dạy trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 09:44:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dạy trẻ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm dạ dày trẻ em và nỗi ám ảnh của vi khuẩn HP http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-day-tre-em-va-noi-am-anh-cua-vi-khuan-hp-11321/ Wed, 25 Jul 2018 09:44:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-day-tre-em-va-noi-am-anh-cua-vi-khuan-hp-11321/ [...]]]>

Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ và triển khai rộng rãi của các k thuật xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày, rất nhiều trường hợp được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiểu biết của phụ huynh còn chưa đầy đủ, cùng với gần đây tại một số phòng khám tư nhân, có sự cảnh báo “quá lên” của một số thầy thuốc mà vi khuẩn HP đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy HP có thực sự nguy hiểm; Khi nào thì cần xét nghiệm tìm HP; Khi nào thì cần điều trị và đau bụng trẻ em có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về những băn khoăn trên.

Sơ lược về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP

HP (Helicobacter Pylory) là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm.

Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10 – 18 tuổi và lên tới 50-60% ở người trên 60 tuổi.

Tại các nước đan phát triển  trong  đó có Việt Nam  60 – 80%  trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP,  do vậy việc  chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu… chỉ để chẩn đoán nhiễm HP hay không là một sự lạm dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận là  chính vì xác suất con bạn dương tính với HP là rất cao. Vậy khi nào cần xét nghiệm HP sẽ bàn ở mục sau.

Những câu hỏi cần lời đáp về HP

Con có bị lây HP từ cha mẹ?

Vì HP lây nhiễm theo đường miệng – miệng, phân – miệng, nên các thành viên trong gia đình có thói quen  ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.

Trẻ bị đau bụng có cần đi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP không?

Có thể  nói, đau bụng trẻ em là một chủ đề rất khó trong thực tiễn lâm sàng của các bác sĩ nhi. Đau bụng mạn tính ở trẻ em rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau và hầu hết là lành tính. Ví dụ đau bụng chức năng, đau bụng do giun, do tâm lý, do biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ xác định xem bé đau bụng vì nhóm nguyên nhân nào trước khi có quyết định cho bé xét nghiệm tìm HP hay không.

Khi nào thì cần cho trẻ đi tìm vi khuẩn HP?

Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm khi: Trẻ có loét đường tiêu hóa phát hiện qua nội soi hay chụp Xquang cản quang; Trẻ có bố mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày; Trẻ có thiếu máu thiếu sắt đã điều trị đầy đủ theo phác đồ nhưng không đáp ứng và không tìm thấy nguyên nhân nào khác; Trẻ đau bụng mạn tính gợi ý do viêm loét dạ dày, tá tràng với các triệu chứng: cơn đau kéo dài (trẻ ôm bụng khóc, tái nhợt, nằm im), đau liên quan tới bữa ăn (trước, sau ăn), kèm theo hay ợ, ói, rối loạn tiêu hóa kéo dài hay đau rõ vùng thượng vị; Ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Các phương pháp tìm vi khuẩn HP

Các  phương pháp xâm lấn (qua nội soi dạ dày): Sinh thiết làm mô bệnh học, test urease, nuôi cấy, PCR. Được chỉ định khi trẻ có gợi ý của bệnh viêm dạ dày – tá tràng. Thông qua nội soi bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc dạ dày ở nhiều vị trí khác nhau để tìm vi khuẩn HP. Nhược điểm của phương pháp này là thường phải gây mê. Đâyy là điều mà phụ huynh lo lắng nhất, vì vậy hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về chỉ định và phương pháp nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực tiếp quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để đánh giá có bị tổn thương hay không, tổn thương nặng hay nhẹ. Trong một số trường hợp phải nội soi để cấp cứu: chảy máu dạ dày – tá tràng chẳng hạn.

Các phương pháp không xâm lấn:

Test hơi thở (thổi bóng hay thổi thẻ): Phương pháp này chỉ làm được ở trẻ lớn đã biết nuốt nguyên viên thuốc. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Bệnh nhân sẽ được cho uống một loại thuốc (viên nang hoặc dung dịch) có chứa một đồng phân ít gặp của carbon là đồng phân phóng xạ C-14 hoặc không phóng xạ là C-13. Trong vòng từ 10-30 phút có thể định lượng được lượng đồng vị carbon đánh dấu trong hơi thở và điều này chỉ ra rằng có sự tồn tại của Urease (enzyme mà vi khuẩn HP tiết ra để phân hủy Urea trong dạ dày và gây độc niêm mạc dạ dày) trong dạ dày và do đó nhận biết có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Tìm kháng nguyên HP trong phân, tìm kháng thể trong nước tiểu và nước bọt, tìm kháng thể trong huyết thanh (xét nghiệm máu). Mỗi phương pháp có độ đặc hiệu, độ nhạy khác nhau. Xét nghiệm máu chỉ dùng để nghiên cứu chứ không dùng để xác định tình trạng hiện tại và giúp cho điều trị.

Xét nghiệm phân và hơi thở nhằm xác định có hay không nhiễm HP ở thời điểm hiện tại, và theo dõi kết quả điều trị diệt HP.

Sinh thiết dạ dày và các test hơi thở, phân… chỉ thực hiện khi ngừng tất cả các thuốc liên quan tới dạ dày (các thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần (nhóm PPI như omeprazole, esomeprazole…, các kháng sinh ít nhất 4 tuần) nếu không sẽ cho kết quả không chính xác (âm tính giả).

Khi nào xác định chắc chắn bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày?

Tiêu chuẩn vàng là nuôi cấy HP dương tính. Nếu không nuôi cấy được thì  phải có một mẫu giải phẫu bệnh dương tính kèm theo ít nhất 1 trong 3  test sau dương tính: Clo test; Test kháng nguyên phân; Test hơi thở

Như vậy theo tiêu chuẩn quốc tế, để chẩn đoán một em bé bị nhiễm HP, các điều kiện khá chặt chẽ chứ không phải cứ thổi vào máy ra dương tính là đã chẩn đoán và kê kháng sinh hàng loạt như hiện nay nhiều phòng khám, bệnh viện vẫn làm.

Khi nào thì cần điều trị HP?

Chỉ điều trị kháng sinh diệt HP trong những tình huống sau: Tất cả các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng (xác định qua nội soi) mà có HP (+); Trẻ trước đây có loét dạ dày, hành tá tràng hiện nay không loét không đau nhưng có vi khuẩn HP (+) vẫn nên điều trị; Viêm teo dạ dày kèm theo chuyển sản ruột; Trẻ có tổn thương viêm trên nội soi, HP (+) và có cha/mẹ bị loét hay ung thư dạ dày. Nếu không có tiền căn gia đình thì cân nhắc điều trị (bởi chỉ định này dễ bị lạm dụng nhất).

Khi trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý viêm loét dạ dày, tá tràng, làm các test không xâm lấn (phân, hơi thở) dù có dương tính nhưng cần phải tiến hành nội soi chẩn đoán trước khi quyết định điều trị. Trên thực tế điều này khó vì không phải trẻ nào cũng soi được.

Đối với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt và giảm tiểu cầu thì tự miễn kháng trị vi khuẩn HP.

Lộ trình điều trị viêm dạ dày do HP

Khi đã quyết định điều trị viêm dạ dày HP (+). Con bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài, thường là 2-3 tháng. Trong đó 2 tuần đầu sẽ phải dùng tới 2 loại kháng sinh, 1 loại  giảm tiết acid dịch dạ dày.  Có nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo vùng và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Với các thuốc giảm tiết acid dịch vị như omeprazole, esomeprazole… ngoài tác dụng làm giảm độ acid trong dịch vị, nó có tác dụng phụ gây loãng xương nếu dùng thời gian dài. Tác dụng kiềm hóa dịch vị dẫn tới giảm khả  năng bảo vệ của hàng rào  dịch vị với cơ thể, vi khuẩn có thể sống sót vượt qua dạ dày gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em.

Việc sử dụng nhiều kháng sinh trong thời gian dài dễ gây các tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột, tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc của  các loài vi khuẩn.  Do vậy việc chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày do HP phải hết sức cẩn thận và chỉ điều trị khi có đầy đủ các căn cứ, chứ không thể chỉ định xét nghiệm và điều trị tràn lan như hiện nay.

Một điều lưu ý đối với bệnh nhân là: không phải cứ uống kháng sinh là sẽ diệt được HP. Bởi theo thời gain cùng với sự lạm dụng kháng sinh bừa bãi, HP ngày càng khó trị. Tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng cao. Điều này  khiến cho các nhà lâm sàng phải tạo ra nhiều công thức tiệt trừ HP bằng cách phải dùng đến những loại kháng sinh mạnh hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Theo thống kê, vi khuẩn HP kháng metronidazloe lên tới 70% ở các nước đang phát triển, 33% ở châu Âu, 20-50% ở Mỹ. Tương tự như vậy clarithromycin HP cũng đã kháng với tỉ lệ cao.

Việc diệt trừ HP có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các yếu tố dẫn tới thất bại phải kể đến: Tình trạng kháng kháng sinh; Tuân thủ điều trị và cơ địa chuyển hóa thuốc, đặc biệt ở trẻ em; Bản thân vi khuẩn độc lực quá mạnh.

Ngoài ra, sau khi điều trị rồi thì vẫn có khả năng tái nhiễm HP. Với lối sinh hoạt của người dân Việt Nam thì khả năng tái nhiễm là  khá cao. Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, có tới 13% người lớn bị tái nhiễm, trẻ em là 2% trong vòng một năm.

BS. Trần Văn Công

]]>
Dạy trẻ về “vùng cấm” để tránh bị xâm hại http://tapchisuckhoedoisong.com/day-tre-ve-vung-cam-de-tranh-bi-xam-hai-10100/ Wed, 25 Jul 2018 05:03:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/day-tre-ve-vung-cam-de-tranh-bi-xam-hai-10100/ [...]]]>

Làm cha mẹ, ai là người không lo lắng khi con một mình ra đường? Ai là người không thót tim khi con bước chân đi và thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bóng dáng con từ xa an toàn và vui vẻ. Ai là người không giật mình khi đọc những tin tức giật gân trên mạng, trên báo chí?

Hướng dẫn trẻ nhận biết khu vực “cấm địa” không được cho ai động vào trừ cha mẹ là cần thiết.

Vậy làm sao để con an toàn?

Vâng, việc đơn giản nhất là dạy con tự vệ.

Có vô khối cách được các mẹ đưa ra:

– Cho con đi học võ.

– Dạy con cắn vào tay kẻ nào chạm vào mình.

– Dạy con không tiếp xúc với người lạ.

– Dạy con…

Sau đây, tôi sẽ liệt kê ra một số những kiến thức trẻ cần biết để phòng tránh xâm hại.

1. Các bé cần học về những “vùng cấm” trên cơ thể

Cha mẹ có thể mua cho con đồ lót vừa người và dặn con: Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực cấm địa. Tuyệt đối con không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.

2. Các bé cần được biết cách ứng xử lịch sự và có khoảng cách

Cha mẹ có thể dạy con quy tắc 3 vòng tròn như sau:

Bên trong vòng màu xanh ở chính giữa có bố mẹ đẻ. Đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực đồ lót.

Phần giữa vòng màu xanh và vàng là khu vực của người nhà, đó là ông bà, anh chị em… Những người đó chỉ được cầm tay con, hạn chế tối đa động vào khu vực khác.

Giữa vòng vàng và đỏ là những người quen (hàng xóm, bạn bố mẹ…) con chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể.

Bên ngoài vòng màu đỏ là người lạ. Tuyệt đối xua tay nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn.

Quy tắc 3 vòng tròn cha mẹ cần dạy con.

3. Các bé cần học cách ứng xử phù hợp với người lạ

Cha mẹ cần dạy con không mở cửa cho khách khi bố mẹ không có nhà. Lịch sự trả lời khách rồi rút về phòng riêng.

Nếu đi trên đường mà có người rủ rê con thì tuyệt đối không đi theo. Nếu họ đi theo con thì con nên chạy đến hỏi đường chú công an. Nếu không có chú công an ở gần đó thì chạy lại phía các bà già. Cần thiết thì đưa bà qua đường. Kẻ gian (nếu có) sẽ nghĩ là con gặp người thân và bỏ đi.

4. Các bé cần biết cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt

Các bé hô lớn là “cháy nhà”. Câu hô này sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao ra ngoài để xem. Kẻ gian nghe thấy giật mình sợ hãi nên có thể giật tay ra và chạy thật nhanh.

Các bé cũng có thể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa của bụng kẻ gian. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh sẽ làm kẻ gian đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi.

TS. VŨ THU HƯƠNG

]]>
Lớp học miễn phí dạy trẻ cách tránh bị xâm hại tình dục http://tapchisuckhoedoisong.com/lop-hoc-mien-phi-day-tre-cach-tranh-bi-xam-hai-tinh-duc-10099/ Wed, 25 Jul 2018 05:03:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lop-hoc-mien-phi-day-tre-cach-tranh-bi-xam-hai-tinh-duc-10099/ [...]]]>

Tại đây, các giáo viên sẽ dạy cho trẻ kĩ năng phòng vệ khỏi xâm hại. Từ những nguyên tắc cần áp dụng triệt để để phòng tránh cho đến cách ứng phó khi gặp kẻ xấu.

Dự kiến, buổi học sẽ kéo dài trong 2,5 giờ đồng hồ (từ 9h30 đến 12h00). Học sinh sẽ được học các nguyên tắc, được thực hành thành thục.

Chương trình này là một hoạt động cộng đồng của Trường Tiểu học Nhi Đồng dành cho tất cả các bạn từ 5, 6, 7 tuổi trên địa bàn Hà Nội.

Xem thêm: Truyền hình trực tuyến ngay tại Hội báo toàn quốc: Nuôi con an toàn, phòng chống xâm hại tình dục

8 sai lầm bố mẹ đẩy con vào vòng nguy hiểm

Chuyên gia dạy trẻ cách tự thoát khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục

 

xâm hại tình dụcTS. Vũ Thu Hương hướng dẫn trẻ cách thoát khỏi người lạ khống chế mình. Ảnh: Zing.vn

Theo TS. Vũ Thu Hương, Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, những kiến thức về giáo dục giới tính cần được hướng dẫn cho trẻ ngay từ khi các cháu còn rất là nhỏ. Từ 3 tuổi trẻ đã được học những kỹ năng đó, đến lên 6 tuổi các con đã cần phải biết chúng ta sinh ra từ đâu và lên tới lớp 4,5 các con đã phải biết gần như là hết. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải trang bị cho các con kiến thức theo đúng khoa học. Bố mẹ thường hay né tránh vấn đề về giới tính, coi đó là chuyện tế nhị nhưng điều đó là hoàn toàn không nên.

“Lên cấp 2 các con đã phải biết đến những biện pháp tránh thai, những vấn đề thủ dâm…. Khi con đã học lên cấp 2, các bố mẹ đã có thể hỏi các câu như biểu hiện có thai là gì, bao cao su dùng để làm gì…. Liên tục hỏi các câu như vậy sẽ khiến các con có kỹ năng tốt hơn. Không phải lúc nào chúng ta cũng trông đợi vào nhà trường mà gia đình cần phải dạy con nhiều hơn, chủ động hơn.

“Nếu không có kiến thức, kỹ năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Nhiều gia đình có con trai thường chủ quan về nguy cơ xâm hại tình dục vì nghĩ rằng điều này chỉ xảy ra với bé gái, nhưng thực tế lại lại nguy hiểm hơn nhiều…”- TS. Hương chia sẻ với bạn đọc.

D.Hải

]]>
Chúc bé thông minh http://tapchisuckhoedoisong.com/chuc-be-thong-minh-10022/ Wed, 25 Jul 2018 04:57:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuc-be-thong-minh-10022/ [...]]]>

Các nghiên cứu đã chỉ ra di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến trí thông minh. Ước tính chỉ có 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, các yếu tố quan trọng khác như: môi trường sống, sự hỗ trợ của gia đình cũng giúp cho trẻ đạt tới tiềm năng của mình. Một số hỗ trợ khoa học có lợi trong việc giúp bé thông minh hơn mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho trẻ như sau:

1 Tiếp xúc sớm với âm nhạc

Các nghiên cứu cho thấy nghe nhạc có thể giúp bé tăng cường trí nhớ, phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tập trung, mục tiêu

phấn đấu và học tập tốt hơn. Howard Gardne, cha đẻ của thuyết trí thông minh đa dạng đã khẳng định có mối liên hệ giữa khả năng âm nhạc và khả năng lý luận không gian, đặc biệt là toán học. Ngoài ra, âm nhạc cũng giúp tinh thần bé luôn thư giãn, thoải mái, phát huy trí tưởng tượng, sự tự tin và cộng hưởng với mọi người xung quanh, qua đó phát triển óc sáng tạo và sự tự tin. Cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận sớm với âm nhạc, tham gia các lớp âm nhạc hay các buổi văn nghệ ở lớp học sẽ mang lại những lợi ích cho trí thông minh của trẻ.

Chúc bé thông minh

2 Khuyến khích tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục vốn có lợi cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Với trẻ em, tập thể dục không chỉ giúp bé phát triển về thể chất mà còn hoàn thiện về trí não. Nếu tập thể dục mang lại cho người lớn tinh thần minh mẫn và tràn đầy năng lượng thì với bé, nó không chỉ có tác dụng phát triển về thể chất, còn làm tăng lưu lượng máu đến não và xây dựng các tế bào não mới qua đó hoàn thiện về trí não. Nghiên cứu về con người thực hiện tại Đức đã phát hiện ra rằng người ta học từ vựng nhanh hơn 20% so với trước khi tập thể dục. Chế độ tập luyện kéo dài 3 tháng làm tăng lưu lượng máu đến vùng tập trung vào trí nhớ và học tập lên 30%. Sự tăng dung lượng, diện tích não bộ này tỉ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

3 Đọc sách cùng trẻ

Đọc sách cùng trẻ gây cho trẻ sự chú ý đến các từ. Đọc sách cùng trẻ giúp xây dựng kỹ năng đọc của trẻ. Với trẻ đang tập đọc, đừng để trẻ chỉ nhìn chăm chú vào những bức ảnh trong khi cha mẹ đọc tất cả. Đọc sách cùng trẻ là phương tiện hiệu quả nhằm thúc đẩy khả năng biết chữ sớm ngay cả đối với những trẻ có vấn đề. Đối với trẻ lớn hơn đây là một cách giúp trẻ khám phá và giải đáp các thắc mắc về thế giới. Giúp trẻ tự đặt câu hỏi rồi tự tìm câu trả lời cũng hỗ trợ bé rất nhiều trong việc học ở trường.

4 Tập thói quen ngủ đúng giờ

Ngủ đủ giấc cho cơ thể cơ hội nghỉ ngơi, não bộ sắp xếp các thông tin, bổ sung hóa chất để có thể hoạt động tiếp ngày hôm sau. Thức khuya và đi ngủ không đúng giờ giấc có thể làm trẻ kém thông minh do nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và khả năng tiếp nhận thông tin mới bị suy yếu. Đi ngủ không đúng giờ rất phổ biến khi trẻ 3 tuổi. Cứ 5 trẻ có 1 trẻ ngủ không đúng giờ. Nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ với não bộ, thu thập thông tin thói quen giấc ngủ ở trẻ 3, 5, 7 tuổi và nhận thức về không gian đối chiếu với điểm kiểm tra các bài tập đọc, làm toán. Kết quả là những trẻ không bao giờ đi ngủ đúng giờ có điểm số thấp hơn hẳn trong các bài kiểm tra đọc, làm toán và nhận thức về không gian so với các trẻ ngủ đủ giờ và có xu hướng cộng dồn, càng đi ngủ không đúng giờ hoặc trễ giờ điểm số càng thấp. Những yếu tố góp phần ảnh hưởng là trẻ có hoàn cảnh gia đình kém thuận lợi, thường không được cha mẹ đọc sách hay kể chuyện cho nghe vào giờ đi ngủ và hay xem tivi nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài ngoài ảnh hưởng đến khả năng học tập còn ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi sau này khi trưởng thành. Để trẻ em phát huy tốt nhất khả năng của mình, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có một giấc ngủ đêm đủ và thật ngon.

5 Rèn luyện tính kỷ luật

Kỷ luật có nghĩa là dạy trẻ hành vi ứng xử thích hợp, giúp trẻ thấu hiểu mỗi hành động của trẻ đều đi kèm với kết quả, hậu quả nhất định. Tính kỷ luật để giúp trẻ sống thích hợp chứ không phải là một biện pháp kiểm soát trẻ. Các nghiên cứu cho thấy sức mạnh ý chí là một thói quen quan trọng nhất cho thành công cá nhân.Trẻ có năng lực ý chí cao có thể đạt điểm cao hơn trong lớp học và được xếp vào những lớp chuyên, trường chuyên nhiều hơn. Trẻ ít nghỉ học hơn, dành ít thời gian hơn để xem truyền hình và dành nhiều giờ làm bài tập về nhà hơn. Tính kỷ luật cũng giúp dự đoán sẽ cải thiện điểm số của trẻ trong suốt năm học, trong khi IQ cao đơn thuần thì không thể. Tùy theo độ tuổi của trẻ, ba mẹ luôn cần chiến thuật cụ thể, hình thức kỷ luật trẻ thích hợp khi trẻ hành xử không đúng.

6 Học đi đôi với hành

Học tập là một quá trình không chỉ đọc mà phải trải nghiệm bản thân.  Khuyến khích trẻ thực hành thói quen học tập tốt từ khi còn nhỏ là một trong những điều quan trọng nhất phụ huynh cần làm.

Học tập thực ra không chỉ là quá trình tiếp thu thụ động, mà là một quá trình đang hoạt động. Bộ não của trẻ phát triển để học bằng cách làm việc, không đơn thuần bằng cách đọc và nghe. Đây là lý do nên dành thời gian cho trẻ trải nghiệm thay vì chỉ tiếp thu thụ động. Có thể lưu ý nguyên tắc 2/3. Muốn ghi nhớ một đoạn văn, tốt hơn hết là dành 30% thời gian để đọc, và 70% thời gian trải nghiệm bản thân về kiến thức đó. Được trải nghiệm cuộc đời cũng là cơ hội để các em ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và quyết tâm nỗ lực cố gắng hơn nữa trong các lĩnh vực hoạt động của bản thân. Vì thế, trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ cần cho trẻ có cơ hội trải nghiệm và kiểm chứng, tập tính tự lập, sự dũng cảm, hình thành những kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống như tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm. Từ đó giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, năng động, tự chủ và tích cực hơn.

7 Dinh dưỡng ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ

Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số thông minh, khả năng học tập, sự tập trung, giấc ngủ và hành vi của trẻ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn uống ảnh hưởng sự khác biệt trẻ hay ăn thức ăn nhanh có xu hướng đạt điểm số thấp hơn trong một số môn học như toán, khoa học hay bài đọc hiểu. Có hai giả thiết được đưa ra để giải thích cho tác động đối với quá trình học của trẻ. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt như sắt, liên quan đến tiêu thụ thức ăn nhanh, sẽ làm chậm lại một số quá trình trong não bộ. Mất tập trung gây giảm điểm số cũng có thể ảnh hưởng từ sự gia tăng lượng đường và chất béo. Một nghiên cứu khác ở Phần Lan phát hiện những trẻ ăn ít đường và chất béo bão hòa thường có khả năng đọc, viết và hiểu tốt hơn. Những trẻ em ăn nhiều trái cây, rau, cá và ngũ cốc nguyên hạt trong 3 năm đầu đến trường thường làm bài kiểm tra tốt hơn bạn cùng trang lứa có chế độ ăn nghèo nàn. Như vậy, các loại thực phẩm lành mạnh sẽ ảnh hưởng tốt đến não bộ trẻ em. Cho trẻ ăn đúng cách cũng là quan trọng để làm cho bé thông minh. Phụ huynh và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ.

Kết bạn tốt

Trẻ học ở bạn bè nhiều hơn cha mẹ. Kết nối với bạn sẽ giúp não trẻ phát triển, bởi vì các tế bào thần kinh kết nối thông qua kết nối xã hội và ngôn ngữ.Học tập thời thơ ấu cũng thường được thúc đẩy bởi các mối quan hệ thân thiết. Chơi với bạn còn là cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, ra quyết định. Bạn bè có tác động mạnh mẽ đến trẻ ngay từ thời thơ ấu, khi các giá trị bản thân trẻ vẫn đang được hình thành. Các khảo sát cho thấy những ảnh hưởng bên ngoài như bạn bè đồng lứa có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của trẻ hơn là những bài học kinh nghiệm trong nhà. Nguy cơ bị các vấn đề về hành vi và cảm xúc sớm xảy ra ở những trẻ không có bạn. Ngược lại, tình bạn sớm và mối quan hệ tích cực với các nhóm bạn bè có thể bảo vệ trẻ trước các vấn đề tâm lý sau này. Sống trong một môi trường tốt đẹp, học qui củ và đảm bảo trẻ chơi với bạn tốt có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.

 

Như vậy thông minh không phải là một năng lực đơn độc, nó là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực, bao gồm khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sáng tạo. Giúp trẻ thông minh hơn từ những điều cụ thể quanh trẻ, những nhân tố liên quan cuộc sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày. Luyện tập thành những thói quen tốt ở trẻ để trẻ thông minh hơn đạt nhiều kết quả tốt đẹp như cha mẹ mong muốn.

 

BS.CKII. Nguyễn Thị Kim Thoa

]]>