đau mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau mắt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ Wed, 07 Nov 2018 17:10:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-cach-phong-tranh-viem-mui-di-ung-luc-chuyen-mua-2-16769/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

– Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

– Mất mùi, mất vị giác. 

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

– Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

– Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

– Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

– Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

– Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

]]>
Gỉ mắt khi nào là bất thường? http://tapchisuckhoedoisong.com/gi-mat-khi-nao-la-bat-thuong-14262/ Tue, 07 Aug 2018 05:26:28 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/gi-mat-khi-nao-la-bat-thuong-14262/ [...]]]>

Gỉ mắt chính là chất nhầy do mắt tạo ra để làm sạch các chất bẩn và kết lại khi ngủ. Nếu không có nó, mắt có thể bị khô và một chút gỉ mắt vào buổi sáng ngủ dậy chứng tỏ mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến mắt sản xuất chất nhầy nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó bao gồm:

Kính áp tròng có thể gây kích ứng mắt và khiến chúng sản xuất nhiều chất nhầy hơn.

Bụi bặm trong không khí lọt vào mắt hoặc mỹ phẩm trang điểm mắt (macara, chì kẻ mắt nước… ) không được làm sạch trước khi đi ngủ sẽ khiến mắt sản sinh thêm nhiều chất nhầy.

Do thay đổi thời tiết hoặc khí hậu: thời tiết lạnh hoặc vào mùa xuân, một số người có thể có phản ứng dị ứng, mắt tiết ra nhiều chất nhờn hơn bình thường.

Gỉ mắt lành tính có màu vàng trong suốt hoặc vàng nhạt. Nó có thể gây cảm giác không sạch sẽ khi ngủ dậy, nhưng không ít khi gây sự chú ý vào ban ngày.

Nếu chất nhầy rất nhiều, có màu xanh lục, vàng đậm hoặc xuất hiện với sự đau đớn hoặc đỏ mắt, nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng mắt. Bất cứ ai có những triệu chứng này đều phải nhanh chóng gặp bác sĩ mắt.

Gỉ mắt khi nào là bất thường?Tắc tuyến lệ có thể gây nhiều gỉ mắt.

Các loại bệnh gây tình trạng gỉ mắt bất thường cần chú ý

Viêm kết mạc: Có thể có chất gỉ mắt màu xanh, trắng hoặc vàng. Mắt  đỏ và cảm giác cộm khó chịu. Điều này có thể do vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng.

Lẹo hoặc chắp: Lẹo hoặc chắp cũng gây ra gỉ mắt bất thường. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Chấn thương mắt: Một thương tích ở mắt, chẳng hạn như một giác mạc bị xước, có thể làm mắt bị sưng và ngứa. Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn có thể khiến mắt tiết nhiều chất nhầy.

Tắc tuyến lệ: Triệu chứng cơ bản của tắc tuyến lệ là tình trạng nước mắt chảy quá nhiều. Ngoài ra, có thể kèm theo một số dấu hiệu sau: Tái phát viêm mắt liên tục; tái phát nhiễm trùng mắt; sưng đau góc bên trong của mắt; gỉ mắt nhiều…

Dị vật trong mắt: Dị vật trong mắt gây kích ứng mắt. Nước mắt tiết ra nhiều và có thể nhạy cảm với ánh sáng và sản xuất chất nhầy nhiều hơn.

Gỉ mắt ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có nhiều chất nhầy mắt có thể đang bị nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp là bình thường, có tới 20% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ nhưng tự khỏi trong năm đầu tiên. Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể có chất nhầy mắt màu xanh hoặc vàng cả ngày, không chỉ khi trẻ thức dậy. Điều này có thể được xử lý ở nhà. Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho trẻ ngày 6 lần. Mát-xa ở góc mắt, vuốt xuôi xuống mũi. Tác dụng của việc này là nhẹ nhàng gây áp lực lên tuyến lệ, làm thông chất lỏng khỏi ống mũi lệ, giải phóng điểm bị tắc. Nếu không đỡ mà mắt bé trở nên đỏ, sưng thì cần gặp bác sĩ. Khi trẻ 1 tuổi, nếu tình trạng tắc tuyến lệ không cải thiện có thể cần phẫu thuật để mở ống nước mắt.

Gỉ mắt khi nào là bất thường?Tẩy trang mắt cẩn thận cuối ngày tránh mắt bị kích thích tiết nhiều chất nhờn.

Một số biện pháp để phòng gỉ mắt

Hầu hết hiện tượng gỉ mắt là một dấu hiệu cho thấy mắt khỏe mạnh và nó đang được loại bỏ bụi bẩn, dị vật. Để gỉ mắt không dư thừa quá mức và trở thành nỗi khó chịu hay vấn đề sức khỏe, hãy làm theo các cách sau đây:

Vệ sinh mắt tốt, tẩy trang điểm vào cuối ngày và giữ cho đôi mắt sạch sẽ, lau đôi mắt nhắm kín bằng một chiếc khăn sạch, ấm.

Ở những người bị khô mắt, thuốc nhỏ mắt cũng có thể giúp ích. Thuốc nhỏ mắt với các nhãn hiệu khác nhau có sẵn trên thị trường nhưng để an toàn, tốt nhất hãy tư vấn bác sĩ trước khi mua và sử dụng.

Những người đeo kính áp tròng nên bỏ kính áp tròng khỏi mắt vào ban đêm, khi đi ngủ. Dùng và mua kính áp tròng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa và chú ý sử dụng các giải pháp thích hợp để làm sạch kính.

Nếu sau khi ngủ dậy có gỉ mắt trên lông mi có thể làm sạch bằng một nén ấm với khăn sạch trong khoảng 3-5 phút. Nhiều chất nhầy dính trên lông mi vào buổi sáng có thể là do nhiễm trùng và cần đi khám nhãn khoa. Như đã nói, gỉ mắt là bình thường và quan trọng cần phân biệt khi nào gỉ mắt là bất thường. Khi mắt có dấu hiệu bất thường, không nên chậm trễ đến bác sĩ để ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ. Một số dấu hiệu cho thấy phải đến bác sĩ, đó là:

Có sự thay đổi đột ngột trong việc tiết chất nhầy mắt

Mắt bị đau

Mắt đỏ

Chất nhầy tiết nhiều sau khi bị chấn thương ở mắt

Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Thay đổi tầm nhìn

Hãy giữ cho đôi mắt của mình khỏe mạnh bằng cách theo dõi chất thải của mắt (gỉ mắt). Biết được điều gì là bình thường, điều gì bất thường có thể giúp mọi người quyết định khi nào cần gặp bác sĩ mắt.

BS. Nguyễn Ánh Ngọc

]]>
Đau mắt đỏ – Chớ coi thường http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-cho-coi-thuong-10553/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-cho-coi-thuong-10553/ [...]]]>

Do cấu tạo vỏ dai chắc của virus adeno đã giúp chúng đề kháng tốt với môi trường có pH cực đoan, khả năng sống sót cao ngoài môi trường trên bề mặt mà chúng bám vào. Dịch đau mắt đỏ dễ bùng nổ do lây nhiễm chéo liên tục trong các cộng đồng dân cư tập trung cao như trường học, ký túc xá, trại dưỡng lão… Mùa hè ở nước ta do thời tiết mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho adenovirus lan tràn trong cộng đồng, khiến bệnh lây lan và bùng phát thành dịch.

Cho đến hiện tại vẫn không có thuốc đặc trị, làm rút ngắn thời gian hay giảm tiến triển của bệnh này. Do vậy, chiến lược phòng bệnh vẫn là tối quan trọng để giảm lây nhiễm bệnh, giảm gánh nặng cho y tế công cộng.

Đau mắt đỏAdenovirus gây bệnh đau mắt đỏ

Cách nhận biết

Ở giai đoạn tiền triệu, đau mắt đỏ biểu hiện như bị nhiễm cúm bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ. Sau đó các triệu chứng tại mắt nhanh chóng xuất hiện như: Đỏ mắt, phù mi, chảy nước mắt, cảm giác có cát trong mắt, cộm ngứa và sợ ánh sáng. Ban đầu bệnh thường xuất hiện ở một mắt nhưng có tới 70% sẽ bị cả hai mắt ngay trong tuần đầu tiên của bệnh, do lây theo con đường tay-mắt. Đau mắt đỏ thường khỏi sau 2-3 tuần, khả năng lây mạnh mẽ nhất từ ngày 10-14.

Đau mắt đỏ Đau mắt đỏ dễ gây biến chứng nếu không được điều trị thích hợp.

Ngay từ lần nhiễm virus đầu tiên bệnh nhân có thể bị giả mạc hay biến chứng vào giác mạc (lòng đen). Các thẩm lậu dưới biểu mô chính là tập hợp của bạch cầu và lắng đọng collagen có thể xuất hiện từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau khi bị bệnh, có tới 50% vẫn còn tồn tại trong những tháng sau này, thậm chí tới 1 năm. Các tổn thương dưới biểu mô là nguyên nhân gây giảm thị lực và loạn thị không đều cần được chăm sóc và điều trị tiếp. Do vậy chẩn đoán sớm, kiểm soát viêm nhiễm tốt là nhân tố tối quan trọng để hạn chế các biến chứng tiềm tàng có thể gây tổn hại cho thị lực của bệnh nhân.

Chẩn đoán có khó?

Việc chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào lâm sàng. Có tới 62-75% các viêm kết mạc nhiễm trùng là do adeno virus gây ra, cần nhanh chóng chẩn đoán và dự phòng lây nhiễm. Cũng có những test chẩn đoán nhanh viêm kết mạc do adeno virus bằng bộ công cụ Adeno Plus (Rapid Pathogen Screening), ứng dụng kỹ thuật phản ứng miễn dịch với độ nhạy là 88% và độ đặc hiệu là 91%. Tuy nhiên công cụ trên không phổ biến trên toàn cầu một phần vì chẩn đoán lâm sàng cũng đã đủ độ tin cậy cần thiết. Hơn nữa tuy không đủ tính cảnh báo cần thiết về khía cạnh kinh tế-xã hội, tác động lên y tế công cộng, đau mắt đỏ vẫn có thể gây nên giảm năng suất lao động, tiềm tàng các nguy cơ mù lòa cho mắt. Không nhận biết dịch sớm, nghiên cứu không liên tục về chiến lược phòng ngừa và chẩn đoán có thể là những nguyên nhân làm bệnh lan tràn ngay trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Điều trị đúng cách

Hiệu quả của corticosteroids

Trong quá khứ, các loại thuốc tra nhỏ có chứa corticosteroids như prednisolone rất hay được kê đơn để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm nhiễm trong đau mắt đỏ. Nghiên cứu trên động vật thấy các steroids có tác dụng làm giảm viêm trong giai đoạn cấp, dường như giảm các đốm thẩm lậu dưới biểu mô. Tuy nhiên chúng lại tăng nguy cơ nhân đôi của virus, kéo dài thời gian bị bệnh trung bình của bệnh sang quá mốc 10-14 ngày.  Viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ với cộng đồng, cơ quan, trường học. Bởi những lý do đó, điều trị phổ biến bằng corticosteroid không được khuyến cáo cho đau mắt đỏ. Bác sĩ khi muốn kê thuốc này cho các hình thái đau mắt đỏ nặng cần cân nhắc rất cẩn thận nguy cơ và lợi ích.

Nhỏ mắt bằng povidone-iodine

Một chiến lược điều trị mới bằng dung dịch sát trùng nhỏ mắt povidone-iodine (betadine, alcon) đã được nhen nhóm. Trên nghiên cứu cho thấy dược thiện này làm bất hoạt virus adeno chỉ sau 1 phút tiếp xúc. Một nghiên cứu khác cho thấy dung dịch 2% của betadine làm tăng thời gian bất hoạt virus, hạn chế sinh sôi đáng kể virus adeno trên bề mặt nhãn cầu.

Đau mắt đỏ Nước bể bơi không đạt tiêu chuẩn về khử khuẩn là nguồn gây và lây nhiễm đau mắt đỏ.

Tác dụng phụ hay gặp nhất là cảm giác đau chói khi tra nhỏ vào mắt. Do vậy, chúng ta nên dùng một giọt thuốc tê  tra nhỏ trước khi dùng tiếp betadine trên mắt. Tiếp theo nữa là một giọt nước muối sinh lý sau khi đã nhỏ betadine nhằm làm giảm kích thích và nguy cơ nhiễm độc có thể có. Sau đây là trình tự tra nhỏ betadine:

Nhỏ thuốc gây tê 0,5% proparacaine ophthalmic solution, chờ 30 giây để thuốc có tác dụng.

Nhỏ vài giọt 5% povidone-iodine ophthalmic solution vào cùng đồ dưới.

Cho bệnh nhân nhắm mắt, chớp mắt để thuốc lan tràn vào các bình diện bệnh lý của mắt.

Chấm thuốc còn thừa, rửa nước muối sau 1-2 phút.

Phòng ngừa bệnh là rất quan trọng

Adenovirus có khả năng lây nhiễm cao, lan tràn qua tiếp xúc tay hay diện bề mặt nhiễm bệnh với mắt. Hậu quả là các nơi công cộng, dụng cụ y tế, phòng khám mắt đều có thể bị phơi nhiễm virus. Rất nhiều phòng khám đã phải xây dựng chương trình phòng ngừa ban đầu bằng rửa tay, vệ sinh trang thiết bị và dụng cụ y tế bằng lau cồn, dùng các dụng cụ loại một lần, cách ly bệnh nhân với người xung quanh. Một trong các chương trình như vậy được tiến hành tại Bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Tại đây, họ tập trung các nhân viên y tế có đỏ mắt, qua thời gian bị bệnh có thể quyết định cách ly khỏi phòng bệnh nhân. Thêm nữa, có thể cho người chăm sóc bệnh nhân bị lây nhiễm nghỉ phép 14 ngày khi thấy họ có kết quả dương tính với phản ứng PCR dành cho adeno virus.

Đau mắt đỏCần đi khám chuyên khoa mắt sớm khi có biểu hiện của bệnh.

Vô khuẩn các bề mặt và dụng cụ: CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật quốc gia Hoa Kỳ) khuyến cáo dùng cồn 80 độ sẽ có tác dụng khử virus adeno trên các bề mặt. Với các loại nhãn áp kế, kết quả tổng kết mới đây cho thấy lau bằng gạc cồn cũng có tác dụng ngang bằng với việc ngâm dụng cụ bằng peroxide hay dùng đầu tip đo nhãn áp 1 lần để giảm khả năng lây nhiễm virus, trong khi vẫn cố gắng tiết kiệm chi phí.

Chiến lược phòng ngừa lan tràn của adenovirus

Các biện pháp sau đây cần được ứng dụng:

Xác  định bệnh nhân nhiễm virus và cách ly họ vào phòng riêng.

Dùng các công cụ chẩn đoán nhanh xác định, lượng hóa và cách ly các đối tượng nhiễm virus adeno trong cộng đồng.

Rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Khi không thể thay thế hoàn toàn bằng các dụng cụ loại dùng một lần từ dùng gạc cồn vẫn hữu hiệu để loại trừ virus gây đau mắt đỏ.

Dùng povidone-iodine nhỏ mắt, tránh dùng corticosteroids.

Giáo dục bệnh nhân về giai đoạn cửa sổ, nguy cơ cho gia đình, bạn bè nếu họ tiếp xúc.

Lưu ý, đau mắt đỏ cho dù là lành tính và tự khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tiềm tàng gây biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Vì vậy ngăn ngừa bệnh lây lan, quản lý tốt giai đoạn cửa sổ sẽ giúp cho bệnh không thể bùng phát và giảm nhẹ biến chứng.

Ngăn  ngừa bệnh lây lan, quản lý tốt giai đoạn cửa sổ sẽ giúp cho bệnh không thể bùng phát và giảm nhẹ biến chứng.

BS. Hoàng Cương

]]>
8 lời khuyên cho đôi mắt khỏe mạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loi-khuyen-cho-doi-mat-khoe-manh-3440/ Thu, 19 Jul 2018 04:50:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/8-loi-khuyen-cho-doi-mat-khoe-manh-3440/