đau ngực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 15:51:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau ngực – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tại sao đau ngực? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-dau-nguc-14617/ Wed, 08 Aug 2018 15:51:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-dau-nguc-14617/ [...]]]>

Các chẩn đoán này sẽ được kiểm chứng và khẳng định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như: điện tim, siêu âm, X-quang, CT-scan hay MRI ngực…

Đau do viêm thần kinh liên sườn

Thông thường, đau ngực nếu kể từ ngoài vào ta phải kể đến đau cơ vùng ngực thường xảy ra ở những bệnh nhân trẻ tập thể hình hay chơi tạ, bóng chuyền, bóng rổ… nếu không bị chấn thương trực tiếp thì các triệu chứng đau thường lan tỏa theo nhóm cơ và thường hết sau vài ngày nghỉ ngơi.

Một bệnh khác cũng hay đưa đến đau ngực đó là đau dây thần kinh liên sườn. Dây thần kinh liên sườn có thể bị chấn thương, bị viêm, bị chèn ép, do virút như: bệnh Zona thần kinh. Trong trường hợp đau Zona thần kinh, bệnh nhân đau và nổi mụn nước kèm theo ngứa dọc theo dây thần kinh liên sườn, bệnh có thể có kèm theo sốt và rất đau dân gian thường gọi là bệnh giời leo, nếu không điều trị tốt bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề có nghĩa là đau nhiều rất khó chịu nhiều người bị rơi vào tình trạng trầm cảm.

Tại sao đau ngực?

Nhồi máu cơ tim

Đau ngực trái, lan ra cánh tay trái kèm theo mệt, cảm thấy tim đập hỗn loạn, xuất hạn mồ hôi… trên bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp hay bệnh lý tim mạch là triệu chứng làm cho chúng ta nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim cấp, một bệnh gây tử vong cao do tắc nghẽn động mạch vành. Tuy nhiên, có một ngoại lệ mà ít người nghĩ đến ngay cả các bác sĩ đôi khi cũng bị nhầm lẫn, đó là những bệnh nhân bị đau ngực vùng giáp ranh với vùng thượng vị, rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh viêm dạ dày cấp, nhưng thực ra đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp thể dưới hoành. Nhồi máu cơ tim là câu chuyện muôn thuở và là bệnh tim gây tử vong nhiều nhất ở những người trên 50 tuổi. Theo kinh điển, chỉ những người trên 50 tuổi cả nam lẫn nữ mới có khả năng nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người còn rất trẻ tuổi khoảng 20 – 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim rồi, có lẽ là do thay đổi cách sống, thay đổi môi trường, thay đổi chế độ ẩm thực như hiện nay là một trong những nguyên nhân rất quan trọng gây ra bệnh. Thông thường, bệnh nhân có tiền căn xơ vữa động mạch và cao huyết áp từ trước, đột nhiên đau thắt ngực bên trái lan xuống cánh tay trái, bệnh nhân mệt nhiều, đổ mồ hôi lạnh, đau càng ngày càng tăng, có những cơn đau ngắn thoáng qua trong trường hợp bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực không ổn định hay đau nhiều liên tục trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Cách phòng ngừa cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần bệnh nhân chú ý đến sức khỏe của mình, nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu có dấu hiệu của xơ vữa động mạch và cao huyết áp, cũng như thỉnh thoảng có đau ngực bên trái nhất là khi phải làm việc gắng sức. Nên duy trì cân nặng ở mức độ cho phép, tránh béo phì, không ăn nhiều thức ăn có chất béo, không hút thuốc là, điều trị tốt bệnh đái tháo đường nếu có và uống rượu vừa phải. Bệnh nhân nên đo điện tim, nếu thấy dấu hiệu của thiểu năng động mạch vành hay thiếu máu cơ tim cần phải đi khám bệnh và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được sử dụng thuốc hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, giãn động mạch vành, tăng cường oxy cho cơ tim và thuốc chống hình thành cục máu đông trong động mạch vành.

Tràn khí khoang màng phổi

Còn bệnh tràn khí khoang màng phổi cũng gây đau ngực, đau chủ yếu ở bệnh ngực bị tràn khí (bên phải hoặc bên trái) không lan có kèm theo khó thở ít hoặc nhiều tùy theo dạng tràn khí toàn bộ hay khu trú, tràn khí nguyên phát trên bệnh nhân trẻ không có bệnh về phổi hay tràn khí khoang màng phổi thứ phát trên bệnh nhân lớn tuổi có bệnh về phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi và di chứng lao phổi…

Tại sao đau ngực?

Ngoài ra, khi thấy đau ngực, chúng ta phải chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng để xem bệnh nhân có bị khối u của phổi hay trung thất không. Các khối u này khi gây nên triệu chứng đau thì thường đã khá lớn xâm lấn nhiều vào trung thất và thành ngực. Thông thường nếu là ác tính thì không còn chỉ định can thiệp triệt để bằng phẫu thuật được nữa.

Cần chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng để xem bệnh nhân có bị khối u của phổi hay trung thất không

 

Phình bóc tách động mạch chủ ngực

Một bệnh nữa cũng gây đau ngực dữ dội đó là phình bóc tách động mạch chủ ngực, bệnh nhân đau ngực dữ dội như dao đâm, nhất là vùng ngực phía trái, kèm theo rối loạn  huyết động học có thể huyết áp tăng hoặc giảm, mạch nhanh vã mồ hôi hay xảy ra ở những bệnh nhân có tiền căn cao huyết áp, kèm theo béo phì và hút thuốc lá. Bệnh rất dễ nhầm với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nó được chẩn đoán chính xác dựa vào kết quả đo điện tim và chụp X-quang ngực cấp cứu.

Những tổn thương của xương sườn, màng phổi thành và thành ngực cũng gây đau ngực, nhưng thường là đau âm ỉ, đau nhiều về đêm và ngày càng tăng dần với thời gian. Thường là các tổn thương ác tính như các loại ung thư xương và ung thư phần mềm. Mức độ ác tính rất cao nếu là ung thư loại trung biểu mô của lá thành khoang màng phổi. Việc chẩn đoán chính xác phải dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Phân biệt đau ngực do ợ nóng và bệnh tim mạch http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-dau-nguc-do-o-nong-va-benh-tim-mach-14587/ Wed, 08 Aug 2018 15:48:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phan-biet-dau-nguc-do-o-nong-va-benh-tim-mach-14587/ [...]]]>

Trong số những người bị ợ nóng, có khoảng 3/4 trường hợp thường xảy ra vào ban đêm và khi đó cơn đau nhức cũng dữ dội hơn so với những trường hợp xuất hiện vào những thời điểm khác trong ngày. Do đó, ợ nóng rất dễ nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Ợ nóng là triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), được biểu hiện bằng một cảm giác nóng rát, lan tỏa từ dạ dày lên ngực và họng. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn no, khi khom cúi người xuống, khi cố gắng nâng một vật nặng, khi nằm, nhất là nằm ngửa

Dễ nhầm lẫn

Trên thực tế, đau ngực do ợ nóng hay  nhồi máu cơ tim rất khó phân biệt, nhất là sau khi ăn. Ợ nóng, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim có những biểu hiện khá giống nhau cho nên đôi khi bác sĩ cũng rất khó phân biệt được nếu chỉ thông qua thăm khám và khai thác tiền sử bệnh. Vì vậy, khi bị đau ngực chúng ta cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và làm một số xét nghiệm chuyên khoa để loại trừ nhồi máu cơ tim.

 

Phân biệt đau ngực do ợ nóng và bệnh tim mạch

 

Ợ nóng gây khó chịu hoặc đau ngực là do axít của dịch vị di chuyển từ dạ dày lên thực quản và biểu hiện bởi một dấu hiệu tiêu biểu như: cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị sau đó di chuyển lên ngực, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi nằm hay cúi người, có thể làm người bệnh tỉnh giấc, đặc biệt là nếu đã ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Thông thường biểu hiện đau ngực sẽ giảm bớt khi người bệnh sử dụng thuốc kháng axít. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng hay gặp trong nhồi máu cơ tim nhưng nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, gây đau ngực dữ dội và khó thở, thường liên quan đến gắng sức. Những biểu hiện điển hình của nhồi máu cơ tim bao gồm cảm giác căng tức, đau ở ngực và cánh tay, có thể lan lên cổ, sau hàm hoặc sau lưng, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng hoặc đau bụng, khó thở, vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi, chóng mặt đột ngột

Dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim thường gặp ở cả nam và nữ là đau ngực hoặc cảm giác khó chịu. Nhưng đối với phụ nữ thường có các biểu hiện khác như: đau lưng, đau hàm, khó thở, nôn, buồn nôn.

Điểm khác biệt của cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim và các bệnh ở đường tiêu hóa, là bệnh về tim mạch thường gặp ở người từ độ tuổi 50, nhất là ở người có một hoặc nhiều bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, đái tháo đường hoặc cholessterol máu cao, hút thuốc lá, thừa cân. Còn các bệnh về tiêu hóa thì gây đau ngực nhưng tùy từng loại bệnh mà có những đặc điểm riêng như đau trong bệnh lý túi mật thì cũng lan lên ngực nhưng người bệnh thường nôn nhiều, đau bụng vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải, đau xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ và đau có thể lan lên vai, cổ hoặc cánh tay.

Làm sao phân biệt?

Để phân biệt ợ nóng với bệnh lý về tim mạch ngoài dấu hiệu đau, cần dựa vào những biểu hiện riêng biệt của chúng:

Đau ngực do ợ nóng xảy ra khi axít trong dạ dày trào ngược lên thực quản và ở mỗi người có mức độ đau khác nhau nhưng hầu hết đều có những biểu hiện sau:

– Cảm giác nóng rát ở ngực, ngay sau xương ức, thường xuất hiện sau ăn và kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

– Cảm giác rát ở cổ họng hay cảm thấy có dịch axít nóng, chua hoặc dịch có vị mặn ở cổ họng.

– Người bệnh có cảm giác khó nuốt, cảm giác thức ăn đang kẹt ở giữa ngực hay cổ họng.

– Ợ nóng có thể gây ra ho kéo dài, viêm họng, hay khàn giọng mãn tính.

– Khi sử dụng thuốc kháng axít thì cơn đau giảm nhanh.

– Không có biểu hiện toát mồ hôi lạnh trong cơn đau.

Tuy nhiên, cơn đau do nhồi máu cơ tim và đau do ợ nóng nặng rất khó phân biệt cho nên cần phải làm một số xét nghiệm riêng biệt để chẩn đoán xem có bị nhồi máu cơ tim hay không. Ngoài ra, vì cả hai cùng có biểu hiện và những dấu hiệu rất giống nhau, nhất là ở người lớn tuổi, người thừa cân.

Đối với bệnh lý tim mạch, ngoài biểu hiện đau còn có một số những dấu hiệu điển hình như:

Cảm giác đầy bụng, đau thắt, hơi nặng ngực hoặc thường hay đau ở giữa ngực.

Cảm giác bị thắt chặt ở vùng ngực.

Đau ngực đột ngột và nặng dần.

Người bệnh bị choáng váng.

Đau lan tỏa lên vai, cổ, sau hàm hay cánh tay.

Cơn đau thường đáp ứng nhanh với nitroglycerin.

Người bệnh bị khó thở.

Thường đổ mồ hôi lạnh trong cơn đau.

Nếu gặp những cơn đau kéo dài hay có những dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu cơ tim, nhất thiết phải đến ngay cơ sở điều trị để khám ngay.

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Bệnh động mạch vành: Điều gì xảy ra nếu bạn bị bệnh mạch vành? http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-dieu-gi-xay-ra-neu-ban-bi-benh-mach-vanh-13659/ Sun, 05 Aug 2018 05:22:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dong-mach-vanh-dieu-gi-xay-ra-neu-ban-bi-benh-mach-vanh-13659/ [...]]]>

Kỳ II:

Khi gắng sức cơ thể cần nhiều oxy hơn. Nếu các động mạch vành bị tắc, cung cấp máu cho tim sẽ trở nên không đủ khi gắng sức nhiều. Vùng cơ tim tương ứng sẽ bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, điều này sẽ gây ra cơn đau: cơn đau này gọi là đau thắt ngực ổn định.

Đôi khi động mạch co thắt lại vị trí mảng xơ vữa hoặc mảng này vỡ ra, khi đó cơn đau xảy ra trong lúc người bệnh đang ở trạng thái nghỉ. Cơn đau này gọi là đau thắt ngực không ổn định.

Bệnh động mạch vành không phải bao giờ cũng tiến triển từ từ. Nếu một mảng xơ vữa động mạch vỡ ra, nó có thể đột ngột gây thuyên tắc hoặc huyết khối, khi đó động mạch sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn. Trong cả 2 trường hợp các tế bào cơ tim không được cung cấp oxy. Chúng nhanh chóng bị cạn kiệt nguồn dự trữ và chết. Hiện tượng này gọi là nhồi máu cơ tim. Giống như một cái cây chết khô, chỉ có “bộ xương” của các tế bào chết là còn lại, bộ xương này mất khả năng co bóp. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào mức lan rộng của vùng nhồi máu, vùng cơ tim chết càng lớn chức năng tim càng suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim.

Bệnh động mạch vànhĐau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hơn 50%

Bạn phải làm gì nếu bị đau ngực?

Vì sao biết cần phải làm gì là rất quan trọng?

Vùng cơ tim được tưới máu bởi động mạch vành tắc nghẽn bị hủy hoại nhanh chóng. Nếu động mạch vành được tái thông trong vòng vài phút hoặc vài giờ đầu sau khi nó bị tắc nghẽn thì vùng nhồi máu sẽ ít lan rộng. Mỗi giây đều quan trọng!

Một cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong trong vài giờ đầu. Chẳng thà bạn đến bệnh viện mà không bị gì còn hơn là bỏ sót không phát hiện nhồi máu cơ tim.

Những ai cần biết phải làm gì?

Bản thân bạn và những người chung quanh bạn: bạn biết càng nhiều thì bạn hành động sẽ càng nhanh.

Khi bị cơn đau kiểu gì thì bạn phải hành động?

Mọi cơn đau giống hội chứng mạch vành cấp, và cả cơn đau nhẹ hơn xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc cảm giác khó chịu ở ngực kèm lo lắng, khó thở hoặc vã mồ hôi.

Ai có khả năng bị bệnh mạch vành?

Các yếu tố nguy cơ tim mạch:

Có một số yếu tố nguy cơ bạn có thể điều chỉnh được và một số yếu tố nguy cơ khác bạn không thể thay đổi.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

Tuổi của bạn: bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ của bạn càng cao. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn sau khi mãn kinh.

Tiền sử gia đình của bạn: nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của bạn bị một tai biến tim mạch ở độ tuổi tương đối trẻ (trước 55 tuổi đối với nam giới và trước 65 tuổi đối với nữ giới) nguy cơ bị tai biến tim mạch của bạn cao hơn.

Tình trạng bệnh tật nền của bạn.

Giới tính của bạn.

Chủng tộc của bạn.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Trong số các yếu tố nguy cơ có 2 yếu tố tự bản thân bạn có thể giảm được:

Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ của bạn (không chỉ là nguy cơ bị một tai biến tim mạch mà cả nguy cơ bị ung thu phổi, ung thư miệng hoặc hầu, ung thư cổ tư cung hoặc ung thư bọng đái…).

Lối sống ít vận động thể lực: những người không vận động thể lực thường xuyên, ví dụ đi bộ nhanh ít nhất một lần mỗi tuần , có tuổi thọ ngắn hơn những người thường xuyên vận động thể lực.

Đối với các yếu tố nguy cơ khác có thể thay đổi, được ban cần có sự giúp đỡ của người bác sĩ của bạn:

Tăng huyết áp.

Đái tháo đường.

Béo phì.

Tăng cholesterol máu.

Uống rượu quá nhiều.

Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh một cách thuyết phục tác động có hại của cholesterol. Nguy cơ bị các tai biến tim mạch tăng khi mức cholesterol trong máu cao hơn 1,8 đến 2g/l.

Ở người lớn, nếu mức cholesterol trong máu cao hơn 10% trị số bình thường nguy cơ bị một tai biến tim mạch tăng 30%. Đôi khi cần phải làm một xét nghiệm lipid máu chi tiết chứ không dừng ở việc đo nồng độ cholesterol toàn phần. Việc diễn giải kết quả lipid máu chi tiết là một công việc phức tạp.

Xét nghiệm lipid máu chi tiết bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol xấu”), cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là “cholesterol tốt”), cholesterol toàn phần và triglycerid. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này thường bất thường người bác sĩ sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường la với sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.

Bệnh động mạch vành

Làm thế nào để phát hiện bệnh mạch vành?

Để biết cơn đau ngực của bạn có phải do bệnh động mạch vành hay không bác sĩ của bạn có thể làm thêm một số khám nghiệm. Các khám nghiệm đơn giản nhất sẽ kiểm tra xem dấu hiệu thiếu máu cục bộ có lộ rõ hay không khi tim của bạn phải đáp ứng với một sự gắng sức thể lực.

Điện tim:

Nếu trước đây bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu cơ tim, điện tim ghi ngoài cơn đau ngực thường là bình thường. Chỉ có trên điện tim ghi trong cơn đau ngực người bác sĩ tim mạch mới có thể thấy được những bất thường chứng tỏ sự hiện diện của thiếu máu cục bộ và vị trí thiếu máu cục bộ.

Nghiệm pháp gắng sức:

Nội dung của nghiệm pháp gắng sức là ghi điện tim khi đang gắng sức. Nghiệm pháp này được thực hiện trên một chiếc xe đạp gọi là xe đạp “đo năng lượng” (giống như một chiếc xe đạp luyện tập thể lực) hoặc trên một tấm thảm lăn có vận tốc lăn và độ dốc có thể điều chỉnh được. Cường độ gắng sức được tăng dần cho đến khi tần số tim của bạn đạt mức độ tối đa hoặc cho đến khi xuất hiện đau nhực hoặc xuất hiện các bất thường trên điện tim.

Chú thích ảnh:

Đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hơn 50%

PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM

]]>
Chứng đau ngực không do tim http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-dau-nguc-khong-do-tim-13547/ Sun, 05 Aug 2018 05:11:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chung-dau-nguc-khong-do-tim-13547/ [...]]]>

 

Đau ngực nhiều khi không phải bệnh tim.

Đau ngực do dây thần kinh liên sườn

Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn là nguyên phát và thứ phát. Khi bị đau nguyên phát, người bệnh có cảm giác đau liên tục một bên lưng, dần dần lan theo hướng chéo xuống dưới và ra trước tùy theo khu trú ở đoạn cột sống lưng trên hay dưới. Điểm đau rất rõ khi ấn vào những điểm lộ ra của những sợi thần kinh liên sườn, cạnh cột sống, đường giữa nách. Đối với đau thứ phát, bệnh nhân thường bị đau do bệnh lý đĩa đệm cột sống ngực, lao cột sống do tổn thương phổi – màng phổi, hay đau quặn gan, cần được chẩn đoán phân biệt.

Nhiều trường hợp đau do đĩa đệm của một đoạn cột sống, phần lớn là ở đoạn trên cột sống ngực thì bệnh nhân có cảm giác đau ở phía trong sâu mơ hồ, không có điểm đau rõ rệt khi ấn trên da. Khu vực đau thường gặp nhất là vùng liên bả vai, cạnh cột sống và vùng ngực trước tim dễ nhầm với cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ bệnh lý đĩa đệm đoạn cột sống ngực chỉ chiếm 1,96% các chứng bệnh đĩa đệm cột sống toàn bộ.

Về điều trị: Cần tìm được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn bằng các biện pháp cận lâm sàng (xét nghiệm, Xquang, chụp cắt lớp vi tính…). Sau đó người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh.

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang

 

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang.

Hội chứng cơ bậc thang đã được H.naffiger mô tả đầu tiên và Leriche tiếp tục nghiên cứu, còn được gọi là hội chứng ngách sườn – đòn, sau này còn gọi là hội chứng sườn cổ.

Trong khoang hẹp ở giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa có dây thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn chạy qua, còn giữa cơ bậc thang trước và xương sườn có tĩnh mạch dưới đòn lách qua. Do sự liên quan giải phẫu như vậy nên một trong những thành phần kể trên có những biến đổi bất thường sẽ ảnh hưởng tới những bộ phận lân cận. Cũng vì vậy, người ta đã đưa ra định nghĩa: Hội chứng cơ bậc thang là những cơn đau kịch phát với những rối loạn thần kinh và mạch máu do động mạch dưới – đòn và đám rối thần kinh cánh tay bị kích thích hay chèn ép bởi xương sườn cổ, mỏm ngang đốt sống cổ quá dài hoặc những bất thường của một cơ bậc thang (phì đại hay thắt chặt).

Biểu hiện: đau và dị cảm ở vùng mặt trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay và ngón 4, ngón 5. Đôi khi đau lan tới cả vùng chẩm và đặc biệt đau dội lên khi xoay đầu về phía tay đau hay sau khi thở vào sâu. Trường hợp đau lan xiên tới xương lồng ngực làm cho chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt tim. Rối loạn vận động biểu hiện sức cơ yếu đi, trương lực cơ giảm dẫn đến teo cơ ở tay và mô út, nhưng đặc biệt là căng các cơ ở cổ, nhất là cơ bậc thang trước. Khi có rối loạn mạch máu, tay trở nên tê, tím tái, phù nề, lạnh chi. Trường hợp nặng hơn còn xuất hiện triệu chứng giảm nhẹ hoặc mất mạch quay.

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng đặc trưng như đã nói trên và dấu hiệu Adson (mạch quay biến đổi hay mất khi ngồi, hai tay đặt trên đầu gối, thở thật sâu, đồng thời nâng cằm cao lên và cho quay đầu về phía bên tay đau) với kết quả chụp Xquang.

 

Đau ngực do dây thần kinh liên sườn: cần phân biệt đau nguyên phát và đau thứ phát, từ đó các bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đã được xác định.

Đau ngực do hội chứng cơ bậc thang hay còn gọi là hội chứng sườn cổ sẽ gây những cơn đau kịch phát.

Hội chứng cơ bậc thang cần chẩn đoán phân biệt với:

– Hội chứng cơ ngực bé: Khi dạng cánh tay, cơ ngực bé đè ép động- tĩnh mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay vào mỏm quạ của xương bả vai.

– Hội chứng sườn – đòn thường xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc (đội, gánh, vác…), những cơ thể hình dải mảnh và suy ngược do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép bởi xương đòn và xương sườn, cũng có bảng lâm sàng tương đối giống như của hội chứng cơ bậc thang.

– Đau tay dị cảm: đau và dị cảm ban đêm trong khu vực dây thần kinh trụ và gan bàn tay bị đau khi ấn. Hội chứng này thường gặp ở những người có tuổi do tư thế bất lợi của tay trong giấc ngủ sâu.

– Viêm đám rối thần kinh cánh tay: có nhiều triệu chứng tương tự như hội chứng sườn đùi.

Điều trị hội chứng cơ bậc thang, cũng tùy theo nguyên nhân điều trị theo triệu chứng chủ đạo: sử dụng thuốc giảm đau, chống thoái hóa các dây thần kinh, chống teo cơ, giữ tay ở tư thế chức năng.Điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích loại trừ chèn ép vào các mạch máu – thần kinh, chỉ định cho những trường hợp đã được điều trị bảo tồn nhưng không đạt kết quả như mong muốn.

PGS. Vũ Quang Bích

]]>
Đặc điểm đau ngực do bệnh mạch vành http://tapchisuckhoedoisong.com/dac-diem-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-13088/ Sun, 29 Jul 2018 14:50:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dac-diem-dau-nguc-do-benh-mach-vanh-13088/ [...]]]>

(Đoàn Nguyên Tuấn – Đắk Lắk)

Đặc điểm đau ngực do bệnh mạch vành

Đau ngực do suy mạch vành có một số đặc điểm giúp phân biệt với các đau ngực do nguyên nhân khác: vị trí đau ngực thường sau xương ức, ít khi đau một điểm mà thường đau theo vùng. Cơn đau có thể lan từ sau xương ức lên cằm, cổ, cánh tay hoặc xuống thượng vị hay ra sau lưng. Trong nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy đau ngực do suy vành hay đau nhiều ở giữa ngực rồi lan lên vai trái xuống cánh tay trái. Đặc điểm của cơn đau hay được bệnh nhân mô tả là cảm giác đè nặng hay ép sâu, thắt lại hoặc đau nhói như dao đâm. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh có hoạt động gắng sức, rối loạn cảm xúc (mừng vui hoặc buồn) hoặc những trường hợp tăng nhu cầu oxy cơ tim (nhịp nhanh, cơn tăng huyết áp…). Thời gian của cơn đau thường khoảng vài phút hoặc kéo dài nhưng không quá 30 phút (có tác giả cho rằng dưới 20 phút). Cơn đau sẽ giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi, ngưng gắng sức hoặc ngậm thuốc nitrat. Nhồi máu cơ tim cấp mô tả sự phát triển tình trạng thiếu máu và hoại tử của một phần cơ tim. Đây là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim đưa đến hậu quả tổn thương mô cơ tim, gồm có cơn đau thắt ngực mạnh và kéo dài hơn bình thường, biến đổi điện tâm đồ đặc trưng của tổn thương, hoại tử và sự tăng men đặc thù của cơ tim hoại tử trong huyết thanh.

Trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thì triệu chứng đau ngực giống nêu trên nhưng mạnh mẽ hơn: cường độ của cơn đau rất dữ dội có thể gây sốc, không đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành ngậm, thời gian cơn đau thường kéo dài trên 20 phút, có thể hàng giờ hay hàng ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực mà chỉ có các dấu hiện: suy tim sung huyết, phù phổi cấp, bệnh cảnh đột quỵ, đột tử, ngất, thuyên tắc mạch ngoại vi…

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>