đau thắt lưng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:41:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau thắt lưng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trị đau thắt lưng thấp có nguồn gốc đĩa đệm http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-dau-that-lung-thap-co-nguon-goc-dia-dem-13812/ Sun, 05 Aug 2018 05:41:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-dau-that-lung-thap-co-nguon-goc-dia-dem-13812/ [...]]]>

Vì sao đĩa đệm là nguồn gây đau lưng?

Điều này có nghĩa là một hoặc nhiều đĩa đệm là nguồn gây đau thắt lưng cho người bệnh. Đây là một tình trạng thoái hóa. Khi có tuổi, cơ thể xảy ra rất nhiều thay đổi, ví dụ như tóc chuyển từ màu đen sang bạc, da không còn căng, đàn hồi mà có thể nhăn nheo, mất độ chun giãn. Những thay đổi từ từ tương tự như vậy cũng xảy ra đối với các cấu trúc của cột sống, đặc biệt là các đĩa đệm cột sống. Sự thoái hóa đĩa đệm giai đoạn đầu có thể không gây đau nhiều hoặc gây ra các triệu chứng khác, nhưng khi thoái hóa tiến triển thì đau thắt lưng thấp có thể xảy ra. Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, mỗi đĩa đệm được chi phối bởi các dây thần kinh. Đĩa đệm gồm hai phần: bao xơ đĩa đệm (cấu trúc giống vòng nhẫn phía ngoài) và nhân nhầy (giống dạng chất dẻo bên trong).

Nhân nhầy không có thần kinh chi phối cảm giác. Tuy nhiên, 1/3 ngoài của bao xơ đĩa đệm có các sợi thần kinh.

Một loại rối loạn có nguồn gốc đĩa đệm là sự vỡ nội đĩa, xảy ra khi đĩa bị rách hoặc vỡ làm cho nhân nhầy tiếp xúc với bao xơ đĩa đệm. Khi điều này xảy ra, một hóa chất có tên là protecoglycan có thể được giải phóng khỏi nhân nhầy. Protecoglycan có thể gây nên phản ứng viêm, từ đó gây kích thích các thụ cảm thần kinh trên bao xơ đĩa đệm và gây đau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta vẫn chưa biết được lý do có sự rách bao xơ đĩa đệm nhưng không xảy ra triệu chứng đau.

thoat vi dia demĐĩa đệm thoái hóa gây đau thắt lưng cho người bệnh.

Đặc điểm đau do bệnh lý đĩa đệm

Đau do bệnh lý đĩa đệm có một sự liên quan đặc trưng với những hoạt động làm tăng áp lực bên trong của đĩa đệm (áp lực nội đĩa): ngồi, cong người ra trước, ho và hắt hơi có thể gây tăng đau thắt lưng thấp; đau chân do chèn ép rễ thần kinh ở vùng thắt lưng (được gọi là đau kiểu rễ) có thể đi cùng với đau thắt lưng do bệnh lý đĩa đệm, đặc biệt khi ngồi, đứng hoặc đi bộ; đau thắt lưng thấp có nguồn gốc từ đĩa đệm thường là một biến đổi mạn tính.

Chẩn đoán đau thắt lưng thấp có nguồn gốc đĩa đệm

Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán đĩa đệm bị thoái hóa. Nếu một hoặc nhiều đĩa đệm cột sống nghi ngờ là nguồn đau, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu một nghiệm pháp đánh giá bằng chụp đĩa đệm cản quang. Đây là một thủ thuật vô trùng, đĩa đệm nghi ngờ sẽ được tiêm thuốc cản quang cốt để có thể nhìn thấy đĩa đệm này dưới màn tăng sáng truyền hình, từ đó có thể nhìn thấy hình dáng và kích thước của đĩa đệm. Ngoài ra, sự tiêm thuốc cản quang vào đĩa làm thay đổi áp lực nội đĩa và có thể kích thích hoặc tái tạo mô hình đau của bệnh nhân, từ đó có thể phân biệt được đĩa đệm nào là nguồn gây đau thắt lưng.

Phương pháp điều trị

Điều trị bảo tồn

Bằng thuốc: Thuốc giảm viêm, giảm đau, thuốc opioid.

Vật lý trị liệu: Các phương pháp điều trị thụ động như siêu âm, kích thích thần kinh qua da, và mát-xa kết hợp với các bài tập cột sống.

Tiêm cột sống: Thuốc giảm đau kết hợp với thuốc chống viêm corticosteroid được tiêm vào cột sống. Sự kết hợp của hai thuốc này có thể được tiêm vào diện khớp cột sống hoặc xung quanh thần kinh ở cột sống để giảm đau lưng hoặc đau kiểu rễ lan xuống chân.

Nẹp: Nẹp trợ giúp phần lưng và hạn chế những vận động gây đau. Hiếm khi nẹp được sử dụng dài ngày để điều trị đau lưng vì việc sử dụng nẹp dài sẽ làm yếu khối cơ ở lưng và ở bụng, từ đó làm co cứng và xơ hóa cơ.

Phương pháp điều trị khác: Châm cứu, tập yoga giúp trì hoãn sự thoái hóa không tiến triển nặng thêm.

Thay đổi lối sống: Giảm béo, ngừng hút thuốc, tập thể dục để duy trì cột sống khỏe.

Can thiệp phẫu thuật

Có nhiều phương pháp phẫu thuật với mục đích làm giảm áp đĩa đệm hoặc loại bỏ đĩa đệm tổn thương.

Các phương pháp giảm áp đĩa đệm với kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn như: tạo hình nhân nhầy bằng sóng cao tần, tạo hình nhân nhầy IDET, lấy đĩa đệm, phẫu thuật đặt dụng cụ liên gai sau (ví dụ: nẹp silicon…).

Phương pháp loại bỏ đĩa đệm tổn thương như cố định cột sống hàn xương. Ngoài ra, hiện nay có phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo. Thay đĩa đệm nhân tạo giúp cho hoạt động tại vị trí đó được duy trì gần như đĩa đệm khỏe mạnh.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long

]]>
Cách trị đau thắt lưng http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-that-lung-13608/ Sun, 05 Aug 2018 05:17:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-dau-that-lung-13608/ [...]]]>

Khoảng 65 – 85% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời, khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.

Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng

Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học: do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm, cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; loãng xương; trượt thân đốt sống; dị dạng thân đốt sống (cùng thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1…).

Cách trị đau thắt lưng

Đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân: Đau trong các bệnh khớp mạn tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương); do chấn thương; do nguyên nhân nhiễm khuẩn (lao hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao); do ung thư; do các nguyên nhân khác (sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt…).

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học có các biểu hiện như sau:

Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức; đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.

Cách trị đau thắt lưngĐĩa đệm bị thoát vị khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép gây đau.

Thoát vị đĩa đệm CSTL thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người bệnh đau lan từ CSTL lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón 1 nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở S1 đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille mắt cá ngoài qua bờ ngoài gan chân tới ngón 5. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông; cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm… dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính. Trường hợp có chèn ép nặng, người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.

Các xét nghiệm sinh học thường trong giới hạn bình thường.

Xquang thường quy cũng ít có giá trị chẩn đoán, đa số có hình ảnh bình thường hoặc so các triệu chứng của thoái hóa. Chỉ định nhằm loại trừ các trường hợp tổn thương đĩa đệm đốt sống (viêm u…).

Đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân

Trong trường hợp đau vùng thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: có sốt, dấu hiệu nhiễm khuẩn nếu là do nguyên nhân nhiễm khuẩn; có gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường nếu có nguyên nhân là ung thư; có đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu shock, da xanh thiếu máu nếu có nghi ngờ phình tắc động mạch chủ bụng… Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.

Luôn cần phân biệt đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học với đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân. Một số trường hợp có nguyên nhân tâm lý.

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị là điều trị theo nguyên nhân, kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng. Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định. Phác đồ điều trị thường kết hợp các nhóm thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.

Đau thắt lưng mạn tính: Duy trì dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, áp dụng kéo giãn cột sống, tập bơi, thể dục nhẹ nhàng. Điều chỉnh lối sống và thói quen làm việc, vận động để tránh gây đau tái phát.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật ở các trường hợp đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống; đặc biệt trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu chèn ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).

Lời khuyên của thầy thuốc

Người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc để hiểu rõ về bệnh và thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng. Tránh cúi, tránh xoắn vặn, tư thế mang vật nặng đứng. Nên bơi, tập cơ bụng, cơ lưng…

TS.BS. Đặng Hồng Hoa

]]>