dịch ebola – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:10:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dịch ebola – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cẩn trọng với sát thủ Ebola http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-sat-thu-ebola-13539/ Sun, 05 Aug 2018 05:10:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-trong-voi-sat-thu-ebola-13539/ [...]]]>

Ebola gây tử vong với tỉ lệ cao

Bệnh do virút Ebola (gọi tắt là bệnh Ebola) tại Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn đang diễn tiến phức tạp. Trong vòng 2 tháng qua, kể từ khi bắt đầu đợt dịch này (ngày 4/4) đến ngày 3/6 đã có tổng cộng 56 ca bệnh và 25 tử vong (tỷ lệ tử vong 44.6%). Trong số 56 ca có 37 trường hợp xác định bằng xét nghiệm; có 5 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và 2 trường hợp đã tử vong.

Bệnh do virút Ebola (Ebola virus disease – EVD), tên cũ gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola, là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao, trung bình là 50% trong đó thay đổi từ 25 – 90% tùy các trận dịch.

Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1976 tại Cônggô, tại một ngôi làng gần sông Ebola nên được đặt tên cho bệnh này; sau đó bệnh lan ra một số quốc gia châu Phi như Nam Sudan, Uganda, bệnh lây do tiếp xúc với động vật bị bệnh, từ người này qua người khác qua máu và chất tiết của bệnh nhân.

Dịch được thế giới biết đến trong thời gian từ năm 2014 – 2016, khi các ca bệnh và tử vong xuất hiện tại Guinea rồi lan qua Sierra Leone, đến Liberia và các vùng khác thuộc Tây Phi.

Thời gian ủ bệnh (từ lúc bị nhiễm virút đến khi có triệu chứng đầu tiên) của bệnh Ebola từ 2 – 21 ngày. Các triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kèm mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và đau họng. Sau đó có thể xuất hiện triệu chứng nôn, tiêu chảy, xuất huyết da, niêm mạc và xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, tiêu ra máu…). Thể nặng có tổn thương gan, suy thận, suy đa phủ tạng, sốc và tử vong. Xét nghiệm cơ bản cho thấy bạch cầu máu và tiếu cầu giảm thấp, men gan tăng rất cao.

Cẩn trọng  với sát thủ Ebola

Cho đến hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị. Điều trị nâng đỡ thể trạng là chủ yếu với truyền dịch, truyền máu, chống sốc. Do đó phòng bệnh là quan trọng nhất.

Bệnh Ebola lây truyền như thế nào?

Virút Ebola thuộc họ Filoviridae có ký chủ tự nhiên là loài dơi ăn trái cây thuộc họ Pteropodidae ở châu Phi. Ebola xâm nhập vào người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, dịch cơ thể, phủ tạng của các động vật bị nhiễm bệnh như tinh tinh, vượn người, dơi, khỉ, linh dương, nhím bị bệnh hoặc chết.

Khi người đã nhiễm bệnh, virút Ebola có thể lây từ người này sang người khác do sự tiếp xúc trực tiếp của máu, chất tiết, dịch cơ thể (giọt nước bọt, dịch tiết hô hấp, tinh dịch, dịch âm đạo…)  của bệnh nhân qua da bị trầy xước hoặc niêm mạc, kể cả tiếp xúc với các bề mặt và vật dụng như chăn gối, quần áo… bị nhiễm những chất dịch này.

Nhân viên y tế thường bị nhiễm bệnh khi chăm sóc các bệnh nhân Ebola nếu các biện pháp phòng hộ phổ quát không được tuân thủ đúng. Trong vụ dịch Ebola tại Sudan có tới 30% người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân bị mắc bệnh. Người bệnh chỉ bắt đầu có khả năng lây bệnh khi bắt đầu có triệu chứng bệnh, cao nhất ở giai đoạn toàn phát.

Bệnh lây suốt thời gian bệnh và ở các bệnh nhân sống sót với virút vẫn còn có trong máu và các chất tiết sau nhiều tuần kể từ khi phát bệnh; virút hiện diện trong tinh dịch đến khoảng 3 tháng sau đó. Do đó đã có những trường hợp bệnh lây lan qua sinh hoạt tình dục (qua dịch tiết âm đạo và tinh dịch). Các thủ tục mai táng có tiếp xúc với tử thi cũng là một nguyên nhân lây truyền bệnh.

Phòng bệnh Ebola như thế nào?

Ngăn chặn nguy cơ lây truyền từ động vật hoang dại nhiễm Ebola sang người (áp dụng tại khu vực có dịch lưu hành, hiện nay là châu Phi) bằng cách không ăn thịt sống, khi xử lý thịt, nội tạng và các chất dịch của động vật cần mang găng tay và các phương tiện phòng hộ thích hợp ngăn lây nhiễm qua da trầy xước và qua niêm mạc.

Ngăn chặn nguy cơ lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng cách xử dụng găng tay và các  các phương tiện phòng hộ thích hợp để ngăn các chất dịch của bệnh nhân tiếp xúc với da trầy xước và qua niêm mạc. Rửa tay thường xuyên là một biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng.

Người bệnh bắt buộc phải cách ly tại bệnh viện, trong khu cách ly nghiêm ngặt đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Thu gom chất dịch cơ thể của bệnh nhân (máu, dịch não tủy, tinh dịch, dịch tiết khác) và khử khuẩn triệt để bằng cloramin 5%, hoặc những chất khử khuẩn bệnh viện khác, dùng với nồng độ tối đa. Quần áo, đồ dùng kim loại ô nhiễm có thể khử khuẩn bằng nhiệt (hấp áp lực hoặc luộc sôi 30 – 60 phút). Buồng bệnh được khử khuẩn bằng xông hơi formaldehyd duy trì nhiều giờ. Thời gian theo dõi cách ly trong vòng 14 – 21 ngày sau khi phát bệnh.

Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn trong vòng 12 tháng đối với các bệnh nhân nam sống sót sau nhiễm bệnh Ebola hoặc khi đã xét nghiệm tinh dịch 2 lần âm tính. Xử lý tử thi do bệnh bằng cách hỏa thiêu nhanh chóng, trong quá trình xử lý phải tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp dự phòng bệnh lây truyền qua tiếp xúc với các chất dịch.

Kết luận

Nhìn chung đây là một bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan cao qua tiếp xúc với tất cả các chất dịch tiết của bệnh nhân, có tỷ lệ tử vong cao và chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên hiện nay bệnh chủ yếu chỉ xuất hiện tại các nước châu Phi. Nguy cơ để một khách du lịch mắc bệnh khi đi đến những vùng này cũng không cao (trừ phi có vào bệnh viện chăm sóc trực tiếp bệnh nhân nhiễm Ebola nhưng chưa được chẩn đoán hoặc hiếm hơn nữa là có tiếp xúc với các động vật hoang dại bị nhiễm bệnh, ăn thịt sống của động vật bệnh).

Nguy cơ để mầm bệnh được một người đã nhiễm bệnh đến từ các khu vực có lưu hành bệnh (châu Phi) xâm nhập và lây lan ra cho cộng đồng là có thể xảy ra trong điều kiện giao thương kinh tế hiện nay, do đó biện pháp kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng để kịp thời cách ly.

 

Bộ Y tế yêu cầu cảnh giác, phát hiện sớm và phòng lây nhiễm Ebola
Ngày 6/6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn số 606/KCB-NV gửi các bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các Bộ, ngành đề nghịtăng cường cảnh giác phát hiện sớm và phòng lây nhiễm bệnh do virút Ebola.
Công văn do Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê ký ban hành cho biết, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 31/5, nước Cộng hòa dân chủ Congo đã ghi nhận 35 ca bệnh xác định mắc Ebola, 14 ca bệnh có thể và 9 ca nghi ngờ (58 ca). Trong 58 ca bệnh có 3 ca là nhân viên y tế và đã có 27/58 ca tử vong (46,5%). Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Nhằm phòng chống bệnh do vi rút Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam có hiệu quả, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tăng cường cảnh giác, phát hiện sớm các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: chú ý khai thác tiền sử dịch tễ những người bệnh đến từ Cộng hòa dân chủ Congovà các quốc gia lân cận hoặc những người bệnh có tiếp xúc với những người đi về từ các quốc gia trên có các triệu chứng sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan, thận, có thể xuất huyết nội và ngoại để khám, sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên và cách ly người bệnh.
Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly để tiếp nhận, cách ly và điều trị hỗ trợ người bệnh nghi ngờ, chuẩn bị các cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất diệt khuẩn, đặc biệt là phương tiện phòng hộ cá nhân để phục vụ tốt việc thu dung, cách ly, điều trị các ca bệnh nghi ngờ và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện đúng các quy định về phòng ngừa chuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn. Phối hợp tốt giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan y tế dự phòng, nghiêm túc báo kịp thời các ca bệnh nghi ngờ với Trung tâm y tế dự phòng địa phương và báo cáo Bộ Y tế.

PV

 

TS.BS. NGUYỄN VĂN VĨNH CHÂU

]]>