điều trị dự phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 02:47:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png điều trị dự phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lỗi dùng thuốc của bệnh nhân hen http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-dung-thuoc-cua-benh-nhan-hen-2862/ Thu, 19 Jul 2018 01:46:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/loi-dung-thuoc-cua-benh-nhan-hen-2862/ [...]]]>

Hen là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp. 4 triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng ngực, tức ngực và thở ngắn hơi. Các cơn hen thường xảy ra khi có các yếu tố kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi thời tiết, hít phải dị nguyên.

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Y tế thì tỷ lệ mắc hen tại Việt Nam là khoảng 4%, trong đó trẻ là 3% và người lớn là 4%. Đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhưng những tiến bộ này chưa đến được với nhiều người bệnh. Tỷ lệ bệnh không được kiểm soát hoặc tử vong do hen tiếp tục gia tăng.

bn1-jpg-1358565394_500x0.jpg
Bệnh nhân hen cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi không có biểu hiện lên cơn hen. Ảnh: P.N.

Phó giáo sư Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm hô hấp, cho biết, thực tế, đa phần bệnh nhân nhập viện là khi lên cơ hen nặng. Số bệnh nhân được kiểm soát tốt rất ít ỏi. Trong đó, việc dùng thuốc của bệnh nhân là vấn đề đáng lo ngại. Thuốc tốt, bệnh nhân dùng không đúng thì cũng không phát huy được tác dụng điều trị, thậm chí còn gây tác dụng phụ.

Chẳng hạn với thuốc xịt dự phòng hen phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Tuy nhiên, thực tế nhiều bệnh nhân chỉ há mồm, xịt thuốc vào… má.

Khi xịt thuốc bệnh nhân phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc. Nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Thậm chí nhiều người còn quên cả việc trước khi xịt phải lắc đều lọ thuốc. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng điều trị vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng, phó giáo sư Châu cho biết.

Bên cạnh đó, những thuốc dưới dạng viên nang có bột hít ở bên trong. Theo hướng dẫn, người bệnh cho thuốc vào dụng cụ sẽ xuyên thủng vỏ nang và hít bột thuốc qua dụng cụ để bột thuốc đi vào phổi. Thế nhưng, thực tế có người thấy việc hít thuốc phức tạp quá nên uống luôn cả viên nang.

Có người chỉ sử dụng thuốc cắt cơn khi có triệu chứng hen mà không điều trị phòng ngừa. Những trường hợp này rất dễ gặp những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau càng phải tăng liều, khi cơn cấp xảy ra thường rất nặng.

Nhiều trường hợp có điều trị dự phòng nhưng không đều đặn, khi thấy bệnh đã ổn định thường hay ngưng dùng vì cho rằng không cần thiết hoặc lo ngại tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài, giáo sư Nguyễn Năng An, nguyên trưởng khoa Miễn dịch-dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Theo phác đồ của Tổ chức Phòng chống hen thế giới, thuốc ngừa cơn phải được dùng hàng ngày kể cả khi không còn triệu chứng và ít nhất là 3 đến 6 tháng. Không nên ngưng thuốc ngừa cơn đột ngột. Bệnh hen có thể gây ra các biến chứng như: xẹp phổi, nhiểm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, suy hô hấp… thậm chí dẫn tới tử vong. 

Theo các chuyên gia, để giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Quan trọng là người bệnh phải tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn như: phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm móc, khói thuốc, tránh dùng các thức ăn hoặc thuốc gây dị ứng, phòng tránh và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp…

Đồng thời tuân thủ đúng việc uống thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen thì vẫn phải khám theo chỉ định của bác sĩ. Việc dự phòng không đúng, người bệnh có thể lên cơn hen nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Người mắc bệnh hen cũng không nên sử dụng kéo dài các thuốc uống, bột chứa corticoid. Các tác dụng phụ có thể thấy ở bệnh nhân dùng thuốc uống có corticoid kéo dài gồm: phù, giữ nước (nặng mi mắt khi thức dậy, mặt và bụng bệu ra, phù chân), thay đổi nội tiết (mặt đỏ, mọc mụn, mọc lông ở mặt, chân tay), loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày…

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào. 

Phương Trang

]]>