho ăn bổ sung hay ăn sam, nhưng vẫn tiếp tục cho con bú cùng với ăn bổ sung và cho bú kéo dài đến 18-24 tháng. Đó là chi tiết lời khuyên trong vế thứ nhất “nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý”.

 	Ảnh minh hoạ

Vế thứ hai “cho con ăn bổ sung hợp lý” gồm những gì? Đó là hãy bắt đầu cho con ăn bổ sung sau 6 tháng; cho con ăn dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc; thức ăn phải đa dạng (thực hiện tô màu đĩa bột) để có chất lượng và cân đối về dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu theo lứa tuổi. Khi quấy bột nên thêm dầu mỡ để có thêm năng lượng. Cho con ăn nhiều bữa (4-6 bữa/ngày tùy theo lứa tuổi). Không kiêng khem quá mức. Sau 24 tháng tuổi, cho con ăn chung ngày 3 bữa chính với gia đình, nhưng phải có khẩu phần ưu tiên riêng và phải có thêm 2 bữa phụ. Cần tạo cho trẻ thói quen ăn hỗn hợp tất cả các loại thực phẩm và ăn nhạt. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. Khi con ốm/ bệnh, tuyệt đối không được ngừng cho bú cho ăn mà cần cho con tiếp tục bú/ ăn ít một nhưng nhiều bữa và bổ sung dịch/ nước. Đó là những nội dung chi tiết của “cho con ăn bổ sung hợp lý”.

2. “Hãy nuôi con theo đúng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của nó”

Chúng ta đều biết “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”. Do các cơ quan, tổ chức cơ thể chưa hoàn thiện, trẻ em đang tuổi lớn và phát triển nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ rất cao. Cho nên cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và nhiều các chất xây dựng cơ thể như chất đạm, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Ăn uống tốt giúp cho trẻ lớn, phát triển và hoạt động bình thường cho tới lúc trưởng thành. Các thói quen ăn uống được hình thành rất sớm nên cần phải giáo dục sớm cho trẻ các thói quen về vệ sinh ăn uống. Đối với trẻ ốm phải cố gắng dỗ cho trẻ ăn, mặc dù nó không thấy ngon miệng và khả năng tiêu hoá hấp thu giảm; vì thế cần chế biến cho trẻ ăn đa dạng các món cháo, súp, và nước quả … những món ăn mà chúng vẫn ưa thích. Chú ý sau khi ốm, trẻ thường ăn trả bữa, cần phải cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, để trẻ hồi phục nhanh và đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Sau đây là tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ đến 9 tuổi để các bà mẹ tham khảo áp dụng nuôi con hàng ngày.

2.1. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất sinh năng lượng

 

Mới đây, các tác giả Mỹ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ (Fomulas) nào (trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ) cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ chất béo, tối đa có thể tới 57%.

2. Nhu cầu khuyến nghị về các chất khoáng

3. Nhu cầu khuyến nghị về một số vi chất dinh dưỡng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển

PGS. TS. Phạm Văn Hoan

]]>
Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-ngay-tet-cho-tre-10737/ [...]]]>

Tiếp đãi khách, thăm viếng họ hàng, đi chơi đầu Xuân… người lớn rất dễ làm đảo lộn giờ giấc ăn, ngủ của bé. Vì thế, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Với bé còn bú mẹ

Tết sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn của bé vì sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng chính, được duy trì đều đặn. Để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.

Thức ăn: các món ngày Tết thường nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu. Vì thế, khi mẹ ăn vào có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Bé sẽ khó chịu và biếng ăn. Do đó, bạn nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, càri… Một số món lên men như: dưa, kiệu, dưa chuột bao tử… không chỉ giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà chúng còn chứa vitamin L, có tác dụng kích thích tiết sữa.

Đồ uống: cố gắng uống nhiều nước và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú. Ngay cả khi gia đình bận rộn, bạn cũng nên tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của con. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn) hay rau củ…

Nếu cả nhà cùng đi chơi, bạn có thể cho bé ăn bột dinh dưỡng hoặc thức ăn đóng hộp. Các bé ở độ tuổi này cũng cần bổ sung nhiều trái cây. Mâm ngũ quả ngày Tết chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bé. Khi mua trái cây, bạn nên ưu tiên chọn các loại: vú sữa, quýt ngọt, đu đủ, xoài cát… Tránh cho con bạn ăn quả lạnh vì bé sẽ bị buốt răng và rất dễ viêm họng.

 

Dinh dưỡng ngày Tết cho trẻ

 

Với các bé đã có thể dùng thức ăn như người lớn.

Bé có thể cùng tham gia những bữa tiệc Tết của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ vẫn luôn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con.

Thức ăn: những món thường gặp trong ngày Tết là giò chả, bánh chưng, mứt… Đây là các món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Những thứ giàu năng lượng này rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé phàm ăn. Bé cũng rất thích nhâm nhi bánh kẹo khi đi chúc Tết. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.

Đồ uống: ăn nhiều đồ béo, đi chơi và hoạt động nhiều, cơ thể trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Hạn chế cho bé uống nước ngọt đóng hộp, các loại nước có ga. Vài miếng hoa quả tươi, cốc nước quả ép hay một ly cocktail trái cây nhiều màu sắc sẽ làm thực đơn ngày Tết của bé hấp dẫn hơn. Như thế, các bé cũng sẽ thích thú và ăn nhiều hơn.

Cho bé ăn đúng giờ: ngoài việc cố gắng giữ đúng giờ cho những bữa ăn chính vào buổi sáng, trưa và tối, bố mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua… để cho bé ăn giữa cuộc dạo chơi, thăm hỏi.

Như thế, bạn vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp con thoải mái vui chơi trong ngày Xuân.

BS. NGỌC LAN

 

]]>
Thiếu hụt chất béo trong bữa ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến não trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-hut-chat-beo-trong-bua-an-hang-ngay-se-anh-huong-den-nao-tre-10460/ Wed, 25 Jul 2018 07:06:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-hut-chat-beo-trong-bua-an-hang-ngay-se-anh-huong-den-nao-tre-10460/ [...]]]>

Theo đó, chia sẻ kiến thức về tầm quan trọng của chất béo đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, các chuyên gia cho biết, chất béo chiến đến 60% trong phần vật chất giúp hoàn thiện não bộ của trẻ từ 0 đến 3 tuổi để hình thành phần não cứng. Do đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nhất là chất béo để phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Nếu thiếu hụt chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhiều bộ phận, đặc biệt là não.

Bên cạnh đó, chất béo khi vào cơ thể sẽ bị đốt cháy sản sinh ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chất béo còn đóng vai trò là chất dung môi hòa tan các Vitamin quan trọng với  trẻ như Vitamin A, D, E nên để cơ thể trẻ hấp thụ tốt các Vitamin này càng cần phải có chất béo.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chất béo bao gồm: Chất béo bão hòa, Chất béo không bão hòa và Chất béo có nguồn gốc thực vật. Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại mỡ động vật. chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe nên thường được khuyến nghị hạn chế sử dụng.

Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại hạt và các loại hải sản đặc biệt là cá hồi. Chất béo có nguồn gốc thực vật không chứa cholesterol, nhiều vitamin và các chất béo không bão hòa. Như vậy, hai loại: chất béo không bão hòa và chất béo có nguồn gốc thực vật được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

Đối với trẻ em, nhu cầu chất béo trong cơ thể trẻ rất khác so với người lớn. Do đó, để cung cấp đầy đủ, cân bằng và hợp lý nguồn chất béo cần thiết cho con, cha mẹ có thể chọn cách thức sử dụng những loại dầu ăn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho trẻ bằng cách bổ sung trực tiếp và thường xuyên trong các bữa ăn cho con. Ví dụ như mỗi bữa ăn, cha mẹ cho 1 muỗng khoảng 5ml dầu ăn dinh dưỡng đặc chế riêng cho trẻ. Các loại dầu ăn này có chứa nhiều dưỡng chất quý giá và cần thiết như DHA, EPA, Omega 3, 6, 9 và Vitamin A, E giúp phát triển não bộ và xây dựng nền tảng sản sinh năng lượng cho trẻ.

 

H.Nguyên

]]>
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-tre-suy-dinh-duong-thap-coi-7109/ Sat, 21 Jul 2018 07:51:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-tre-suy-dinh-duong-thap-coi-7109/ [...]]]>

Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến cân nặng của cn, ít khi chú ý đến chiều cao của trẻ, ngay cả khi sinh các nữ hộ sinh cũng chỉ cần trẻ mà ít khi đo chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Chiều dài của trẻ khi sinh cũng rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng dinh dưỡng sau này của trẻ.

Có 3 giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao:

– Giai đoạn bào thai: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng nhẹ cân thấp chiều cao thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.

– Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.

– Giai đoạn tuổi tiền dậy thì: 10 – 13 tuổi ở trẻ gái, 13 – 17 tuổi ở trẻ trai. Vì vậy, nếu trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.

Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 29,5% số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD thấp còi, với khoảng 154 triệu trẻ em. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ em bị thấp còi sau này trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, lao động kém hơn so với người bình thường.

Theo mô hình chu trình dinh dưỡng – vòng đời do Tiểu ban dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc đưa ra tại Hội nghị dinh dưỡng về những thách thức cho thế kỷ XXI thì trẻ em thấp còi về sau trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi và khi đẻ con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn.

Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi

– Trẻ sinh non.

– Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g.

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh.

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.

– Trẻ bị còi xương.

– Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi:

– Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

– Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.

– Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao.

Làm gì để giúp trẻ?

Chiều cao của trẻ do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có 3 yếu tố chính:

– Di truyền.

– Chế độ dinh dưỡng.

– Luyện tập thể dục thể thao.

Như vậy, có 2 yếu tố có thể tác động và can thiệp được đó là chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.

Về chế độ dinh dưỡng:

– Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

– Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.

– Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

– Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.

– Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.

BS.ThS. LÊ THỊ HẢI

]]>
Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ 3-5 tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tang-chieu-cao-cho-tre-3-5-tuoi-6006/ Sat, 21 Jul 2018 02:55:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tang-chieu-cao-cho-tre-3-5-tuoi-6006/ [...]]]>

Lưu ý cách tính lượng thực phẩm trong mỗi ngày:

– Cơm: Từ 2 đến 2 chén rưỡi (nấu 120-160 g gạo), mỗi chén cơm khoảng 60 g gạo. Có thể thay thế một chén cơm bằng một chén mì, nui hoặc 2/3 chén xôi.

– Thịt hoặc cá, tôm, cua, trứng, lươn: 120-140 g một ngày. Một quả trứng tương đương 40 g thịt hoặc cá.

– Rau củ, trái cây: 150-200 g mỗi ngày.

– Dầu hoặc mỡ: 30-40 ml mỗi ngày (một muỗng canh khoảng 5 ml).

 

– Sữa: 500-600 ml mỗi ngày.

Thi Ngoan

]]>
4 sai lầm của cha mẹ khiến con còi cọc kém thông minh http://tapchisuckhoedoisong.com/4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh-5954/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh-5954/ [...]]]>

Cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Con người lại không tự cảm nhận được sự thiếu hụt này nên thiếu vi chất dinh dưỡng còn có tên gọi là “nạn đói tiềm ẩn”. Theo đó, thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển toàn diện ở trẻ, giảm kết quả học tập ở trẻ em, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành.

Thiếu vitamin A gây mù do khô loét giác mạc, tăng nguy cơ tử vong, kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ. Thiếu sắt dễ làm thiếu máu dinh dưỡng, làm giảm khả năng lao động, khả năng học tập và tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, biến cố sản khoa. Thiếu iốt dẫn đến bệnh đần độn, kém phát triển trí tuệ, suy dinh dưỡng, bướu cổ. Thiếu vitamin D gây còi xương, thấp còi, chậm tăng trưởng và gây loãng xương khi lớn tuổi…

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có nhiều vi chất dinh dưỡng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải do thức ăn cung cấp hàng ngày. Thói quen lựa chọn thực phẩm chưa hợp lý nên các bữa ăn của gia đình Việt vẫn chưa thực sự cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng.

4-sai-lam-cua-cha-me-khien-con-coi-coc-kem-thong-minh

Để một bữa ăn có thể cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết, bà nội trợ cần chú ý phối hợp 15-20 loại thức ăn một ngày, đầy đủ cả 4 nhóm đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng, chất béo. Một bữa cần đảm bảo 5 món: cơm, canh, món mặn, rau và tráng miệng.

Dưới đây tiến sĩ Mai chỉ ra 4 sai lầm hay gặp của cha mẹ khi chế biến bữa ăn khiến trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng:

Cho con ăn ít rau

Sai lầm rất lớn trong nấu cho trẻ mà nhiều cha mẹ hay mắc phải là cho con ăn ít rau và rau thường chọn các loại rau củ như: củ cải, su hào. Tuy nhiên với trẻ, rau được chia làm 2 nhóm: rau lá màu xanh sẫm, củ màu vàng- chúng có giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng hơn rất nhiều so với nhóm rau củ bình thường.

Lấy ví dụ, su hào, củ cải thì ít vi chất hơn rất nhiều so với rau muống, rau ngót; đặc biệt là rau ngót rất giàu vitamin C. Các bà mẹ cần lưu ý là lượng vitamin C trong rau, quả không đồng hành với vị chua của rau, quả. Rau ngót rất ngọt nhưng lại giàu vitamin C, quả chanh rất chua nhưng lại không nhiều C bằng quả bưởi.

Luôn muốn con ăn một bát to

Có một thực tế là các bà mẹ quá chú ý đến khối lượng trẻ ăn được thay vì chất lượng. Họ thường mong con ăn một thể tích khá nhiều, phải ăn bát to, bát đầy, đĩa to mà không bao giờ tìm hiểu thể tích dạ dày con mình được bao nhiêu; cũng như không quan tâm đến đậm độ của bữa ăn, hàm lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ.

Theo nhu cầu khuyến nghị trẻ dưới 3 tuổi, tốc độ não phát triển rất nhanh nên phần trăm năng lượng do chất béo cung cấp thường là 40-50%, thậm chí với trẻ dưới 6 tháng thì có thể đến 60% năng lượng do chất béo cung cấp. Vì thế, với đậm độ 1 g chất béo cho 9 kcal, thì với một thể tích nhỏ nhưng cũng đủ cung cấp năng lượng cho các cháu phát triển bình thường.

Áp khẩu vị người lớn cho trẻ

Trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ, các bà mẹ thường dùng lưỡi của mình khi nêm nếm mắm hay gia vị. Trong khi đó, nhiều người Việt có thói quen ăn mặn, tiêu thụ rất nhiều muối. Vì thế, việc làm này vô tình áp đặt vị giác của mình cho trẻ nên dễ tạo cho trẻ khẩu vị thích ăn mặn. Đây là thói quen không tốt.

Vì thế, khi nấu bà mẹ lưu ý nêm phải rất nhạt so với vị giác của mình.

Luôn cho trẻ uống sữa có đường

Đây là điều không hợp lý, nhất là với trẻ 2-3 tuổi, gai vị giác rất phát triển. Lý do là khi sử dụng sữa nhiều đường, thường là đường cho thêm vào, không phải đường tự nhiên, dần dần tạo cho trẻ thích nghi với hàm lượng đường cao, thích vị ngot.

Cứ như vậy thói quen này tồn tại trong suốt cuộc đời sẽ làm cho bé tiêu thụ các sản phẩm thường có vị ngọt- đi kèm chỉ số đường huyết cao liên quan đến chuyển hoá chất bột đường, dễ dẫn đến bất dung nạp glucose máu. Đây là thói quen không tốt dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường sau này.

Lời khuyên: Cha mẹ cần thay đổi thói quen trong nuôi dưỡng trẻ. Trong khẩu phần ăn cầu đủ chất béo, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp hấp thu vitamin tan trong dầu như E, D, K từ các thực phẩm khác. Ngoài ra, đặc biệt để ý vitamin D, nhiều người cứ đi tìm vitamin này trong thực phẩm mà không biết đây là vi chất duy nhất không đến từ thực phẩm mà từ ánh nắng mặt trời, tổng hợp qua da.

Để tránh việc mất các loại vitamin và khoáng chất trong rau củ khi chế biến, cha mẹ chú ý rau và củ, quả tươi nên được dùng ngay trong ngày. Nếu không dùng trong ngày nên bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Chỉ thái rau, củ sau khi rửa sạch và ngay trước khi nấu, không nên nấu rau củ trong thời gian dài.

Phương Trang

]]>
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em học đường http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-tre-em-hoc-duong-5307/ Thu, 19 Jul 2018 13:54:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-tre-em-hoc-duong-5307/ [...]]]>

Chế độ dinh dưỡng quyết định sự phát triển thể lực, trí lực, tầm vóc và khả năng học tập của trẻ. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối của trẻ là ăn đủ các nhóm thực phẩm, ăn đa dạng, các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày.

Chế độ dinh dưỡng đúng, đủ, hợp lý sẽ giúp cơ thể phát triển tối ưu cả về thể chất và tinh thần. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không đủ, không đúng, không hợp lý sẽ mất tính cân đối các chất dinh dưỡng dẫn tới các bệnh thiếu – thừa dinh dưỡng, các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng và các bệnh mạn tính không lây…

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày tùy theo tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, tình trạng sinh lý… Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các nhóm tuổi, thậm chí là mỗi cá thể cũng sẽ khác nhau (ví dụ trẻ cùng tuổi, nhưng khác nhau về giới tính, về hoạt động thể lực… thì nhu cầu khác nhau).

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em học đường

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cơ bản

Nhu cầu về năng lượng: nhu cầu về năng lượng là điểm quan trọng hàng đầu trong khẩu phần ăn, khi đủ nhu cầu năng lượng tức là đảm bảo cho trẻ được ăn no, khi đã ăn no thì mới quan tâm đến tính cân đối của khẩu phần. Tổng số năng lượng trong khẩu phần là tổng cộng năng lượng do các chất gluxit, protein và lipid cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày của trẻ. Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về năng lượng cũng sẽ khác nhau và tất yếu là nhu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng như: glucid, protein, lipid… thậm chí là  vitamin, khoáng chất. Bữa ăn của trẻ hàng ngày cần đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý từ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và muối khoáng. Khẩu phần ăn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng như: phần trăm năng lượng do các chất (gluxit, đạm, lipid) cung cấp/tổng năng lượng khẩu phần, tỉ lệ phần trăm protein động vật/protein tổng số, tỉ lệ phần trăm lipid động vật/lipid tổng số, tỉ lệ canxi/phospho…

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt và xuất bản năm 2016, trong đó được quy định chi tiết cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng cho từng nhóm tuổi, độ tuổi. Với nhóm tuổi học đường (mầm non, tiểu học) như sau:

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em học đường

Ngoài năng lượng, protein, lipid thì nhu cầu hàng ngày về gluxit, can xi và vitaminD, vitamin, sắt, kẽm theo từng nhóm tuổi cũng khác nhau. Từ nhu cầu khuyến nghị này, thì trẻ càng nhỏ thì nhu cầu các chất dinh dưỡng càng cao do tốc độ phát triển nhanh của trẻ. Trẻ mầm non, nhu cầu dinh dưỡng chia thành hai nhóm tuổi là từ 1 – 2 tuổi và từ 3 – 5 tuổi; Trẻ tiểu học chia thành 3 nhóm tuổi là từ 6 – 7 tuổi, từ 8 – 9 tuổi và từ 10 – 11 tuổi.

Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ

Hiện nay, trẻ đi học thường ăn bán trú ở trường, bữa ăn thường được ghi rõ chi tiết cụ thể lượng lương thực thực phẩm, bữa chính và bữa phụ trong ngày. Thực đơn bữa ăn của trẻ hàng ngày, nhà trường treo ở những nơi để các bậc phụ huynh dễ đọc, việc này do nhân viên y tế trường phụ trách. Đến mỗi bữa ăn, giáo viên mầm non đi lấy số suất ăn được chia theo lớp (theo nhóm tuổi), thậm chí có chế độ riêng cho trẻ nhẹ cân. Với khoa học công nghệ phát triển như ngày nay về thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhiều bà mẹ ở nhà hoặc đi làm vẫn có thể biết con mình được ăn uống, nghỉ nghơi và vệ sinh ra sao thông qua camera. Trẻ ăn bán trú hoàn toàn có thể đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng, cũng như an toàn thực phẩm bởi hiện nay các trường có cán bộ y tế, họ đã được trang bị kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Bữa ăn ở trường đáp ứng khoảng 40%, bữa sáng và tối ở nhà đáp ứng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Một trẻ khỏe mạnh, khi ăn uống đủ sẽ phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao, vì thế các mẹ có thể tự đánh giá về khẩu phần ăn của trẻ dựa vào sự tăng cân và chiều cao theo hai công thức sau:

Công thức tính cân nặng:

Xn = 9,5kg + 2,4kg x (N-1).

Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg).

9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi.

2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm.

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Công thức tính chiều cao:

Xc = 95,5cm + 6,2cm x (N-3).

Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm).

95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi.

6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm.

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

 

Ví dụ về chế độ ăn cho một số lứa tuổi như sau:
Trẻ từ 1 – 2 tuổi:
Vẫn tiếp tục cho bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300 – 500 ml/ngày.
Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100 – 150g); thịt hoặc cá, tôm (100 – 120g); trứng gà 3 – 4 quả/tuần; dầu mỡ (25 – 30g); rau xanh (50 – 100g); quả chín (150 – 200g).
Trẻ từ 2 – 3 tuổi:
Cơm nát, hoặc cháo, mì, súp, phở và uống sữa.
Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa cơm nát (cháo, mì, súp), sữa 300 – 400ml/ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150 – 200g) nếu ăn bún, mì, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120 – 150g); dầu mỡ (30 – 40g); rau xanh (150 – 200g); quả chín (200g).
Trẻ từ 3 – 5 tuổi:
Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200 – 300g); thịt hoặc cá, tôm (150 – 200g); dầu mỡ (30 – 40g), rau xanh (200 – 250), quả chín (200 – 300g), sữa (300 – 400ml).

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Dinh dưỡng cho trẻ tăng động http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-tang-dong-4577/ Thu, 19 Jul 2018 12:12:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-tang-dong-4577/ [...]]]>

Rối loạn tăng động giảm tập trung là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm tập trung biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng. Điều trị thường quy bao gồm tâm lý và hành vi trị liệu kết hợp với dùng thuốc. Chế độ ăn có liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm tập trung và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh này.

Tránh thiếu sắt, kẽm

Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ tăng động 1Trẻ tăng động thường khó chơi một cách yên ắng (Minh họa).

Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như thịt heo, bò, gan, cật… Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong tuần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C trong rau, trái cây để hấp thu tốt sắt và kẽm.

 

Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các khoáng chất này ở các trường hợp có nguy cơ thiếu hụt nêu trên hoặc ở các gia đình cho trẻ ăn chay. Bên cạnh đó, thiếu hụt iốt cũng được chứng minh liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung nên cần dùng muối có bổ sung iốt.

Ăn đủ axit béo

Các axit béo chuỗi dài nhiều nối đôi bao gồm axit béo omega 3 và omega 6. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ. Chất này cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ. Các chất này có nhiều trong các loại cá biển, các loại đậu hạt và dầu thực vật.

Các axit béo omega 3, omega 6 cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.

Hạn chế đường đơn, tăng cường tinh bột

Tiêu thụ nhiều đường đơn có trong bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các loại nước giải khát có đường liên quan nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung ở trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose – nguyên liệu chính cho não hoạt động – khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Do đó trẻ cần ăn tinh bột hơn đường đơn. Ăn đầy đủ rau, quả giúp đường hấp thu chậm vào máu giúp ổn định lượng đường huyết lâu bền. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp, giúp duy trì nồng độ glucose lâu bền cho não hoạt động gồm: cơm gạo lứt là loại không chà trắng, bún, bánh ướt…

Tránh phụ gia thực phẩm và thực phẩm nguy cơ dị ứng cao

Các phụ gia thực phẩm, nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.

BS. Trần Quốc Ninh

]]>