điều trị ung thư – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 09:11:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png điều trị ung thư – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mít có thể phòng và điều trị ung thư? http://tapchisuckhoedoisong.com/mit-co-the-phong-va-dieu-tri-ung-thu-11219/ Wed, 25 Jul 2018 09:11:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mit-co-the-phong-va-dieu-tri-ung-thu-11219/ [...]]]>

Mít có thể phòng và điều trị ung thư?

 

1. Mít giàu chất dinh dưỡng thực vật có tác dụng ngăn ngừa quá trình sản sinh tế bào ung thư. Các chất dinh dưỡng này đi vào trong máu ngăn chặn sự nhân lên bất thường của các tế bào, do đó ngăn ngừa ung thư.

2. Các chất dinh dưỡng thực vật có trong mít còn giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể, đặc biệt là khi kết hợp với điều trị y khoa.

3. Mít cũng chứa hợp chất gọi là saponin có khả năng ngăn ngừa sự nhân lên của các tế bào ung thư ở đại tràng, do đó ngăn ngừa ung thư đại tràng.

4. Mít giàu chất xơ, giúp tăng khả năng đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài, qua đó ngăn ngừa ung thư.

5. Ngoài ra, mít còn chứa các chất chống ôxy hóa, giúp bảo vệ các tế bảo khỏi tổn thương do gốc tự do.

6. Cuối cùng, mít giàu khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch từ bên trong, hỗ trợ cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi đưa mít vào thực đơn hàng ngày.

BS. Tuyết Mai

(theo Univadis/Boldsky)

]]>
Nên ăn gì khi đang điều trị ung thư? http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-khi-dang-dieu-tri-ung-thu-4902/ Thu, 19 Jul 2018 13:05:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nen-an-gi-khi-dang-dieu-tri-ung-thu-4902/ [...]]]>

Chế độ ăn uống trong thời gian điều trị ung thư là một vấn đề mà rất nhiều người còn băn khoăn. Nhưng thực sự thì bạn không cần một chế độ ăn cầu kì. Dưới đây là một vài gợi ý đơn giản của Ts.Bs. Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam giúp bạn cảm thấy việc ăn uống trở nên dễ dàng và ngon miệng.

Trước điều trị

Bạn nên tập trung vào các thực phẩm lành mạnh trước khi bắt đầu điều trị. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đây cũng là thời điểm tốt để lập kế hoạch cho những ngày bạn không muốn chế biến bất cứ thứ gì để ăn. Hãy dự trữ trong tủ lạnh những thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là những loại ít cần chế biến. Hạt dẻ, sữa chua, táo, rau, ngũ cốc nguyên hạt là một số lựa chọn mà bạn có thể dùng. Bạn cũng có thể cất vào ngăn đá một số món ăn ưa thích của mình.

Bạn cũng có thể nhờ một vài người bạn hoặc gia đình mang cho bạn thức ăn trong những ngày đầu điều trị.

Trong quá trình điều trị

Bạn có thể có những ngày cảm thấy rất hứng thú với đồ ăn nhưng lại có những khi không muốn ăn gì cả.

Vào những ngày có “tâm trạng” ăn uống, hãy ăn nhiều protein và năng lượng. Điều đó sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giúp cải thiện những ảnh hưởng từ việc điều trị của bạn.

Những thực phẩm giàu protein bao gồm:

Thịt nạc, thịt gà, cá

Trứng

Đậu và các loại hạt

Phô mai, sữa và sữa chua

Cố gắng tăng cường ăn rau củ quả. Bao gồm các loại rau có màu xanh đậm và vàng sẫm, và trái cây như cam và bưởi. Những thực phẩm có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh.

Uống nhiều nước: bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, cả nước lọc và nước hoa quả. Nó sẽ giúp bạn bổ sung vitamin và tránh mất nước.

Điều quan trọng là bạn không nên ăn thịt, cá, gia cầm sống hoặc không được nấu chín kĩ, các đồ ăn và thức uống không tiệt trùng.

Ăn bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói. Bạn có thể uống những thức uống giàu dinh dưỡng trong những ngày bạn không muốn ăn và chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa lớn trong ngày.

Bạn cũng nên ăn những đồ ăn nhẹ như sữa chua, ngũ cốc, phomai và báng quy hoặc súp. Nếu bạn đang điều trị hóa trị, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn.


Không cần một chế độ ăn cầu kì nhưng cần ăn đủ để cơ thể có năng lượng và chất dinh dưỡng duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị ung thư. Ảnh: Minh họa

Kiểm soát các tác dụng phụ

Có nhiều tác dụng phụ khi điều trị ung thư có thể làm bạn chán ăn nhưng một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề này.

Nôn, buồn nôn: Tránh chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn cay, hay những món có mùi mạnh. Ăn các thực phẩm khô như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng mỗi vài giờ. Nhấp một ít chất lỏng như nước canh, nước uống thể thao và nước lọc.

Các vấn đề về họng và miệng: Đối với các vết loét, đau hoặc khó nuốt, bạn nên ăn thức ăn mềm. Tránh những thức ăn thô hoặc hỗn tạp, và nhiều gia vị hay thức ăn có tính axit. Ăn khi đồ ăn còn ấm (không quá nóng hoặc lạnh). Và sử dụng một ống hút cho các món súp hoặc đồ uống.

Tiêu chảy và táo bón: Đối với tiêu chảy, điều quan trọng là bạn cần cung cấp đủ nước. Uống nhiều nước, và giảm bớt thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau. Nếu bạn đang bị táo bón, từ từ thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bạn cùng với việc bổ sung đủ nước.

Thay đổi khẩu vị: Điều trị có thể làm ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Những thứ mà  bạn không thích trước đó có thể trở nên ngon lành ở hiện tại. Vì vậy, hãy thử ăn các thức ăn mới.

“Chế độ ăn chống ung thư”

Nhiều người tin rằng một chế độ ăn “đặc biệt” có thể hạn chế hoặc đẩy lùi ung thư. Không ít người từng cho rằng, nên ăn chay khi bị ung thư. Nhưng trước khi bạn thực hiện bất kì một thay đổi lớn nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.

Không có một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi ung thư. Không có một nghiên cứu nào chứng minh răng một chế độ ăn kiêng có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư. Điều tốt nhất mà bạn nên thực hiện là có một chế độ ăn uống cân bằng với thịt nạc, hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo; hạn chế đường, muối, cà phê và rượu.

Theo Ts.Bs. Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, không ít người từng cho rằng, nên ăn chay khi bị ung thư. Nhưng trước khi bạn thực hiện bất kì một thay đổi lớn nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.

Thanh Loan (ghi)

]]>