đau – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:17:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách trị đau thắt lưng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-that-lung-13608/ Sun, 05 Aug 2018 05:17:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-that-lung-13608/ [...]]]>

Khoảng 65 – 85% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời, khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng

Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học: do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm, cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; loãng xương; trượt thân đốt sống; dị dạng thân đốt sống (cùng thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…).

Cách trị đau thắt lưng

Đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân: Đau trong các bệnh khớp mạn tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương); do chấn thương; do nguyên nhân nhiễm khuẩn (lao hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao); do ung thư; do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…).

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học có các biểu hiện như sau:

Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức; đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.

Cách trị đau thắt lưngĐĩa đệm bị thoát vị khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép gây đau.

Thoát vị đĩa đệm CSTL thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người bệnh đau lan từ CSTL lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón 1 nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở S1 đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille mắt cá ngoài qua bờ ngoài gan chân tới ngón 5. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông; cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính. Trường hợp có chèn ép nặng, người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.

Các xét nghiệm sinh học thường trong giới hạn bình thường.

Xquang thường quy cũng ít có giá trị chẩn đoán, đa số có hình ảnh bình thường hoặc so các triệu chứng của thoái hóa. Chỉ định nhằm loại trừ các trường hợp tổn thương đĩa đệm đốt sống (viêm u…).

Đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân

Trong trường hợp đau vùng thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: có sốt, dấu hiệu nhiễm khuẩn nếu là do nguyên nhân nhiễm khuẩn; có gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường nếu có nguyên nhân là ung thư; có đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu shock, da xanh thiếu máu nếu có nghi ngờ phình tắc động mạch chủ bụng… Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.

Luôn cần phân biệt đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học với đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân. Một số trường hợp có nguyên nhân tâm lý.

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị là điều trị theo nguyên nhân, kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng. Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định. Phác đồ điều trị thường kết hợp các nhóm thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.

Đau thắt lưng mạn tính: Duy trì dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, áp dụng kéo giãn cột sống, tập bơi, thể dục nhẹ nhàng. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật ở các trường hợp đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống; đặc biệt trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu chèn ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).

Lời khuyên của thầy thuốc

Người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc để hiểu rõ về bệnh và thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng. Tránh cúi, tránh xoắn vặn, tư thế mang vật nặng đứng. Nên bơi, tập cơ bụng, cơ lưng…

TS.BS. Đặng Hồng Hoa

]]>
Đau vẫn hoàn đau http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-van-hoan-dau-13571/ [...]]]>

Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.

Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng lại cứ tái đi, tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội vì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”. Hôm qua uống một viên, hôm nay uống 2 viên để có tác động gấp đôi? Nghe như có vẻ rất là logic phải không?

Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau “vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị. Bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.

Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol ( tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng và sẵn sàng lòi mặt… độc khi bạn dùng không đúng cách. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc. Khoảng 44% số người đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.

Đau vẫn hoàn đauNếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề

Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.

Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy nếu dùng những lại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một thí dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu… thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.

Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là… ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga… Những liệu pháp này đã được con người áp dụng hàng bao thế kỷ nay và đã “giải thoát” cho hàng triệu triệu người cho nên bạn cũng không là ngoại lệ. Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây… “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Australia)

]]>