A- Các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp:
1- Nguyên nhân do tuổi tác:
Như trên đã nói, hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó. Có thể nói vui, “thời gian sử dụng” chính là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp. Theo thời gian, khiến các cấu trúc xương và sụn bị thoái hóa, bào mòn.
2- Nguyên nhân do bệnh lý:
Một số bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi như:
3- Do thừa cân nặng: Hệ xương khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vị trí tại các khớp là những vị trí trọng yếu nhất khi cơ thể vận động. Trọng lượng cơ thể càng tăng khiến sức ép lên các khớp càng tăng và gia tăng nguy cơ gây tổn thương khớp. Tất cả mọi người nên tập thể dục đều đặn, vận động phù hợp theo lứa tuổi và cân nặng, để giúp tránh tổn thương hệ xương khớp.
4- Do va chạm hoặc vận động mạnh gây tổn thương xương khớp và có thể để lại di chứng lâu dài (thành bệnh mãn tính): Bởi vì sau các chấn thương, có thể các khớp xương bị nứt, vỡ; lớp sụn bị tổn thương;… Các tổn thương ở khớp do chấn thương về lâu dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm gây ra viêm khớp, khô dịch khớp hay tràn dịch khớp.
B- Tham khảo các loại thuốc hỗ trợ điều trị những bệnh về Khớp thường gặp:
II. Bệnh Khô Dịch Khớp:
III. Bệnh Tràn Dịch Khớp:
C- Tóm lại: Các loại bệnh về xương khớp ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, và không để lại biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp chữa trị theo Đông y có thể không có tác dụng nhanh như Tây y, nhưng không có nhiều tác dụng phụ gây nguy hại đến các cơ quan nội tạng của người bệnh. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tốt hơn, tập luyện còn giúp tinh thần người bệnh lạc quan và giúp cơ thể thải độc tố có thể sinh ra trong quá trình điều trị bằng thuốc.
Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm hỗ trợ điều trị nào, mà không có được sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
]]>
Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Hương Giang (Lâm Đồng)
Đau vai gáy là một trong những triệu chứng của bệnh lý cơ xương khớp vùng cột sống, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi loại hình lao động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù vậy, chứng đau vai gáy hay gặp hơn ở những người thường xuyên làm công việc văn phòng, trong môi trường điều hòa lạnh, ít vận động.
Nguyên nhân gây đau vai gáy có thể đơn thuần do lạnh, có thể tự nhiên sau khi ngủ dậy, có thể do ngồi, làm việc lâu ở tư thế không thích hợp hoặc do vận động xoay cổ đột ngột. Đau vai gáy còn là triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay, nguyên nhân có thể do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ/dây thần kinh hoặc chèn ép tủy cổ.
Bệnh thường biểu hiện cấp tính, đau dữ dội nhưng cũng có khi xuất hiện từ từ, đau âm ỉ, tái phát nhiều lần, mạn tính. Vẹo cổ, hạn chế vận động cột sống cổ. Căng cơ vùng cổ gáy. Nếu có chèn ép thần kinh, tủy cổ thường kèm đau, tê lan tỏa lan lên vùng chẩm/ra vai tay, có khi có rối loạn cảm giác như nóng rát, kiến bò vùng vai, cánh tay, bàn và ngón tay. Bệnh cũng có khi kèm các triệu chứng khác như đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường do rối loạn vận mạch hệ thống động mạch sống nền, rối loạn thần kinh thực vật…
Điều trị triệu chứng kết hợp giải quyết nguyên nhân. Kết hợp điều trị thuốc và các biện pháp không dùng thuốc khác như vật lý trị liệu, y học cổ truyền. Trong trường hợp đau cấp có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, các thuốc giảm đau phối hợp paracetamol với tramadol hoặc codein, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh.
Về cơ bản không có thuốc phòng đau vai gáy, việc phòng bệnh/tránh tái phát chủ yếu dựa vào nhận thức trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt, lao động, công việc như tránh bị lạnh, tránh gió điều hòa trực tiếp; tránh gối đầu quá cao; lưu ý tư thế đầu – cổ thích hợp khi làm việc, sử dụng máy tính; tránh duy trì một tư thế kéo dài; thận trọng khi xoay cổ đột ngột, quá mức; có thể tự xoa nắn, chườm ấm da cơ vùng cổ gáy sau khi làm việc nhiều và lâu trong một tư thế; thường xuyên thay đổi tư thế mỗi 30 phút-1giờ, thực hiện một số động tác vận động cúi/ngửa/nghiêng/xoay cột sống cổ một cánh nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ bắp, lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi căng cứng cơ…
Bạn nên đi khám, cần thiết có thể phải thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để chẩn đoán chính xác, dùng thuốc đúng. Không nên tự ý uống thuốc để “phòng” đau vai gáy.
TS.BS. Phạm Quang Thuận
Bệnh làm tôi đau nhức nhiều khi không ngủ được. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân gây bệnh và liệu bệnh có nguy hiểm không?
Hải Anh (Hà Nội)
Đau vùng vai gáy là chứng bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý…
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Nhưng cần đặc biệt chú ý những yếu tố sau: Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến cho người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra, nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú; Triệu chứng của ép rễ và ép tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau, nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao…; Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay do tổn thương đốt sống cổ, do lao, do ung thư, do thoái hóa… Tổn thương đốt sống cổ là do thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40 – 50. Thoái hóa đốt sống cổ, nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh gáy – bả vai – cánh tay. Cũng cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau. Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu trên bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
BS. Hoàng Lan
Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau cổ vai gáy, đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau bả vai lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng…
Đây là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới… Bệnh tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Hội chứng đau mỏi vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Nguyên nhân của các bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi… bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau…, hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính.
Bệnh hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng… Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô tô) phải làm động tác đổi tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu.
Điều trị hội chứng cổ vai bằng bức xạ hồng ngoại.
Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên.
Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.
Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.
Cách chữa đau vai gáy và dự phòng như thế nào
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, cách chữa đau nhức bả vai hữu hiệu có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống…
Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai… Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế…) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy, chữa đau vai gáy.
Đau vai gáy uống thuốc gì? Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.
Khi triệu chứng thuyên giảm việc luyện tập dưỡng sinh sẽ giúp chúng ta vận động khớp cổ một cách nhẹ nhàng để giảm đau và nhanh chóng phục hồi. Nhằm phòng ngừa chứng đau cổ vai, chúng ta có thể tập hai động tác dưỡng sinh: ưỡn cổ, vặn cột sống cổ ngược chiều.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng.
Các phương pháp điện trị liệu như: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Dòng xung điện có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.
Laser làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.
Siêu âm làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tải tạo tổ chức.
Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số: Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh thoát vị đĩa đệm/thoái hóa đĩa đệm/thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức.
Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ điều trị bảo tồn bằng phương pháp vật lý trị liệu sẽ phục hồi từ 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu.
ThS. Nguyễn Vân Anh
Tôi 38 tuổi, bị đau vai gáy nên lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đau tăng khi thời tiết thay đổi. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân do đâu và cách khắc phục?
Phạm Quang Đỉnh ([email protected])
Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh không chỉ khiến vai gáy bị đau, nhức mỏi mà các vùng lân cận như bả vai, cánh tay, lưng… cũng chịu chung số phận. Đau vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, do thiểu năng vành, do u đỉnh phổi… Đau vai gáy có đặc điểm thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc bị nhiễm lạnh. Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; giảm khi nghỉ ngơi. Nhiều trường hợp đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Khi bị đau mỏi vai gáy, bạn có thể dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai chừng 10-15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, kết hợp với những bài luyện tập tốt cho vai, gáy như yoga. Ngoài ra, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Đối với những người lao động nặng thì cần kiêng mang vác nặng, cố gắng nghỉ ngơi trong thời gian chữa bệnh. Chú ý, để hạn chế tái diễn thì khi ngồi làm việc, bạn cần giữ cho cổ luôn thẳng, mỗi 45 phút nên đứng dậy đi lại, xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn bớt đau. Nếu đã làm như trên mà đau mỏi kéo dài vài ngày không có chiều hướng thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
BS. Đinh Thị Thanh
Triệu chứng đau nhức vai, gáy kéo dài trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng, cá biệt có trường hợp đau lan xuống hông, sườn hoặc thiếu máu cơ tim do chèn ép các mạch máu rất nguy hiểm.
Đau vai gáy. |
Đau vai gáy do bệnh lý và do thói quen xấu
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau vai, gáy như thoái hoá, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ với nhiều lý do khác nhau; do vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai tư thế hoặc vẹo cổ bẩm sinh; do dị tật; do viêm, chấn thương hoặc do các tác nhân cơ học như ngồi lâu, cúi lâu (đánh máy vi tính, công tác văn phòng… hoặc do mang vác nặng sai tư thế nhất là công nhân đội than, cát từ tàu thuyền lên bến. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy có một số yếu tố thuận lợi gây thiếu máu cục bộ vùng vai, gáy như thói quen ngồi lâu trước quạt, trước máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh), ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy…
Thời điểm xuất hiện đau vai gáy
Biểu hiện rõ nét nhất của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản hoặc soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng… Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ôtô) phải làm động tác đổi tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu. Cũng có tác giả cho rằng có một tỷ lệ nhất định nào đó do đau vai gáy có thể gây nên liệt nửa người, thậm chí gây nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi dưỡng tim bị chèn ép. Nói chung, bệnh đau vai gáy là một loại bệnh gặp tỷ lệ khá cao, chủ yếu ở người trưởng thành hoặc gặp ở những đối tượng mang tính chất nghề nghiệp và nhất là người cao tuổi.
Có thể tự chẩn đoán đau vai gáy?
Một số trường hợp có thể tự chẩn đoán cho mình bị đau vai gáy với nguyên nhân gì, ví dụ nằm ngủ gối đầu cao, sáng dậy bị vẹo cổ, đau vai, mỏi tay hoặc do nằm sai tư thế kéo dài nhiều giờ như nằm co quắp, gối đầu cao hoặc tư thế nằm nghiêng sang một bên. Đa số các trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc có nhiều nguyên nhân làm lẫn lộn không biết nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây nên đau vai, gáy thì cần đi khám bệnh. Tại cơ sở y tế có điều kiện ngoài thăm khám, hỏi bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định chụp Xquang đốt sống cổ, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và cũng có thể đo điện não đồ, đo mật độ xương, xét nghiệm sinh hoá máu nếu có bệnh liên quan đến tim mạch…
Loại trừ nguyên nhân – bảo bối khắc phục đau vai gáy
Cần khắc phục nguyên nhân gây ra đau vai gáy mà chính bản thân người bệnh biết được lý do gây ra đau vai gáy là điều quan trọng, ví dụ như không đọc sách, đọc truyện kéo dài nhiều thời gian trong một buổi, trong một ngày; không nằm kê đầu bằng gối cao cả tư thế nằm ngửa, cả tư thế nằm nghiêng. Một số nghề nghiệp không thể không ngồi lâu trong một thời gian dài như đánh máy, lái xe đường dài, công tác văn phòng thì cố gắng nghỉ giải lao giữa giờ làm việc và tập cúi xuống, đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng trong vòng từ 10 – 15 phút sau vài giờ đã làm việc liên tục. Tuy nhiên, trong những trường hợp đã được bác sĩ khám và xác định thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh, nếu làm như vậy thì sẽ “lợi bất cập hại”. Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách, đúng chuyên môn và thực hiện đều đặn hàng ngày cũng có thể đem lại hiệụ quả nhất định kết hợp với điều trị thuốc. Điều trị thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ, không nên tự mua thuốc điều trị và theo mách bảo. Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển cho nên về Tây y có những loại thuốc dùng điều trị về bệnh khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp nói riêng khá hiệu nghiệm. Thuốc vừa điều trị giảm đau vừa điều trị phục hồi dần các tổn thương của khớp mà ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá của người bệnh. Người ta cũng khuyên nên bỏ dần thói quen ngồi trước máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh) nhiều giờ; khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón để che nắng mỗi khi có ánh nắng mặt trời. Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần bỏ thuốc vì chất độc trong thuốc lào, thuốc lá cũng đóng góp đáng kể trong bệnh gây thoái hoá khớp. Muốn không để xảy ra bệnh đau vai gáy nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đúng bài, sinh hoạt điều độ và luôn nghĩ sức khoẻ là điều quý giá hơn bất cứ thứ gì có ở trên đời này.
PGS.TS. BS. Bùi Khắc Hậu
Tôi bị đau ở vùng vai gáy, cảm giác rất mỏi cổ, nhiều khi ngồi làm việc phải lấy bàn tay giữ cổ cho đỡ mỏi. Xin hỏi đó có phải do thoái hoá đốt sống cổ không? Điều trị thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy. Các nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài như lái xe, làm việc liên tục với máy tính… Ngoài ra, đau vai gáy còn do các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau… Đôi khi có những trường hợp đau mỏi vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian, người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau. Đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt… Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng, chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ. Tuỳ nguyên nhân bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Lời khuyên bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh để muộn sẽ ảnh hưởng chất lượng sống.
BS. Đinh Thị Thanh
Đau vai gáy trong Đông y thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do chính khí suy giảm, phong hàn thấp tà xâm nhập kinh lạc gây bế tắc sự vận hành kinh khí gây đau khi vận động. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị:
– Nếu đột nhiên vai gáy cứng đau, có khi không cúi hoặc cúi rất khó khăn, cánh tay mỏi hạn chế vận động tăng dần, gốc nách dần hẹp lại, khó hoặc không vận động được. Rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù. Dùng bài Ma hoàng quế chi thang gia giảm: ma hoàng 16g, cam thảo 8g, quế chi 8g, phòng phong 20g, hạnh nhân16g, bạch chỉ 24g. Ma hoàng bỏ mắt, quế chi cạo vỏ. Các vị trên sắc với 1.200ml nước, lọc bỏ bã, lấy 200ml, uống ấm, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
-Nếu đau vai tay, góc nách hẹp dần đau nhức trong ống xương, đau ngực đôi khi thấy khó thở hoặc ho ậm ạch, tim hồi hộp đánh trống ngực, người gầy sút, xanh xao, chất lưỡi bệu, mạch vi tế. Dùng bài Quyên tý thang gia giảm: đương quy 16g, sinh khương 8g, xích thược 12g, hoàng kỳ 12g, thạch xương bồ 8g, khương hoạt 16g, táo nhân 10g, chích thảo 6g, viễn chí 8g, phòng phong 16g, cát cánh 12g, đại táo 7 quả. Viễn chí bỏ lõi chế, đại táo xẻ ra. Các vị trên sắc với 1.800ml nước, lọc bỏ bã, lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống một lần.
Ngoài việc dùng thuốc người bệnh có thể phối hợp xoa bóp, bấm huyệt để hỗ trợ điều trị.
BS. Trần Văn Bản