điều trị – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 02 Oct 2018 04:46:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png điều trị – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đang điều trị lao có nên uống thuốc bổ gan? http://tapchisuckhoedoisong.com/dang-dieu-tri-lao-co-nen-uong-thuoc-bo-gan-16225/ Tue, 02 Oct 2018 04:46:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dang-dieu-tri-lao-co-nen-uong-thuoc-bo-gan-16225/ [...]]]>

Vậy bố tôi có nên uống thêm thuốc bổ gan không?

Trịnh Quốc Tùng (Hải Dương)

Viêm gan do dùng thuốc chống lao là một trong những tác dụng phụ thường gặp. Viêm gan càng dễ gặp trên các đối tượng bệnh nhân trên 60 tuổi. Trường hợp của bố bạn 76 tuổi có các biểu hiện ăn kém, đau tức vùng dưới sườn phải, đi tiểu nước tiểu vàng đã được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan do thuốc chống lao, do vậy, bác sĩ đã có phác đồ điều trị. Bạn cứ yên tâm, việc kê thuốc cho bố bạn ngay từ đầu bác sĩ đã dựa trên đánh giá nguy cơ và lợi ích trên lâm sàng, nên cần động  viên bố uống thuốc theo đúng chỉ định.

Như vậy, bố bạn có thể phải ngừng thuốc nghi ngờ gây viêm gan, đồng thời điều trị hỗ trợ chức năng gan cho đến khi men gan về bình thường, ăn tốt và hết đau tức vùng hạ sườn phải… Trong thời gian này, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để điều trị viêm gan và bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh dùng sang các nhóm thuốc trị lao ít độc với gan hơn hoặc kết hợp với một nhóm thuốc khác. Khi hết các biểu hiện tổn thương gan thì cân nhắc việc dùng lại thuốc trị lao cũ.

Lưu ý: Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần các biện pháp hỗ trợ thêm cho thuốc như chế độ sinh hoạt, ăn nghỉ, tinh thần thoải mái. Đặc biệt, không tự ý dùng các thuốc bổ gan bởi sẽ càng làm tăng thêm gánh nặng cho gan. Điều trị lao cần có lộ trình và tích cực bằng việc kết hợp nhiều loại thuốc và tùy vào đáp ứng, thể trạng của bệnh nhân nên gia đình cần phối hợp với bác sĩ để có được trị liệu tốt nhất cho bố bạn.

BS. Nguyễn Thanh Liêm

]]>
Điều trị bướu mỡ thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-buou-mo-the-nao-16065/ Fri, 21 Sep 2018 04:46:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-buou-mo-the-nao-16065/ [...]]]>

Hoàng Thuỳ (Hải Phòng)

Bướu mỡ gồm một màng mỏng bao bọc một khối tế bào mỡ, có mạch máu nuôi. Bướu có thể nhỏ chừng vài milimét nhưng cũng có thể lớn đến 10 – 15 centimét. Có thể có một hoặc nhiều bướu mỡ xuất hiện cùng một lúc và đa phần là lành tính. Nguyên nhân xuất hiện của bướu là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Để đánh giá rối loạn này, cần làm những xét nghiệm về chuyển hóa.

Do bướu mỡ không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không cần thiết phải bỏ chúng đi. Hiện chưa có biện pháp nào giúp ngăn chặn cho cơ thể đừng bị mọc bướu mỡ hoặc làm chúng nhỏ lại được.

Với những trường hợp như: bướu mỡ trở nên đau, bị nhiễm trùng tái đi tái lại, chảy dịch có mùi hôi, việc mọc bướu mỡ gây ảnh hưởng đến vận động hoặc chức năng của vùng cơ thể liên quan, gia tăng kích thước hoặc gây ảnh hưởng thẩm mỹ hay gây khó chịu cho người bệnh thì có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ, bóc tách.

Bạn có thể đang bị bướu tuyến bã hoặc bướu mỡ, cả hai đều là bướu lành, nhưng muốn biết những bất thường thì bạn nên đi khám ngay chuyên khoa ung bướu để được điều trị.

BS. Văn Bàng

]]>
Điều trị đau khớp vai http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-dau-khop-vai-15920/ Wed, 12 Sep 2018 04:49:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-dau-khop-vai-15920/ [...]]]>

Bác sĩ chẩn đoán tôi bị đau quanh khớp vai, cho đơn thuốc uống nhưng đến nay vẫn không khỏi bệnh. Mong được tư vấn điều trị thêm.

Nguyễn Hồng (Tây Ninh)

Khớp vai rất quan trọng, là khớp nối chi trên với thân người, giúp toàn bộ chi trên thực hiện các động tác tại các vị trí mong muốn. Do đó, khớp vai vừa cần sự mềm dẻo, linh hoạt, vừa cần sự vững chắc và sức mạnh để bảo đảm vai trò “khởi xướng” các động tác chi trên của mình. Thuật ngữ đau quanh khớp vai chỉ tổn thương phần mềm quanh khớp gồm cơ, gân, bao gân, dây chằng, thần kinh, mạch máu, hay gặp hơn và không bao gồm các tổn thương của xương và diện khớp vai (ổ chảo và đầu trên xương cánh tay). Bệnh nhân thường cảm thấy đau âm ỉ quanh khớp, đau tăng về đêm. Đau gây hạn chế vận động khớp vai, thậm chí không nhấc tay lên được, lâu ngày không vận động dẫn đến teo cơ quanh khớp vai. Ấn tại chỗ có thể thấy đau nhiều nơi quanh khớp vai hoặc có điểm đau rõ rệt như điểm bám gân nhị đầu, gân trên gai, mỏm cùng vai.

Viêm quanh khớp vai không có điều trị đặc hiệu, thường phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nguyên nhân (nếu tìm thấy); tránh các vận động mạnh tại vùng khớp vai; phục hồi chức năng khớp bằng các bài tập vận động, xoa bóp, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn. Viêm quanh khớp vai rất hay tái phát. Nếu vẫn đau không khỏi còn có thể dùng hormon thay thế trong một thời gian ngắn để làm giảm cơn đau. Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì luyện tập khớp vai, thường vẫn có tác dụng hơn dùng thuốc. Trường hợp của bạn cần tái khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ sau quá trình thăm khám trực tiếp.

BS. Nguyễn Ngọc

]]>
Nhận biết và điều trị nấm thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-dieu-tri-nam-thuc-quan-15386/ Sat, 18 Aug 2018 14:51:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-biet-va-dieu-tri-nam-thuc-quan-15386/ [...]]]>

Bệnh có những biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ làm chúng ta lầm tưởng với các bệnh lý tiêu hóa khác, do vậy, khi được phát hiện thường ở giai đoạn muộn, điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Từ khi có máy nội soi ra đời (1960), đặc biệt khi có máy nội soi ống mềm, con người có thể quan sát trực tiếp để đánh giá tổn thương và lấy bệnh phẩm từ thực quản, nuôi cấy giúp chúng ta chẩn đoán sớm và chính xác. Năm 1976, Kodsi B và cộng sự đã mô tả chi tiết tổn thương thực quản do Candida. Sau đó cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học, các chủng nấm gây bệnh ở thực quản và đánh giá hiệu quả của một số thuốc chống nấm sử dụng trong điều trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bệnh nấm thực quản mới chỉ thực sự được bác sĩ quan tâm trong vài năm trở lại đây.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Loét thực quản lâu dần dễ dẫn đến ung thư thực quản.

Những yếu tố thuận lợi phát triển bệnh

Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm, tuy nhiên, để gây bệnh trên hệ thống tiêu hóa thì thường có một số yếu tố thuận lợi như sau:

Yếu tố sinh lý: trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai…

Yếu tố bệnh lý: đái tháo đường, suy dinh dưỡng, ung thư, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch…

Thuốc: dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài diệt hết các vi khuẩn, phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Lạm dụng thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Bệnh có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, trong đó nuốt khó là triệu chứng hay gặp nhất; sau này khi tình trạng đã nặng lên có thể xuất hiện nuốt đau. Bệnh nhân có thể có cảm giác nghẹn, đau dọc xương ức khi nuốt và nôn ra máu. Ngoài ra, có một số yếu tố ít gặp: sốt, sút cân, tiêu lỏng…

Khám miệng: có thể thấy nấm miệng, tổn thương có thể riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, đặc biệt ở miệng và lưỡi.

Bên cạnh các triệu chứng trên, nhiều trường hợp viêm thực quản do Candida mà không có triệu chứng gì cả.

Biến chứng (ít gặp): Chảy máu thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản hoặc Candida xâm lấn toàn thân.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát trên nội soi, soi tươi và nếu có điều kiện thì cấy nấm.

Điều trị thế nào?

Ngày nay, có rất nhiều yếu tố làm cho các bệnh vi nấm ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về các thuốc kháng nấm ngày càng tăng. Mặc dù có sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu nhưng hiện nay, số thuốc kháng nấm dùng trong lâm sàng vẫn chưa nhiều, trong khi nguy cơ kháng thuốc đối với các thuốc điều trị nấm ngày càng tăng. Nhóm Azol ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc điều trị các bệnh do nấm gây ra, trong đó, Fluconazol là thuốc đầu tiên khá hiệu quả.

Trước đây, khi điều trị nhiễm nấm, người ta thường dùng amphotericin B, nystatin để điều trị nhưng vì độc tính với gan thận và tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao nên gần đây, các bác sĩ lâm sàng thường dùng nhóm thuốc triazole mà đại diện là fluconazol .

Fluconazole hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và pH dịch dạ dày; Phân bố tốt vào dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy; Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 25 – 30 giờ.

Khi sử  dụng fluconazol có thể gặp một số tác dụng không mong muốn: Thần kinh: đau đầu, chóng mặt; Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp như: Gan: tăng men transaminase, bilirubin huyết thanh; Da: nổi ban, ngứa…

 

Nấm là một bệnh lý cơ hội, thường chỉ xảy ra khi có sự suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút; do đó, để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, trước hết, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt không được tự ý sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể như corticoid. Mặt khác, chúng ta cần có ý thức hơn trong ăn uống, sinh hoạt và lao động để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển.

 

BS. Phạm Đào

]]>
Điều trị nấm Candida sinh dục http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-nam-candida-sinh-duc-14394/ Wed, 08 Aug 2018 04:46:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-nam-candida-sinh-duc-14394/ [...]]]>

Nguyễn Thị Lan(Hà Nội)

Bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó đứng thứ 2 sau viêm âm đạo do vi khuẩn và thường cao gấp 3 lần bệnh trùng roi âm đạo.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Candida albicans chiếm khoảng 90%, ngoài ra còn có các chủng Candida khác và Torulopsis glabrata. Nhiễm các chủng nấm không phải C. albicans thường chữa khó khăn hơn. Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không có biểu hiện bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật, quần lót bằng vải ni-lông gây ẩm ướt và không thoáng khí dễ có biểu hiện bệnh lý. Nguồn lây nhiễm nấm có thể ở ngoài môi trường hoặc ở đường tiêu hóa lây nhiễm sang.

Triệu chứng ngứa âm hộ là thường gặp nhất và làm cho người bệnh rất khó chịu, nhiều người gãi gây trầy xước làm bội nhiễm tại chỗ. Khí hư thường không nhiều và có màu trắng như váng sữa, không có mùi hôi. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.

Với các biểu hiện, triệu chứng trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Việc soi tìm bào tử nấm hiện nay có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế khác. Khi đã xác định bệnh. cần điều trị ngay. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc mới có hiệu quả điều trị cao dùng đặt tại chỗ hoặc uống. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý giữ vệ sinh tại chỗ, giữ cho vùng sinh dục không bị ẩm ướt, không mặc đồ quá chật, đồ ni-lông…

BS. Duy Hưng

]]>
Chẩn đoán và điều trị polyp mũi http://tapchisuckhoedoisong.com/chan-doan-va-dieu-tri-polyp-mui-13636/ Sun, 05 Aug 2018 05:20:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chan-doan-va-dieu-tri-polyp-mui-13636/ [...]]]>

Triệu chứng

Chảy nước mũi; nghẹt mũi, tắc mũi dai dẳng; khứu giác suy giảm hoặc gần như không ngửi thấy mùi gì; thường xuyên bị đau mặt hoặc đau đầu, khó chịu; răng hàm trên cũng dễ bị đau; luôn trong trạng thái bị áp lực chèn ép lên trán và mặt; ngủ ngáy; ngứa xung quanh mắt.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một vài triệu chứng đáng sợ hơn như: khó thở; nhìn đôi hoặc giảm thị lực, thậm chí là xảy ra hiện tượng hạn chế khả năng di chuyển đôi mắt, xung quanh mắt có biểu hiện sưng nề; đau nhức đầu dữ dội, sốt cao hoặc không có khả năng cúi đầu về phía trước.

Chẩn đoán và điều trị polyp mũi

Chẩn đoán xác định

Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi. Nếu polyp ở cả hai hốc mũi làm không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín.

Có thể chảy nước mũi trong khi thay đổi thời tiết như trong viêm mũi dị ứng hoặc chảy mũi đặc, đau nhức vùng xoang khi do viêm xoang mủ.

Khám mũi: thấy khối u mềm, nhẵn bóng, mọng, màu hồng nhạt, thường ở ngách mũi giữa. Nếu để lâu thấy một hoặc nhiều khối thành chùm lấp kín hốc mũi, ló ra ngay ở cửa mũi sau, lan cả ra vòm.

Nếu do viêm xoang, thấy quanh các khối polyp có nhiều mủ bám nhưng mặt polyp không bao giờ bị hoại tử. Ngoài polyp thông thường có thể gặp các thể sau:

Polyp đơn độc Killian: chỉ có một khối polyp, có thể mọc từ ngách mũi giữa, cuốn mũi hay vách ngăn, triệu chứng duy nhất là ngạt tắc mũi.

Polyp chảy máu: thường có chân bám ở vách ngăn, vùng điểm mạch Kisselbach nên dễ gây chảy máu.

Bệnh Woakes: polyp có trong xoang sàng cả hai bên, gây biến dạng xương chính mũi, làm gốc mũi bè rộng ra, rãnh mũi – mắt bị đẩy phồng, hai khóe trong mắt xa nhau hơn.

Phân biệt

Cuốn mũi giữa thoái hóa: do viêm xoang mạn tính gây ra, cuốn mũi giữa thoái hoá thành một khối mềm, nhẵn, màu hồng nhạt giống như polyp, vì có cùng cấu trúc. Khi dùng que thăm dò thấy chân cứng do xương xoăn. Khi trong hốc mũi có cả polyp, cả cuốn mũi giữa thoái hóa to, lấp kín hốc mũi, rất khó phân biệt.

U xơ vòm mũi họng: khi polyp phát triển ra cửa mũi sau vào vòm hoặc trường hợp u xơ phát triển vào hốc mũi có thể nhầm lẫn. U xơ thường gặp ở tuổi dậy thì, khối màu trắng, đục, không mọng, mật độ chắc hơn và dễ gây chảy máu.

Ung thư sàng hàm: cũng phát triển khối u mềm như polyp mũi, nhưng khối u không nhẵn, thường có chỗ sùi, mật độ không đều, hay có hoại tử bề mặt, rất dễ chảy máuvà có chảy mủ lẫn máu mùi hôi.

Điều trị

Chữa nội khoa bằng thuốc:

Nếu có polyp mũi nhỏ, có thể dùng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid. Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: chảy máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.

Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm:

Corticosteroids uống: đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn – không lâu hơn vài tuần.

Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng: ngoài việc điều trị polyp, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt ngạt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang.

Thuốc kháng nấm: các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp viêm xoang mạn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.

Chẩn đoán và điều trị polyp mũiPolyp mũi nhỏ, có thể dùng các thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

 

Phẫu thuật:

Có thể cần phải phẫu thuật để điều trị polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoide, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp.

Phẫu thuật nội soi xoang. Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang.

Biện pháp phòng ngừa

Tránh các chất kích thích: người bệnh nên tránh xa các tác nhân kích thích như ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa… vì các chất kích thích khiến cho tình trạng viêm nặng hơn hay kích thích các xoang gây ra dị ứng.

Điều trị dứt điểm các bệnh hen suyễn hay dị ứng vì đây là những căn bệnh dễ gây nên bệnh polyp mũi.

Giữ vệ sinh mũi tốt bằng cách thường xuyên rửa tay, chống lây nhiễm vi khuẩn bởi virút có thể gây ra các bệnhviêm mũi dị ứng và viêm xoang.

Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là trong nhà để cải thiện tình trạng hô hấp ở các xoang, tránh tắc nghẽn và viêm

Thực hiện rửa mũi thường xuyên bằng nước muối cũng giúp cho việc lưu thông không khí trong mũi được dễ dàng, loại bỏ các chất gây dị ứng và chất kích thích khác.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Dù bệnh polyp mũi đang ở mức độ nào, người bệnh khi phát hiện ra không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần được tư vấn, thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

 

BS.CKI. PHẠM BẢO LONG

]]>
Điều trị phẫu thuật bệnh Basedow http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-phau-thuat-benh-basedow-13612/ Sun, 05 Aug 2018 05:17:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-phau-thuat-benh-basedow-13612/ [...]]]>

Như vậy, về thực chất, điều trị phẫu thuật bệnh Basedow là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách an toàn và ít biến chứng lại là một vấn đề hết sức phức tạp.

Vai trò của điều trị ngoại khoa và chỉ định

Việc điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng. Càng ngày người ta càng hiểu rõ vai trò, những giới hạn, kết quả của việc điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp và iode đồng vị phóng xạ. Ở Pháp, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp bệnh nhân sau: trẻ tuổi dưới 40 tuổi, bệnh nhân không thể theo đuổi điều trị nội khoa lâu dài, tốn kém, bệnh nhân vì lý do thẩm mỹ, không dung nạp với thuốc kháng giáp tổng hợp.

Điều trị phẫu thuật bệnh BasedowCác bướu cổ to trọng lượng từ 100 – 400g dù không có triệu chứng chèn ép cũng nên phẫu thuật cho bệnh nhân

Trong một nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 26 bệnh nhân được chỉ định mổ vì bướu cổ khá lớn, độ III theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, chiếm 16,1%. Trong đó có 15 bệnh nhân có biểu hiện chèn ép vào một số cơ quan lân cận, trong đó chủ yếu là chèn ép khí quản gây khó thở khi nằm, vào thực quản gây khó nuốt… Các tác giả khác đều đề nghị rằng với các bướu cổ to trọng lượng từ 100 – 400g, dù không có triệu chứng chèn ép cũng nên phẫu thuật cho bệnh nhân. Ở những bệnh nhân này, hội chứng cường giáp đã được điều trị ổn định, nhưng nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến khám bệnh là bướu cổ lớn vẫn còn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và giao tiếp xã hội của bệnh nhân.

Ở Mỹ và Canada, khuynh hướng điều trị phổ biến cho bệnh Basedow là dùng iode đồng vị phóng xạ, trong khi các nước châu Âu lại có khuynh hướng điều trị nội khoa với kháng giáp tổng hợp. Đối với Việt Nam, do hoàn cảnh kinh tế-xã hội nên bệnh nhân khó có thể theo đuổi một phương pháp điều trị nội khoa lâu dài đúng theo phác đồ, việc xây dựng các trung tâm điều trị bằng iode đồng vị phóng xạ còn gặp nhiều khó khăn về phương diện tài chính, điều trị bảo tồn chỉ cho kết quả tốt đối với những trường hợp bệnh mới phát triển. Tỉ lệ tái phát hoặc không khỏi bệnh vẫn còn tương đối cao.

Do đó không nên cố gắng điều trị bảo tồn trong các trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả với những trường hợp này phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

Thời gian điều trị nội khoa nên từ 3 – 6 tháng, sau thời gian này nếu bệnh không ổn định hoặc có nguy cơ không khỏi thì vấn đề chỉ định phẫu thuật đặt ra là rất hợp lý. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, điều trị nội khoa quá kéo dài sẽ có nhiều khó khăn cho người bệnh và cơ sở điều trị, chỉ có một số nhỏ có điều kiện điều trị liên tục từ 1 – 1,5 năm một cách có hệ thống. Các công trình nghiên cứu đều cho thấy là sau một đợt điều trị nội khoa tấn công từ 2 – 3 tháng, nếu các triệu chứng không ổn định thì việc điều trị tiếp tục cũng chỉ khỏi bệnh 50%.

Điều trị phẫu thuật bệnh Basedow

Nhóm những bệnh nhân có khả năng khó khỏi với điều trị nội khoa: những bệnh nhân có biểu hiện cường giáp nặng, phải dùng liều lượng lớn thuốc kháng giáp tổng hợp trên  400mg P.T.U mỗi ngày, bệnh nhân trẻ dưới 20 tuổi, tuyến giáp không nhỏ lại rõ ràng sau thời gian điều trị nội khoa, hàm lượng T3 quá cao, tỉ lệ T3/T4 cao và số lượng tế bào lympho lưu thông trong máu trên 300 tế bào trong một ml. Khi nghiên cứu về kháng thể kháng thyroglobulin và kháng microsome trong bệnh Basedow, một số tác giả thấy: trước khi điều trị, sự hiện diện hay không của tự kháng thể kháng tuyến giáp không cho phép tiên đoán về diễn biến lâm sàng của bệnh, tuy nhiên trên những bệnh nhân có tự kháng thể kháng tuyến giáp trong huyết thanh lúc đầu, nếu sau điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp các tự kháng thể này biến mất thì có thể tiên đoán sự ổn định trên lâm sàng và cận lâm sàng sẽ rõ rệt và đầy đủ. Sự hiện diện kéo dài của tự kháng thể kháng Microsome trong máu sau khi điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp có liên hệ đến diễn tiến không tốt trên lâm sàng.

Phần lớn các bệnh nhân của chúng tôi chiếm tỉ lệ 51,3%, đều được mổ để tránh tái phát. Tuy điều trị nội khoa đã đạt kết quả tốt cho bệnh nhân, nhưng cũng nên điều trị ngoại khoa tiếp tục nhằm tránh nguy cơ tái phát, nếu bệnh nhân đã tái phát đến lần thứ hai thì nên điều trị bằng phẫu thuật.

Điều trị bằng phẫu thuật vẫn là một phương pháp cơ bản, chắc chắn, có hiệu quả và ít để lại di chứng nhất.

 

Theo tác giả nội khoa – nội tiết thì kết quả điều trị nội khoa chỉ đạt từ   60 – 70%. Có 30 – 40% bị tái phát sau khi ngưng điều trị vài tháng. Nguyên nhân thường do thời gian điều trị quá ngắn hoặc không liên tục. Trong điều trị nội khoa những yếu tố cho phép dự đoán tiến triển tốt:

– Khối lượng tuyến giáp nhỏ đi.

– Liều thuốc kháng giáp tổng hợp duy trì cần thiết chỉ còn rất nhỏ: dưới 50mg Thiouracil, hoặc dưới 5mg Imidazole.

– Nghiệm pháp Werner âm tính trở lại.

– Trong huyết thanh không còn TSI.

– Ngoài ra người ta còn cho rằng việc định lượng T3 và T4 tự do theo phương pháp RIA là những xét nghiệm có giá trị nhất trong quá trình theo dõi điều trị.

Khi tiến hành mổ, cần phải chú ý: chỉ nên phẫu thuật cho những bệnh nhân Basedow trong giai đoạn ổn định:

– Mạch trở lại bình thường: 70 – 80 lần/phút.

– Chuyển hóa cơ bản giảm xuống tới mức độ tương đối bình thường: 15%.

– Basedow đã có cơn độc giáp trạng cần được mổ sớm sau khi đã điều trị ổn định biến chứng này.

– Chỉ định mổ khi điều trị nội khoa bảo tồn không có kết quả bao gồm cả những trường hợp Basedow có bướu giáp lớn gây chèn ép khí quản, Basedow đã có những biến đổi rõ rệt trong hệ thống tim mạch, bướu giáp không nhỏ đi sau khi điều trị bảo tồn một thời gian dài.

– Khi các dấu hiệu rối loạn thần kinh biểu hiện ra rõ rệt.

– Khi đã có những biến đổi trong hệ thống tim mạch: cần dè dặt trong khi chỉ định phẫu thuật cho những bệnh nhân đã có biến chứng tim mạch nặng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau khi mổ, các dấu hiệu về hệ thống tim mạch đã giảm rõ rệt hoặc biến mất dần.

– Tùy theo lứa tuổi: không phải là một chống chỉ định phẫu thuật trong bệnh Basedow.

– Đôi khi chỉ định mổ vì lý do phục  hồi thẩm mỹ cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nữ còn trẻ tuổi. Đây là một chỉ định mới cần phải cân nhắc khi áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Các bác sĩ  tại Bệnh viện Bình Dân đã nêu ra một số chỉ định phẫu thuật sau:

– Bệnh Basedow đã điều trị nội khoa thất bại, tuy nhiên tác giả không nêu cụ thể về định nghĩa thế nào là điều trị nội khoa thất bại và các tiêu chuẩn của chỉ định này.

– Một số bệnh nhân tuy chưa điều trị nội vẫn có thể điều trị ngoại khoa với việc chuẩn bị phẫu thuật bằng Propranolol. Chỉ định này chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp bệnh nhân đang bị bệnh Basedow phải điều trị một bệnh ngoại khoa khác đi kèm như: sỏi niệu quản, mổ viêm ruột thừa cấp…

Các tai  biến và biến chứng của cuộc mổ

Chảy máu trong và sau khi mổ:

Đây là biến chứng hay gặp nhất, có tỉ lệ từ 1 – 2% tùy theo tác giả. Nguyên nhân thường là bướu giáp quá lớn, dính nhiều, việc chuẩn bị tiền phẫu không kỹ, không sử dụng dung dịch Lugol trước mổ. Vấn đề vô cảm không tốt hoặc do phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm trong việc phẫu tích và xử lý mạch máu đến tuyến giáp.

Tuy nhiên, chảy máu là biến chứng lành tính, hầu như không có tử vong chỉ cần theo dõi kỹ trong và sau mổ. Có trường hợp phải truyền máu hoặc mổ lại để cầm máu.

Vọp bẻ do hạ canxi máu:

Là biến chứng cũng thường hay gặp ở cả Việt Nam lẫn ngoại quốc, tỉ lệ dao động từ 2,7 – 8,5%. Nguyên nhân do làm tổn thương tuyến cận giáp trạng trong lúc mổ. Tuyến cận giáp trạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ điều hoà lượng canxi trong máu, có tất cả 4 tuyến cận giáp rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu xanh rất dễ tổn thương trong phẫu thuật cắt gần hoàn toàn hay hoàn toàn bướu giáp.

Triệu chứng thường thấy: sau mổ 2 – 3 ngày bệnh nhân thấy tê chân tay, mệt mỏi nhiều, thần kinh dễ bị kích thích, lo lắng… nặng hơn sẽ thấy dấu hiệu đau bắp chân như vọp bẻ, bàn tay co quắp, các ngón tay rút lại theo kiểu bàn tay của người đỡ đẻ. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị bằng canxi, chỉ cần một liều thuốc canxi thường là canxi bronat tiêm tĩnh mạch là các triệu chứng hết ngay. Tuy nhiên triệu chứng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, một thời gian có thể khỏi nhưng nhiều bệnh nhân bị hạ canxi máu vĩnh viễn.

Việc điều trị bằng cách ghép tuyến cận giáp trạng thường không mang lại hiệu quả. Chủ yếu là dùng canxi, lúc đầu là dạng tiêm tĩnh mạch, sau đo có thể thay thế bằng thuốc uống.

Hạ canxi máu có thể còn do hiện tượng chèn ép mạch máu, phù nề sau mổ của tuyến cận giáp. Với những trường hợp này, tiên lượng thường rất tốt. Bệnh sẽ khỏi sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên biến chứng này ít gặp trong phẫu thuật bệnh Basedow hơn trong trường hợp mổ cho các bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân nhiễm độc.

Khàn tiếng hay tiếng nói nhỏ sau mổ:

Chiếm tỉ lệ 0,5%, rất thấp tuy nhiên lại là mối lo âu hàng đầu của người bệnh nhất là những bệnh nhân phụ nữ, trẻ tuổi. Nguyên nhân do làm tổn thương dây thần kinh quặt ngược hay dây thần kinh thanh quản trên. Biến chứng hay gặp trong những trường hợp bướu giáp lớn, chảy máu nhiều trong phẫu thuật, hay những trường hợp quanh bướu có hiện tượng viêm dính nhiều, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã điều trị không đúng phương pháp bằng cách đốt, chích, lể trên bướu.

Ngày nay với trình độ tay nghề cao của phẫu thuật viên cùng những cải tiến về kỹ thuật mổ, biến chứng này rất ít xảy ra. Việc khàn tiếng cũng có thể  là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn.

Cơn bão giáp trạng:

Đây là một biến chứng nặng, có thể đưa đến tử vong. Nguyên nhân do công tác chuẩn bị phẫu thuật chưa tốt, bệnh nhân được mổ trong tình trạng chưa bình giáp hoàn toàn. Sau mổ, bệnh nhân sốt cao 40 – 410C, rối loạn tâm thần, kích động, mạch rất nhanh có khi lên đến 160 – 170 l/P… nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể đưa đến tử vong.

Việc điều trị những trường hợp này hiện đã khá hữu hiệu vì có thuốc và phương pháp điều trị tối ưu. Vấn đề cơ bản là phát hiện và xử trí kịp thời. Hiện nay với những phương pháp đánh giá bệnh nhân hữu hiệu, chuẩn bị phẫu thuật tốt, biến chứng này hầu như không thấy xảy ra nữa.

Trước khi quyết định phẫu thuật nên điều trị nội khoa cho bệnh nhân. Thời gian điều trị nội khoa trước phẫu thuật chỉ nên kéo dài không quá 6 tháng.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Ðiều trị hiệu quả chứng co thắt thực quản http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-hieu-qua-chung-co-that-thuc-quan-13596/ Sun, 05 Aug 2018 05:16:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-hieu-qua-chung-co-that-thuc-quan-13596/ [...]]]>

Việc dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu mà không phát hiện và điều trị kịp đau CTTQ không chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, mà còn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. May mắn là một số phương pháp nhận biết và biện pháp khắc phục hiện nay có thể giúp phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời chứng CTTQ một cách hiệu quả.

Trong cơ thể, thực quản là ống nối giữa miệng và dạ dày. Thông thường, nó sử dụng một loạt các cơn co thắt có kiểm soát, phối hợp để vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Nguyên nhân gây CTTQ

Một số loại thực phẩm hoặc điều kiện tiềm ẩn đôi khi có thể gây ra các cơn CTTQ bất thường. Những cơn co thắt này thường chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Ngoài ra, trầm cảm cũng có thể gây co thắt thực quản. Những người bị lo âu hoặc trầm cảm có nhiều nguy cơ bị CTTQ hơn bình thường.

Một số yếu tố khác như: bệnh trào ngược đường tiêu hóa (GERD); tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả phẫu thuật trên cổ hoặc bức xạ trên ngực… Các yếu tố nguy cơ: yếu tố tiền sử gia đình về tình trạng trào ngược, ăn thức ăn hoặc đồ uống rất nóng hoặc rất lạnh, thói quen uống rượu, người bị tăng huyết áp….

Ðiều trị hiệu quả chứng co thắt thực quảnTrào ngược dạ dày – thực quản có nguy cơ gây co thắt thực quản.

Xác định dấu hiệu CTTQ

CTTQ là một tình trạng không phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người lớn trên 60 tuổi. CTTQ thường gây đau ở cổ họng và ngực. Một người bị CTTQ có thể bị đau dữ dội hoặc đau thắt ngực. Có hai loại đau CTTQ chính gồm:

Đau thắt ngực: Đau đớn dữ dội nhưng không gây trào ngược, đó là khi axit dạ dày hoặc các chất khác bị đẩy trở lại vào thực quản.

Co thắt thực quản: Ít đau đớn hơn nhưng có thể gây trào ngược. Một người bị CTTQ có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng như: một cơn đau dữ dội hoặc cảm giác căng thẳng trong ngực, có thể bị nhầm lẫn với đau tim, cảm giác như có thứ gì đó bị kẹt trong cổ họng hoặc ngực, khó nuốt, ợ nóng….

CTTQ có thể được chẩn đoán bằng chụp chiếu, nội soi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống mỏng chuyên dụng để đo các cơn co thắt trong thực quản.

Điều trị chứng CTTQ

Tùy vào nguyên nhân của CTTQ có thể giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc, biện pháp tự nhiên và thay đổi chế độ ăn uống. Đơn giản nhất là xác định và tránh các loại thực phẩm gây kích thích co thắt như rượu vang đỏ, thực phẩm cay, thức ăn rất nóng hoặc lạnh… cho tới thay đổi lối sống và trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh  nhân phải dùng tới thuốc hoặc trải qua phẫu thuật. Nếu đó là do tình trạng béo phì, thì việc giảm cân, tránh quần áo chật, ăn quá no, ăn tối muộn và tránh hút thuốc…

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ bạc hà tự nhiên có thể giúp giảm CTTQ. Một vài giọt tinh dầu bạc hà hoà trong nước uống trước bữa ăn có thể mang lại hiệu quả trong ngăn ngừa CTTQ ở một số người, trong khi  đó tinh dầu xả xị và cam thảo có thể giúp thư giãn các cơ, kể cả những cơ trong thực quản.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giúp giảm căng thẳng và thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn cho bệnh nhân đau do CTTQ bởi trầm cảm, lo lắng. Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 có thể dùng cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Sự kết hợp giữa các loại thuốc, liệu pháp giảm căng thẳng có thể giúp một người trầm cảm giảm bớt trạng thái lo lắng cơ bản.

Phẫu thuật

Phẫu thuật CTTQ có thể được sử dụng như biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không có hiệu quả. Có hai phương pháp giải phẫu cơ bản cho người bị mắc CTTQ bao gồm: Myotomy, trong đó bác sĩ phẫu thuật cắt các cơ ở đầu dưới của thực quản để làm suy yếu các cơn co thắt. Thứ hai là phẫu thuật nội soi cục bộ (POEM), bác sĩ phẫu thuật sử dụng một ống nội soi có gắn máy ảnh nhỏ xíu xuống cổ họng qua miệng bệnh nhân và rạch một đường trong thực quản để làm giảm các cơn co thắt.

Chăm sóc y tế trong những trường hợp nghiêm trọng

Bất cứ lúc nào bệnh nhân bị đau dữ dội hoặc cảm giác như đang bị siết chặt lồng ngực, nên liên hệ với bác sĩ để đi khám ngay. Mặc dù các triệu chứng này chỉ ra đó là một cơn CTTQ, song điều quan trọng là nó dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác chẳng hạn như một cơn đau tim.

Để xác định đó là CTTQ, ngoài thăm khám của bác sĩ có thể cần thực hiện các xét nghiệm, bao gồm: nội soi thực quản, chụp Xquang, kiểm tra độ pH thực quản để xem axit dạ dày có trào ngược vào thực quản hay không…..

Cuối cùng, chứng CTTQ có thể dễ dàng được kiểm soát bằng việc theo dõi và thăm khám định kỳ khi có các dấu hiệu nhận biết điển hình.

Minh Ngọc

((Theo MNT))

]]>
Khi nào bướu cổ cần điều trị? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ Sun, 05 Aug 2018 05:15:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ [...]]]>

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là danh từ chung để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, cường giáp, suy giáp, bướu lành, ung thư. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: bướu lành, ung thư và rối loạn chức năng tuyến giáp, mỗi nhóm lại có nhiều loại.

Tuyến giáp hình như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Tuyến giáp bình thường hoặc khi to nhẹ,chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy. Ngoài ra, phía sau tuyến giáp còn có thực quản dẫn thức ăn từ miệng xuống bao tử, đặc biệt còn có dây thần kinh hồi thanh điều khiển thanh quản khi phát âm và các tuyến phó giáp, là hai cấu trúc hết sức quan trọng cần phải tìm và bảo tồn trong lúc mổ.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ

Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải, nhưng hầu hết bướu cổ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe do bướu cổ thường là loại phình giáp không có rối loạn chức năng tuyến giáp, còn gọi phình giáp đơn thuần.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt (do chèn vào đường ăn), khó thở (do chèn vào đường thở) vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên.

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải

 

Một số ít trường hợp bướu to gây chèn ép, hoặc ung thư xâm lấn xung quanh hay di căn, hoặc có rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bướu chèn ép hoặc xâm lấn gây khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, đau nhức. Khi bướu gây rối loạn chức năng dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân, mệt mỏi, hồi hộp ở ngực, rung tay, đổ mồ hôi…Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh. Cũng nên chú ý, đôi khi có bướu cổ và các cảm giác khó chịu vùng cổ nhưng không phải do bướu gây ra, do bệnh khác, nghĩa là có hai bệnh một lúc.

Làm sao biết được mình bị bướu cổ?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ có nhiệm vụ xác định bệnh bướu cổ hay bệnh cơ quan khác.

Các phương pháp điều trị?

Nói chung, điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.

Uống thuốc: tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không đảm bảo lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.

Ngoài ra, trong một số trường có thể chọc hút bằng kim để rút nướccho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp).

Theo dõi: khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường được chọn theo dõi, không cần bất cứ điều trị gì và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Phương pháp theo dõi là tái khám định kỳ, mỗi 1 – 2 năm đi khám một lần nếu  bản thân không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Sau khi cắt bướu

Khi nào bướu cổ cần điều trị?

Do rất phổ biến nên bướu cổ thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi điều trị để ngăn ngừa biến chứng về sau cũng không hiệu quả, nên không phải lúc nào cần điều trị.

Các trường hợp phải điều trị:

– Suy giáp TSH > 10 mIU/ml (Viêm giáp mạn, bán cấp, thay thế).

– Cường giáp/nhiễm độc giáp lâm sàng (bệnh cường giáp, viêm giáp bán cấp/mạn, phình giáp hạt, u tuyến ).

– Ung thư, nghi nhờ ung thư ≥ 1 cm.

– Ung thư  < 1cm có di căn.

– Bướu lành có dấu hiệu chèn ép.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên

 

Các trường hợp cân nhắc điều trị:

– Cường giáp/nhiễm độc giáp dưới lâm sàng.

-Ung thư, nghi ngờ ung thư nhỏ  <1cm.

– Bướu lành to không dấu hiệu chèn ép.

Các trường hợp không cần điều trị:

– Suy giáp nhẹ TSH < 10 mIU/mL.

– Bướu lành nhỏ.

Khi nào mổ?

Điều đầu tiên cần nhớ là không phải tất cả các loại bệnh bướu cổ đều phải mổ.

Chỉ mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ.

– Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.

– Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp: mổ là một lựa chọn với 2 phương pháp uống thuốc hoặc iốt phóng xạ.

Không mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành nhỏ.

– Bướu lành to nhưng không chèn ép khó thở khó nuốt, không khó chịu vùng cổ.

– Bướu lành không gây mất thẩm mỹ, tính thẩm mỹ do bệnh nhân quyết định.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU HÒA

]]>
Tăng acid uric máu – Khi nào cần điều trị? http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-acid-uric-mau-khi-nao-can-dieu-tri-13460/ Sun, 05 Aug 2018 05:01:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tang-acid-uric-mau-khi-nao-can-dieu-tri-13460/ [...]]]>

Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình trạng tăng acid uric máu là gì, khi nào thì phải điều trị tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng.

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào  làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong máu.

Được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thươờng (tùy theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/dl (360 micromol/l).

Hình ảnh mô phỏng tăng acid uric và bệnh Gout.

Hình ảnh mô phỏng tăng acid uric và bệnh Gout.

Tăng acid uric máu và bệnh Gout

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh Gout.

Hiện nay có một thực tế là rất nhiều người, kể cả các bác sĩ không phải chuyên khoa, cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh Gout và cho điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh Gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Về nguyên nhân tăng acid uric máu người ta thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:

Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).

Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).

Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: do tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; do tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (Leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến… Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.

Một trong nhứng nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic…

Điều trị thế nào?

Lợi ích của việc điều trị tình trạng tăng acid uric máu ở những bệnh nhân đã bị cơn Gout là điều đã được chứng minh. Nó góp phần hạn chế, ngừng các cơn Gout cấp tái phát cũng như biến chuyển bệnh thành Gout mạn tính có hạt tophi, sỏi thận – suy thận do Gout. Tuy nhiên trong trường hợp tăng acid uric máu không triệu chứng thì còn nhiều tranh cãi. Có nên điều trị hạ acid uric hay không, điều trị như thế nào. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy không có những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ việc dùng thuốc hạ acid uric trong trường hợp này. Ngược lại với lợi ích ít ỏi thu được là việc bệnh nhân phải mất nhiều chi phí cho điều trị cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng do dùng thuốc.

Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao trên 10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric nhiều cấp tính như trên. Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận.

Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị Gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị Gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

Lưu ý, nếu như trong thực tế gặp các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh Gout trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

BS. Hải Bình

]]>