Đề phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 18 Aug 2018 14:52:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Đề phòng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đề phòng đau mắt đỏ mùa mưa lũ http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-dau-mat-do-mua-mua-lu-15388/ Sat, 18 Aug 2018 14:52:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-dau-mat-do-mua-mua-lu-15388/ [...]]]>

Bệnh gặp phổ biến ở nước ta, thường là vào mùa hè và có thể bắt đầu vào giữa tháng 8 khi mưa kéo dài, thời tiết ẩm thấp.

Vì sao bị viêm kết mạc?

Kết mạc là một lớp niêm mạc mỏng, trong suốt, bao phủ mặt sau của mi, cùng đồ và mặt trước củng mạc. Nó liên tiếp với da mi ở bờ mi (gọi là đường xám) và liên tiếp với biểu mô giác mạc ở vùng rìa. Như vậy, kết mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên nó rất dễ bị nhiễm các yếu tố gây bệnh và ngược lại, khi bị viêm thì các yếu tố gây bệnh rất dễ phát tán ra ngoài và lây cho những người khác.

Khi có biểu hiện đau mắt đỏ, cần khám và tuân thủ điều trị, không tự ý sử dụng thuốc.

Khi có biểu hiện đau mắt đỏ, cần khám và tuân thủ điều trị, không tự ý sử dụng thuốc.

Viêm kết mạc cấp do rất nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn…), do virut (Adeno virut, virut Herpes…), do ký sinh trùng… Tuy nhiên, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thì nguyên nhân chủ yếu là do virut mà hay gặp là virut hạch (Adeno virut). Thời gian ủ bệnh (từ khi bị nhiễm đến khi xuất hiện bệnh) thường kéo dài 3 ngày.

Triệu chứng điển hình: Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ thấy mắt  ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều tiết tố ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy, tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thị lực thường không giảm (trừ khi có biến chứng viêm giác mạc).

Khám mắt sẽ thấy mi mắt sưng nề, mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề.  Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết). Kết mạc mi có thể có lớp giả mạc che phủ (gặp trong hình thái viêm kết mạc giả mạc), kết mạc mi có tổn thương nhú, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.

Rất dễ bùng phát thành dịch: Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt và tiết tố có chứa nhiều yếu tố gây bệnh. Bệnh có thể lây qua các đường: lây qua các vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật và sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó (hay gặp ở những người trong cùng gia đình, các nhà trẻ, mẫu giáo) hoặc lây qua môi trường bể bơi; ở một số nơi do vệ sinh kém (như ở một số vùng nông thôn) có thể lây qua vật trung gian là ruồi.

Lây qua đường nước bọt: nước mắt được tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua đường dẫn nước mắt (lệ đạo) để xuống mũi, họng. Ở người bị viêm kết mạc cấp, trong nước mắt có chứa rất nhiều yếu tố gây bênh, khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì yếu tố gây bệnh sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.

Điều trị thế nào?

Khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh một số trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc về nhỏ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dùng kháng sinh tra tại mắt: hiện nay, có rất nhiều kháng sinh phổ rộng như: tobrex, oflovid, okacin… Có thể tra mắt 6-8 lần mỗi ngày. Khi bệnh nhân có sốt, sưng hạch, viêm họng, một số kháng sinh có thể dùng: erythromyxin, cephalexin… Khi bệnh nhân có sốt, đau nhức có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau: paracetamon… Dùng thuốc chống viêm giảm phù nề như: alphachymotrypsine, amitase… Thuốc bổ tổng hợp, tăng cường sức đề kháng: các vitamin nhóm B,C.

Phương pháp phòng bệnh

Vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt. Khi có người bị viêm kết mạc cấp thì phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết (trẻ em nên cho nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những em khác). Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay xà phòng.

Bệnh viêm kết mạc cấp có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần không để lại di chứng gì, tuy nhiên, nó có thể gây ra một số hậu quả: ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Bệnh có thể gây nên tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài và có thể lây lan thành dịch làm cho nhiều người cùng bị bệnh.

 

Hiện mới bắt đầu vào mùa mưa lũ, vệ sinh phòng dịch nếu không được chuẩn bị và thực hiện tốt rất dễ dẫn đến bùng phát dịch đau mắt đỏ. Đặc biệt nguy hiểm khi có nhiều trường hợp bị viêm loét giác mạc do điều trị không đúng, tự dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, thuốc có thành phần là dexa… Dùng thuốc có chứa thành phần này ở giai đoạn sớm của đau mắt đỏ do virut có thể làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Chính vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị và giữ gìn vệ sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

 

BS. Lê Xuân

]]>
Đề phòng viêm khớp phản ứng “ghé thăm” http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-viem-khop-phan-ung-ghe-tham-10336/ Wed, 25 Jul 2018 06:48:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-viem-khop-phan-ung-ghe-tham-10336/ [...]]]>

Những ai dễ mắc bệnh viêm khớp phản ứng?

Bệnh có thể gặp ở cả 2 giới nhưng nam giới mắc bệnh nhiều hơn, lứa tuổi mắc bệnh từ 20-50 tuổi. Bệnh thường gặp trên cơ địa bệnh nhân mang kháng nguyên HLA-B27, đây không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng là 1 yếu tố thúc đẩy mắc bệnh. Viêm khớp phản ứng cũng thuộc nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, nhóm này bao gồm các bệnh viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm đại trực tràng chảy máu…

Biểu hiện của viêm khớp phản ứng.

Biểu hiện của viêm khớp phản ứng.

Yếu tố gen – Nguyên nhân căn bản trong cơ chế bệnh sinh

Một vài loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng, nhất là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết  niệu sinh dục hoặc đường tiêu hóa: Salmonelle, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia, chlamydia trachomatis. Một vài virut cũng được cho là nguyên nhân của viêm khớp phản ứng như: Rubella, virut viêm gan, Parvovirus, HIV… nhưng hiếm hơn.

Yếu tố gen đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp phản ứng. Có đến 65% – 80% bệnh nhân viêm khớp phản ứng có kháng nguyên HLA- B27

Tuy nhiên có khoảng 20% các trường hợp viêm khớp phản ứng không tìm thấy nguyên nhân.

Triệu chứng và những thương tổn khi mắc bệnh

Biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, có thể gầy sút

Biểu hiện ở hệ cơ xương khớp: Viêm một khớp hoặc vài khớp, không đối xứng, thường gặp các khớp ở chi dưới như: khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, có thể có biểu hiện ngón chân hình khúc dồi. Ngoài ra có thể gặp ở các khớp ở cột sống, khớp cùng chậu, khớp vai, khớp khuỷu… Viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân, nhất là gân gót và mắt cá chân

Thương tổn da và niêm mạc: Các tổn thương viêm niêm mạc miệng, lưỡi, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang – niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt

Thương tổn mắt: có thể có đỏ mắt, sợ ánh sáng, đau hốc mắt. Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc hoặc thậm chí loét giác mạc

Bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm đường tiết niệu – sinh dục hoặc đường tiêu hóa trong vòng 01 tháng trước khi có biểu hiện viêm khớp phản ứng. Tuy nhiên có khoảng 10% các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, bệnh nhân dễ bỏ qua (hay gặp ở nữ.).

Sau mổ cần tập luyện để phòng ngừa teo cơ, dính khớp.

Sau mổ cần tập luyện để phòng ngừa teo cơ, dính khớp.

Điều trị thế nào?

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì tập vật lý trị liệu sớm là biện pháp quan trọng ngăn ngừa các biến chứng teo cơ, cứng khớp

Điều trị các tổn thương ngoài khớp: các tổn thương da tăng sừng: các chế phẩm có corticosteroid và/hoặc acid salicylic dùng đường tại chỗ

Tiên lượng của bệnh viêm khớp phản ứng nói chung là tốt, đa số trường hợp viêm khớp thuyên giảm sau vài tuần, hoặc vài tháng. Một tỷ lệ nhỏ BN bị tái phát thành nhiều đợt, viêm tiết niệu –  sinh dục, viêm đường tiêu hóa cũng có thể tái diễn. Ở bệnh nhân có HLA-B27 (+) thì tỉ lệ  tái phát và tiến triến thành mạn tính thường cao hơn. Có khoảng 15-30% tiến triển mạn tính thành viêm cột sống dính khớp.

Quan trọng là phòng ngừa

Việc vệ sinh phòng ngừa rất quan trọng, chế độ ăn uống vệ sinh tránh những nhiễm khuẩn đường ruột, tránh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, sinh dục. Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện khớp sau giai đoạn đau viêm khớp để tránh teo cơ, dính khớp.

PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng

]]>