dị vật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 24 Sep 2018 14:25:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dị vật – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử trí dị vật ở mũi http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-di-vat-o-mui-16110/ Mon, 24 Sep 2018 14:25:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-di-vat-o-mui-16110/ [...]]]>

Dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng. Đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Trẻ khi chơi thường nghịch ngợm nhét những vật vào mũi như nút nhựa, khuy áo, hạt lạc, hạt đậu… gây ra dị vật ở mũi. Ở người lớn, trong khi làm thuốc mũi hoặc trong phẫu thuật có thể quên mảnh bông, mảnh gạc trong mũi gây dị vật mũi; Khi ăn, ho, hắt hơi, sặc thức ăn có thể qua vỏm mà vào hốc mũi. Thậm chí dị vật mũi có thể gặp do đỉa khe chui vào khi tắm khe… Dị vật ở mũi không được xử trí lấy ra sẽ gây bệnh ở niêm mạc mũi: viêm mũi, phù nề và xuất tiết, loét mũi… Có thể gây tắc mũi một bên, chảy mũi đặc và thối, có khi kèm chảy máu. Khám soi mũi có thể nhìn thấy dị vật. Trong một số trường hợp dị vật ở sâu phía mũi sau có thể dùng que thăm dò thấy dị vật.

Để xử trí dị vật ở mũi, thầy thuốc cần hút sạch mũi, mủ và chất xuất tiết. Đặt thuốc co mạch như adrenalin 1% hoặc aphedrin 1-3% để hốc mũi rộng ra. Dùng thìa móc luồn ra phía sau dị vật mà kéo ra ngoài. Trong một số trường hợp khó, có thể phải gây mê để lấy dị vật. Thậm chí trường hợp dị vật nằm quá lâu đã vôi hóa, có thể phải dùng đến phẫu thuật mũi để lấy. Lời khuyên của chúng tôi là nếu bạn bị dị vật trong mũi cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng của bệnh viện gần nhà để được gắp dị vật càng sớm càng tốt, tránh để muộn lấy sẽ khó khăn hơn và gây biến chứng viêm mũi.

BS. HOÀNG THÁI

]]>
Xử trí dị vật khớp do u xương sụn http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-di-vat-khop-do-u-xuong-sun-15244/ Tue, 14 Aug 2018 16:00:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-di-vat-khop-do-u-xuong-sun-15244/ [...]]]>

U sụn màng hoạt dịch là bệnh do dị sản lành tính của bao hoạt dịch, trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Tổn thương trong ổ khớp có các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, phát triển cuống và trở thành các u, khi các u này xơ cứng lại gọi là u sụn. Nếu u sụn lọt  vào trong ổ khớp sẽ trở thành dị vật khớp.

Ai dễ bị u xương sụn?

Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây u xương sụn, nhất là đối với u xương sụn nguyên phát. Trên thực tế, thường gặp 2 thể u xương sụn nguyên phát và thứ phát. Thể nguyên phát: hay gặp khoảng từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ. Thể thứ phát: gặp ở người có tiền sử bệnh khớp như mắc các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp do lao, viêm xương sụn bóc tách, gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn… Bệnh u sụn màng hoạt dịch thường gặp ở khớp gối chiếm 50-60%, tiếp đến là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân…u sụn màng khớp gối

Hình ảnh Xquang (trái) và cộng hưởng từ (phải) u sụn màng khớp gối.

Biểu hiện của u xương sụn

Một vài thống kê cho thấy: bệnh u xương sụn thường gặp ở người lớn 30-50 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ so sánh là 2/1. Một người mắc bệnh u xương sụn thường có các triệu chứng như sau: tại khớp có các dấu hiệu đau, sưng khớp, thường có dấu hiệu kẹt khớp; bệnh nhân bị giảm khả năng vận động khớp. Khám có thể thấy u cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không. Triệu chứng tràn dịch khớp; viêm khớp là các dấu hiệu ít gặp. Theo Milgram chia bệnh lý u xương sụn thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là bệnh tiềm ẩn trong bao hoạt dịch nhưng không có các vật thể lạ tự do; Giai đoạn 2: tăng sinh màng hoạt dịch có kèm các vật thể lạ (dị vật) tự do; Giai đoạn 3: các u sụn tăng sinh nhiều ở bao khớp, màng hoạt dịch hoặc nhiều hạt tự do trong ổ khớp.

Xét nghiệm cần làm để xác định bệnh

Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hoá: kết quả là bình thường, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang mắc bệnh. Chụp phim Xquang thấy các hình ảnh như: dày bao khớp và màng hoạt dịch; có các nốt canxi hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc oval; khe khớp không hẹp; mật độ xương tại đầu khớp bình thường; các nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên Xquang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt canxi hóa rõ. Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh các nốt canxi hóa cản quang; tràn dịch khớp. Chụp cộng hưởng từ (MRI): ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy: dày màng hoạt dịch…

Bệnh u xương sụn cần phân biệt với một số bệnh như: viêm khớp dạng thấp có hình ảnh hạt gạo; viêm khớp nhiễm khuẩn, chẳng hạn lao khớp; bệnh gút; viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố; u máu màng hoạt dịch; chấn thương vỡ xương sụn.

Phương pháp điều trị

Về nguyên tắc điều trị, cần giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp; phòng tránh tái phát bệnh.

Phương pháp điều trị nội khoa: dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.

Nội soi khớp: có thể vừa thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch bị tổn thương trong trường hợp có viêm màng hoạt dịch.

Phẫu thuật điều trị trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉ định cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Do chưa biết chắc nguyên nhân gây u xương sụn nên chưa thể đề ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có thể hạn chế bệnh và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng như gây dị vật trong khớp bằng việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp do lao, viêm xương sụn, phòng tránh chấn thương làm vỡ sụn, gãy đầu xương trong ổ khớp… Đối với bệnh nhân u xương sụn, cần thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng trên lâm sàng và Xquang nhằm đánh giá kết quả điều trị và phát hiện các u sụn mới để có biện pháp điều trị kịp thời.

 

ThS. Trần Văn Thu

]]>
Dị vật thực quản, để lâu càng nguy http://tapchisuckhoedoisong.com/di-vat-thuc-quan-de-lau-cang-nguy-13105/ Sun, 29 Jul 2018 14:53:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/di-vat-thuc-quan-de-lau-cang-nguy-13105/ [...]]]>

Trần Thị Thường(Hưng Yên)

Dù đã lấy được xương ra, nhưng 5 ngày rồi mà vẫn đau và khó nuốt thì rất có thể còn một mảnh xương vẫn nằm trong thực quản. Bạn nên đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng càng sớm càng tốt vì để lâu có thể các biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp hóc xương ở người lớn được xếp vào dạng dị vật đường ăn, nhất là dị vật thực quản. Dị vật đường ăn gây ra áp-xe cạnh cổ, áp-xe trung thất do thủng thực quản, thậm chí gây ra thủng động mạch chủ dẫn đến tử vong. Ngoài nguyên nhân do ăn uống bất cẩn như vừa ăn vừa cười nói, nuốt vội, không nhai kỹ, chế biến các món ăn được chặt thành miếng thịt lẫn xương… thì thực quản co bóp bất thường do có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp; do các đoạn hẹp tự nhiên của thực quản… cũng khiến cho việc gặp tai nạn dị vật thực quản là khá phổ biến ở người lớn.

Dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời. Để phòng bệnh, chúng ta nên cẩn trọng khi ăn uống: Không vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa; nên ăn chậm, nhai kỹ; không nên nuốt vội vàng, nhất là khi ăn các món có lẫn xương, gân.

BS. Nguyên Diễn

]]>
Mùa hồng, cẩn thận với dị vật bã thức ăn http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-hong-can-than-voi-di-vat-ba-thuc-an-11944/ Thu, 26 Jul 2018 11:41:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-hong-can-than-voi-di-vat-ba-thuc-an-11944/ [...]]]>

Vừa qua, Khoa Thăm dò chức năng, BV Bạch Mai đã tiếp nhận và xử lý 3 ca tắc ruột do dị vật bã thức ăn (cục dị vật bã thức ăn tên tiếng Anh là phytobezoar). Đó là bệnh nhi Đỗ Quốc H. (7 tuổi, Hà Nội); Nguyễn Thị Ng. (45 tuổi, Phú Thọ); Nguyễn Văn Th. (53 tuổi, Quảng Ninh) bị tắc ruột do bã thức ăn. Đặc biệt, chúng tôi thấy, hàng năm, trước dịp Trung thu thì số bệnh nhân tắc do bã thức ăn ít gặp nhưng từ sau Trung thu thì gia tăng. Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra dị vật bã thức ăn, trong đó quả hồng là một nguyên nhân (trong nghiên cứu quốc tế cũng có công bố quả hồng là một nguyên nhân). Ở Việt Nam, quả hồng là loại hoa quả có nhiều vào dịp Trung thu và sau Trung thu. Quả hồng ăn rất ngon miệng, được nhiều người yêu thích. Có nhiều bệnh nhân nói đã ăn hàng chục quả hồng một lúc. Tuy nhiên, quả hồng có hàm lượng tanin cao, gây kết dính các mảnh thức ăn, nhất là chất xơ, bã trong thức ăn ở dạ dày dễ tạo nên một cục thức ăn lớn mà không thể tiêu hóa được. Cục thức ăn có thể tồn tại lâu ngày ở dạ dày gây ra loét dạ dày, chảy máu, đầy bụng,  khó tiêu. Có bệnh nhân, cục thức ăn trôi được xuống ruột non thì bị tắc nghẽn ở đó gây ra biến chứng tắc ruột phải cấp cứu.

Những yếu tố nguy cơ khác làm cho dễ hình thành cục bã thức ăn gồm: cắt dạ dày bán phần, đái tháo đường, không có răng hoặc răng nhai yếu và các bệnh phối hợp khác như suy giáp, suy thận, sỏi trong gan…

di vat ba thuc anCắt cục bã thức ăn cho bệnh nhân tại Khoa Thăm dò chức năng, BV Bạch Mai.

Phương pháp điều trị mới

Để chẩn đoán cục bã thức ăn, hiện nay, nội soi đường tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Ngoài việc chẩn đoán, nội soi còn giúp điều trị. Trước đây, những bệnh nhân có cục bã thức ăn thường phải mổ. Tuy nhiên, ngày nay, cục bã thức ăn có thể xử trí qua nội soi bằng cách cắt ra thành miếng nhỏ, sau đó khối bã sẽ được đẩy xuống ruột già và ra ngoài một cách tự nhiên.

Phương pháp cắt cục bã thức ăn qua nội soi đã được thực hiện thành công trên nhiều bệnh nhân. Chỉ trong 4 năm qua, Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Bạch Mai đã xử trí 120 ca (trong đó có 2 ca phải cắt khối bã 2 lần). Ưu điểm của phương pháp cắt bã qua nội soi là bệnh nhân không phải nằm viện, trong quá trình nội soi dạ dày nếu phát hiện có cục bã, các bác sĩ tiến hành cắt luôn khối bã mà chỉ cần thực hiện nội soi bằng gây mê trong vòng 15 – 30 phút.

Ngoài ra, trên thế giới hiện nay còn có các phương pháp khác như uống Coca Cola, uống men tiêu chất xơ (cellulase, papain, acetycysteine)… Nhưng những phương pháp này chưa được đánh giá và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Lời khuyên của thầy thuốc

Hàng năm, cứ đến thời điểm Trung thu và sau Trung thu, nhiều bệnh nhân lại đến nội soi dạ dày có cục bã thức ăn to, gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có dị vật bã thức ăn bắt buộc phải xử trí để lấy dị vật vì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như loét gây xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột hoại tử có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng. Do đó, khi ăn quả hồng, mọi người không nên ăn quá nhiều một lúc, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ như đã nói ở trên. Nhiều bệnh nhân có cục dị vật không có triệu chứng hoặc có triệu chứng mơ hồ, giống như triệu chứng của nhiều bệnh đường tiêu hóa khác. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị, chiếm khoảng 80% bệnh nhân. Các triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, đầy bụng sau ăn, hôi miệng, chán ăn, khó nuốt và sụt cân. Khi có dấu hiệu đau thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, nôn hoặc buồn nôn, bí trung đại tiện…, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân, tránh bệnh trở nên trầm trọng, thậm chí nếu tắc ruột để lâu sẽ gây hoại tử ruột phải cắt đoạn ruột sẽ rất ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ cũng như phẫu thuật mổ mở sẽ rất phức tạp.

Dựa vào các triệu chứng có thể gợi ý vị trí cục dị vật: dị vật ở thực quản thì sẽ gây ra khó nuốt, nuốt đau, trào ngược và đau sau xương ức; dị vật ở dạ dày sẽ gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn, loét dạ dày, chảy máu dạ dày hoặc tắc ruột. Cục dị vật do ăn ở ruột non thường gây ra triệu chứng bán tắc ruột hoặc tắc ruột.

 

Triệu chứng của tắc ruột do dị vật bã thức ăn

Đau bụng: Luôn là triệu chứng khởi phát của bệnh. Tính chất đau điển hình trong tắc ruột là đau thành cơn. Cơn đau có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột, dữ dội, bắt đầu ở vùng rốn hoặc mạng sườn và nhanh chóng lan toả khắp ổ bụng. Trong tắc ruột do bít tắc, đau bụng thường thành cơn điển hình, ngoài cơn thấy không đau hoặc đau nhẹ.

Nôn: Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn dịch mật, muộn hơn thì chất nôn có thể giống như phân.

Bí trung, đại tiện: Do tắc ruột gây nôn nên dẫn đến tình trạng mất nước, nôn càng nhiều, thời gian càng kéo dài thì tình trạng mất nước, rối loạn điện giải càng trầm trọng (mắt trũng, môi khô, da nhăn, nước tiểu ít, thậm chí là có dấu hiệu sốc).

Ngoài ra, trong cơn đau thấy quai ruột nổi gồ và di chuyển trên thành bụng. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của tắc ruột cơ học. Nhưng khi không có dấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột.

Dấu hiệu tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột: Là dấu hiệu có giá trị tương đương dấu hiệu rắn bò trong chẩn đoán tắc ruột cơ học.

Bụng trướng nhưng mềm, đôi khi có phản ứng thành bụng khu trú trên quai ruột bị xoắn nghẹt, gõ vang ở giữa bụng do chồng hơi, có thể có dấu hiệu gõ đục vùng thấp do có dịch trong ổ bụng…

BS. Vân Ngọc – Ánh Dương

((Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội))

]]>
Sơ cứu các dạng dị vật http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-cac-dang-di-vat-10683/ Wed, 25 Jul 2018 07:59:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/so-cuu-cac-dang-di-vat-10683/ [...]]]>

Dị vật ở mắt

Nếu bị dị vật rơi vào mắt, hãy thử rửa trôi nó bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Dùng chén rửa mắt hoặc cốc nhỏ, sạch đặt sao cho vành miệng cốc nằm trên xương ở nền hốc mắt, chớp mắt nhiều lần trong nước để dị vật tự trôi ra.

Để giúp đỡ người khác:

• Rửa tay sạch.

• Để người đó ngồi ở nơi đủ ánh sáng.

• Kiểm tra mắt nhẹ nhàng để tìm dị vật bằng cách kéo mí mắt ở dưới xuống và yêu cầu người đó nhìn lên. Sau đó giữ mí mắt trên trong khi người đó nhìn xuống.

• Nếu dị vật nằm ở lớp màng nước trên bề mặt của mắt, hãy thử rửa trôi nó ra ngoài.

Cảnh báo:

• Không cố lấy dị vật đã đâm vào nhãn cầu.

• Không dụi mắt.

• Không cố gắng lấy dị vật lớn làm khó 
nhắm mắt.

Gọi bác sĩ khi:

• Bạn không thể lấy dị vật.

• Dị vật đâm vào nhãn cầu.

• Người bị dị vật trong mắt có thị lực 
bất thường.

• Đau, đỏ hoặc cảm giác có dị vật trong mắt vẫn còn sau khi dị vật được lấy ra.

Dị vật mũi

Nếu có dị vật bị kẹt trong mũi:

• Không thăm dò mũi bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác.

• Không cố hít dị vật bằng cách hít vào thật mạnh. Thay vào đó, hãy thở bằng miệng cho đến khi dị vật được lấy ra.

• Thở ra nhẹ nhàng để thử đẩy dị vật ra, nhưng đừng thở mạnh hoặc liên tục. Nếu chỉ một bên lỗ mũi có dị vật, bịt lỗ mũi kia lại và thở ra nhẹ nhàng ở bên mũi có dị vật.

• Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng gắp ra bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Không cố gắng lấy dị vật không nhìn được hoặc không dễ gắp.

• Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ cở y tế nếu các biện pháp trên thất bại.

Dị vật trong tai

Thường thì bạn sẽ biết nếu có vật gì mắc kẹt trong tai, song trẻ nhỏ có thể không nhận biết được điều này. Nếu dị vật mắc trong tai:

1Loại dị vật bất động: Hạt thóc, hạt bắp… có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai làm cho tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau, ho (do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh Phế Vị).

• Không dùng dụng cụ để thăm dò tai. Làm vậy có thể gây nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong tai và gây tổn thương những cấu trúc mỏng manh của tai giữa.

• Nếu dị vật nhìn thấy rõ, mềm và có thể gắp ra bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Nếu dị vật cứng, tròn… dùng kẹp gắp có thể bị trơn và đẩy dị vật vào sâu hơn. Trường hợp này, dùng cây móc hoặc móc dái tai, luồn sát thành ống tai ra phía sau dị vật, nhẹ nhàng kéo ra.

• Thử sử dụng trọng lực. Nghiêng đầu về bên tai có dị vật. Đừng đập vào đầu, song hãy lắc đầu nhẹ nhàng theo hướng mặt đất để cố làm cho dị vật rơi ra.

• Dùng nước ấm (370C) bơm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đi theo thành trên ống tai ra phía sau dị vật và đẩy dị vật từ trong ống tai ra ngoài.

Ghi chú: Không bơm nước tia thẳng vào dị vật vì có thể làm dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn. Không nên bơm nước vào tai nếu dị vật thuộc loại thấm nước vì sẽ gây nên phình to hơn.

2Loại dị vật cử động: Kiến, ruồi… khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi chóng mặt. Các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt, có thể gây biến chứng bị cắn, đâm rách màng nhĩ.

Nếu chúng còn sống, không nên gắp ra ngay, đụng vào chúng sẽ sợ càng chui sâu hơn, vừa khó lấy ra, vừa đau. Loại gián thường chui đầu vào trước, ngạnh và gai chân bị vướng nên không sao chui ra được. Có trường hợp gián bị gắp đứt cả bụng và chân mà vẫn mắc đoạn thân ở lại, chúng càng phản ứng và cào xước da ống tai, màng nhĩ. Trường hợp này, cần phải làm cho côn trùng sợ và chui ra hoặc giết chết bằng cách nhỏ cồn nhẹ hoặc rượu, dầu phộng hoặc thuốc nhỏ tai có vị đắng… (không được dùng xăng, dầu hôi… có thể gây bỏng ống tai…). Khi côn trùng đã chết, râu, ngạnh xẹp lại, dùng kẹp nhổ gắp hoặc bơm tia nước đẩy ra.

Nếu các phương pháp trên thất bại hoặc người bệnh tiếp tục bị đau ở tai, giảm thính giác hoặc cảm giác có vật gì đó mắc trong tai, hãy đến cơ sở y tế.

Dị vật xuyên da

Dùng nhíp để lấy các dằm gỗ hoặc sợi thủy tinh, các mảnh thủy tinh vỡ hoặc các dị vật khác ra khỏi da bạn.

• Rửa sạch chỗ đó bằng xà phòng và nước.

• Khử trùng kim khử dị vật bằng cách hơ trên lửa trong vài giây hoặc rửa bằng cồn.

• Dùng kim nhẹ nhàng gẩy đầu dị vật ra.

• Dùng nhíp để gắp dị vật. Kính lúp có thể giúp bạn nhìn dị vật rõ hơn.

• Rửa sạch và lau khô vùng da bị dị vật đâm vào. Bôi thuốc mỡ kháng sinh

• Nếu dị vật không lấy ra được dễ dàng hoặc ở gần mắt, hãy đến cơ sở y tế.

]]>