đi bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 07 Aug 2018 05:47:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đi bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tại sao suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-suy-gian-tinh-mach-nen-di-bo-14296/ Tue, 07 Aug 2018 05:47:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-suy-gian-tinh-mach-nen-di-bo-14296/ [...]]]>

Đi bộ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Với nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, các triệu chứng thường gặp phải là nặng chân, căng tức, đau nhức chân, phù chân về chiều, dị cảm ( cảm giác bồn chồn như kiến bò), thường làm cho bệnh nhân có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Suy nghĩ đi bộ làm nặng thêm, trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch là một suy nghĩ sai lầm do:

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10p để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kết hợp đi bộ thể dục và sử dụng cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi ( Butcher Broom)  đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh Suy giãn tĩnh mạch.

Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay, Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) thành phần chính là aescin (escin). Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy Aescin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Lợi ích điều trị cũng được xác nhận qua nhiều thực nghiệm trên  các mô khác nhau, cho thấy đặc tính chống phù nề, chống viêm và tăng cường thành mạch, chủ yếu là liên quan đến cơ chế phân tử của chất chung gian, cải thiện xâm nhập của các ion vào hệ  thống mạch, nâng cao trương lực tĩnh mạch.

Chiết xuất từ cây  đậu chổi – Butcher’s broom (Ruscus aculeatus) với hoạt chất chính ruscogenin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng phù nề cẳng chân ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chiết xuất Ruscus aculeatus đã được thực hiện bởi Vanscheidt W1 trên các bệnh nhân suy tĩnh mạch chân mạn tính, cho thấy khả năng dung nạp tốt, những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể (tuần 12).

Chị Phạm Nghiệp (1976) cho biết: sau 3 tháng sử dụng sản phẩm kết hợp giữa cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi, cùng với việc tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, bệnh suy giãn tĩnh mạch của chị đã được kiểm soát. Chị đáp ứng tốt với sản phẩm nên chỉ sau 2 tuần đã thấy đỡ nặng chân, không còn bồn chồn, nặng chân hay đau nhức. Sau 3 tháng, chị rất hài lòng, thoải mái với đôi chân của mình.

DULCIT  là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính, với sự kết hợp tuyệt vời của các chiết xuất hoàn toàn tự nhiên: chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất Butcher’s broom và lá witch hazel.

DULCIT là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp tại Pháp, nguồn nguyên liệu organic được kiểm nghiệm chặt chẽ từ giống, nguồn đất, nước, tới dây truyền sản xuất tiên tiến đạt chuẩn châu âu sản xuất bởi nhà máy Holistica nổi tiếng trên 30 quốc gia trong vòng 30 năm.

Phân phối tại Việt Nam bởi công ty TNHH dược phẩm VNP

Địa chỉ: Số 91+92 lô A3, khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Website: http://dulcit.vn/

Tư vấn: 1900 54 55 18 / 0915 34 36 35

GPQC số : 2384/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

]]>
Có nên đi bộ khi đang thoái hóa khớp gối? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-di-bo-khi-dang-thoai-hoa-khop-goi-13109/ Sun, 29 Jul 2018 14:53:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-nen-di-bo-khi-dang-thoai-hoa-khop-goi-13109/ [...]]]>

Nguyễn Thị Thu (Hà Tĩnh)

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa của khớp gối và đa số người cao tuổi đều mắc. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Trong trường hợp bị thoái hóa nặng, khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư. Vì thế nếu bác bị thoái hóa khớp gối, bác nên dừng đi bộ. Bác nên chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe đạp, dưỡng sinh. Đặc biệt, dưỡng sinh là môn thể thao rất tốt cho người già vì các động tác được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân. Tuy nhiên, khi tập thể dục, người cao tuổi cần tránh những động tác mạnh như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, vì những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối.

BS. Thanh Xuân

]]>
Cách đi bộ đúng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-di-bo-dung-11766/ Wed, 25 Jul 2018 12:13:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-di-bo-dung-11766/ [...]]]>

Cả nhà tôi tối nào cũng dành thời gian đi bộ. Nhưng tôi được biết đi bộ đúng cách thì mới có tác  dụng cho sức khỏe. Xin bác sĩ tư vấn cho cách đi bộ như thế nào là  đúng?

Vũ Hải Thu (Nghệ An)

Giữ thân hình thẳng khi đi bằng cách nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất và xương sống giữ cho thẳng. Vai thả lỏng. Cùi chỏ co thành góc 90 độ. Đánh hai bàn tay từ ngực tới xương hông để cho cánh tay di chuyển theo nhịp bước. Thóp các cơ bụng lại để cho trọng lực dồn lên khung xương sườn và lên phần lưng dưới. Khi đi, bàn chân uốn cong đều từ gót bàn chân cho tới phần tròn nơi các ngón chân để giữ sự thư giãn cho bàn chân. Đừng lê cả bàn chân xuống đất trước khi bước đi. Muốn đi nhanh hơn, bạn hãy bước nhanh hơn, bạn nên thực hiện các bước làm ấm người, kéo giãn toàn bộ các gân khớp sau đây: Xoay tròn nhẹ nhàng hông, cánh tay và mắt cá chân; Bước tại chỗ, nâng đầu gối lên cao, cùng lúc đó một tay đưa thẳng ra trước, một tay đưa thẳng ra sau để giữ cân bằng; Đứng nhón các ngón chân để làm ấm phần cẳng chân. Bắt đầu bằng đi bộ chậm, sau đó dần dần đi theo tốc độ trung bình. Bạn cũng cần tăng dần chiều dài của lộ trình. Đầu tiên bạn đi trong 20 phút, sau đó tăng lên 45 phút hoặc 60 phút, ít nhất 3 lần một tuần. Bạn có thể thực hiện công việc đi bộ hằng ngày một cách an toàn vì không cần phải nghỉ ngắt quãng để cho các cơ bắp có thời gian phục hồi lại.

ThS. Hà Hùng Thủy

]]>
Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơi http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-benh-tai-khi-di-boi-11257/ Wed, 25 Jul 2018 09:15:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngan-chan-benh-tai-khi-di-boi-11257/ [...]]]>

Nhưng trong khi bơi nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập vào tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các bệnh tai của người bơi. Viêm tai ngoài cấp tính là bệnh thường gặp ở người hay bơi lội. Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần biết một số cách xử trí cơ bản.

Các triệu chứng bệnh tai ở người đi bơi lội

Bệnh tai khi đi bơi biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng nhẹ bao gồm da có màu ửng đỏ; ngứa nhẹ; đau khi chạm vào hoặc kéo tai. Các triệu chứng trung bình bao gồm có rất nhiều vết đỏ trong da ống tai; tăng đau tai; ngứa nặng; chảy nước hoặc mủ tai. Triệu chứng nghiêm trọng bao gồm đau không chịu nổi có thể khu trú ở tai hoặc có thể lan tới hàm, mặt, đầu và cổ; nghẽn ống tai hoàn toàn; sốt; sưng đỏ và sưng lan ra tai ngoài; sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơiBơi là một cách tập luyện thể dục tuyệt vời nhưng nếu không được bảo vệ thích hợp, nước xâm nhập tai, tồn đọng và bị mắc kẹt bên trong ống tai tạo cơ hội phát triển các bệnh tai.

Cách gì ngăn chặn bệnh?

Tránh kích ứng tai: Nhiều người trong chúng ta có thói quen nhét vào ống tai chồi bông và các đồ vật khác. Đây không phải là một thói quen lành mạnh và nên tránh bằng mọi giá. Điều này có thể gây kích thích lớp niêm mạc của ống tai và làm cho nó dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Điều tốt nhất là vệ sinh tai ngoài bằng khăn mềm và không bao giờ chèn bất kỳ thứ sắc bén nào vào tai.

Chắc chắn rằng bơi trong nước sạch: Để tránh bị nhiễm khuẩn tai khó chịu, cố gắng hết sức để bơi trong nước sạch. Bơi trong nước nhiễm bẩn có số lượng vi khuẩn cao có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Luôn đảm bảo kiểm tra chất lượng nước là an toàn và tránh bơi khi nghi ngờ về ô nhiễm môi trường nước.

Rửa khô và sạch sẽ sau khi bơi: Sau khi bơi, nghiêng đầu sang hai bên để tai có thể ráo nước. Hãy tắm sau đó và lau tai. Bạn có thể sử dụng khăn sạch hoặc máy sấy tóc để làm khô hoàn toàn tai. Điều này làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn tai. Có một số lời khuyên nên dùng một ít rượu để làm khô tai nhưng đừng lạm dụng nó. Việc sử dụng cồn quá nhiều làm nhạy cảm da của tai có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Chăm sóc da tai: Da trong ống tai có nhiệm vụ ngăn ngừa bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào để duy trì sự toàn vẹn của ống tai. Nếu da trong ống tai bị hư hỏng, khô hoặc nứt, là yếu tố làm dễ cho nhiễm khuẩn. Các bệnh lý da như eczema và viêm da có thể ảnh hưởng đến vùng da khu vực này và có nhiều cơ hội phát triển bệnh tai của người bơi lội.

Chú ý đến ráy tai: Ráy tai có tác dụng để bảo vệ tai khỏi bị nhiễm khuẩn. Ráy tai đẩy nước và không cho phép nước tồn đọng trong ống tai. Nhưng quá nhiều ráy tai có thể dẫn đến tắc nghẽn ống tai, nếu có tình trạng ráy tai gây tắc nghẽn nặng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để giải quyết.

Một số biện pháp khác: Cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm tóc như thuốc nhuộm tóc hoặc xịt tóc. Các sản phẩm này chứa rất nhiều chất hóa học và có thể gây kích ứng da gây ra phản ứng dị ứng và nhiễm khuẩn. Để ngăn những hóa chất này đi vào tai, bạn có thể sử dụng bông nút tai trong khi nhuộm tóc hoặc xịt tóc. Những người sử dụng máy trợ thính cần phải cẩn thận hơn vì có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu bạn nghĩ mình bị ráy tai quá mức hoặc có bất kỳ bệnh nào trên da ống tai, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia tai mũi họng.

Ngăn chặn bệnh tai khi đi bơiCần chăm sóc tai đúng cách để tránh bị viêm nhiễm.

Một số cách xử trí bệnh tai khi đi bơi

Áp tai với khăn nóng và khô: Áp tai vào một khăn nóng và khô có thể giảm đau và rất hữu ích để kiểm soát các triệu chứng. Có thể làm nóng khăn trong lò vi sóng, đặt khăn trong túi niêm phong và kiểm tra nhiệt độ trước khi áp vào tai để tránh bị bỏng. Hãy cẩn thận nếu áp dụng cho trẻ nhỏ.

Hỗn hợp rượu và giấm: Trộn một ít giấm trắng và cồn 70% với lượng bằng nhau và làm ấm lên một ít. Nhiệt độ của hỗn hợp phải ở cùng nhiệt độ với cơ thể. Nhỏ hỗn hợp vào bên trong tai bằng một ống tiêm và để chất lỏng chảy ra. Hãy cẩn thận khi làm việc này và đừng cố gắng nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn tai nặng.

Liên hệ với bác sĩ tai mũi họng nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào khác. Cần tới cơ sở y tế ngay nếu có nhiều vết đỏ, sưng, chảy máu hoặc sốt. Chóng mặt, mất thính lực, yếu các cơ mặt cũng là các dấu hiệu cảnh báo và cần được chuyên gia đánh giá ngay.

Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn tai nặng dưới dạng thuốc nhỏ tai, đường uống hoặc tiêm. Những người bị suy giảm miễn dịch, có loét trong ống tai, đái tháo đường hoặc bất kỳ bệnh nặng khác cần được chăm sóc đặc biệt và điều trị các bệnh đi kèm. Phẫu thuật, thủ thuật áp tai được khuyến cáo trong những trường hợp rất nghiêm trọng để lấy sạch mủ và làm sạch ống tai.

BS. Nguyễn Hải Lê

]]>